1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Luận án Thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng ở Việt Nam – Thực trạng và định hướng phát triển”

45 379 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 434 KB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ(Chuyên đề 1)

Tên chuyên đề: “ Thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàngở Việt Nam – Thực trạng và định hướng phát triển”

Thuộc đề tài luận án: “ Chính sách quản lý Nhà nước đối vớihoạt động kinh doanh vàng ở Việt Nam gia đoạn hiện nay”

Chuyên ngành: Quản lý kinh tếMã số: 62.34.01.01

Người hướng dẫn 1: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên

Người hướng dẫn 2: TS Đào Quang Thông

Hà Nội, 2017

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ v

Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG KINHDOANH VÀNG 1

1.1 Khái niệm, đặc điểm, cấu trúc và các chủ thể tham gia thị trường vàng 1

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của vàng 1

1.1.2 Cấu trúc và các chủ thể tham gia thị trường vàng 6

1.2 Hoạt động kinh doanh vàng - Mô hình tổ chức và các nghiệp vụ kinh doanh 9

1.2.1 Mô hình tổ chức của thị trường vàng 9

1.2.2 Các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường vàng 11

Phần 2: THỊ TRƯỜNG VÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG Ở VIỆTNAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 15

2.1 Tổng quan về thị trường vàng ở Việt Nam 15

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh vàng ở Việt Nam 17

2.2.1 Các mô hình tổ chức kinh doanh vàng 17

2.2.2 Các nghiệp vụ kinh doanh vàng 18

2.2.3 Tình hình sản xuất và nhập khẩu vàng 19

2.2.4 Diễn biến giá vàng trong nước 21

Phần 3: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀNG VÀHOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 30

3.1 Quan điểm, định hướng phát triển thị trường vàng ở Việt Nam đến năm 2020.303.1.1 Quan điểm quản lý thị trường vàng ở Việt Nam 30

3.1.2 Định hướng phát triển thị trường vàng ở Việt Nam đến năm 2020 31

3.2 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh vàng ở Việt Nam đến năm 2020.32KẾT LUẬN 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở mỗi quốc gia, trong nền KTTT, sự hình thành và phát triển thị trườngvàng có vai trò quan trọng, góp phần hình thanh một thị trường tài chính hoànchỉnh, làm gia tăng các kênh đầu tư và kinh doanh cho các nhà đầu tư và kinh doanhtài chính… Ở Việt Nam, những năm gần đây,cùng với sự phát triển của thị trườngchứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường vàng ngày càng trở nên sôi động.Cùng với sự gia tăng của số lượng nhà đầu tư và nhu cầu mua bán vàng, số lượngcác sàn giao dịch vàng cũng tăng lên đáng kể Ngoài các giao dịch mua bán vàngdưới hình thái vật chất, loại hình kinh doanh vàng phi vật chất, kinh doanh vàngtrên tài khoản cũng bắt đầu được triển khai Các nghiệp vụ kinh doanh vàng cũngngày một đa dạng hơn Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, hoạt động của thịtrường vàng nói chung, hoạt động kinh doanh vàng của các cơ sở kinh doanh vàngnói riêng vẫn còn chứa đựng nhiều bất cập, tiềm ẩn nhiều rủi ro và gây bất ổn chonền kinh tế xã hội Chất lượng vàng chưa đạt tới độ chuẩn hóa; việc giao dịch muabán,chuyển nhượng vàng chưa thuận tiện Quy chế hoạt động kinh doanh vàngkhông nhất quán, thị trường vàng trong nước và quốc tế chưa liên thông Vì vậy,nghiên cứu thực trạng thị trường vàng và hoạt động kinh doanh ở Việt Nam để từđó đưa ra định hướng phát triển cho thị trường vàng và các hoạt động kinh doanhvàng trong thời gian tới có ý nghĩa thực tiễn cấp bách.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Qua nghiên cứu chuyên đề đưa ra được những luận cứ khoa học (bao gồm cảlí luận, thực tiễn) để đánh giá thực trạng thị trường vàng và hoạt động kinh doanhvàng ở Việt Nam giai đoạn hiện nay trên cơ sở đó đưa ra định hướng phát triển thịtrường vàng và hoạt động kinh doanh vàng đến năm 2020.

Trang 4

- Định hướng phát triển thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng ở Việt Nam đến năm 2020.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề tập trung vào thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

 Không gian nghiên cứu: Chuyên đề tiến hành khảo sát thực trạng thị trườngvàng và hoạt động kinh doanh vàng ở Việt Nam.

 Thời gian nghiên cứu:

+ Thời gian khảo sát thực tế: từ năm 2007 đến năm 3/2014.+ Thời gian ứng dụng: đến năm 2020.

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện chuyên đề, tác giả dự kiến sử dụng phương pháp nghiên cứuthống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích: khảo sát hoạt động kinh doanh vàng trongnước và quốc tế để phân tích, đánh giá, so sánh, tham chiếu.

5 Kết cấu chuyên đề

Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu thành 3 phần:Phần 1: Cơ sở lý luận về thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng.Phần 2: Thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng ở Việt Nam giai đoạnhiện nay.

Phần 3: Quan điểm, định hướng phát triển thị trường vàng và hoạt động kinhdoanh vàng ở Việt Nam đến năm 2020.

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NHTW Ngân hàng trung ươngNHTM Ngân hàng thương mại

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Bảng, biểu, sơđồ, hình vẽ

Bảng 1.1 Trữ lượng vàng tại các khu vực 2Bảng 1.2 Một số loại hóa tệ trên thế giới 3Bảng 1.3 Những cột mốc quan trọng trong lịch sử tiền tệ của

Trang 7

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của vàng

Vàng là kim loại mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, màu vàng và chiếu sáng, vàngkhông phản ứng với hầu hết các hóa chất, có dạng quặng hoặc hạt trong đá và trongcác mỏ bồi tích.Vàng được dùng làm 1 tiêu chuẩn tiền tệ ở nhiều nước, được sửdụng trong các ngành nha khoa, điện tử, và trang sức.

Vàng được khai thác từ rất xa xưa, vào khoảng 4.000 năm trước côngnguyên, kể từ đó cho đến bây giờ, vàng đã và luôn chiếm một vị trí đặc biệt trongđời sống kinh tế - xã hội Ở bất kỳ dân tộc nào, khu vực nào,thời đại nào, con ngườiđều sử dụng vàng, say mê tìm kiếm vàng, chiếm đoạt và cất giữ vàng Đây chính làđặc điểm quyết định vai trò của vàng đối với đời sống kinh tế - xã hội của loàingười Vàng mang một ý nghĩa biểu tượng mạnh mẽ, liên kết chặt chẽ với các giátrị cao nhất trong xã hội Nó biểu tượng cho quyền lực, sự giàu có, tâm huyết, hạnhphúc, tình yêu, hy vọng, lạc quan, thông minh, công lý, cân bằng, sự hoàn hảo,…Có thể khẳng định, vàng là một trong những giá trị đã liên kết con người với nhaukhông phân biệt sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo và lịch sử Do đó, một câu hỏilớn đước đặt ra là “Tại sao vàng lại được con người quý đến vậy?” Để trả lời chocâu hỏi này, ta đi nghiên cứu các đặc điểm của vàng:

(1) Vàng là một kim loại quý và tương đối hiếm

Trước hết vàng là một kim loại quý Vẻ đẹp nội tại, sự ấm áp, giá trị tinhthần toát ra từ vàng đã đưa vàng trở thành niềm tự hào và là kim loại ưa thích củacác nhà kim hoàn Vàng có tính bền vững hóa học rất cao, có vẻ đẹp rực rỡ ngay cảkhi nung nóng chảy Vàng có độ dẻo cao, rất dễ dát mỏng và kéo sợi Vàng luôn giữđược sắc mầu trong mọi điều kiện và chỉ cần một ít vàng người ta đã có thể dễ dàngchế tạo ra những đồ vật đẹp trang điểm cho cuộc sống Chính những đặc điểm đólàm cho vàng đã hấp dẫn con người ngay từ đầu.

Vàng không chỉ là kim loại quý mà nó còn là một thứ kim loại tương đốihiếm Theo ước tính của Gold Field Mineral Services, tổng lượng vàng khai thác

Trang 8

trên thế giới từ xưa đến nay là khoảng 172.000 tấn (đến năm 2000 là 140.000 tấn vàtừ đó đến nay mỗi năm tăng khoảng 2.600 tấn) Theo số liệu thống kê dến năm2000, khai thác vàng chủ yếu diễn ra ở các khu vực là Nam Phi (44 nghìn tấn), Liênbang Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ (17 nghìn tấn), Mỹ (6 nghìn tấn), Braxin(2,5 nghìn tấn) và Columbia (2 nghìn tấn) Trữ lượng vàng đã được thăm dò cònkhoảng 75 nghìn tấn Vì vậy, nếu so sánh với các loại tài nguyên khoáng sản khácnhư sắt, dầu lửa có trữ lượng lớn và sản lượng khai thác đến hàng triệu tấn/năm thìvàng quả là một kim loại hiếm Bên cạnh đó, việc khai thác vàng trong trong thực tếcũng không hề dễ dàng Hiện nay, nguồn cung vàng chủ yếu không phải được khaithác từ các mỏ quặng mà từ việc sang lọc đất Ở Nam Phi, để chiết xuất được sảnlượng 500 tấn vàng/năm thì phải xay khoảng 70 triệu tấn đất

Sự quý và hiếm của vàng được Gold Survey minh chứng ở bảng số liệu Trữ

lượng vàng tại các khu vực:

Bảng 1.1 Trữ lượng vàng tại các khu vực

Đơn vị tính: Tấn

Khu vựcTrữ lượng thăm dòTrữ lượng giả thiết

Châu Phi 42.850 65.120Châu Âu 5.385 13.225Châu Á 3.550 7.675Châu Mỹ 16.030 28.600Châu Đại Dương 6.975 12.750

(Nguồn: Gold Survey 2000)

(2) Vàng có tính chất xã hội đặc biệt: vừa là hàng hóa, vừa là tiền tệ đặc biệt

Trang 9

45% được dùng vào việc chế tác đồ trang sức, 25% vàng do các ngân hàng trungương và các tổ chức tài chính -tiền tệ nắm giữ, 18% lượng vàng thuộc về tư nhân vàcác loại khác chiếm khoảng 12%.

+ Giá trị: Giá trị của vàng là giá trị lao động kết tinh trong nó phát sinh quá

trình khai thác và sản xuất vàng Giá trị của vàng được đo bằng thời gian lao độngxã hội cần thiết để khai thác, sản xuất ra vàng

- Tính chất tiền tệ đặc biệt của vàng

Ngoài những giá trị không thể phủ nhận của vàng trong nghi lê tôn giáo,trong biểu tượng quyền lực của giai cấp thống trị, trong sự ngưỡng mộ của conngười với những đồ trang sức mỹ nghệ thì trải qua nhiều thế kỷ vàng còn được sửdụng để đúc tiền Vậy, vì sao vàng lại trở thành tiền?

Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển làm cho traođổi hàng hóa phát triển mạnh đòi hỏi con người phải sử dụng những hàng hóađặcbiệt đóng vai trò vật ngang giá chung Khi sản xuất và thị trường ngày càng mởrộng thì tình trạng có nhiều vật ngang giá chung càng làm cho trao đổi khó khăn,đòi hỏi phải dùng một vật ngang giá chung duy nhất, dẫn đến xuất hiện hình tháitiền tệ Lúc đầu, tiền là những thứ quý, hiếm đối với con người thời đó như mũi tên,vỏ sò, lông thú, gia súc, dần dần chỉ còn là vàng, bạc và cuối cùng là vàng

Bảng 1.2 Một số loại hóa tệ trên thế giới

Răng cá voi FijiVỏ sò MarianasGỗ hương HawwaiLúa PhilipineMuối Rất nhiều nơiHạt tiêu InđônêsiaVải lụa Trung QuốcDa Pháp, ItaliaRượu vang Australia

Trang 10

Theo dòng lịch sử, dù xã hội có những biến động thăng trầm như thế nào thìvàng vẫn luôn giữ được giá trị và duy trì được thị trường riêng của mình Mặt khác,vàng lại còn dễ cất trữ, chưa kể những đồ cổ bằng vàng thì giá trị của nó lại còn caogấp nhiều lần so với giá trị của bản thân lượng vàng làm ra nó Điều này dẫn đếnviệc đến một lúc nào đó vàng sẽ được sử dụng làm đại diện của giá trị dưới góc độlà tiền- vật ngang giá chung trong trao đổi hàng hóa.

Khi thương mại lớn mạnh, người ta nhận thấy tiền phải có một số tính chấttiện lợi tối thiểu như: Phải có giá trị thực tế, dễ sử dụng, dễ vận chuyển, dễ chia nhỏ,tồn tại lâu mà không hư hại Vì vậy, ban đầu có nhiều loại hàng hóa quý hiếm đóngvai trò tiền tệ, nhưng dần dần người ta nhận ra giá trị của vàng, vì ngoài yếu tố hiếmra, vàng còn có những đặc tính quý báu khác mà không có một thứ vật chất gì có thểthay thế được khi thực hiện chức năng tiền tệ: đồng chất, dễ chia nhỏ, khó hư hỏng,giá trị cao, dễ bảo quản, dễ vận chuyển Có thể nói vàng có đủ các chức năng củatiền tệ: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, phương tiệncất trữ và tiền tệ thế giới

Kể từ khi được sử dụng làm tiền, vàng được coi là một loại tiền tệ đặc biệtbởi giá trị thực của nó Khác với các loại tiền tệ quốc gia như USD, GBP, JPY,…đang được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế hiện nay thường bị kiểm soátbởi NHTW của nước phát hành ra đồng tiền đó, giá trị của những đồng tiền nàychịu sự tác động trực tiếp bởi sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế quốc giathì vàng là loại tiền tệ đặc biệt bởi chúng vừa là hàng hóa, vừa là công cụ trao đổi(tiền), song chúng không chịu sự kiểm soát hay ảnh hưởng bởi nền kinh tế cụ thểnào Chính điều này làm cho giá trị của vàng được đảm bảo lâu dài hơn so với cácđồng tiền khác.

Vai trò tiền tệ của vàng được xem là một trong quá trình tự nhiên, là loại tiềntệ thực đáng tin cậy của con người Trong đời sống xã hội ngày nay, vàng khôngcòn thực hiện đầy đủ các chức năng của tiền tệ Mặc dù vậy, vai trò tiền tệ của vàngkhông hoàn toàn mất đi, đặc biệt là chức năng cất trữ giá trị và tiền tệ quốc tế Vànglà một phần quan trọng trong dự trữ quốc gia, nó được sử dụng để giải quyết cáckhó khăn về cán cân thanh toán quốc tế và đối phó với khủng hoảng hay các sự cốđặc biệt như thiên tai, chiến tranh,…

Cần chú ý thêm, không phải bất cứ hình thức vàng nào cũng có thể thực hiệnchức năng tiền tệ quốc tế Theo hướng dẫn, trong cẩm nang thống kê tiền tệ củaIMF,chỉ có vàng đủ tiêu chuẩn quốc tế do NHTW nắm giữ mới được coi là tiền tệ,

Trang 11

thuộc dự trữ ngoại hối của quốc gia, còn vàng được nắm giữ bởi các tổ chức kinh tếbao gồm cả tổ chức tín dụng, bởi cá nhân được coi là hàng hóa thông thường.

Bảng 1.3 Những cột mốc quan trọng trong lịch sử tiền tệ của vàng

5000 năm trướcCông nguyên

Vàng là phương tiện trung gian trao đổi

700 năm trướcCông nguyên

Electrum- Hợp kim tự nhiên giữa vàng và bạc được dùng đểđúc những đồng tiền đầu tiên

500 năm trướcCông nguyên

Những đồng tiền đầu tiên được đúc từ vàng nguyên chất vớitrọng lượng và độ tinh khiết được đảm bảo

1300-1400 sauCông nguyên

Thời kỳ của tiền giấy cùng những đồng tiền vàng, bạc và tiềnkim loại khác

Từ năm 1850 Chuyển từ chế độ song bản vị sang chế độ bản vị đơn: Chế độbản vị đầy đủ

Sang năm 1914 Chuyển đổi dần sang chế độ bản vị vàng, giấy bạc được đảmbảo bằng vàng khối với tỷ lệ do pháp luật quy định

Sau năm 1925 Chuyển dần sang chế độ bản vị vàng chuyển đổi, nguồn dự trữtiền tệ có thể giữ dưới dạng tiền đảm bảo bằng vàng

Năm 1944 Hiệp định Bretton Woods ra đời với sự chuyển đổi từ chế độbản vị vàng sang chế độ bản ngoại tệ vàng.Theo chế độ này,tiền giấy không trực tiếp đổi lấy vàng được, mà đổi lấy đồngUSD và qua đó đổi lấy vàng Đồng USD được xem như trụ cộtduy nhất của hệ thống tiền tệ thế giới, được ấn định ở mức35USD/oz.

Từ năm 1968 Bãi bỏ chế độ ấn định giá vàng 35USD/oz Thị trường vàngchia thành thị trường chính thức cho các giao dịch của NHTWvới giá ấn định cũ và thị trường tự do cho các thành viên khác.Năm 1971 Mỹ bỏ chế độ chuyển đổi USD ra vàng

Năm 1973 Các NHTW được quyền bán vàng ra thị trường tự do,chế độ tỷgiá thả nổi

Năm 1978 Các NHTW được mua vàng từ thị trường tự do Các nhà kinhdoanh tư nhân và chính thức được tự do kinh doanh vàng (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

(3) Vàng là công cụ tích trữ truyền thống của con người

Lịch sử phát triển nhân loại cho thấy việc lưu giữ tiền luôn ẩn chứa nhữngbất trắc, rủi ro, chỉ có vàng là loại tài sản được xem là có giá trị bất biến với thờigian, thậm chí nó còn được sử dụng làn thước đo giá trị của những tài sản lớn khác.

Trang 12

Vì vậy, từ xưa cho đến nay, nhiều người vẫn thích chọn lưu giữ vàng hơn là lưu giữtiền giấy.

(4) Vàng là một công cụ đầu tư có khả năng chống lạm phát và các bất ổnxã hội

Có được lợi thế này là do tính chất đặc thù của vàng như một loại hàng hóađã đem lại cho nó một sức hấp dẫn trong vai trò là công cụ đầu tư chống lạm phát.Khi nền kinh tế càng phát triển, chỉ số lạm phát ngày càng tăng thì vàng sẽ là côngcụ đầu tư giữ được giá trị tốt nhất.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh tình hình chính trị bất ổn, vàng cũng là loại tàisản tích trữ duy nhất bởi giá trị của các đồng tiền có thể thay đổi theo diễn biếnchính trị, còn vàng thì luôn giữ được giá trị trong bất cứ hoàn cảnh nào Điều đókhiến giá vàng luôn tăng cao khi chính trị - xã hội thế giới bất ổn, các NHTW củacác quốc gia trên thế giới đã thực hiện việc tăng dự trữ bằng vàng, dần thay thế choviệc dự trữ bằng USD truyền thống như trước đây.

1.1.2 Cấu trúc và các chủ thể tham gia thị trường vàng

Tùy theo tiêu thức phân loại khác nhau, thị trường vàng sẽ được cấu trúcthành nhiều bộ phận khác nhau.

Căn cứ vào phạm vi hoạt động, thị trường vàng gồm: thị trường vàng quốc tếvà thị trường vàng trong nước.

Căn cứ vào tính chất pháp lý, thị trường vàng gồm: thị trường có tổ chức (thịtrường tập trung/sở giao dịch, thị trường bán tập trung/thị trường OTC) và thịtrường tự do.

Căn cứ vào phương tiện thanh toán và giao nhận, thị trường vàng bao gồm:Thị trường vàng hữu hình (vàng vật chất) và thị trường “vàng ghi sổ” Trong đó trênthị trường vàng hữu hình vàng vật chất được mua bán, chuyển nhượng Còn trên thịtrường vàng “ghi sổ” diễn ra các hoạt động mua bán các quyền về vàng hữu hìnhchứ không phải bản thân vàng.

Hoạt động kinh doanh vàng và các quan hệ tương hỗ trên thị trường vàngđược khái quát như sau:

Giao dịch vàng vật chấtGiao dịch vàng “ghi sổ”

Vàng thỏi Tài khoản vàngGiao vàng Hợp đồng vàng có kỳ hạn

Trang 13

Tiền vàng Tài khoản tiền vàngThực hiện quyền lựa chọn Quyền lựa chọnNhận vàng theo chứng chỉ Chứng chỉ vàng

Vàng trang sức Cổ phần khai thác vàng

- Thị trường vàng hữu hình:

Thị trường vàng hữu hình vàng thường mua bán vàng dưới dạng thỏi, ngoàira các đồng tiền vàng chính thức hoặc được làm nhái theo mẫu, các huy chương vàđồ trang sức, đặc biệt nếu có chất lượng chế tác thấp nhưng hàm lượng vàng caocũng được mua bán rộng rãi trên thị trường Tuy nhiên, ở đây ta chỉ tập trung vàothị trường vàng thỏi vì đây chính là hình thái đầu tiên của vàng sau đó mới đượcchuyển thành các dạng trên Thị trường vàng thỏi thường đóng vai trò trung giangiữa các nhà cung ứng vàng lớn (nhà sản xuất, xưởng tinh luyện, ngân hàng trungương) với các nhà đầu tư nhỏ và các xưởng chế tác.

Thị trường vàng hữu hình chủ yếu là thị trường mua bán giao ngay, nhưngđược hỗ trợ bằng việc sử dụng các giao dịch có kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro với cáctrạng thái vàng hữu hình Việc mua bán được thực hiện với giá được yết bởi từngnhà giao dịch, trừ trường hợp định giá, khi các nhà giao dịch cùng thỏa thuận vềmức giá.

Chủ thể tham gia thị trường vàng hữu hình là: các nhà giao dịch vàng thỏi,vàng miếng hoạt động chấp nhận trạng thái mở (chủ yếu là các ngân hàng thươngmại); Các nhà môi giới cân bằng trạng thái này bằng các giao dịch ngược lại để lấyphí hoặc mua và bán ăn chênh lệch giá và các ngân hàng vàng tài trợ cho các giaodịch trên Ngoài ra, để kết hợp toàn bộ các chức năng trên có các công ty kinhdoanh vàng bạc đá quý Thông thường, các nhà giao dịch có xưởng tinh luyện vàngriêng hoặc đi thuê.

- Thị trường “vàng ghi sổ”

Thị trường này sử dụng các công cụ chứng từ về vàng Các bên tham giagiao dịch mua bán không chuyển giao vàng vật chất mà chỉ hạch toán trên tàikhoản Do vậy, khi tham gia các giao dịch này, nhà đầu tư bắt buộc phải mở tàikhoản giao dịch vàng Trường hợp mua bán qua Sở/Sàn giao dịch, nhà đầu tư phảiđảm bảo các quy định về ký quỹ ban đầu, ký quỹ bổ sung; khối lượng/quy mô giao

Trang 14

dịch, bước giá và đơnvị giao dịch; các loại lệnh và định chuẩn lệnh… Nhà đầu tư sẽđặt lệnh mua/bán qua các thành viên giao dịch của Sở Nếu lệnh được thực hiện,Phòng/Trung tâm thanh toán bù trừ sẽ thực hiện thanh toán cho các bên mua, bán.

Công cụ chứng từ về vàng đại diện cho các trái quyền với một khối lượng vàhàm lượng vàng nhất định Các giao dịch với công cụ này thường nhằm mục đíchđầu cơ và phòng ngừa rủi ro, và hiếm khi liên quan đến việc chuyển nhượng thựcsự vàng hữu hình Tuy nhiên, các giao dịch này là một phần của thị trường vàng,đặc biệt do vai trò công cụ đầu tư của vàng Các công cụ của thị trường “vàng ghisổ” gồm: Hợp đồng kỳ hạn (Gold Forward), hợp đồng quyền chọn (Gold Option),hợp đồng tương lai (Gold Future), giấy chứng nhận vàng (Gold Warrants), hợpđồng đòn bẩy vàng (Gold Leverage Contract) và các công cụ/chứng từ giao ngay vềvàng Việc giao dịch các công cụ này chủ yếu nhằm mục đích đầu cơ và phòngngừa rủi ro, hiếm khi liên quan đến việc chuyển nhượng thực sự vàng vật chất Theothời gian, các giao dịch vàng ghi sổ có xu hướng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trongtổng giá trị giao dịch của thị trường vàng, đặc biệt là giao dịch mang tính đầu cơ.

Thị trường vàng hữu hình và thị trường “vàng ghi sổ” có mối quan hệ mậtthiết với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau Thị trường vàng hữu hình chủ yếu thựchiện các nghiệp vụ mua bán giao ngay, tuy nhiên nó vẫn cần sử dụng các nghiệp vụcủa thị trường vàng “ghi sổ” để phòng ngừa rủi ro với các trạng thái vàng hữu hình.Có hai điểm bất lợi trong hoạt động đầu tư và nắm giữ vàng là chi phí an toàn vàlưu giữ lớn; Và khi nắm giữ vàng thì vàng sẽ không sinh lợi Chính vì lí do này mànhiều nhà nắm giữ một số lượng vàng không muốn bán vàng của mình đi mà muốnsử dụng các nghiệp vụ trên thị trường vàng “ghi sổ” để tạm thời từ bỏ vàng của họ.Tạm thời, những người đang nắm giữ vàng có thể sử dụng nguồn vốn có được từvàng để mua các công cụ tài chính có khả năng sinh lời Để thực hiện điều này, mộttrong những phương pháp mà họ có thể sử dụng là bán vàng vật chất trên thị trườnggiao ngay và sẽ mua lại vào một thời điểm trong tương lai Đây được đánh giá làmột phương pháp tương đối mạo hiểm vì nó phụ thuộc vào giá vàng tại thời điểmtrong tương lai Vì vậy, người ta còn có thể sử dụng phương pháp thứ hai là bánvàng trên thị trường giao ngay và mua vàng kỳ hạn (giá đã được xác định vào thờiđiểm trong tương lai) Phương pháp này có ưu điểm là tránh được rủi ro về giávàng, tuy nhiên lại có nhược điểm là nó không cho phép kiếm lợi trong trường hợpgiá sụt giảm.

Thực tế mô hình tổ chức thị trường ở nhiều nước cho thấy, thị trường vànglà một bộ phận cấu thành của thị trường hàng hóa tập trung Hầu hết các Sàn giao

Trang 15

dịch hàng hóa trên thế giới hiện nay đều giao dịch nhiều loại hàng hóa khác nhaunhư dầu (dầu thô, xăng, dầu cặn), nông sản (đường, cà phê, cacao), các loại kimloại quý (vàng, bạc, bạch kim…) và các kim loại màu khác (nhôm, kẽm, thiếc,uranium…) Một số sàn giao dịch hàng hóa nổi tiếng hiện nay trên thế giới là: Sàngiao dịch hàng hóa Chicago, NewYork, Tokyo…

1.2 Hoạt động kinh doanh vàng - Mô hình tổ chức và các nghiệpvụ kinh doanh

1.2.1 Mô hình tổ chức của thị trường vàng

Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới, hoạt động của thị trường vàng đềudo ngân hàng trung ương trực tiếp quản lý Hoạt động kinh doanh vàng trên thịtrường do các nhà giao dịch vàng thực hiện (gồm các NHTM và các công ty kinhdoanh vàng bạc đá quý) Trên thị trường còn có các nhà môi giới thực hiện giaodịch để lấy phí hoặc mua bán vàng để hưởng chênh lệch giá Hoạt động kinh doanhvàng của các chủ thể hiện nay gồm có 2 mảng chính là kinh doanh vàng trên thịtrường quốc tế và kinh doanh vàng trên thị trường nội địa

Ngoài hoạt động kinh doanh, mua bán vàng trên thị trường các NHTM vàcác công ty kinh doanh vàng bạc đá quý còn cung cấp các dịch vụ khác liên quanđến giao dịch vàng vừa để đa dạng hóa dịch vụ vừa nhằm hỗ trợ cho nghiệp vụ kinhdoanh vàng trên trị trường Các dịch vụ mà các ngân hàng thương mại và các côngty kinh doanh vàng bạc đá quý được cung cấp có liên quan đến giao dịch vàng gồm:dịch vụ giữ hộ vàng, dịch vụ ngân quỹ vàng, dịch vụ tiết kiệm vàng, cho vay vàng

(1) Dịch vụ giữ hộ vàng: NHTM và các công ty kinh doanh vàng bạc đá quýnhận giữ hộ vàng cho khách hàng nhằm mục đích an toàn Đây là dịch vụ đơn giản,các NHTM có thể sử dụng uy tín và kho quỹ an toàn của mình để cung cấp dịch vụnày cho khách hàng và hưởng một mức phí giữ hộ vàng nhất định.

(2) Dịch vụ ngân quỹ vàng: NHTM và các công ty kinh doanh vàng bạc đáquý nhận thu và chi vàng hộ cho khách hàng Bằng cách tận dụng kỹ năng chuyênmôn của nhân viên ngân hàng trong việc thực hiện khâu kiểm đếm vàng và uy tíncủa ngân hàng (như làm trung gian giữa các bên giao dịch, địa điểm an toàn thựchiện giao dịch vàng), các NHTM có thể cung cấp dịch vụ này cho khách hàng vớimột mức phí nhất định.

(3) Dịch vụ tiết kiệm vàng: NHTM và các công ty kinh doanh vàng bạc đáquý mở tài khoản tiết kiệm vàng cho khách hàng gửi vàng nhằm mục đích an toànvà sinh lợi Dịch vụ tương tự như tiền gửi tiết kiệm Do vậy, thông qua dịch vụ này

Trang 16

NHTM có thêm một kênh huy động vốn bằng vàng lãi suất thấp hơn nhiều so vớihuy động bằng tiền mặt, các quy định cũng gắt gao hơn, như khách hàng muốn rútvàng trước hạn sẽ không được hưởng lãi; ngân hàng chỉ nhận loại vàng có đảm bảovề quy cách.

(4) Cho vay vàng: NHTM và các công ty kinh doanh vàng bạc đá quý sửdụng nguồn vốn bằng vàng huy động được từ các dịch vụ giữ hộ, tiết kiệm vàchuyển ngân vàng để cung cấp tín dụng bằng vàng cho khách hàng.

Cho vay vàng được thực hiện trong một số trường hợp sau:

- Nhà đầu tư có khoản phải thu bằng vàng trong tương lai dự đoán giá vànggiảm nên vay vàng của ngân hàng để bán ra theo nghiệp vụ giao ngay Khi nhậnđược khoản phải thu bằng vàng sẽ trả lại ngân hàng.

- Ngân hàng cho nhà đầu tư vay vàng để thực hiện nghiệp vụ bán khống (sốvàng chênh lệch giữa khối lượng bán và tỷ lệ ký quỹ theo yêu cầu).

Mặt khác, trong các hoạt động mua/bán vàng trên tài khoản của khách hàng(giao ngay hoặc kỳ hạn), ngân hàng và các công ty kinh doanh vàng bạc, đá quý chỉyêu cầu khách hàng phải ký quỹ 1 tỷ lệ nhất định, số thiếu còn lại được ngân hàngvà các công ty kinh doanh vàng bạc, đá quý cho vay Số tiền/vàng cho vay này đượcđảm bảo bằng tài sản (tiền/vàng) trên tài khoản của khách hàng.

Ngoài ra, riêng các NHTM còn được phép cung cấp thêm các dịch vụ ngânhàng liên quan đến giao dịch vàng như: dịch vụ thanh toán vàng, dịch vụ chuyểnngân vàng.

(1) Dịch vụ thanh toán vàng: để thực hiện dịch vụ, trước hết NHTM nhậnmở tài khoản tiền gửi vàng cho khách hàng ký gửi hoặc thu vàng ghi Có vào tàikhoản Sau đó, từ tài khoản này, NHTM có thể ghi Nợ để trích tài khoản chi trảvàng theo yêu cầu của khách hàng Thực chất dịch vụ này tương tự như dịch vụthanh toán trong nước, chỉ khác là tài khoản này là tài khoản vàng.

(2) Dịch vụ chuyển ngân vàng: NHTM thực hiện việc chuyển ngân vàng từnơi này sang nơi khác cho khách hàng nhằm mục tiêu di chuyển tài sản một cách antoàn, thuận lợi và nhanh chóng Khách hàng thực hiện mở tài khoản tiền gửi vàngtại chi nhánh của ngân hàng nơi khách hàng chuyển đi và ký gửi lượng vàng cầnchuyển vào đó, hoặc có thể kết hợp với dịch vụ thanh toán vàng để nhập vàng từđối tác thanh toán trực tiếp vào tài khoản Sau đó, khách hàng lập lệnh chuyển ngânvàng từ tài khoản của mình vào tài khoản chỉ định của ngân hàng mở tại địa điểm

Trang 17

đến Với lệnh chuyển ngân vàng, ngân hàng tiến hành ghi Nợ vào tài khoản tiền gửivàng của khách hàng mở tại ngân hàng nơi vàng chuyển đi và ghi Có vào tài khoảnchỉ định tại ngân hàng nơi vàng chuyển đến.

1.2.2 Các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường vàng

Hoạt động kinh doanh vàng trên thị trường bao gồm nhiều loại khác nhau tùytheo tiêu thức phân chia Nếu căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh, hoạt động kinhdoanh vàng gồm: giao dịch vàng giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi,giao dịch quyền chọn và giao dịch hợp đồng tương lai Nếu căn cứ vào hình thái vậtchất của vàng khi thanh toán, hoạt động kinh doanh vàng gồm: kinh doanh vàng vậtchất (xuất, nhập khẩu vàng, mua bán vàng trong nước) và kinh doanh vàng trên tàikhoản.

Các nghiệp vụ kinh doanh vàng vật chất

Kinh doanh vàng vật chất là kinh doanh vàng hữu hình dưới hình thức vàngthỏi, vàng hạt, vàng miếng hoặc vàng chế tác thành tiền tệ phục vụ cho nhu cầuthanh toán hoặc tích trữ Tham hoạt động kinh doanh này các nhà giao dịch vàngthỏi, vàng miếng (chủ yếu là cácNHTM và các công ty kinh doanh vàng bạc đá quý)đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất, nhập khẩu và mua bán vàng trongnước Tại thị trường nội địa, các nhà giao dịch mua vàng miếng từ khách hàng cónhu cầu bán để bán lại cho khách hàng có nhu cầu mua và kiếm lợi từ chênh lệchgiữa giá bán ra và giá mua vào Hoạt động này tương tự như hoạt động kinh doanhngoại tệ tiền mặt.

Các nghiệp vụ kinh doanh vàng tài khoản

Kinh doanh vàng tài khoản là hoạt động kinh doanh vàng vô hình, diễn ratrên tài khoản của nhà đầu tư kinh doanh vàng Hoạt động này được thực hiện giữacác NHTM, các công ty kinh doanh vàng bạc đá quý với khách hàng ở trong nước,hoặc ngân hàng và các công ty kinh doanh vàng bạc, đá quý làm môi giới đại lýnhận lệnh mua, bán vàng cho khách hàng trên thị trường nước ngoài, hoặc bản thânngân hàng và các công ty kinh doanh vàng bạc đá quý thực hiện kinh doanh vàngqua tài khoản trên thị trường quốc tế Kinh doanh vàng qua tài khoản có một sốthuận lợi hơn trong giao dịch như: nơi nào có Internet là nơi đó có giao dịch được;thị trường liên thông toàn cầu (giao dịch 24/24 giờ trong ngày); khối lượng giaodịch lớn; sử dụng lực đòn bẩy (nhà đầu tư thường chỉ phải ký quỹ một tỷ lệ phầntrăm nhất định trên tổng giá trị giao dịch, số còn lại do người cung cấp dịch vụ cho

Trang 18

vay)… Do vậy, kinh doanh vàng trên tài khoản giúp các tổ chức và cá nhân sửdụng vàng có hiệu quả, có thể phòng ngừa, kiểm soát được rủi ro và tiết kiệm đượcchi phí vốn trong kinh doanh vàng, đồng thời giúp các tổ chức tín dụng huy động cóhiệu quả nguồn vốn bằng vàng trong nước, góp phần làm giảm bớt nhu cầu kinhdoanh vàng vật chất… Tuy nhiên, nếu thiếu kiến thức, thiếu hệ thống pháp lý hoặchệ thống pháp lý không đầy đủ và đồng bộ, cơ sở hạ tầng của hệ thống giao dịchyếu kém… thì hoạt động kinh doanh này cũng có thể gây nên những hậu quả khônglường cho cả nhà đầu tư, người cung cấp dịch vụ và nền kinh tế.

Các nghiệp vụ kinh doanh vàng trên tài khoản bao gồm: hợp đồng giao ngay,hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn và hợp đòng tương lai.

- Hợp đồng giao ngay vàng (Gold Spot)

Là nghiệp vụ mua bán vàng trong đó việc giao nhận vàng được thực hiệnngay trong ngày giao dịch hoặc vào ngày thanh toán theo quy định của Sở giao dịch(T+1, hoặc T+2, hoặc T+3) Nghiệp vụ mua bán này được thực hiện theo giá giaongay trên thị trường.

- Hợp đồng kỳ hạn vàng (Gold Forward)

Giao dịch vàng kỳ hạn là giao dịch mua hoặc bán vàng giữa hai bên mua bán, theo đó hai bên cam kết mua bán với nhau một lượng vàng nhất định, theo mộtmức giá xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng nhưng việc chuyển giao và thanhtoán được tiến hành tại một thời điểm xác định trong tương lai.

-Mục đích của việc sử dụng giao dịch này là nhằm:

(i) Phòng ngừa rủi ro (do cố định được giá trị các khoản thu hoặc chi trongtương lai nhằm tránh những tổn thất khi giá vàng biến động mạnh);

(ii) Đầu cơ kiếm lợi nhuận (thực hiện giao dịch mang tính cá cược trên giávàng để thu lợi nhuận dựa trên sự phán đoán về xu hướng biến động giá trong tươnglai).

- Hợp đồng hoán đổi vàng (Gold Swap)

Hoán đổi vàng là cam kết mua bán vàng tại một mức giá được xác địnhtrước, trong đó việc mua và bán được thực hiện tại các thời điểm khác nhau Thựcchất các giao dịch hoán đổi vàng là một nghiệp vụ kép của hai nghiệp vụ: giao ngayvà kỳ hạn hoặc kỳ hạn và kỳ hạn với cùng một lượng vàng nhưng theo hai hướngngược nhau

Trang 19

- Hợp đồng quyền chọn vàng (Gold Options): Là loại hợp đồng khác với hợp

đồng kỳ hạn ở chỗ người mua có quyền thực hiện hợp đồng chứ không phải cónghĩa vụ thực hiện hợp đồng Hợp đồng quyền chọn mua/bán vàng là một hợp đồngtùy thuộc đơn phương, với người bảo lãnh (người bán) bắt buộc phải thực hiện theoyêu cầu của người mua hợp đồng Nói cách khác, theo hợp đồng này, người muaquyền chọn có quyền nhưng không bắt buộc mua hoặc bán một số lượng vàng cụthể trong một thời gian xác định với mức giá được ấn định ngay tại thời điểm ký kếthợp đồng, sau khi đã trả một khoản phí (premium) cho người bán quyền chọn vàolúc ký hợp đồng

Có 2 loại quyền chọn:

+ Quyền chọn mua vàng (Call Option): cho phép người mua quyền chọn cóquyền mua hoặc không mua một khối lượng vàng trong một khoảng thời gian nhấtđịnh theo mức giá đã thỏa thuận với người bán quyền.

+ Quyền chọn bán vàng (Put Option): cho phép người mua quyền chọn cóquyền bán hoặc không bán vàng trong một khoảng thời gian nhất định theo mức giáđã thỏa thuận với người bán quyền.

Sự khác biệt cơ bản giữa hợp đồng quyền chọn với hợp đồng kỳ hạn chính làở tính bắt buộc của các bên tham gia hợp đồng Đối với hợp đồng quyền chọn, tínhbắt buộc chỉ áp dụng đối với bên bán quyền chứ không bắt buộc với bên muaquyền Song bên mua quyền phải trả một khoản chi phí nhất định cho bên bánquyền để có được quyền chọn trong một khoảng thời gian nhất định (đây là mộtkhoản tiền mà người bán quyền chọn được hưởng cho dù người mua quyền thựchiện hoặc không thực hiện hợp đồng).

Mục đích của việc thực hiện giao dịch này là:

(i) Thỏa mãn nhu cầu phòng ngừa rủi ro biến động giá vàng (Khách hàng cónhu cầu thanh toán bằng vàng khi dự báo giá vàng có thể tăng lên tại thời điểmthanh toán trong tương lai thì mua hợp đồng quyền chọn mua; khách hàng có nguồnthu bằng vàng trong tương lai, khi dự báo giá vàng xuống tại thời điểm thanh toánthì mua hợp đồng quyền chọn bán để phòng ngừa rủi ro).

(ii) Kiếm tiền nhờ hoạt động đầu cơ dựa trên cơ sở dự đoán giá vàng.Các kiểu hợp đồng quyền chọn để khách hàng lựa chọn:

Trang 20

+ Hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu: với kiểu hợp đồng này khách hàngchỉ có thể thực hiện quyền vào ngày hết hạn hợp đồng, còn những thời gian khácnếu muốn thanh lý hợp đồng phải bán lại cho ngân hàng

+ Hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ: với kiểu hợp đồng này khách hàng có thểthực hiện quyền trước hoặc vào ngày hết hạn hợp đồng.

- Hợp đồng tương lai vàng (Gold Futures)

Hợp đồng tương lai vàng là hợp đồng mua, hoặc bán một khối lượng vàngnào đó tại một thời điểm xác định trong tương lai Đây là loại hợp đồng đặc biệtđược giao dịch theo tiêu chuẩn của Sở giao dịch.

Đặc điểm của hợp đồng tương lai

+ Hoạt động mua bán được thực hiện theo các tiêu chuẩn mà Sở giao dịchquy định.Ví dụ: loại vàng, thời gian đáo hạn, quy mô hợp đồng, mức ký quỹ,…

+ Giá vàng được hình thành theo nguyên tắc đấu giá, hoặc khớp lệnh Giánày không cố định như hợp đồng kỳ hạn mà thay đổi hàng ngày theo giá thị trường.

+ Việc thanh toán lỗ, lãi với nhà đầu tư được thực hiện hàng ngày căn cứ vàoquy mô hợp đồng và mức chênh lệch giá giữa giá đóng cửa ngày thanh toán với giákhớp lệnh (nếu là ngày thanh toán lãi, lỗ đầu tiên), với giá đóng cửa ngày hôm trước(nếu là các ngày thanh toán lãi, lỗ tiếp theo).

+ Phần lớn các hợp đồng tương lai không giao hàng mà thực hiện bằng mộthợp đồng đảo

Trang 21

Phần 2

THỊ TRƯỜNG VÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1 Tổng quan về thị trường vàng ở Việt Nam

Trải qua một quá trình phát triển lâu dài, thị trường vàng ở Việt Nam hiệnnay đã có những bước tiến vượt bậc so với cách đây vài chục năm Xu hướng mởthể hiện rõ nét qua tính đa dạng về chủ thể tham gia giao dịch trên thị trường Bêncạnh các công ty kinh doanh vàng bạc, đá quý chiếm tỷ trọng lớn, có khả năng chiphối giá trên thị trường như Công ty TNHH một thành viên vàng bạc đá quý SàiGòn SJC, công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ, tổng công ty vàngAgribank Việt Nam- công ty cổ phần- AJC,… là sự góp mặt của nhiều ngân hàngthương mại, hàng nghìn tiệm vàng lớn nhỏ trên cả nước cùng mạng lưới các nhàđầu tư cá nhân ở khắp mọi miền đất nước Các chủ thể tiếp cận thị trường này vớinhiều mục đích khác nhau, có thể là để kinh doanh, để tích trữ, để sản xuất, đểthanh toán hay chỉ đơn giản là nhu cầu trang sức làm đẹp… Tuy nhiên, so với thịtrường vàng thế giới thì thị trường vàng Việt Nam vẫn còn có một khoảng cách vềsự phát triển Trong khi thị trường vàng thế giới phát triển nhanh chóng với các hìnhthái đầu tư hiện đại, cho phép nhà đầu tư tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng với chi phíthấp hơn nhiều so với đầu tư vàng vật chất thì thị trường vàng Việt Nam lại giới hạnchủ yếu ở các giao dịch vàng vật chất diễn ra trên thị trường tự do và một số hìnhthái huy động, chovay nhất định Việt Nam cũng đã bước đầu triển khai các hìnhthức đầu tư hiện đại trên thị trường như kinh doanh vàng tiền tệ (vàng hữu hình và“vàng ghi sổ”), đặc biệt là hoạt động kinh doanh vàng trên sàn vàng, nhưng chỉ saumột thời gian ngắn đã phải tạm dừng hoạt động do sự mất ổn định và những tácđộng tiêu cực, khó kiểm soát có thể gây ra cho nền kinh tế.

Thực tế ở thị trường vàng Việt Nam cho thấy, thị trường tự do là nơi diễn ranhiều giao dịch nhất và có khả năng ảnh hưởng, chi phối lên toàn thị trường vàngtrong nước Điểm nổi bật của thị trường này là các giao dịch diễn ra rất đơn lẻ(không có sàn giao dịch tập trung), các nhà đầu tư chủ yếu tìm đến các tiệm vàng tưnhân khắp mọi nơi để tiến hành giao dịch vàng.

So với các thị trường vàng của các nước trên thế giới, thị trường vàng ViệtNam có những điểm đặc trưng riêng khác biệt, đó là:

Trang 22

- Trong ngành kim hoàn ở Việt Nam, đơn vị đo lường khối lượng của vàng làcây (lượng hoặc lạng) hoặc chỉ Một cây vàng nặng 37,50 gram Một chỉ bằng 1/10cây vàng Trong khi đó, trên thị trường thế giới, vàng thường được tính theo đơn vịlà ounce hay troy ounce 1 ounce tương đương 31,103476 gram Như vậy, có thểquy đổi hai đơn vị đo lường này như sau:

1 ounce = 1 troy ounce = 0,83 lượng1 lượng = 1,20556 ounce

- Về đơn vị yết giá, Việt Nam sử dụng đơnvị yết giá là đồng nộitệ:VNĐ/lượng; còn trên thị trường thế giới, giá vàng phổ biến được niêm yết bằngđô la Mỹ: USD/ounce Hiện nay, công thức chuyển đổi giá vàng thế giới sang giávàng trong nước được tính như sau:

Giá vàng trong nước = (Giá vàng thế giới + Phí vận chuyển + Bảo hiểm)*1,20556* (1 + Thuế NK)* Tỷ giá USD/VNĐ + Phí gia công + Phí hải quan + Lợinhuận1

Trong đó: Phí vận chuyển là 0,75 USD/1 ounce; Phí bảo hiểm là 0,25 USD/1ounce; Thuế nhập khẩu: 0% từ ngày 12/11/2010; Phí gia công là 30.000VNĐ/1lượng; Phí hải quan là 2.500 VNĐ/1 lượng; Lợi nhuận là 30.000 VNĐ/lượng.

Tuy nhiên, công thức này chỉ mang tính chất tham chiếu, làm cơ sở định giávàng trên thị trường nội địa Thực tế cho thấy, giá vàng thực trên thị trường luôn cómột độ vênh nhất định so với giá vàng tính toán theo lý thuyết Bên cạnh cơ sở làgiá vàng thế giới, các yếu tố khác chi phối giá vàng trên thị trường vàng Việt Namhiện nay chính là cung cầu của các nhà đầu tư và thị trường trang sức; chính sách vềvàng của NHTW, của các NHTM và của các công ty kinh doanh vàng bạc đá quýlớn.

Theo quan sát thực tế cho thấy, do chịu sự chi phối của những yếu tố đặc thùnên diễn biến giá vàng trên thị trường vàng ở Việt Nam thường có sự thoát ly rakhỏi giá vàng thế giới Mức tăng giá vàng trong nước thường lớn hơn khá nhiều sovới mức tăng giá trên thị trường thế giới Giá vàng đỉnh điểm trong nước năm 2010tăng 44% so với giá vàng đóng cửa năm 2009, trong khi đó con số đó của giá vàngLondon PM Fix là 29% Nếu cộng cả sự mất giá của VNĐ so với USD trong cùngkỳ thì mức tăng giá vàng trong nước cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới

1Nguồn:http://www.forex-245.com/modules.php/name=News&op=viewst&sid=563

Ngày đăng: 28/04/2017, 11:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w