1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CÔNG AN NHÂN DÂN HIỆN NAY

178 906 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 178
Dung lượng 627,35 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Làm rõ thực trạng định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên Công annhân dân hiện nay và những yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề nghiệpcủa họ.Trên cơ sở

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HIÊN

ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP

CỦA SINH VIÊN CÔNG AN NHÂN DÂN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2016

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HIÊN

ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP

CỦA SINH VIÊN CÔNG AN NHÂN DÂN HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC

MÃ SỐ: 62 31 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS Đặng Nguyên Anh

HÀ NỘI - 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin cảm ơn Khoa Xã hội học, Học viện Khoa học Xã hội đã tạo những điều kiện tốt nhất không chỉ về cơ sở vật chất mà còn cả về chương trình môn học cũng như các thầy giáo hướng dẫn tôi học tập và hoàn thành các chuyên đề của luận án.

Tôi cảm ơn Ban Lãnh đạo Học viện An Ninh Nhân dân nơi tôi đang công tác,

đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án Tôi cũng rất cảm ơn ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, phòng Đào tạo đã làm việc đầy trách nhiệm để tôi có thể hoàn thiện hồ sơ bảo vệ và hoàn thành chương trình đúng thời hạn.

Xin chân thành cảm ơn thày giáo hướng dẫn khoa học, PGS TS Đặng Nguyên Anh đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi thực hiện đề tài này trong suốt

3 năm qua Đượclàm việc với thầy, được thày hướng dẫn chỉ bảo tôi không chỉ trưởng thành hơn về mặt khoa học mà còn hiểu thêm nhiều điều sâu sắc về đạo đức nghề nghiệp, sự kiên trì và bản lĩnh của một nhà nghiên cứu Những khi tôi gặp khó khăn hay lo lắng thì Thày luôn là người động viên, khích lệ tôi, hơn thế nữa là chỉ bảo cho tôi giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề đặt ra Em xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới Thày.

Xin cảm ơn sự giúp đỡ của người bạn, người đồng nghiệp thân thiết của tôi: PGS TS Nguyễn Tuấn Anh (Trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn), người đã góp ý cho tôi thêm những ý tưởng nghiên cứu cũng như cung cấp cho tôi thêm nhiều

tư liệu quý báu.

Nhân đây bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các bạn đồng nghiệp của tôi nơi tôi đang công tác, họ luôn là những người động viên giúp đỡ tôi hết sức nhiệt tình

và chu đáo Nếu không có các bạn tôi khó có thể hoàn thành được luận án này Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự đóng góp ý kiến của nhóm sinh viên Học viện An ninh nhân dân Sự giúp đỡ của các bạn giúp tôi có thêm động lực để hoàn thành luận án.

Cuối cùng, nhưng đặc biệt quan trọng: tôi cảm ơn gia đình, chồng và các con yêu quý của tôi Anh luôn ủng hộ và đồng hành ở mọi nơi, mọi lúc, sẵn sàng hy sinh mọi điều để cho tôi được yên tâm tập trung vào luận án Sự động viên, khích lệ kể cả

sự ủng hộ rất thầm lặng của họ có giá trị rất lớn giúp tôi say mê hoàn thành đề tài nghiên cứu này

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Hiên

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi Các thông tin, số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được người khác công bố trong bất kỳ công trình nào khác./.

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Hiên

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3

3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của luận án 4

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 6

5 Đóng góp mới của luận án 15

6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án 16

7 Cơ cấu của luận án 18

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 19

1.1 Các nghiên cứu về giá trị và biến đổi giá trị 19

1.2 Nghiên cứu về định hướng giá trị 26

1.3 Nghiên cứu định hướng giá trị nghề nghiệp 29

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 37

2.1 Cơ sở lý luận 37

2.1.1 Các khái niệm 37

2.1.2 Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu về định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên công an nhân dân 50

2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 55

2.2.1 Đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, quy định của Ngành Công an về xây dựng lực lượng công an nhân dân 55

2.2.2 Giới thiệu địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 62

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP 68

CỦA SINH VIÊN CÔNG AN NHÂN DÂN 68

3.1 Quan niệm của sinh viên công an nhân dân về nghề sỹ quan An ninh nhân dân 68

3.2 Lý do thi vào Học viện An ninh nhân dân 77

3.3 Thời điểm/kênh thông tin tiếp cận về Học viện An ninh nhân dân 82

3.3.1 Thời điểm tiếp cận thông tin về Học viện An ninh nhân dân 82

3.3.2 Kênh thông tin mà sinh viên tiếp cận thông tin về Học viện An ninh nhân dân 85

3.4 Nơi làm việc mà sinh viên có nguyện vọng công tác 90

3.5 Điều kiện làm việc sinh viên mong muốn sau khi ra trường 97

3.6 Môi trường công tác sinh viên mong muốn sau khi ra trường 104

CHƯƠNG 4 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CÔNG AN NHÂN DÂN 113

4.1 Yếu tố giới tính 115

4.2 Yếu tố tuổi của sinh viên 122

Trang 6

4.4 Yếu tố nơi cư trú của sinh viên 126

4.5 Yếu tố hoàn cảnh gia đình: có người thân làm trong ngành và gia đình được ưu tiên 127

4.6 Học vấn của bố mẹ 129

4.7 Yếu tố nghề nghiệp của bố mẹ 131

Tiểu kết……….131

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ………132

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN……….142

TÀI LIỆU THAM KHẢO 147

PHỤ LỤC 155

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 7

STT TỪ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH

17. XDĐ & CQNN Xây dựng đảng và chính quyền nhà nước

Danh mục các bảng

Bảng 1 : Đặc điểm nhân khẩu xã hội của mẫu khảo sát 15

Bảng 3.1 : Năm học và đánh giá về nghề công an 72

Bảng 3.2: Giới tính và đánh giá về nghề công an 73

Bảng 3.3: Mức sống gia đình và đánh giá về nghề Công an 76 Bảng 3.4 Giới tính và lý do theo học Học viện An ninh nhân dân

Trang 8

Bảng 3.5: Giới tính và kênh tiếp cận thông tin nghề nghiệp 88

Bảng 3.6:Mức sống gia đình và kênh tiếp cận thông tin nghề nghiệp 89

Bảng 3.7: Nơi cư trú của gia đình và kênh tiếp cận thông tin về học viện 90

Bảng 3.8 : Nghề chính của bố, mẹ và mong muốn cấp làm việc của sinh viên 95

Bảng 3.9: Nơi cư trú của sinh viên và mong muốn nơi làm việc sau khi ra trường 95

Bảng 3.10 Mức sống của gia đình sinh viên và mong muốn cấp làm việc 96

Bảng 3.11 Nguyện vọng môi trường làm việc khi ra trường theo giới tính 108

Bảng 4 1: Mô tả các biến độc lập 114

Bảng 4 2: Mô tả các biến phụ thuộc 115

Bảng 4 3: Giới tính và sự lựa chọn ngành vì lý do kinh tế 116

Bảng 4 4: Lý do lựa chọn ngành nghề vì yêu thích, muốn làm công an 118

Bảng 4.5 Mong muốn về điều kiện làm việc an toàn, ít rủi ro của sinh viên CAND .120

Bảng 4.6: Mong muốn nơi làm việc - sẵn sàng bất cứ nơi đâu được phân công 121

Bảng 4.7 mức sống gia đình và nhận định về địa vị xã hội của nghề nghiệp CAND .123

Bảng 4.8 Mức sống và nhận định về uy tín xã hội của ngành công an 125

Bảng 4.9 Nơi cư trú và lý do chọn nghề : nghe theo lời khuyên của bố mẹ sinh viên .126

Bảng 4.10: Đối tượng ưu tiên và mong muốn nơi làm việc theo địa bàn làm việc 128 Bảng 4.11 Học vấn của bố và quan niệm về 130

Danh mục các sơ đồ, biểu đồ Sơ đồ 2.2 Quy trình đào tạo, phân công công tác của sỹ quan CAND 67

Biểu đồ 3.1: Quan niệm của sinh viên CAND về nghề (Đơn vị%) 78

Biều đồ 3.2 Đánh giá về địa vị nghề CA (%) 81

Biểu đồ 3.3 : Đánh giá về uy tín nghề CA (%) 82

Biểu đồ 3.4 Lý do theo học Học viện An ninh nhân dân 78

Biểu đồ 3.5 Thời điểm tiếp cận thông tin về Học viện ANND 84

Biểu đồ 3.6 : Kênh thông tin tiếp cận về Học viện ANND 87

Biểu đồ 3.7 Mong muốn nơi làm việc của sinh viên CAND Đơn vi: % 94

Biểu đồ 3.8 Nguyện vọng về điều kiện làm việc của sinh viên CAND 99

Biểu đồ 3.9 : Mong muốn đều kiện làm việc của sinh viên công an nhân dân theo nơi cư trú 102

Biểu đồ 3.10: Nguyện vọng môi trường làm việc khi ra trường 107

Biểu đồ 3.11: Nguyện vọng môi trường làm việc theo mức sống gia đình 109

Danh mục các hộp phỏng vấn Hộp 3.1 Quan niệm vê uy tín của nghề CAND 71

Hộp 3.2 Mức sống gia đình và quan niệm về địa vị xã hội và uy tín của nghề công an 82

Trang 9

Hộp 3.3 Quan niệm về uy tín xã hội của nghề công an 77

Hộp 3.4 Hoàn cảnh gia đình và lý do thi vào Học viện An ninh nhân dân 80

Hộp 3.5 Thời điểm tiếp cận thông tin về Học viện An ninh nhân dân 83

Hộp 3.6 Kênh thông tin tiếp cận của sinh viên CAND………85

Hộp 3.7 Kênh thông tin sinh viên tiếp cận về Học viện ANND 86

Hộp 3.8 Nguyện vọng nơi làm việc của sinh viên Công an nhân dân 92

Hộp 3.9 Chỉ tiêu công tác và nguyện vọng nơi làm việc của sinh viên 93

Hộp 3.10 Mức sống gia đình và mong muốn nơi làm việc của sinh viên CAND 97

Hộp 3.11 Sinh viên năm cuối và nguyện vọng về điều kiện làm việc 98

Hộp 3.12 Mong muốn về điều kiện làm việc của sinh viên theo quan điểm của cán .101

Hộp 3 13 Mong muốn về nơi làm việc của sinh viên 103

Hộp 3.14 Hoàn cảnh gia đình và mong muốn của sinh viên về môi trường công 106

Hộp 4.1 Mức sống gia đình và lý do không phải đóng học phí … 115

Hộp 4.2 Mức sống gia đình và lý do theo học HVAN …… 116

Hộp 4.3 Bố mẹ là công an và lý do theo học Học viện ANND … 125

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo số liệu thống kê gần đây nước ta có khoảng 1.900.000 sinh viên (BộGiáo dục và Đào tạo, 2014), trong đó sinh viên nhóm các trường công an nhân dân

là 80.876 người, chiếm khoảng 4,7% (Bộ Công an, 2014) Học viện An ninh Nhândân (HVANND) là một cơ sở đào tạo lớn của Ngành Công an nước ta Tháng6/2015 vừa qua Học viện vinh dự được đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũtrang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đồng thời được Bộ trưởng Trần ĐạiQuang trao quyết định công nhận Học viện An ninh là cơ sở đào tạo trọng điểm củaNgành Công an Với bề dày 70 năm xây dựng và phát triển, Học viện đã vinh dựđược Đảng, Nhà nước và Ngành Công an trao tặng nhiều phần thưởng cao quý nhưHuân chương Sao Vàng, 2 Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập,Danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ đổi mới” Trong những năm quaHọc viện không ngừng lớn mạnh và trở thành cơ sở đào tạo có úy tín nhất củaNgành Công an

Cùng với sự phát triển chung của công tác giáo dục và đào tạo trong ngànhCông an, những năm qua công tác giáo dục và đào tạo của Học viện An ninh nhândân đã có những bước phát triển quan trọng, đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáodục đào tạo của Ngành Công an

Chương trình đào tạo cho sinh viên Học viện An ninh Nhân dân cũng cónhiều đặc thù so với các trường đại học khác ngoài ngành Trong quá trình học tập,ngoài việc được truyền thụ các kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên ngành, các sỹquan tương lai còn được phổ biến, giáo dục chính trị, tư tưởng và phẩm chất chínhtrị của một chiến sĩ công an nhân dân (CAND) Sinh viên phải thấm nhuần ý chí vàtrách nhiệm cao cả của người chiến sĩ công an nhân dân sau khi ra trường là sẵnsàng nhận nhiệm vụ đi bất cứ đâu, thực hiện bất cứ chức trách nhiệm vụ nào mà tổchức, cơ quan điều động, v.v

Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập quốc tế và sự phát triển nhanh chóng củatình hình kinh tế -xã hội, khoa học công nghệ, sự đổi mới mạnh mẽ của giáo dục đạihọc ở trong nước và trên thế giới cũng như những diễn biến phức tạp trong nhiệm

vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự xã hội, công tác giáo dục, đào tạo trong

Trang 12

công an nhân dân nói chung và Học viện An ninh nhân dân nói riêng còn nhiều hạnchế [2: 4] Có một thực tế là chất lượng giáo dục, đào tạo cán bộ công an đang chịunhiều sức ép từ sự biến đổi của hệ giá trị chung của toàn xã hội Có thể thấy lốisống thực dụng, chạy theo quyền lợi vật chất và kinh tế đã và đang thẩm thấu vàomọi mặt quan hệ của đời sống sinh viên, học viên công an nhân dân Mặt khác, khichọn ngành, chọn nghề sinh viên còn bị ảnh hưởng bởi sự tác động của nhiều yếu

tố, trong đó có vấn đề việc làm sau khi ra trường, chi phí đào tạo, thu nhập, sinhkế… Điều đáng quan tâm là những giá trị này đang chi phối mạnh mẽ suy nghĩ vàmong muốn nghề nghiệp của các nhóm sinh viên công an nhân dân ngay khi cònđang ngồi trên ghế nhà trường

Có thể nói hiện thời đại đa số sinh viên mong muốn được làm đúng ngànhđào tạo, môi trường làm việc bình đẳng, hòa đồng để có cơ hội phát triển năng lực,chuyên môn; chấp nhận môi trường công việc khó khăn, sẵn sàng đi bất cứ nơi nào

tổ chức điều động Tuy nhiên cũng tồn tại không ít hiện tượng sinh viên quá coitrọng mong muốn làm việc an nhàn, đơn vị có cơ hội thu nhập cao, môi trường làmviệc ít rủi ro, ở thành phố, v.v… Từ đó, bằng mọi cách/kênh quan hệ của bản thân

và gia đình họ tìm cách tiếp cận việc làm theo ý muốn cá nhân, gia đình trong quátrình chuẩn bị ra trường Nhìn từ góc độ quản lý của ngành Công an, vấn đề nàykhông chỉ ảnh hưởng lớn đến mục tiêu và cảm hứng học tập của sinh viên mà còntác động đến chất lượng đào tạo và công tác tổ chức sắp xếp nguồn nhân lực củangành Công an hiện nay Có nhiều câu hỏi đang được đặt ra ở đây, chẳng hạn đó làđịnh hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên công an nhân dân đang theo học hệchính quy dài hạn tại Học viện An ninh nhân dân (sau đây gọi tắt là sinh viên công

an nhân dân) hiện nay ra sao? Những yếu tố nào chi phối mong muốn nghề nghiệpcủa họ? Các yếu tố này phù hợp hay không phù hợp với yêu cầu của ngành Công an

và nhu cầu xã hội hiện nay Các bên liên quan cần có những giải pháp hay canthiệp, hỗ trợ gì đối với sinh viên để đảm bảo được định hướng nghề nghiệp ngànhcông an? Những câu hỏi này đang rất cần được giải đáp, không chỉ từ thực tiễn đờisống, nhất là thực tiễn ngành công an, mà còn cả trên bình diện khoa học, trong đó

có cả xã hội học

Trang 13

Xuất phát từ tình hình vừa nêu, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên công an nhân dân hiện nay” làm luận án

tiến sĩ của mình với hy vọng góp phần nhỏ bé vào việc trả lời các câu hỏi vừa đặt ra

Trang 14

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ thực trạng định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên Công annhân dân hiện nay và những yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề nghiệpcủa họ.Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm giúp nhóm xã hội này có địnhhướng giá trị nghề nghiệp phù hợp với mục tiêu đào tạo và mong đợi của xã hội

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, ngoài nhiệm vụ điều tra, khảo sát, thuthập và xử lý thông tin, các nhiệm vụ trọng tâm của luận án bao gồm:

- Điểm lại những công trình đã có liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án

để kế thừa và phát triển

- Lựa chọn và vận dụng một số lý thuyết xã hội học nhằm phân tích một cáchkhoa học, thấu đáo về hành vi lựa chọn nghề nghiệp công an nhân dân vànhững mong muốn về nghề công an

- Tìm hiểu quan niệm của sinh viên về nghề sỹ quan An ninh nhân dân, từ đódẫn đến lý do thi vào ngành cũng như thời điểm, kênh thông tin tiếp cận vềHVANND

- Tìm hiểu nguyện vọng về nơi làm việc, đơn vị công tác mà sinh viên mongmuốn sau khi tốt nghiệp HVANND

- Tìm hiểu nguyện vọng về điều kiện làm việc, môi trường công tác mà sinhviên mong muốn sau khi tốt nghiệp Học viện

2.3 Câu hỏi nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu của đề tài được cụ thể hóa thành 4 câu hỏi nghiên cứu sau:Sinh viên CAND nhận thức và quan niệm như thế nào về nghề công an và giátrị nghề nghiệp của mình?

Nguyện vọng của 2 nhóm: nam, nữ sinh viên CAND có giống nhau không?

Họ mong muốn như thế nào về nơi làm việc, về điều kiện làm việc và môi trườnglàm việc sau khi ra trường?

Những đặc điểm về cá nhân như độ tuổi, nơi cư trú và hoàn cảnh gia đình (nhưhọc vấn, nghề nghiệp của bố mẹ, mức sống gia đình…) có chi phối mong muốn nơi

Trang 15

làm việc, điều kiện công tác của sinh viên CAND khi ra trường không? Nếu có thì

đó là những đặc điểm nào?

Sự khác biệt về giới có ảnh hưởng tới tinh thần sẵn sàng nhận nhiệm vụ do tổchức phân công sau khi ra trường không? Biểu hiện cụ thể ra sao?

2.4 Giả thuyết nghiên cứu.

Tương ứng với 4 câu hỏi nghiên cứu vừa nêu trên là bốn giả thuyết sau đây:

- Giả thuyết thứ nhất:

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, các nhóm sinh viên CAND xuất thân từnhững hoàn cảnh gia đình khác nhau có những quan niệm về nghề công an rất khácnhau Chẳng hạn, sinh viên viên thuộc gia đình có mức sống khá giả có quan niệmtích cực hơn về địa vị và uy tín xã hội của nghề công an so với sinh viên thuộc giađình có mức sống nghèo

- Giả thuyết thứ hai

Tình yêu với nghề có sự khác biệt giữa hai giới nam và nữ Nhìn chung sinhviên lựa chọn nghề công an có xu hướng yêu nghề này và mong muốn làm việc

trong điều kiện an toàn, ít rủi ro; có thu nhập cao nhiều hơn so hơn nhóm nam sinh

viên

- Giả thuyết thứ ba:

Sinh viên thuộc gia đình có mức sống khá giả mong muốn được làm việc ởcấp Bộ Công an hoặc cấp Công an Tỉnh (thành phố) cao hơn so với những sinh viênthuộc gia đình có mức sống trung bình và nghèo

- Giả thuyết thứ tư:

Sự khác biệt về giới cũng được phản ánh ở tinh thần sẵn sàng nhận nhiệm vụ

do tổ chức giao cho Nam sinh viên có xu hướng sẵn sàng nhận nhiệm vụ do tổ chứcphân công so với nhóm nữ sinh viên

3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:

Định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên công an nhân dân hiện nay

3.2 Khách thể nghiên cứu

Trang 16

Bao gồm các sinh viên HVANND trong độ tuổi 21 đến 28 Ngoài ra còn cáccán bộ, giảng viên tham gia cung cấp những thông tin sâu cho nghiên cứu.

3.3 Phạm vi nghiên cứu

3.3.1 Về nội dung vấn đề nghiên cứu.

Định hướng giá trị nghề nghiệp là một khái niệm rất rộng, đó là những quanniệm về giá trị nghề nghiệp, tác động đến tâm thế và hình thành nên quan niệm, thái

độ và cách ứng xử cũng như những mong muốn, kỳ vọng về nghề nghiệp Nhữngmong muốn này có thể thay đổi ở những nhóm sỹ quan khác nhau do tác động củayếu tố chủ quan và khách quan Tuy nhiên đề tài trong nghiên cứu này chỉ tập trung

xem xét định hướng của nhóm sinh viên đang theo học tại Học viện An ninh nhân dân đối với nghề nghiệp trong tương lai Nói cách khác, đề tài sẽ tìm hiểu và phân

tích những mong muốn và nguyện vọng của các nhóm sinh viên công an nhân dânđối với nghề nghiệp sau khi ra trường

Để làm rõ điều này luận án tập trung làm rõ quan niệm của sinh viên về nghề nghiệp công an trước khi thi và theo học, lý do theo học các trường công an (mà cụ thể ở đây là HV ANND), thời điểm/kênh thông tin mà sinh viên tiếp cận để theo học, những mong muốn về nơi làm việc, điều kiện làm việc, môi trường công tác sau khi ra trường của sinh viên.

3.3.2 Về địa bàn nghiên cứu

Địa bàn được chọn để khảo sát và nghiên cứu của đề tài là Học viện An ninh nhândân Với quy mô lớn về sinh viên và cơ sở vật chất, cùng với bề dày thời gian trongcông tác giảng dạy, Học viện ANND là một trong những cơ sở đào tạo chính quylớn nhất của ngành công an ở nước ta, thực hiện chức năng giáo dục đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực công an cho cả nước Xét dưới nhãn quan xã hội học thì đây làmột nghiên cứu trường hợp

3.3.2 Về thời gian nghiên cứu

Cuộc khảo sát được tiến hành trong hai đợt từ tháng 10 năm 2013 đến tháng

6 năm 2014 tại học viện An ninh nhân dân (mỗi đợt khoảng hơn hai tuần) Đốitượng tham gia trả lời phỏng vấn gồm nam, nữ sinh viên công an nhân dân đangtheo các khóa đào tạo hệ chính quy của trường Đề tài cũng đồng thời tiến hành cácphỏng vấn đối với nhóm cán bộ quản lý, giảng viên đang tham gia công tác quản lý

và giảng dạy tại học viện

Trang 17

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên Việt Nam nói chung, cũng nhưcủa sinh viên công an nhân dân nói riêng đang diễn ra trong bối cảnh xã hội ViệtNam đang chuyển đổi từ nền văn minh nông nghiệp cổ truyền sang văn minh côngnghiệp và hiện đại, từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường với những tác độngtích cực và cả những khía cạnh tiêu cực của nó Đối với sinh viên các trường Công

an thì việc lựa chọn làm việc ở đâu, sinh viên có những mong muốn gì đối với côngviệc của mình sau này cũng là những vấn đề sinh viên rất quan tâm, trăn trở trướckhi ra trường

Để giải quyết những vấn đề vừa nêu, trong nghiên cứu này chúng tôi dựa vàophương pháp luận của chủ nghĩa Mác –Lê nin Phương pháp luận mác xít chỉ rarằng phương pháp luận không chỉ là toàn bộ các biện pháp nghiên cứu được ápdụng trong một khoa học và cải tạo thế giới (M.M Rodentan - chủ biên, 1986)

Trong Từ điển Triết học do Rodentan chủ biên, tác giả nhấn mạnh: “phương

pháp luận mác –xít xuất phát từ chỗ cho rằng cơ sở của các phương pháp nhận thức

là những quy luận khách quan của tự nhiên và xã hội “ (M.M Rodentan chủ biên,1986: 461) Việc vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –Lê nin đã chothấy việc lựa chọn nghề nghiệp hay nói khác đi là định hướng giá trị nghề nghiệpcủa sinh viên CAND là phản ánh quy luật khách quan trong bối cảnh xã hội đangchuyển đổi, chứ không phải sự “tùy tiện do trí tuệ con người tạo ra”

Bên cạnh phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin nói chung, trongnghiên cứu này chúng tôi còn lấy tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm củaĐảng ta, những chỉ thị, Nghị quyết, Thông tư của Bộ Công an về định hướng giá trịnghề nghiệp của sinh viên như là sự bổ sung, làm giàu có thêm phương pháp luậnMác xít và là kim chỉ nam cho nghiên cứu của mình

Còn phương pháp luận với tư cách là “toàn bộ các biện pháp nghiên cứuđược áp dụng trong một khoa học”, cụ thể ở đây là Xã hội học, sẽ được thể hiện ởphần “phương pháp nghiên cứu” tiếp liền dưới đây

Trang 18

Việc điều tra khảo sát để thực hiện đề tài này bao gồm các phương pháp sau:

4.2.1 Phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu là phương pháp thu thập thông tin định tính rất quan trọng đốivới đề tài này Bởi lẽ đây là vấn đề khó, người được hỏi có phần e ngại được hỏi vềnhững thông tin có liên quan đến nghề nghiệp Trong quá trình phỏng vấn thực hiệnnghiên cứu này chúng tôi cố gắng hỏi về quá trình từ khi họ và gia đình bắt đầuquan tâm tìm hiểu về trường và ngành học, đến khi trúng tuyển vào học và khichuẩn bị ra trường Thay vì hỏi một danh sách câu hỏi đã được xác định trước,chúng tôi chỉ sử dụng một danh sách các chủ đề cần nghiên cứu với những gợi ý

mở Cách này cho phép những người được phỏng vấn có thể đặt câu hỏi ngược trởlại cho nhà nghiên cứu, hỏi về các chủ đề mới và đưa cuộc nói chuyện theo mộthướng có thể không ngờ tới Điều này nhằm tới việc tạo điều kiện cho người đượcphỏng vấn cởi mở tối đa tâm tư, bức xúc đang ẩn giấu bên trong con người họ

Để tạo nên sự thân mật và cởi mở giúp các cuộc phỏng vấn định tính thuđược kết quả tốt nhất chúng tôi thường thiết kế không gian trò chuyện riêng, ởphòng ký túc, có những trường hợp được hẹn ra căng tin của Học viện An ninhnhân dân

Để bảo đảm nguyên tắc khuyết danh trong nghiên cứu, quá trình phỏng vấnchúng tôi không đặt câu hỏi lấy thông tin về họ và tên thật của người trả lời Thayvào đó, chúng tôi đã đổi tên và sử dụng những tên giả gán cho từng trường hợpphỏng vấn Do vậy, tên của sinh viên trả lời phỏng vấn được trích dẫn và sử dụngtrong tài liệu này chỉ là tên giả

Khó khăn hơn vẫn là những cuộc hẹn gặp phỏng vấn cán bộ giáo viên Họcviện Vì rất nhiều lý do, một phần đây cũng là vấn đề nhạy cảm, một số cán bộ giáoviên rất nhiệt tình cộng tác, nhưng bên cạnh đó có một số nhỏ các anh chị không sẵnsàng trả lời Tác giả phải hẹn gặp những cuộc phỏng vấn khác Một số khó khăntrong quá trình tiếp cận phỏng vấn: sinh viên thường nói những thông tin chungchung, không rõ ràng, kể cả từ chối trả lời phỏng vấn Để tạo sự tin tưởng cho ngườitrả lời, chúng tôi phải dành nhiều thời gian làm quen trò chuyện để tạo niềm tin từphía họ khi đó các nội dung cần trao đổi mới được tiến hành Nhiều lần đối diện với

Trang 19

sinh viên chúng tôi đã phải giải thích rõ mình không phải là nhà báo Chúng tôicũng phải hứa với họ rằng thông tin chỉ phục vụ cho việc viết luận án và tuyệt đốigiữ bí mật thông tin cá nhân của họ

Đối với nhóm phỏng vấn sâu là cán bộ các phòng ban như phòng Tổ chứccán bộ, phòng Quản lý sinh viên, phòng Đào tạo và Quản lý phương pháp dạy học,giảng viên các Khoa, Bộ môn trong Học viện thì nghiên cứu sinh cũng phải đối mặtvới rất nhiều khó khăn Tuy nhiên nghiên cứu sinh cố gắng vận dụng những kinhnghiệm đã có để làm cho người được mời phỏng vấn có phần yên tâm để cung cấpthông tin Có một số trường hợp phỏng vấn họ cũng không cung cấp thông tin thật

cụ thể mà thông tin được cung cấp giống như một cuộc trả lời báo chí, mặc dùnghiên cứu sinh đã cố gắng gợi mở những vấn đề có tính thực tế, những tồn tại, khókhăn trong công tác giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học viên công an nhândân Do đó để tìm hiểu thêm thông tin chúng tôi phải mở rộng thêm số lượng các caphỏng vấn để có thêm những thông tin cụ thể khác

Do gặp phải những vấn đề khó khăn trong việc cung cấp thông tin từ nhómcán bộ nên nhóm nghiên cứu quyết định là không tiến hành thảo luận nhóm đối vớinhóm giáo viên, cán bộ các phòng ban mà chỉ tiến hành phỏng vấn sâu cá nhân.Mẫu phỏng vấn sâu được phân loại như sau:

- Tổng số mẫu phỏng vấn sâu: 56 người Trong đó:

Phỏng vấn sinh viên: 45 người, được chia đều cho 5 năm học Mỗi năm học

có 9 sinh viên Trong số này có 32 nam sinh viên và 13 nữ sinh viên Nội dungphỏng vấn sâu xoay quanh chủ đề mong muốn, nguyện vọng của sinh viên về việclàm sau khi ra trường, các yếu tố ảnh hưởng đến mong muốn, nguyện vọng nghềnghiệp của sinh viên

Phỏng vấn cán bộ giáo viên, cán bộ các phòng tham mưu của Học viện Anninh nhân dân: 11 trường hợp

Nội dung và các câu hỏi phỏng vấn tùy thuộc chức năng, nhiệm vụ cụ thể củatừng Khoa, Bộ môn, phòng chức năng

4.2.2 Phỏng vấn bằng bảng hỏi

Trang 20

Nội dung bảng hỏi được thiết kế gồm nhiều phần tương ứng với mục tiêu vàgiả thuyết nghiên cứu Đối với bảng hỏi, các câu hỏi sắp đặt theo cấu trúc nhất địnhnhằm đảm bảo độ chính xác Các câu hỏi được đặt ra với các cấp độ và ý nghĩakhác nhau Để bảo đảm sự thoải mái cho người trả lời và thông tin thu được có độtin cậy, nghiên cứu này đã đưa vào bảng hỏi nhiều loại câu hỏi: câu hỏi đóng, mở,hỗn hợp và câu hỏi lọc Các thang đo được thao tác hóa kỹ theo tiêu chuẩn xâydựng bảng hỏi trong khảo sát xã hội học Bảng hỏi được thử nghiệm trước khi triểnkhai trên diện rộng Nội dung phỏng vấn sâu sẽ tìm hiểu sâu các yếu tố chi phối tâmthế nghề nghiệp khi ra trường mà các câu hỏi định lượng không thể khai thác được.

Sử dụng máy ghi âm là một công cụ hỗ trợ rất quan trọng trong việc ghi lạithông tin phỏng vấn Khi gặp gỡ đối tượng và đề nghị hợp tác nghiên cứu, chúng tôi

đã giới thiệu về cách thức trò chuyện trong quá trình phỏng vấn và nói rõ là sử dụngmáy ghi âm để ghi lại những thông tin do không kịp ghi chép đầy đủ khi thực hiệnphỏng vấn Bên cạnh đó chúng tôi cũng chuẩn bị một cuốn sổ để ghi chép tóm tắtnội dung chính của cuộc phỏng vấn Chúng tôi cũng ghi chép cả những quan sát vềkhung cảnh của cuộc phỏng vấn, không khí và thông tin được trao đổi thông quacác cách khác ngoài ngôn ngữ bằng lời nói

Công việc xử lý và phân tích số liệu được thực hiện xuyên suốt quá trìnhnghiên cứu Khác với nghiên cứu định lượng, đầu tiên các số liệu được thu thập sau

đó được phân tích dựa theo một số nguyên tắc đã tương đối chính thức hóa Sau khiphân tích xong các nhà nghiên cứu sẽ trình bày và thảo luận kết quả Trong nghiêncứu định tính này, xử lý và phân tích số liệu là một quá trình liên tục, được chúngtôi bắt đầu từ khi số liệu đang được thu thập Đôi khi việc phân tích diễn ra ngaytrong quá trình phỏng vấn bởi vì các câu hỏi mới thường xuyên được phát triển vàchỉnh sửa để phù hợp với các nội dung đã được nói đến trong quá trình phỏng vấn

Thông tin được sắp xếp theo một hệ thống mã hóa (coding system) và các

mã này được viết bên lề của các văn bản (text) ghi chép phỏng vấn sâu, quan sát.Tác giả sử dụng mã từng câu hoặc cho từng đoạn văn của văn bản, đọc đi đọc lạicác thông tin, tiến hành mã hóa sơ bộ hay mã hóa chi tiết hơn có liên quan đến cácchủ đề chi tiết được đề cập đến trong các văn bản thu được từ nghiên cứu Việc mã

Trang 21

hóa này chỉ là bước đầu tiên của quá trình phân tích, giúp tác giả tổ chức lại các sốliệu và xác định những chủ đề cần thảo luận đưa ra trong kết quả luận án.

4.2.3 Phân tích tài liệu

Trong nghiên cứu này phương pháp phân tích tài liệu được coi là mộtphương pháp quan trọng Các tài liệu có sẵn sẽ làm căn cứ để bổ sung, so sánh vớikết quả nghiên cứu của luận án Từ đó giúp tác giả tìm ra được những kết luận đãđược tìm thấy cũng như những nội dung mà những nghiên cứu trước đó còn bỏ ngỏhoặc chưa làm rõ triệt để

Phương pháp này tỏ ra có hiệu quả và cũng tiết kiệm được khá nhiều chi phítrong quá trình tìm kiếm thông tin ban đầu về vấn đề nghiên cứu Tuy nhiên việc sửdụng chỉ thực sự có hiệu quả khi được tiến hành nghiêm túc và khoa học

Trong nghiên cứu này, việc tìm kiếm các tài liệu có sẵn đã gặp rất nhiều khókhăn Bởi lẽ những nghiên cứu về định hướng giá trị nghề nghiệp không có nhiều,đặc biệt là với đối tượng là sinh viên Công an nhân dân Sau rất nhiều nỗ lực tìmkiếm tại thư viện Quốc gia, Thư viện viện Xã hội học, thư viện của Bộ Công an, thưviện của Viện Nghiên cứu khoa học & chiến lược - Bộ Công an thì tác giả chỉ tìmthấy một vài kết quả nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp của sinh viên công annhân dân của một số cơ sở đào tạo ở phía Nam như đại học an ninh, đại học cảnhsát nhân dân, một số nghiên cứu về giáo dục giá trị đạo đức cho sinh viên công annhân dân ở một số trường đào tạo sỹ quan công an nhân dân Đáng lưu ý là tác giảkhông tìm thấy một nghiên cứu nào về định hướng giá trị nghề nghiệp đối với nhómsinh viên công an nhân dân ở các tỉnh phía Bắc Do vậy, có thể nói việc bắt đầu tìmkiếm tài liệu phục vụ trực tiếp cho nghiên cứu này gặp khá nhiều khó khăn Đó làchưa kể đến việc đọc tài liệu, ghi chép, suy ngẫm các tài liệu đôi khi bị ảnh hưởng

do nguồn tài liệu ít ỏi, thiếu hệ thống nên việc tổng hợp thông tin và đưa ra các kếtluận gặp không ít khó khăn

4.2.3 Các biến số và lược đồ phân tích

Mô tả các biến số

Nhằm tìm hiểu và nhận diện định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viênCAND nghiên cứu này đưa ra các nhóm biến số để phân tích, bao gồm ba nhóm

Trang 22

biến số: độc lập, trung gian và phụ thuộc nhằm tìm hiểu và nhận diện định hướnggiá trị nghề nghiệp của sinh viên sỹ quan công an nhân dân.

Nhóm biến số độc lập: Bao gồm các đặc điểm cá nhân và gia đình: giới tính,

tuổi, năm học, mức sống, khu vực cư trú, nghề nghiệp của cha mẹ

Nhóm biến số phụ thuộc gồm: Quan niệm về nghề nghiệp của sinh viên công

an nhân dân; nguyện vọng nghề nghiệp về nơi làm việc, môi trường làm việc.Nguyện vọng về nơi làm việc là những địa bàn làm việc mà sinh viên mong muốnlựa chọn, địa bàn làm việc ở đây bao gồm nơi làm việc (thành phố, nông thôn) vàđịa bàn cấp cơ quan mà sinh viên mong muốn: cấp Bộ Công an (hoặc ngang Bộ),

cấp công an tỉnh, cấp quận, huyện…;Nguyện vọng về môi trường làm việc bao hàm

các khía cạnh môi trường làm việc lý tưởng của sinh viên công an nhân dân sau khi

ra trường như: môi trường làm việc hòa đồng, bình đẳng; có tính kỷ luật cao, thoải

mái, không gò bó Nguyện vọng về điều kiện làm việc của sinh viên.

Nhóm biến số trung gian/can thiệp bao gồm các yếu tố: quy định chính sách

của ngành, công tác giảng dạy, sắp xếp điều động cán bộ, và bối cảnh kinh tế, xãhội hiện nay cũng được xem xét, phân tích nhằm làm rõ tác động đến mong muốn

về nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp của các nhóm sinh viên công an nhân dân

Trang 23

Mối quan hệ giữa ba hệ biến số trên được mô tả trong khung phân tích dưới đây:

BỐI CẢNH KINH TẾ XÃ HỘI

HỆ GIÁ TRỊ CỦA THANH NIÊN

Thực trạng định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên công an nhân dân

- Quan niệm về nghề nghiệp CAND

- Lý do theo học Học viện ANND

- Kênh thông tin tiếp cận về ngành Công an.

- Mong muốn của sinh viên CAND về:

* Nơi làm việc.

* Điều kiện làm việc.

* Môi trường làm việc

Trang 24

4.2.4 Mẫu nghiên cứu

- Mẫu định lượng: Tổng mẫu định lượng: 626 sinh viên Mẫu nghiên cứu định

lượng được chọn theo công thức tính cỡ mẫu ngẫu nhiên đơn giản

Quy mô mẫu được ước lượng bằng công thức:

s2 phương sai

 mức ý nghĩa 95% độ tin cậy

N cỡ tổng thể

p tỷ lệ cần ước lượng, thường ấn định ở mức 0,5

m sai số (khoảng tin cậy = p  m).

Theo công thức (1.1), khi biết 2 trong 3 tham số (m, , và n) thì có thể tínhđược tham số còn lại để xác định quy mô mẫu Để đảm bảo được tính ngẫu nhiên

và đại diện của mẫu nghiên cứu, mức ý nghĩa thống kê được ấn định là 95%, vàkhoảng tin cậy 3,5%

Quy trình chọn mẫu như sau: căn cứ vào tổng thể mẫu (N) bao gồm tổng sốsinh viên đang theo học hệ chính quy tại Học viện An ninh nhân dân hiện nay là >

6000 sinh viên, thuộc 5 năm học Như vậy, áp dụng với công thức trên với d= 0,05,p= 0,5,  = 0,05 có thể tính được cỡ mẫu là 610 sinh viên Tuy nhiên, tổng số mẫukhảo sát định lượng của cuộc nghiên cứu này là 626 sinh viên với mục đích phòngngừa một số trường hợp từ chối trả lời hoặc không tham gia trả lời phỏng vấn

- Sau khi xác định được dung lượng mẫu nghiên cứu cần chọn, do đặc thù tổchức, chúng tôi đã tiến hành chọn mẫu cụm theo nhóm sinh viên đang theo học hệchính quy tại các nhóm ngành, các chuyên khoa thuộc Học viện An ninh nhân dân.Quy trình chọn mẫu cụm được tiến hành theo các bước sau:

Thể chế :

Văn bản, chính sách phân

bổ, tiếp nhận sỹ quan của ngành công an

Trang 25

+ Bước 1: Tiến hành phân chia các khoa thành các nhóm riêng biệt theo lớp dựa

trên tiêu chí như là năm học, nhóm ngành học và lập danh sách của tất cả các cácnhóm này đưa vào khung mẫu

+ Bước 2: Trên cơ sở khung mẫu, tiến hành chọn ngẫu nhiên ra mỗi khóa 2 lớp.+ Bước 3: Từ các lớp đã được chọn theo khung mẫu, chúng tôi tiến hành lậpdanh sách toàn bộ các sinh viên của các lớp đã được chọn, bao gồm cả sinh viênnam và nữ

+ Bước 4: Trên cơ sở danh sách các lớp, chọn mẫu theo phương pháp ngẫunhiên hệ thống 626 sinh viên như xác định ở trên

Đặc điểm của sinh viên trong mẫu khảo sát được tóm tắt trong bảng 1 dưới đây

- Mẫu định tính: trong nghiên cứu định tính, không có những hướng dẫn cụthể về việc cần thực hiện bao nhiêu cuộc phỏng vấn là đủ Nguyên tắc duy nhấttrong nghiên cứu định tính buộc nhà nghiên cứu cần ghi nhớ trong quá trình điền dã

là tiến hành phỏng vấn với số lượng ít nhưng đa dạng với mục đích thu thập thôngtin sâu Với quan điểm như vậy, nghiên cứu này đã thực hiện phỏng vấn sâu cá nhân

56 trường hợp, trong đó gồm 45 sinh viên, 11 trường hợp là giáo viên, cán bộ một

số phòng ban như phòng Đào tạo, phòng Quản lý sinh viên, phòng Tổ chức cánbộ… Do mẫu định tính nhỏ nên 45 sinh viên được chọn tham gia phỏng vấn sâutrong nghiên cứu này được chọn chủ định như sau: 5 sinh viên năm thứ nhất, 9 sinhviên năm thứ hai, 9 sinh viên năm thứ ba, 9 sinh viên năm thứ tư, và 9 sinh viênnăm thứ năm Cơ cấu mẫu theo các tiêu chí giới tính, nhóm ngành học, hoàn cảnhgia đình và khu vực nơi cư trú

Cuộc khảo sát định tính được tiến hành thành nhiều đợt trong năm 2014,nhưng cuộc khảo sát định lượng thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu được tậptrung tiến hành từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2014 Đây là thời điểm các lớp sinh viênthi xong, chuẩn bị kết thúc năm học, khóa học trước khi nghỉ hè nên có thời gian và

sự thoải mái về tâm lý

Trang 26

Cơ cấu của mẫu định lượng được phân bố như sau:

Bảng 1: Đặc điểm nhân khẩu xã hội của mẫu khảo sát

146105151

23,316,724,3

5 Đóng góp mới của luận án

Như đã nêu, đây là nghiên cứu thực nghiệm xã hội học đầu tiên về định hướnggiá trị nghề nghiệp của sinh viên công an nhân dân Luận án có một số điểm mớisau:

Thứ nhất, Luận án vận dụng các quan điểm lý luận xã hội học vào thực tiễn

nghiên cứu một nhóm xã hội - thanh niên - sinh viên có nhiều đặc thù (sinh viêncông an nhân dân) Kết quả thu được góp phần bổ sung tư liệu hiện nay, làm phongphú thêm những nghiên cứu về định hướng giá trị nghề nghiệp của thanh niên hiệnnay, đồng thời làm cơ sở cho những đề tài nghiên cứu sâu hơn về chủ đề này

Thứ hai, cung cấp những số liệu cần thiết và kết quả của luận án giúp nhận diện

thực trạng định hướng giá trị nghề nghiệp của các nhóm sinh viên công an nhân dânkhác nhau theo các đặc điểm cá nhân, nguồn gốc xuất thân và hoàn cảnh gia đình

Trang 27

của mỗi sinh viên Hơn thế, các yếu tố này đang chi phối mong đợi về giá trị nghềnghiệp của sinh viên công an nhân dân được phân tích và lý giải dựa trên góc nhìn

xã hội học Từ đó nhận diện và nắm bắt được được định hướng giá trị nghề nghiệpcủa các nhóm sinh viên sỹ quan đang theo học tại Học viện An ninh nhân dân dướiảnh hưởng, chi phối của bối cảnh xã hội Việt Nam đang chuyển đổi và hội nhập sâurộng

Thứ ba, các bằng chứng từ kết quả nghiên cứu cũng được phân tích và kiếm

chứng một cách khoa học và khách quan Các kết quả và khuyến nghị có ý nghĩathực tiễn cao đối với Ngành Công an trong việc tuyên truyền, giáo dục chính trị tưtưởng cho sinh viên và định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho các nhóm sinh viênđang theo học ở các Học viện trường công an nhân dân ở nước ta hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án.

Luận án sẽ góp phần hiểu rõ hơn về thực trạng định hướng giá trị nghề nghiệpcủa sinh viên công an nhân dân hiện còn ít được biết đến Thông qua đó, mở rộngthêm tri thức về lĩnh vực này, đóng góp cho chuyên ngành xã hội học về địnhhướng giá trị, một lĩnh vực quan trọng của khoa học xã hội Việt Nam hiện nayNgoài ra, việc vận dụng các quan điểm lý luận trong luận án cũng góp phần tìmhiểu khả năng áp dụng các quan điểm lý luận, lý thuyết xã hội học vào thực tiễnnghiên cứu một nhóm xã hội - thanh niên - sinh viên có nhiều đặc thù Qua đó cónhững đóng góp tri thức vào việc hoàn thiện khái niệm, quan điểm lý luận vềnghiên cứu định hướng giá trị nghề nghiệp trong thanh niên ở nước ta và trên thế

Trang 28

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Vấn đề định hướng giá trị nghề nghiệp của thanh niên nói chung và sinh viênnói riêng đang xuất hiện nhiều chiều hướng và hình thức mới cần được phân tíchthấu đáo, thích ứng với bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa Có thể nói đây lànghiên cứu thực nghiệm xã hội học đầu tiên về định hướng giá trị nghề nghiệp củasinh viên công an nhân dân

Nghiên cứu giúp nhận diện tình hình thực tế về những mong muốn nghềnghiệp của nhóm sinh viên công an nhân dân; kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra nhữngnhân tố xã hội đang chi phối định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên công annhân dân

Điều quan trọng hơn là nghiên cứu có thể cung cấp những bằng chứng khoa họctrong việc tuyên truyền, giáo dục và định hướng nghề nghiệp phù hợp với các nhómsinh viên khác nhau hiện đang theo học ở các học viện, trường công an nhân dân ởnước ta, góp phần phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, mở cửa hội nhập quốc tế, trước những diễnbiến phức tạp về an ninh trật tự tại các địa bàn trên cả nước, sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc tiếp tục đứng tục đứng trước những khó khăn, thách thức mới, đápứng yêu cầu của “Công tác cán bộ của lực lượng công an nhân dân thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”1 và “Tiếp tục đẩy mạnh chiến lược cán bộ củaLực lượng CAND từ nay đến 2020”2 với mục tiêu: “xây dựng đội ngũ cán bộCAND có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất tốt, có năng lực và trình độchuyên môn nghiệp vụ, pháp luật và kiến thức tương đối toàn diện Quan tâm xâydựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cốt cán, đặc biệt là cán bộ đứng đầu các đơn

vị, địa phương, các chuyên gia giỏi trên từng lĩnh vực, các nhà khoa học có khảnăng dự báo, xử lý tốt những vấn đề phức tạp nảy sinh…” [5:13] Điều đó đang đặt

ra cho những cơ sở đào tạo trong ngành công an nói chung, Học viện An ninh nhândân nói riêng nhiệm vụ phải nâng cao chất lượng đào tạo đặc biệt là chất lượng độingũ sỹ quan An ninh nhân dân cả về chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất nghề

1 Nghị quyết số 02-NQ/ĐU(VP) ngày 3/2/1998 của Đảng ủy Công an Trung ương.

2 Kế hoạch số 42-KH/ĐUCA (X11) ngày 29/10/2009

Trang 29

nghiệp, hiểu rõ, hiểu sâu sắc những giá trị nghề nghiệp tại nơi mà họ đang học tập

và rèn luyện

7 Cơ cấu của luận án

Luận án được trình bày với cấu trúc gồm các phần: mục lục, danh mục bảngbiểu, phần mở đầu, chương 1, chương 2, chương 3, chương 4, phần kết luận, danhmục tài liệu tham khảo và phần phụ lục

Chương 1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu.

Chương 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 3 Thực trạng định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên CAND

Chương 4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh

viên CAND.

Kết luận và khuyến nghị

Danh mục tài liệu tham khảo

Phần phụ lục công cụ nghiên cứu

Trang 30

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Giá trị, biến đổi giá trị, định hướng giá trị, định hướng giá trị nghề nghiệp lànhững vấn đề đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước quan tâmnghiên cứu Nhìn một cách tổng thể, những công trình nghiên cứu này đã đạt đượcnhững kết quả khá đa dạng cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn Trong chương tổng quannày tác giả luận án sẽ điểm lại những công trình nghiên cứu đáng lưu ý liên quanđến giá trị, biến đổi giá trị, định hướng giá trị, định hướng giá trị nghề nghiệp đểlàm cơ sở cho việc xác định những vấn đề cần phải đi sâu nghiên cứu của luận ánnày

Các nghiên cứu đi trước về giá trị, biến đổi giá trị, định hướng giá trị, địnhhướng giá trị nghề nghiệp sẽ được phân chia thành các hướng, các nhóm nghiên cứuchính, cụ thể là hướn nghiên cứu về giá trị và biến đổi giá trị; nghiên cứu về địnhhướng giá trị; và hướng nghiên cứu về định hướng giá trị nghề nghiệp Việc chiacác nghiên cứu đi trước liên quan đến đề tài thành các hướng như thế này là dựatrên lô gich: đề cập đến những chủ đề khái quát trước (giá trị, biến đổi giá trị) rồibàn tiếp những chủ đề cụ thể (định hướng giá trị, định hướng giá trị nghề nghiệp).Những phần viết dưới đây sẽ lần lượt đi sâu vào các nội dung này

1.1 Các nghiên cứu về giá trị và biến đổi giá trị

Vấn đề giá trị sớm được quan tâm bàn luận trong các công trình nghiên cứukinh điển xã hội học phương Tây Những nghiên cứu xã hội học đầu tiên quan tâm

đến “giá trị” được thấy tác phẩm nghiên cứu của Emile Durkheim chẳng hạn như

“Phân công lao động trong xã hội” (1893) và “Tự tử” (1897) Các nghiên cứu củaMax Weber, đặc biệt là công trình “Đạo đức tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản”(1904) đã xem giá trị như là một trong những nhân tố thúc đẩy động cơ và mục đíchhành động của con người - chủ thể xã hội, cụ thể là những người theo đạo Tin lành[7]

Vào những năm 1950, nghiên cứu giá trị tiếp tục được quan tâm trong cáccông trình của giới xã hội học ở Mỹ Đây có thể xem là giai đoạn phát triển thứ haitrong nghiên cứu giá trị Điểm nổi bật của các nghiên cứu về giá trị trong giai đoạnnày là phương pháp thực nghiệm được áp dụng.Tác giả tiêu biểu về đề tài này là

Trang 31

Talcott Parsons Ông đã quan tâm nghiên cứu về “giá trị cơ bản”, và cho rằngnhững giá trị này khi đã hình thành thì khó thay đổi, bất chấp những rối loạn xã hội.Cũng trong thời gian này, các nhà xã hội học ảnh hưởng bởi trường phái chức năngluận của Parsons có quan điểm cho rằng giá trị cơ bản là một đại lượng xác định.Đại lượng này ổn định và bền vững khó biến đổi hoặc nếu có biến đổi cũng diễn ratrong khoảng thời gian rất dài [24,tr.158-159].

Có thể nói, Parsons đã có đóng góp trong việc đưa ra khung lý thuyết và đưavào tham chiếu thực nghiệm để giải thích về sự tồn tại độc lập của giá trị trong hệthống xã hội Tuy nhiên, cách tiếp cận này có những hạn chế nhất định Giới xã hộihọc trong thời gian này và nhiều năm sau đó đã không ngừng phê phán luận thuyếtcủa Parsons, đánh giá đây là một luận thuyết xơ cứng, không lý giải được những sắcthái biến đổi của giá trị trong điều kiện xã hội thay đổi (Marshall, 2010) Sự ổn địnhtrật tự xã hội là cần thiết song không thể không có những thay đổi cần thiết làm tiền

đề cho xã hội phát triển Cũng chính vì lý do này mà luận thuyết của Parsons vềchức năng và giá trị không còn thống trị và chiếm ưu thế trên mặt trận lý luận xã hộihọc ở Mỹ những thập niên sau đó

Vào những năm 1970 đã hình thành nên một khuynh hướng tiếp cận nghiêncứu về giá trị mới tại Mỹ Đây cũng được xem là giai đoạn phát triển thứ ba vềnghiên cứu giá trị Các nhà nghiên cứu đi theo hướng tiếp cận này đã đo lường thực

nghiệm giá trị hoàn toàn khác, thậm chí đối lập với Parsons Họ cho rằng giá trị có thể biến đổi và cần phải quan tâm đến hệ khái niệm biến đổi giá trị hay biến đổi các giá trị Tác giả tiêu biểu của trường phái nghiên cứu về biến đổi giá trị trong

một xã hội chuyển đổi là Ronald Inglehart, người được xem là tiên phong của tiếpcận nghiên cứu giá trị theo hướng mới này Theo ông, ở các xã hội phát triểnphương Tây đang xảy ra sự biến đổi từ giá trị “duy vật” sang giá trị “hậu duy vật”,hay từ giá trị “hiện đại” sang giá trị “hậu hiện đại” do các thế hệ thanh niên thựchành [24, tr.159]

Cũng chính vì vậy mà trong những công trình nghiên cứu thực nghiệm về giátrị được tiến hành trong những thập niên 80, Inglehart đã đi sâu phân tích quá trìnhvận động của giá trị từ hiện đại sang hậu hiện đại, chủ yếu dưới góc độ các biến đổivăn hóa Hậu hiện đại được hiểu là đề cao các giá trị mới, lối sống mới, sự lựa chọn

Trang 32

lối sống của cá nhân, v.v… Xã hội hiện đại chuyển sang hậu hiện đại bắt đầu từ vàithập kỷ cuối thế kỷ XX, khi cách mạng thông tin điện tử chuyển sang giai đoạn

mạng toàn cầu Sự chuyển biến này thể hiện ở chỗ có sự biến đổi từ những giá trị truyền thống sang những giá trị thế tục - duy lý, mặt khác từ những giá trị sống còn

sang các giá trị hạnh phúc (chất lượng sống, sự tự khẳng định bản thân, bao gồm

động cơ thành đạt, an sinh xã hội, tự do, hạnh phúc…) Đặc biệt, ông cho rằng có

sự chuyển đổi về giá trị giữa các thế hệ đang diễn ra trong các xã hội công nghiệp

tiên tiến [61, tr.10]

Mặc dù cách tiếp cận về giá trị của Inglehart được đánh giá là có nhiều tiến

bộ, khắc phục được nhiều hạn chế trong nghiên cứu về giá trị theo Parsons trước đó,nhưng lý thuyết của Inglehart cũng vấp phải sự phản kháng của một số nhómnghiên cứu lúc bấy giờ [24,tr.159] Nhưng vào những năm 1990 của thế kỷ trước,những người từng chống lại quan điểm của Inglehart cũng phải thay đổi quan điểm

và công nhận rằng “không còn nghi ngờ gì nữa ở các nước phương Tây, định hướnggiá trị đang chuyển đổi” Là giám đốc chương trình Điều tra giá trị thế giới, từ năm

1981 đến 2001, Ronald Inglehart đã điều phối việc thực hiện 4 vòng điều tra về giátrị tại hơn 80 quốc gia trên thế giới Kết quả cho thấy xu hướng người dân tại cácquốc gia nghèo và giàu có đều dành nhiều thời gian hơn suy nghĩ về ý nghĩa, mụcđích và giá trị cuộc sống Có thể nói, đây là cuộc điều tra về giá trị mang tínhchuyên môn cao, được thực hiện bởi đội ngũ các nhà khoa học xã hội trên toàn thếgiới Cuộc khảo sát đã sử dụng các phương pháp lấy mẫu, khảo sát trên từng nhómnhỏ đại diện cho mỗi tầng lớp hoặc cộng đồng được quan tâm nhằm đo lường bướcthay đổi của các giá trị, bao gồm những giá trị về đạo đức, tín ngưỡng, chính trị củacác nền văn hóa và so sánh giữa các nền văn hóa khác nhau trên khắp thế giới [61]

Các nghiên cứu về giá trị gần đây cần phải kể đến là các tác giả ValdineyV.Gouveia, Francisco José B de Albuquerque, Miguel Clemnet và Pablo Espinosa,

trong công trình “Những giá trị con người và bản sắc xã hội: Nghiên cứu hai nền văn hóa có xu hướng tập thể” (2004) Các tác giả đã xem xét những mối liên hệ giá

trị của những bản sắc xã hội ở hai nền văn hóa có xu hướng tập thể như Brazil vàTây Ban Nha Đối tượng nghiên cứu là các sinh viên Nghiên cứu này chỉ ra rằng

trong hệ thống các giá trị con người xã hội, tính gắn bó và truyền thống là những

Trang 33

yếu tố quan trọng nhất để giải thích bản sắc xã hội Những đối tượng coi trọng tự do

riêng tư nhiều hơn thì kém đồng nhất và thường độc lập với văn hóa dân tộc mình

Sự đồng nhất trong không gian địa lý dựa trên cơ sở những giá trị như tôn giáo, gắn

bó ở người Brazil, trong khi đó ở người Tây Ban Nha là truyền thống, trật tự xã hội,

thành thực và sức mạnh Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng tồn tại một hệ thống các giá trị chung để giải thích bản sắc xã hội dựa trên cơ sở những giá trị chuẩn mực

cơ bản (Valdiney V.Gouveia, Francisco José B de Albuquerque, Miguel Clemnet

và Pablo Espinosa 2004)

Có thể nói, chủ đề giá trị và định hướng giá trị sớm được giới khoa học xãhội và xã hội học quan tâm nghiên cứu trong bối cảnh các nước phương Tây côngnghiệp hóa và xã hội chuyển đổi có nhiều thay đổi về giá trị Những nghiên cứu này

đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc phát triển lý luận và phương phápthực nghiệm trong việc giải thích về giá trị và thay đổi hệ thống giá trị của xã hộihiện đại sau này, không chỉ ở phương Tây mà còn ảnh hưởng đến nhiều vùng lãnhthổ và quốc gia khác nhau trên thế giới

Chủ đề giá trị cũng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ở một sốnước Đông Âu, Liên bang Xô Viết từ những thập niên 1980 của thế kỷ trước Nhiềunhà nghiên cứu ở Đông Âu như: Zdravomuxlov, Doddorov, và Kuznexov cũng chia

sẻ với quan điểm của Inglehart và cho rằng mỗi xã hội có một hệ thống giá trị đặctrưng Điều này có nghĩa là những biến đổi trong xã hội có thể làm thay đổi hệthống giá trị, đặc biệt khi xã hội chuyển từ một hình thái này sang một hình tháikhác Nói cách khác, định hướng giá trị của cá nhân cũng có những thay đổi nhấtđịnh khi điều kiện xã hội thay đổi [54,tr.16]

Những công trình nghiên cứu thực nghiệm tiêu biểu về giá trị cần phải kểđến là nghiên cứu của Ginijetsinski tiến hành năm 1992 Dựa trên những bằngchứng nghiên cứu, ông đã đi đến kết luận và cho rằng hệ thống định hướng giá trịluôn luôn biến đổi Tính biến đổi của hệ thống định hướng giá trị như một yếu tốđiều chỉnh hành động, trước hết thể hiện sự cải tổ nội bộ hệ thống trong sự pháttriển của cá nhân theo từng giai đoạn cụ thể [54, tr.16]

Nghiên cứu của Petaemin Miter thực hiện năm 1980 cũng quan tâm đến địnhhướng giá trị của thanh niên Dựa trên khảo sát 5000 người, bao gồm thanh thiếu

Trang 34

niên tuổi từ 14 đến 30, thế hệ cha mẹ và ông bà Nghiên cứu này đã chỉ ra các yếu

tố cá nhân và gia đình có liên quan đến sự thay đổi nguyên tắc sống và những giá trịmới [29]

Tác giả Jeffrey Jensen Arnett trong công trình “Thanh niên, Văn hóa và các

xã hội chuyển đổi” (2005) đã quan tâm đến những thay đổi trên phạm vi toàn cầu,

cái được gọi là toàn cầu hóa trong thế kỷ 21 Trong đó, giới trẻ là một nhóm chịunhiều tác động và ảnh hưởng Họ được sinh ra trong bối cảnh hoàn toàn khác vớithế hệ cha mẹ và ông bà của họ Nghiên cứu này chỉ ra rằng thanh niên là nhómchứa đựng sự đa dạng về bản sắc văn hóa Một mặt họ mang trong mình những đặctrưng văn hóa của vùng đất nơi họ sinh ra và lớn lên; mặt khác, họ lại có những đặctrưng của văn hóa toàn cầu khi mà các kết nối mạng xã hội trên Internet ngày càngtrở nên mở rộng trong cuộc sống của con người [85]

Có thể nói, các nghiên cứu ở trên đã có những phát hiện trong việc đo lường

và tìm hiểu sự thay đổi của giá trị trong xã hội Điều đáng chú ý là nhiều nghiên cứu

ở Đông Âu đã quan tâm tìm hiểu định hướng giá trị của nhóm trẻ vị thành niên,thanh niên và sinh viên Kết quả các nghiên này này đã chỉ ra mối quan hệ giữa đặcđiểm cá nhân, gia đình cũng như điều kiện xã hội với định hướng giá trị của cánhân, trong đó có giới trẻ và sinh viên

So với các nước phương Tây, nghiên cứu về giá trị ở châu Á được quan tâmmuộn hơn Vào khoảng giữa thập niên 1980 của thế kỷ trước, đề tài thay đổi giá trị

cũng mới được giới nghiên cứu quan tâm Tiêu biểu là công trình “Giá trị nhân văn trong thế giới đang thay đổi” của nhóm học giả nghiên cứu Nhật Bản (Daisaku

Ikeda và Bryyab,1984) Nghiên cứu đã lấy mẫu khảo sát ở hơn 10 nước trên thế giớinhằm đo lường những chỉ báo về đời sống cá nhân, lao động và thái độ của lớp trẻđối với những vấn đề chính trị- xã hội trong nước và quốc tế Kết quả nghiên cứu đãkhẳng định rằng thanh niên hiện nay đóng vai trò to lớn trong việc hướng dẫn, cổ vũcác phong trào xã hội rộng lớn, là lực lượng tiềm năng đề giải quyết những tìnhtrạng bất ổn trong tương lai

Nghiên cứu của hai tác giả Ushiogi Morikazu và Makoto (2005) quan tâm

nghiên cứu về chuyển đổi giá trị của nhóm thanh niên trong xã hội Nhật Bản, một

quốc gia công nghiệp rất phát triển Tác giả này chỉ ra rằng những tác động từ sự

Trang 35

thay đổi kinh tế - xã hội đối với thanh niên là rất lớn, đặc biệt trong các giá trịtruyền thống như hôn nhân, gia đình Sự sụt giảm của dân số vị thành niên, thanhniên Nhật Bản trong thời gian bắt nguồn từ sự từ chối hoặc không quan tâm đếnviệc lập gia đình của giới trẻ ở những năm 60 của thế kỷ trước Ushiogi Morikazu,

Makoto chỉ ra những yếu tố chi phối định hướng giá trị gia đình trong tương lai của

đối tượng thanh niên Nhật Bản trong độ tuổi từ 15 – 24 Nghiên cứu chỉ ra rằngcuộc sống hôn nhân được xem như là một sự hạn chế, gò bó trong khuôn mẫu hơn

là niềm vui; cấu trúc gia đình làm thời gian hưởng thụ cá nhân suy giảm; quan trọnghơn đó là quan niệm quan hệ tình dục không cần hôn nhân [90]

Nghiên cứu của Yogesh Atal (2005) nhấn mạnh đến tính không đồng nhấtcủa thanh niên ở các quốc gia châu Á Vấn đề của vị thành niên, thanh niên đangphải đối mặt rất khác nhau giữa các nước phát triển và đang phát triển ở châu Á,trong đó đặc biệt là khu vực Nam Á Ở các nước phát triển, các giá trị đạo hiếu, giađình, dòng họ ở những người trẻ đã thay đổi Thanh niên sống độc lập khỏi cha mẹ

và tự kiểm soát Trong khi đó, ở các nước Nam Á, các giá trị của đời sống gia đìnhvẫn được đề cao Cha mẹ vẫn duy trì các trách nhiệm với con cái trong giáo dục,tiếp tục hỗ trợ tài chính trong suốt thời gian con chưa tìm được việc làm,… Các bốicảnh xã hội khác nhau có thể đem lại những lời giải thích khác nhau cho tình trạngcủa thanh niên cũng như định hướng giá trị của họ

Đề tài giá trị cũng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu Trung Quốctrong những năm cuối của thế kỷ XX Công trình nghiên cứu tiêu biểu cần phải

nhắc đến là “Những giá trị của thanh niên Trung Quốc” do Wang Lu và Xie Weihe

thực hiện năm 1996 Nghiên cứu này đã khảo sát những thay đổi lớn trong địnhhướng giá trị của thanh niên Trung Quốc từ sau quá trình cải cách, mở cửa và côngcuộc hiện đại hóa đất nước Nghiên cứu tập trung chủ yếu trên 3 khía cạnh: đánh giá

về ý nghĩa, mục đích cuộc sống; giá trị trong cuộc sống hàng ngày và những giá trị

xã hội Ở nghiên cứu này các tác giả cho rằng đang có những sự thay đổi lớn trong

hệ giá trị của thanh niên Trung Hoa hiện đại từ khi cải cách và mở cửa (Wang Lu

và Xie Weihe, 1996)

Công trình “Những giá trị sống và chương trình giáo dục” do UNESCO tiếnhành năm 1995 là một nghiên cứu đáng lưu ý Hưởng ứng lời kêu gọi sự chia sẻ

Trang 36

những giá trị cho một thế giới tốt đẹp hơn của Liên hiệp quốc, hàng loạt các quốcgia trên thế giới đã bắt tay vào nghiên cứu định hướng giá trị và lấy giáo dục như làmột phương tiện đắc lực để xác lập hệ giá trị mới dựa trên hòa bình, tự do, côngbằng và dân chủ Chương trình này được triển khai ở nhiều quốc gia, trong đó có sựtham gia của nhiều nước Đông Nam Á như Thái Lan, Philippin, Indonesia nhằmxác định mục tiêu, chương trình và cách thức để đưa giáo dục giá trị vào nhà trường(UNESCO, 1995).

Như vậy, chủ đề giá trị đã được quan tâm nghiên cứu ở một số quốc gia châu

Á vào những thập niên cuối của thế kỷ XX Các nghiên cứu này đã tiếp thu và ápdụng các quan điểm lý luận và phương pháp thực nghiệm của phương Tây vào việcgiải thích sự thay đổi giá trị Điều đáng chú ý là các nghiên cứu này đã rất quan tâmđến sự thay đổi định hướng giá trị của nhóm thanh niên, sinh viên trong bối cảnhbiến đổi xã hội đang diễn ra sâu sắc ở các quốc gia này

Ở Việt Nam, vấn đề giá trị đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm khá sớm,trong đó có hai công trình của Đào Duy Anh và Nguyễn Văn Huyên là có hệ thống

và công phu hơn cả (Phạm Minh Hạc, Thái Duy Tuyên, 2011: 224) Những côngtrình nghiên cứu này đề cập đến dưới nhiều khía cạnh: đạo đức, chính trị tư tưởng,nhân cách, nghề nghiệp, hôn nhân gia đình Tiếp sau đó là công trình nghiên cứu

“Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” (1980) của Trần Văn Giàu.

Tác giả đã phân tích các giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam Nhữnggiá trị này đã liên tục được phát triển và góp phần quan trọng giúp đất nước vượtqua những khó khăn và thử thách trong những thời khắc lịch sử (Trần Văn Giàu,1980)

Công trình nghiên cứu tiếp theo về “Các giá trị truyền thống của con người Việt Nam hiện nay” do nhóm tác giả Phan Huy Lê và Vũ Minh Giang tiến hành năm

1994 Các tác giả đã tổng quan và phân tích về quá trình hình thành, phát triển vàbiến đổi các giá trị truyền thống của người Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử khácnhau của dân tộc, đánh giá ý nghĩa của các giá trị này đối với lịch sử đấu tranh dựngnước và giữ nước của nước ta (Phan Huy Lê và Vũ Minh Giang, 1994)

Một nghiên cứu nữa đáng lưu ý là công trình “Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới” của Phạm Minh Hạc (1994) Trong công trình nghiên cứu này, tác

Trang 37

giả đã quan tâm đến thực trạng đạo đức, lối sống, tư tưởng chính trị của thanh niên.

Dựa trên những bằng chứng khảo sát thực nghiệm, tác giả đã đi sâu phân tích vai trò của lối sống, sự biến đổi của những yếu tố trong thanh niên đối với một số giá trị cơ bản như tương thân tương ái, giữ chữ tín, yêu lao động, tự hào về truyền

thống dân tộc (Phạm Minh Hạc, 1994)

Nhìn chung các hướng nghiên cứu về giá trị, biến đổi giá trị ở trên đây chothấy: Vấn đề giá trị được các nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau quantâm Các kết quả nghiên cứu đã phản ánh tính chất phức tạp, bị tác động và biến đổicủa giá trị dẫn đến những ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi ở các nhóm xã hộikhác nhau

1.2 Nghiên cứu về định hướng giá trị

Các nghiên cứu ở trên đã đề cập đến giá trị, biến đổi giá trị nói chung, đặcbiệt là trong bối cảnh xã hội có nhiều chuyển đổi Phần này sẽ bàn sâu những côngtrình nghiên cứu tiêu biểu về định hướng giá trị

Nghiên cứu đầu tiên đáng lưu ý là công trình “Các định hướng giá trị chuẩn mực của học sinh trung học phổ thông” của Xovkin tiến hành năm 1982.

-Nghiên cứu này đã phân tích và so sánh các đặc điểm về định hướng giá trị của giớitrẻ Nga và Do Thái, trong đó tác giả đặc biệt chú ý sự đánh giá của khách thể về

tầm quan trọng của các giá trị gia đình Ông đã phát hiện một đặc trưng quan trọng

là tuổi vị thành niên Do Thái tuân thủ truyền thống dân tộc một cách tự nguyện hơn

so với đồng trang lứa ở Nga Ngược lại, tuổi vị thành niên Nga thì định hướng sâusắc về các giá trị vật chất hơn các giá trị tinh thần so với lứa tuổi này ở Do Thái…(Trích lại từ Nguyễn Thị Mai Lan, 2010)

Công trình nghiên cứu tiếp theo về sự phát triển định hướng giá trị ở học sinh những lớp cuối cấp phổ thông trung học và sinh viên đại học ở Nga (Liên bang

Xô Viết) tiến hành năm 1983 của hai tác giả Rưbalkô và Volkova Nghiên cứu này

đã quan tâm đến sự phát triển định hướng giá trị ở học sinh những lớp cuối cấp phổthông trung học và sinh viên đại học Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, học sinh cuốicấp phổ thông trung học đã có sự phát triển mạnh về định hướng giá trị, đặc biệt làcác định hướng giá trị thể hiện trong việc định hướng các hoạt động chủ đạo nhằmhướng đến việc đạt được các giá trị mục đích như định hướng nghề nghiệp, v.v…

Trang 38

Điều lý thú là nghiên cứu này cũng chỉ ra đối với nhóm sinh viên có những địnhhướng rất cụ thể trong việc mong muốn trở thành những người như thế nào trongtương lai (Trích lại từ Nguyễn Thị Khoa, 1996).

Công trình nghiên cứu về định hướng giá trị của trẻ theo lứa tuổi và mốiquan hệ của nó với tính cách cá nhân do Iakimovich thực hiện năm 1990 cũng làmột nghiên cứu đáng lưu ý Dựa trên mẫu nghiên cứu nhóm trẻ vị thành niên từ 12đến 17 tuổi, tác giả đã chỉ ra rằng trẻ bình thường có xu thế hướng tới các giá trịtruyền thống, đặc biệt là các giá trị cơ bản của cuộc sống gia đình hạnh phúc, bạn

bè, công việc thú vị, tình yêu, sức khỏe (Trích lại từ Đỗ Ngọc Hà, 2000)

Công trình đáng lưu ý nữa là nghiên cứu“Giá trị, định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị” của nhóm tác giả Nguyễn Quang Uẩn và cộng sự (1995).

Nghiên cứu này đi sâu vào tìm hiểu các giá trị, trong đó có định hướng giá trị nghềnghiệp Dựa trên những bằng chứng khảo sát trên 2000 người trên 7 nhóm (trong đó

có nhóm sinh viên) ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam), nhóm tác giả cho rằng địnhhướng giá trị nghề nghiệp hiện nay có sự nhất trí cao và thể hiện rõ cả đặc trưng và

xu thế định hướng giá trị nghề nghiệp hiện nay của người Việt Nam, nổi bật ở hai

điểm: nghề có thu nhập cao và phù hợp với điều kiện cá nhân Tuy nhiên, do phạm

vi nghiên cứu quá rộng, đề tài mới chỉ dừng lại ở những đặc điểm chung mang tínhkhái quát (Nguyễn Quang Uẩn và cộng sự, 1995)

Đề tài nghiên cứu của Phạm Thị Đức (2000) “Xác định mức độ tác động của một số giá trị đối với hoạt động ở học sinh trung học phổ thông” cho rằng một số

giá trị vật chất và tinh thần có ảnh hưởng đến hoạt động học tập và lựa chọn nghềnghiệp đối với học sinh trung học phổ thông Điều này được thể hiện rõ nét thôngqua động cơ, thái độ và hành động học tập Những giá trị mà học sinh trung học phổthông hướng đến là những động cơ mang tính thực tế, phù hợp với nhu cầu bản thânhơn là với mục đích xã hội Thái độ học tập còn mang tính thụ động, học để đối phóvới điểm số Mô hình hành động lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổthông còn mang tính thực dụng (Phạm Thị Đức, 2000)

Nghiên cứu của Bùi Thị Thanh Hà (2009): “Tác động của cha mẹ trong việc hướng nghiệp cho học sinh phổ thông hiện nay ” cho rằng học sinh đã không còn bị

động, lúng túng trong lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho mình Các bậc cha mẹ đã

Trang 39

chia sẻ thực sự, tôn trọng và khuyến khích con cái mình tự tin hơn, độc lập hơn và

có trách nhiệm với chính bản thân và gia đình thông qua việc định hướng và lựachọn nghề, chọn trường Nhưng không phải không có học sinh chịu áp lực địnhhướng từ cha mẹ Vấn đề phân biệt giới trong việc cho con đi học không còn rõ nétnhư trước kia (Bùi Thị Thanh Hà, 2009)

Công trình “Định hướng giá trị nhân cách của học sinh trung học phổ thông”

của Nguyễn Thị Mai Lan (2010), khảo sát 509 học sinh trung học phổ thông tại haitrường Nguyễn Bình Khiêm, Hà Nội và Sông Lô, Tuyên Quang Kết quả khảo sátcũng chỉ ra định hướng giá trị nhân cách của học sinh trung học phổ thông là sựhướng tới những giá trị có tính thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của đời sống xã hội vànhu cầu của bản thân, gia đình Các giá trị cơ bản mà các em hướng tới là thi đỗ đại

học, sau này có nghề nghiệp ổn định có thu nhập tốt, đó là những giá trị để khẳng

định cái tôi của mình trong quan hệ gia đình và xã hội Định hướng giá trị nhâncách của lứa tuổi này có ảnh hưởng lớn đến sự lựa chọn nghề nghiệp tương lai và sựnghiệp của cuộc đời sau này của các em Sự định hướng nghề nghiệp hiện nay có sựnhất trí cao và thể hiện rõ cả đặc trưng và xu thế định hướng giá trị nghề nghiệphiện nay của người Việt Nam, nổi bật ở hai điểm: nghề có thu nhập cao và phù hợpvới điều kiện cá nhân [54, tr.285]

Công trình nghiên cứu của Phạm Minh Hạc và Thái Duy Tuyên (2011):

“Định hướng giá trị con người Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập” cũng là

nghiên cứu đáng lưu ý Tác giả đã đưa ra nhận định về sự biến đổi định hướng giátrị con người Việt Nam trong nền kinh tế thị trường Các tác giả cho rằng trải quanhững biến động lịch sử thì định hướng giá trị của con người Việt Nam đã biến đổi,được thể hiện ở lý tưởng, niềm tin, về đồng tiền và cách làm giàu, nghề nghiệp.Các tác giả nhấn mạnh rằng nghề nghiệp xưa nay vẫn được coi là vấn đề quan trọngnhất đối với mỗi con người, nhưng quan niệm về ngành, nghề cũng như vị trí củachúng trong xã hội luôn luôn thay đổi qua các giai đoạn lịch sử, và hiện nay cũng

đang có những biến động lớn Quan niệm “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” trước đây cũng nhường chỗ cho quan niệm mới Thanh niên ngày nay phấn đấu để biết vài nghề, biết tiếng nước ngoài, biết sử dụng máy vi tính, biết lái xe… những thanh

niên biết nhiều nghề thường dễ xin việc làm và có thu nhập cao hơn những thanh

Trang 40

niên khác Những nghề có thu nhập cao, sống ở các thành phố lớn với đầy đủ tiện

nghi được thanh niên ưa thích (Phạm Minh Hạc, 2011:68,69)

Nghiên cứu “Tổng quan tình hình sinh viên công tác Hội và phong trào sinh viên” do Bộ Khoa học và công nghệ và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hô

Chí Minh tiến hành 2003 Dựa trên nguồn tài liệu thứ cấp, số liệu bao quát trênphạm vi cả nước,nghiên cứu đã đưa ra nhận định là định hướng giá trị được sinhviên coi trọng nhất là có kiến thức, có ý chí tự lập và lòng yêu nước, sống đặt lợi íchchung lên trên lợi ích cá nhân (Phạm Tất Thắng, 2009:13)

Điểm luận các công trình nghiên cứu về định hướng giá trị trên đây cho thấyđịnh hướng giá trị là xu hướng nghiên cứu được tiến hành ở các nhóm xã hội cụ thể,các nghiên cứu này cho thấy định hướng giá trị không phải là một hằng số, mà nó sẽthay đổi khi hệ giá trị trong mỗi thời kỳ lịch sử có sự biến đổi Sự thay đổi này sẽảnh hưởng đến việc định hướng giá trị trong các lĩnh vực khác nhau của nhận thức

và hành vi của con người Đặc biệt là trong lĩnh vực nghề nghiệp, việc làm

1.3 Nghiên cứu định hướng giá trị nghề nghiệp

Định hướng giá trị nghề nghiệp là một chủ đề quan trọng trong hướng nghiêncứu về định hướng giá trị Nhìn một cách tổng thể, các nghiên cứu tiêu biểu thuộcchủ đề này cần bàn đến cụ thể như sau

Trước hết là công trình nghiên cứu “Vấn đề con người trong công cuộc Đổi mới” của Phạm Minh Hạc (1994) Nghiên cứu này bàn về sự lựa chọn những giá trị

nghề nghiệp của con người Việt Nam nói chung và thanh niên nói riêng có sự nhấttrí khá cao, nổi bật ở hai lựa chọn: nghề có thu nhập cao và phù hợp với cá nhân(Phạm Minh Hạc, 1994:136) Gần với nghiên cứu của Phạm Minh Hạc là nghiên

cứu của Thái Duy Tuyên (1994) với công trình Định hướng giá trị của thanh niên Việt nam trong nền kinh tế thị trường Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng định hướng

nghề nghiệp của sinh viên phụ thuộc vào nguồn thông tin mà họ nhận được Cụ thể

là người hướng nghiệp có uy tín nhất là cha mẹ, thứ hai là nhà trường, thứ ba là truyền thông đại chúng, thứ tư là chú bác anh em trong gia đình, thứ năm là các tổ

chức xã hội và cuối cùng là nhóm bạn bè Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mongmuốn lớn nhất của sinh viên sau khi tốt nghiệp là có việc làm và ổn định gia đình

Về nghề nghiệp, sinh viên mong muốn được làm đúng nghề đào tạo [94].

Ngày đăng: 24/03/2017, 09:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Ngọc Anh (2009). Giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên các chuyên ngành thuộc lĩnh vực văn hóa thông tin. Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên các chuyênngành thuộc lĩnh vực văn hóa thông tin
Tác giả: Đỗ Ngọc Anh
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ ChíMinh
Năm: 2009
2. Nguyễn Thị Nhân Ái (2011), Các lý thuyết phát triển nghề trong tham vấn hướng nghiệp, tạp chí Giáo dục, (số 2), tr.24-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các lý thuyết phát triển nghề trong tham vấnhướng nghiệp
Tác giả: Nguyễn Thị Nhân Ái
Năm: 2011
3. Bộ Công An (2016). Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Học viện An ninh nhân dân 70 năm xây dựng và phát triển.” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học viện An ninh nhân dân70 năm xây dựng và phát triển
Tác giả: Bộ Công An
Năm: 2016
6. Bộ Công An (2011). Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “65 năm xây dựng và phát triển của Học viện An ninh nhân dân” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “65 năm xây dựng và pháttriển của Học viện An ninh nhân dân
Tác giả: Bộ Công An
Năm: 2011
12. Nguyễn Văn Bắc (2006). Nhận thức của sinh viên sư phạm về các giá trị truyền thống trong học tập. Luận án Tiến sỹ Tâm lý học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận thức của sinh viên sư phạm về các giá trị truyềnthống trong học tập
Tác giả: Nguyễn Văn Bắc
Năm: 2006
14. Mai Huy Bích.(2009).Nghiên cứu giới: mấy suy ngẫm về phương pháp luận, trong sách Nghiên cứu gia đình và giới thời kỳ Đổi mới (Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh chủ biên). Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu gia đình và giới thời kỳ Đổi mới
Tác giả: Mai Huy Bích
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2009
15. Nguyễn Như Chiến và cộng sự. (2004). Mối tương quan giữa hoạt động giảng dạy, hoạt động quản lý giáo dục với nhân cách của sinh viên các trường công an nhân dân. Học viện Cảnh sát Nhân dân Đề tài cấp Bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối tương quan giữa hoạt động giảngdạy, hoạt động quản lý giáo dục với nhân cách của sinh viên các trường côngan nhân dân
Tác giả: Nguyễn Như Chiến và cộng sự
Năm: 2004
16. Tôn Thiện Chiếu (2002). Nguồn bổ sung lao động cho đội ngũ công nhân trong những năm qua. Tạp chí Xã hội học, (số 1), 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn bổ sung lao động cho đội ngũ công nhân trongnhững năm qua
Tác giả: Tôn Thiện Chiếu
Năm: 2002
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới VI. VII, VIII, IX, X NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội (phần 1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳđổi mới VI. VII, VIII, IX, X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2010
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới VI. VII, VIII, IX, X NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội (phần 2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳđổi mới VI. VII, VIII, IX, X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2010
20. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứXI
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2011
21. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứXII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2016
22. Dương Tự Đam. (1996). Định hướng giá trị của thanh niên sinh viên trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ Triết học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng giá trị của thanh niên sinh viên trong sựnghiệp đổi mới ở Việt Nam
Tác giả: Dương Tự Đam
Năm: 1996
23. Phạm Thị Đức.(2000). Xác định mức độ tác động định hướng của một số giá trị đối với hoạt động ở học sinh trung học phổ thông (Báo cáo đề tài cấp bộ). Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định mức độ tác động định hướng của một số giá trịđối với hoạt động ở học sinh trung học phổ thông
Tác giả: Phạm Thị Đức
Năm: 2000
24. Endruweit,G và Trommsdorff, G. (2002) .Từ điển Xã hội học (sách dịch). Nxb Thế Giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Xã hội học
Nhà XB: NxbThế Giới
25. Trần Văn Giàu. (1980). Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam.Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam
Tác giả: Trần Văn Giàu
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1980
26. Bùi Thị Thanh Hà (2009). Tác động của cha mẹ trong việc hướng nghiệp cho học sinh phổ thông hiện nay. Tạp chí nghiên cứu gia đình và giới. Số 1, tr.56- 66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của cha mẹ trong việc hướng nghiệp chohọc sinh phổ thông hiện nay
Tác giả: Bùi Thị Thanh Hà
Năm: 2009
27. Bùi Thị Thanh Hà, Hồ Ngọc Châm (2013). Lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT hiện nay. Báo cáo đề tài nghiên cứu, viện Xã hội học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lựa chọn nghề nghiệp của họcsinh THPT hiện nay
Tác giả: Bùi Thị Thanh Hà, Hồ Ngọc Châm
Năm: 2013
28. Cấn Hữu Hải (2002), Ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến định hướng giá trị của lứa tuổi đầu thanh niên. Luận án tiến sỹ tâm lý học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến định hướng giátrị của lứa tuổi đầu thanh niên
Tác giả: Cấn Hữu Hải
Năm: 2002
29. Đỗ Ngọc Hà. (2000). Xu hướng biến đổi định hướng giá trị của thanh niên sinh viên. Luận án tiến sĩ tâm lý học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu hướng biến đổi định hướng giá trị của thanh niên sinhviên
Tác giả: Đỗ Ngọc Hà
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w