A. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Giới thiệu vấn đề Công chứng tư là một hoạt động khá mới mẻ ở Việt Nam hiện nay. Tuy đưa hoạt động này vào thực tế chưa lâu song bản thân nó đã mang lại những kết quả tích cực, nhưng xem xét hoạt động này trên phương diện thủ tục hành chính thì những đánh giá về nó còn nhiều điều cần phải trao đổi. Với vai trò là sinh viên đã có một số hiểu biết về nền hành chính Việt Nam, cũng như đang trong quá trình học tập và tìm hiểu về “thủ tục hành chính” chúng tôi đã lựa chọn đề tài tiểu luận này với mong muốn nâng cao hiểu biết cũng như mong muốn đóng góp một số quan điểm về một vấn đề được chú ý từ lâu nhưng vẫn chưa hết tính thời sự này. 2.Tính cấp thiết của vấn đề. Công chứng là một họat động diễn ra hàng ngày, phổ biến và quan trọng trong nền hành chính nước ta. Bản thân nền hành chính không chỉ của mỗi quốc gia trên thế giới mà của cả Việt Nam luôn luôn vận đông, luôn luôn tìm đến sự mới mẻ, hiệu quả. Cải cách hành chính là điều được Đảng và nhà nước ta chú ý từ lâu với cải cách thủ tục hành chính là một trong 4 trọng tâm. Vì thế công chứng tư đã ra đời như một giải pháp giúp giảm áp lực cho nền hành chính nhà nước, bên cạnh đó việc ra đời loại hình công chứng tư cũng nhằm đáp ứng những đòi hỏi khách quan của nước ta. Vì vậy, việc nâng cao công tác nghiên cứu tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến công chứng tư là điều vô cùng quan trọng nhằm đóng góp những quan điểm những kiến giải về vấn đề này. Đó cũng chính là lý do tại sao nhóm sinh viên lại chọn đề tài “quy trình thủ tục của hoạt động công chứng tư ở Việt Nam thực trạng và giải pháp” làm nội dung nghiên cứu. 3.Tình hình nghiên cứu. Thủ tục hành chính và những vấn đề liên quan nói chung đã được không ít tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên các đề tài thường chỉ tập trung một cách khái quát những nội dung cơ bản về vấn đề này mà chưa có một đề tài nào nghiên cứu cụ thể đầy đủ về hoạt động công chứng tư do vậy nhóm sinh viên lựa chọn vấn đề này với hy vọng có thể giải thích và đóng góp một chút quan điểm về vấn đề khá mới mẻ này. 4.Mục đích, nhiệm vụ của đề tài. Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về hoạt động công chứng nói chung và công chứng tư nói riêng. Khảo sát thực trạng hoạt động quy trình công chứng tư hiện nay từ đó đưa ra những đánh giá thực trạng, chỉ ra những điểm tích cực hay tiêu cực tìm ra nguyên nhân đúc kết bài học kinh nghiệm. Từ các kết quả đã khảo sát được, vận dụng cơ sở lý luận, cơ sở khoa học và những kiến thức đã học được đưa ra những giải pháp khuyến nghị giúp tăng cường hiệu quả hoạt động công chứng nói chung và hoạt động công chứng tư nói riêng. 5.Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “quy trình thủ tục cuả hoạt động công chứng tư” với tư cách là một thủ tục hành chính. 6.Phương pháp nghiên cứu. Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng. Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu liên quan. Phương pháp mô hình hóa, đối chiếu, so sánh…. Phương pháp chuyên gia nhằm thấm định những quy định hiện hành về công chứng cũng như công chứng tư. Phương pháp quan sát. Phương pháp xã hội học thông qua phỏng vấn, phân tích số liệu. 7.Bố cục bài tiểu luận. Bài tiểu luận được chia làm ba phần chính như sau : phần mở đầu : giới thiệu về đề tài, tình hình nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu… phần nội dung : + Một số khái niệm chung. + Cơ sở pháp lý. + Cơ sở thực tiễn. + nội dung trình tự thủ tục hoạt động công chứng tư. + Thực trạng. + Một số nhận xét so sánh giữa công chứng nhà nước( công chứng công) và công chứng tư. + Nhân xét những mặt còn tồn tại. + khuyến nghị và đề xuất giải pháp. Phần tổng kết.
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Giới thiệu vấn đề Công chứng tư là một hoạt động khá mới mẻ ở Việt Nam hiện nay. Tuy đưa hoạt động này vào thực tế chưa lâu song bản thân nó đã mang lại những kết quả tích cực, nhưng xem xét hoạt động này trên phương diện thủ tục hành chính thì những đánh giá về nó còn nhiều điều cần phải trao đổi. Với vai trò là sinh viên đã có một số hiểu biết về nền hành chính Việt Nam, cũng như đang trong quá trình học tập và tìm hiểu về “thủ tục hành chính” chúng tôi đã lựa chọn đề tài tiểu luận này với mong muốn nâng cao hiểu biết cũng như mong muốn đóng góp một số quan điểm về một vấn đề được chú ý từ lâu nhưng vẫn chưa hết tính thời sự này. 2.Tính cấp thiết của vấn đề. Công chứng là một họat động diễn ra hàng ngày, phổ biến và quan trọng trong nền hành chính nước ta. Bản thân nền hành chính không chỉ của mỗi quốc gia trên thế giới mà của cả Việt Nam luôn luôn vận đông, luôn luôn tìm đến sự mới mẻ, hiệu quả. Cải cách hành chính là điều được Đảng và nhà nước ta chú ý từ lâu với cải cách thủ tục hành chính là một trong 4 trọng tâm. Vì thế công chứng tư đã ra đời như một giải pháp giúp giảm áp lực cho nền hành chính nhà nước, bên cạnh đó việc ra đời loại hình công chứng tư cũng nhằm đáp ứng những đòi hỏi khách quan của nước ta. Vì vậy, việc nâng cao công tác nghiên cứu tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến công chứng tư là điều vô cùng quan trọng nhằm đóng góp những quan điểm những kiến giải về vấn đề này. Đó cũng chính là lý do tại sao nhóm sinh viên lại chọn đề tài “quy trình thủ tục của hoạt động công chứng tư ở Việt Nam thực trạng và giải pháp” làm nội dung nghiên cứu. 3.Tình hình nghiên cứu. Thủ tục hành chính và những vấn đề liên quan nói chung đã được không ít tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên các đề tài thường chỉ tập trung một cách khái quát những nội dung cơ bản về vấn đề này mà chưa có một đề tài nào nghiên cứu cụ thể đầy đủ về hoạt động công chứng tư do vậy nhóm sinh viên lựa chọn vấn đề này với hy vọng có thể giải thích và đóng góp một chút quan điểm về vấn đề khá mới mẻ này. 4.Mục đích, nhiệm vụ của đề tài. - Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về hoạt động công chứng nói chung và công chứng tư nói riêng. - Khảo sát thực trạng hoạt động quy trình công chứng tư hiện nay từ đó đưa ra những đánh giá thực trạng, chỉ ra những điểm tích cực hay tiêu cực tìm ra nguyên nhân đúc kết bài học kinh nghiệm. - Từ các kết quả đã khảo sát được, vận dụng cơ sở lý luận, cơ sở khoa học và những kiến thức đã học được đưa ra những giải pháp khuyến nghị giúp tăng cường hiệu quả hoạt động công chứng nói chung và hoạt động công chứng tư nói riêng. 5.Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “quy trình thủ tục cuả hoạt động công chứng tư” với tư cách là một thủ tục hành chính. 6.Phương pháp nghiên cứu. - Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng. - Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu liên quan. - Phương pháp mô hình hóa, đối chiếu, so sánh…. - Phương pháp chuyên gia nhằm thấm định những quy định hiện hành về công chứng cũng như công chứng tư. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp xã hội học thông qua phỏng vấn, phân tích số liệu. 7.Bố cục bài tiểu luận. Bài tiểu luận được chia làm ba phần chính như sau : - phần mở đầu : giới thiệu về đề tài, tình hình nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu… - phần nội dung : + Một số khái niệm chung. + Cơ sở pháp lý. + Cơ sở thực tiễn. + nội dung trình tự thủ tục hoạt động công chứng tư. + Thực trạng. + Một số nhận xét so sánh giữa công chứng nhà nước( công chứng công) và công chứng tư. + Nhân xét những mặt còn tồn tại. + khuyến nghị và đề xuất giải pháp. - Phần tổng kết. B. NỘI DUNG. 1. Một số khái niệm chung. 1.1 khái niệm thủ tục. Thủ tục là phương thức cách thức giải quyết công việc theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất, gồm một loại nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn. 1.2 khái niệm công chứng. Thuật ngữ Notaruat ( công chứng ) có gốc Latin là “ Notarius”_ nhưng không thể hiểu Notariat một cách sơ khai như nó có trong Luật La Mã ( năm 452 trước công nguyên ). Công chứng là một nghế đã tồn tại hàng trăm năm nay. Đến nay, đó là một nghề được tổ chức chặt chẽ và rất phát triển. Ở Cộng Hoà Pháp, công chứng hiện đại đã có từ hơn hai trăm năm nay. Ở nước ta, nội dung thuật ngữ công chứng đã được nêu từ Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/02/1991 về tổ chức và hoạt động của công chứng nhà nước và Nghị định số 75/200/NĐ-CP ngày 8/12/2000 về công chứng, chứng thực, Việc thể hiện cụ thể nội dung thuật ngữ này trong các Nghị định có sự khác nhau nhưng về cơ bản là giống nhau, thống nhất. Một cách chung nhất, công chứng được quan niệm : công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.( Điều 2 Luật Công Chứng ). Trong cuộc sống đời thường, cũng như trong dân sự, kinh tế, thương mại diễn ra không có suôn sẻ thì các đương sự tìm kiếm chứng cứ, hoặc là để bênh vực cho lý lẽ của mình hoặc là bác bỏ lập luận của đối phương. Để phòng ngừa tranh chấp, bảo đảm an toàn pháp lý cho các quan hệ giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại mà đương sự tham gia, ho cần đến chứng cứ công chứng là loại chứng cứ xác thực, đáng tin cậy hơn hẳn các loại giấy tờ không có công chứng hoặc chỉ được trình bày bằng miệng. Thực tiễn thực hiện, áp dụng pháp luật cho thấy, tranh chấp trong xã hội ngày càng phát triển, trong đó có nguyên nhân là không có bằng chứng xác thực. Do vậy, tạo sự ổn định trong quan hệ xã hội, giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại là điều kiện đặc biệt quan trọng nhằm phát triển kinh tế, xã hội. Trong tinh thần đó, Bác Hồ đã nói rất sâu sắc rằng: xét xử đúng là tốt, không phải xét xử là tốt hơn. Cho nên đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật là cần thiết, song tăng cường hơn nữa các biện pháp, công cụ thực hiện pháp luật cũng cần thiết không kém. Công chứng là một hoạt động quan trọng, một thể chế không thể thiếu được của nhà nước pháp quyền. Tham gia hoạt động công chứng và các quy định hướng dẫn, điều chỉnh pháp luật trở thành hiện thực sôi động của đời sống xã hội, thành hành vi sử xự theo đúng pháp luật. Do đó, xét trên bình diện công dân thì văn bản công chứng là một công cụ hữu hiệu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ, phòng ngừa tranh chấp, tạo ra sự ổn dịnh của giao dịch dân sự, tài sản, bảo đảm trật tự, kỷ cương. Mặt khác, về phương diện nhà nước thì văn bản công chứnglà một bằng chứng xác thực, kịp thời không ai có thể phản bác, chối cãi, trừ trường hợp có ý kiến của người thứ ba và được quá trình tố tụng cho là không đúng. 2. cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của công chứng tư. 2.1 cơ sở pháp lý. Công chứng tư là 1 lĩnh vực hoạt động mới trong quản lý nhà nước, xuất hiện trong những năm gần đây. hoạt động công chứng tư chưa được quy định nhiều trong các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu vẫn hoạt động theo quy định của luật công chứng và các văn bản điều chỉnh lĩnh vực công chứng công: Công chứng tư được gọi bằng một cái tên khác đó là “ văn phòng công chứng” được quy định trong Luật công chứng Số:82/2006/QH11 Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30 và Điều 34 quy định về tên gọi ,trụ sở, con dấu, tài khoản riêng, cách thức thành lập và hoạt động và chấm dứt hoạt động của văn phòng công chứng,cụ thể như sau: Điều 26. Văn phòng công chứng 1. Văn phòng công chứng do công chứng viên thành lập. Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng công chứng do hai công chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên. 2. Văn phòng công chứng có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ kinh phí đóng góp của công chứng viên, phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác. Chính phủ quy định con dấu của Văn phòng công chứng. 3. Tên gọi của Văn phòng công chứng do công chứng viên lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ "Văn phòng công chứng", không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Công chứng tư còn được quy dinh trong Nghị định 02/2008/NĐ-CP của chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của luật công chứng Số:82/2006/QH11. Tại Điều 4, Điều 7 và Điều 8 của nghị định này quy định cụ thể về trụ sở, con dấu và lệ phí của văn phòng công chứng: Điều 4. Trụ sở Văn phòng công chứng. 1. Văn phòng công chứng phải có trụ sở riêng với địa chỉ cụ thể và bảo đảm về diện tích làm việc cho công chứng viên, nhân viên, tiếp người yêu cầu công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng theo quy định của pháp luật. 2. Trong trường hợp trụ sở là nhà thuê, mượn thì ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều này trong hồ sơ làm thủ tục đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng phải kèm theo bản sao Hợp đồng thuê, mượn nhà có thời gian tối thiểu là ba năm kể từ ngày làm thủ tục đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng. Điều 7. Phí công chứng 1. Mức thu phí công chứng được áp dụng thống nhất đối với Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng. 2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp quy định mức thu, chế độ quản lý, sử dụng phí công chứng. Điều 8. Con dấu của Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng 1. Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Bộ Công an quy định mẫu dấu của Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng. 2. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu. 3. Phòng Công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định thành lập. 4. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động. 5. Phòng Công chứng đang hoạt động theo quy định của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực được khắc và sử dụng con dấu theo quy định tại Nghị định này sau khi có quyết định chuyển đổi sang đơn vị sự nghiệp. Ngoài ra Văn phòng công chứng còn hoạt động dựa trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật quy định về Công chứng tư như: + Nghị định 75/2000/NĐ-CP của chính phủ về công chứng, chứng thực + Nghị định 79/2007/NĐ-CP của chính phủ về công chứng, chứng thực. + Thông tư liên tịch Số:93/2001/TTLT-BTC-BTP của Bộ tài chính và Bộ tư pháp về việc thu lệ phí công chứng, chứng thực. + Thông tư liên tịch số 91/2008/TTLT-BTC-BTP. Để đảm bảo hoạt động công chứng trong Văn phòng công chứng đúng pháp luật Văn phòng công chúng cần phải thực hiện theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật đã quy định. 2.2 cơ sở thực tiễn. Văn phòng công chứng ra đời đáp ứng yêu cầu khách quan của đời sống xã hội , cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế các vấn đề trong xã hội cũng thay đỏi theo, từ đó việc quản lý nhà nước cũng có sự đổi mới đáng kể. Đời sống kinh tế phát triển, đặc biệt là nền kinh tế nước ta đã và đang hoà nhập cùng với nền kinh tế thế giới, kinh tế không ngừng phát triển từ đó các yêu cầu để giải quyết vấn đề xã hội cũng nhiều hơn. - Thực trạng của hoạt động công chứng, chứng thực trong cơ quan nhà nước: Các vấn đề kinh tế xã hội mà nhân dân cần côngchứng , chứng thực thì ngày càng tăng, tuy nhiên các cơ quan nhà nước làm việc còn chậm chễ, thủ tục rườm rà gây khó khăn cho người dân khi đến giải quyết công việc, có khi người dân chỉ muồn cônghứng một giấy tờ nào đấy phải đi rất nhiều lần và chờ đợi rất lâu, từ đó làm mất lòng tin của nhân dân vào nhà nước. - Yêu cầu của hoạt động cải cách hành chính: thực hiện chương trình cải cách hành chính của chính phủ trong đó có việc cải cách thủ tục hành chính nhà nước từ đó để giảm tải công việc trong cơ quan nhà nước, giải quyết công việc nhanh chóng cho người dân, nhà nước ta đã chủ trương, giao 1 phần thẩm quyền của mình cho các văn phòng công chứng thực hiện 3. Quy trình công chứng tư ở việt nam hiện nay: Với quy định về việc cho phép thành lập Văn phòng công chứng, có thể nó đã có sự phân biệt rạch ròi trong quan điểm về nhận thức rằng về bản chất, công chứng chỉ là hoạt động bổ trợ tư pháp. Cho nên, việc cho phép các thành phần kinh tế tham gia là cần thiết. tuy nhiên việc thành lập các văn phòng công chứng sẽ được thực hiện theo các bước đi phù hợp để nhằm đảm bảo chất lượng công tác công chứng. Mọi hoạt động của văn phòng công chứng đều được niêm yết tại nơi làm việc của văn phòng để cho người có yêu cầu đến văn phồng có thể biết về thẩm quyền công chứng, thủ tục, thời gian, lệ phí… - Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất - Công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, góp vốn bằng tài sản khácTheo các văn bản quy định về công chứng thì Văn phòng công chúng được công chứng trong các lĩnh vực sau: - Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất. - Công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, góp vốn bằng tài sản khác - Công chứng hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, thuê tài sản. - Công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai khai nhận di sản. - Công chứng hợp đồng vay tiền. - Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản. - Công chứng hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh. - Công chứng di chúc. - Công chứng văn bản khai nhận di sản. - Công chứng hợp đồng có yếu tố nước ngoài. - Các loại công chứng, hợp đồng giao dịch khác theo quy định của pháp luật. 3.1. Trình tự,thủ tục công chứng: 3.1.1 yêu cầu chung. Bước 1: người yêu cầu công chứng tập hợp đủ các loại giấy tờ theo hướng dẫn ( bản photo và bản gốc để đối chiếu ) và nộp tại văn phòng tiếp nhận hồ sơ. [...]... pháp luật về các văn bản pháp lý mà mình đã chứng .Gíá trị pháp lý của các văn bản trên trước cơ quan tố tụng là như nhau không có điều gì phải e ngại Mô hình văn phòng công chứng sẽ là mô hình thay thế cho các phòng công chứng hiện nay 5 Thực trạng thực hiên quy trình công chứng tư 5.1 Thực trạng thực hiện công chứng công ở Việt Nam hiện nay: Hiện nay, nhu cầu công chứng của người dân là lớn, đậc... 5.2 Thực trạng công chứng tư ở Việt Nam hiện nay: Từ tháng 6-2008, văn phòng công chứng tư chính đã thức hoạt động, đến nay đã có nhiều văn phòng công chứng tư giải quy t các nhu cầu về công chứng cho tổ chức, cá nhân Đặc điểm đối của công chứng viên làm việc trong Văn phòng công chứng thì họ không phải là công chức Nhà nước, có bằng cử nhân luật,qua đào tạo và có nhu cầu thì sẽ được bổ nhiệm làm công. .. tháng để hoàn tất đầy đủ thủ tục công chứng giấy tờ Đồng thời thủ tục, trình tự nhanh gọn, thuận tiện cũng như thái độ phục vụ nhiệt tình của các công chứng viên cũng đã tạo được niềm tin và uy tín đối với người dân khi đến các Văn phòng công chứng 6 Một số ưu điểm và những tồn tại trong hoạt động công chứng tư 6.1 Ưu điểm của hoạt động công chứng tư Hiện nay, nhu cầu công chứng của người dân là lớn,... điều tra công bố cách đây không lâu của Bộ Tư Pháp, cả nước hiện có 113 văn phòng công chứng tư đang chính thức hoạt động Việc đưa Luật Công chứng vào cuộc sống đã mang lại nhiều kết quả khả quan, đã tách bạch được công chứng và chứng thực, nâng cao khả năng cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động công chứng (như công tác chuyên môn, thái độ phục vụ ) Thực tế, văn phòng công chứng ra đời đã giải quy t được... giao dịch dân sự, kinh tế của cá nhân, tổ chức Điểm nổi bật trong thời gian qua là các việc công chứng theo quy định của pháp luật đã được triển khai thực hiện một cách tích cực theo đúng trình tự và thẩm quy n được quy định Số lượng việc công chứng đều tăng ở hầu hết các Phòng công chứng Kể từ khi thực hiện Nghị định về công chứng, chứng thực thì các phòng công chứng đã công chứng được hơn một triệu... cho người đi công chứng thoải mái, tin cậy không có sự hách dịch cửa quy n tại văn phòng công chứng 6.2 Những tồn tại trong hoạt động công chứng tư Theo số liệu điều tra công bố cách đây không lâu của Bộ Tư Pháp, cả nước hiện có 113 văn phòng công chứng tư đang chính thức hoạt động Không thể phủ nhận sự ra đời của các văn phòng công chứng đã góp phần giải quy t nhanh chóng được nhu cầu của nhân dân,... cần chứng thực bản sao) các giấy tờ nói trên và mang bản chính để đối chiếu khi đến ký công chứng tại văn phòng Văn phòng công chứng sẽ soạn thảo hợp đồng, giao dịch theo yêu cầu của khách hàng Thủ tục giấy tờ công chứng hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản * Thủ tục đối với bên thế chấp, cầm cố và vay vốn ( nếu có ) - Giấy chứng nhận quy n sở hữu nhà ở và quy n sử dụng đất ở hoặc giấy chứng nhận quy n... cảnh các phòng công chứng nhà nước đang quá tải và thiếu tính cạnh tranh Các văn phòng công chứng ra đời theo luật công chứng, cơ sở pháp lý về mặt tổ chức của văn phòng công chứng được quy định cụ thể trong luật công chứng và không có sự phân biệt nào về những văn bản,hợp đồng được chứng nhận bởi các văn phòng công chứng hay các phòng công chứng nhà nước.Sự khác biệt duy nhất là phòng công chứng được sự... thẳng vào một số bất cập còn tồn tại để có thể sớm đưa hoạt động này vào đúng quỹ đạo hơn Việc đưa Luật Công chứng vào cuộc sống đã mang lại nhiều kết quả khả quan, đã tách bạch được công chứng và chứng thực, nâng cao khả năng cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động công chứng (như công tác chuyên môn, thái độ phục vụ ) Thực tế, văn phòng công chứng ra đời đã giải quy t được tình trạng quá tải của các... trong quy trình công chứng tại các văn phòng công chứng Bên cạnh đó tâm lý của nhân dân ta vẫn coi nhà nước là một sự bảo đảo an toàn (theo tư duy bao cấp) cũng dẫn đến khó khăn cho các văn phòng công chứng trong việc cạnh tranh với công chứng nhà nước - Tính đa dạng phức tạp của thủ tục hành chính nói chung và thủ tục công chứng nói riêng : đây là một trong các đặc điểm của thủ tục hành chính và cũng . cứu. 3.Tình hình nghiên cứu. Thủ tục hành chính và những vấn đề liên quan nói chung đã được không ít tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên các đề tài thường chỉ tập trung một cách khái quát những nội dung. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Giới thiệu vấn đề Công chứng tư là một hoạt động khá mới mẻ ở Việt Nam hiện nay. Tuy đưa hoạt động này vào thực tế chưa lâu song bản thân nó đã mang lại những kết quả tích cực,. này. 4.Mục đích, nhiệm vụ của đề tài. - Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về hoạt động công chứng nói chung và công chứng tư nói riêng. - Khảo sát thực trạng hoạt động quy trình công chứng tư hiện