huyện bạch thông (bắc kạn) nửa đầu thế kỉ xix

131 470 1
huyện bạch thông (bắc kạn) nửa đầu thế kỉ xix

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN TIẾN ĐẠT HUYỆN BẠCH THÔNG (BẮC KẠN) NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thái Nguyên – 2013 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN TIẾN ĐẠT HUYỆN BẠCH THÔNG (BẮC KẠN) NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đàm Thị Uyên Thái Nguyên – 2013 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Tiến Đạt Trưởng khoa Lịch sử ĐHSP Thái Nguyên TS. Hà Thị Thu Thủy Giáo viên hướng dẫn đề tài PGS.TS. Đàm Thị Uyên Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ ii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BẠCH THÔNG TỈNH BẮC KẠN 7 1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 7 1.2. Các thành phần dân tộc 13 1.3. Khái lược lịch sử hành chính 21 1.4. Vài nét tình hình kinh tế, xã hội huyện Bạch Thông ngày nay 28 Chương 2. KINH TẾ BẠCH THÔNG NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX 32 2.1. Vài nét tình hình ruộng đất khu vực miền núi phía Bắc trước thế kỷ XIX 32 2.2. Tình hình ruộng đất Bạch Thông đầu thế kỷ XIX qua địa bạ Gia Long 4 (1805) 34 2.3. Tình hình ruộng đất Bạch Thông giữa thế kỷ XIX qua địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) 45 2.4. So sánh tình hình ruộng đất Bạch Thông nửa đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805) và địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) 53 2.5. Kinh tế nông nghiệp 60 2.6. Thủ công nghiệp và thương nghiệp 68 2.6.1. Thủ công nghiệp 68 2.6.2. Thƣơng nghiệp 71 2.7. Tô thuế 73 Chương 3. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA HUYỆN BẠCH THÔNG NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX 78 3.1. Chính trị, xã hội 78 3.2. Tình hình văn hóa 81 3.3. Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống áp bức bóc lột của nhân dân Bạch Thông 111 KẾT LUẬN 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO 120 PHỤ LỤC Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ iii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Các thành phần dân tộc ở Bạch Thông năm 2012 13 Bảng 1.2. Đơn vị hành chính châu Bạch Thông theo quyết định của toàn quyền Đông Dương 1901 24 Bảng 1.3. Đơn vị hành chính huyện Bạch Thông hiện nay 27 Bảng 2.1. Thống kê địa bạ Châu Bạch Thông 35 Bảng 2.2. Sự phân bố ruộng đất của 5 xã thôn châu Bạch Thông đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 36 Bảng 2.3. Quy mô sở hữu ruộng đất của 5 xã thôn châu Bạch Thông đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 36 Bảng 2.4. Tình hình ruộng đất ở 5 xã thôn châu Bạch Thông đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 37 Bảng 2.5. Thống kê quy mô sở hữu ruộng đất của chủ sở hữu 5 xã thôn châu Bạch Thông đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 38 Bảng 2.6. Bình quân sở hữu ruộng đất của một chủ trong 5 xã thôn châu Bạch Thông đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 40 Bảng 2.7. Tình hình sở hữu ruộng đất các sắc mục, chức dịch trong 5 xã thôn châu Bạch Thông đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 41 Bảng 2.8. Sự phân bố ruộng đất của các nhóm họ của 5 xã thôn châu Bạch Thông đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 43 Bảng 2. 9. Sự phân bố đất tư của châu Bạch Thông đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 44 Bảng 2.10. Sự phân bố ruộng đất của 5 xã thôn châu Bạch Thông đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Minh Mệnh 21(1840) 46 Bảng 2.11. Quy mô sở hữu ruộng đất của 5 xã thôn châu Bạch Thông đầu thế kỷ XIX có địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) 46 Bảng 2.12. Tình hình ruộng đất ở 5 xã thôn châu Bạch Thông đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) 47 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ iv Bảng 2.13. Bình quân sở hữu ruộng đất của một chủ trong 5 xã thôn châu Bạch Thông đầu thế kỷ XIX theo địa bạ minh Mệnh 21 (1840) 48 Bảng 2.14. Thống kê quy mô sở hữu ruộng đất của chủ sở hữu trong 5 xã thôn châu Bạch Thông đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) 48 Bảng 2.15. Tình hình sở hữu ruộng đất các chức dịch trong 5 xã thôn châu Bạch Thông đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) 49 Bảng 2.16. Phân bố sở hữu của chức dịch 5 xã, thôn châu Bạch Thông đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Minh Mệnh 21(1840) 50 Bảng 2.17. Sự phân bố ruộng đất của các nhóm họ của 5 xã thôn châu Bạch Thông đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) 51 Bảng 2.18. Sự phân bố đất tư của 5 xã, thôn châu Bạch Thông đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) 52 Bảng 2.19. Thống kê địa bạ châu Bạch Thông tại 2 thời điểm Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840) 53 Bảng 2.20. So sánh sự phân bố các loại ruộng đất của châu Bạch Thông qua địa bạ Gia Long 4 (1805) và địa bạ Minh Mệnh 21(1840) 53 Bảng 2.21. So sánh quy mô sở hữu ruộng đất tư của châu Bạch Thông qua địa bạ Gia Long 4 (1805) và địa bạ Minh Mệnh 21(1840) 55 Bảng 2. 22. So sánh quy mô sở hữu theo nhóm họ của châu Bạch Thông qua địa bạ Gia Long 4 (1805) và địa bạ Minh Mệnh 21(1840) 56 Bảng 2.23. So sánh quy mô sở hữu ruộng đất của các chức dịch 59 Bảng 2.24. Thuế ruộng đất công, tư khu vực 3 thời vua Gia Long 73 Bảng 2.25. Thuế ruộng của vùng dân tộc thiểu số phía Bắc thời vua Minh Mệnh 74 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐHSP : Đại học Sư phạm KHXH : Khoa học Xã hội M.s.th.t.ph : Mẫu, sào, thước, tấc, phân Ví dụ: 12 mẫu 1 sào 3 thước 5 tấc 1 phân sẽ được viết tắt là 12.1.3.5.1 hoặc 12 m 1 s 3 th 5 t 1 ph Nxb : Nhà xuất bản GS : Giáo sư PGS : Phó giáo sư TS : Tiến sĩ TTLTQG 1 : Trung tâm lưu trữ Quốc gia 1 GD : Giáo dục Tr. : Trang TCN : Trước Công nguyên Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bắc Kạn ở nửa đầu thế kỉ XIX là vùng đất thuộc tỉnh Thái Nguyên. Bắc Kạn được coi là miền quan yếu, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, quốc phòng đối với cả nước. Bắc Kạn nay là một tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, là nơi cư trú của 7 tộc người. Từ buổi sơ khai của lịch sử, đây là nơi sinh sống của người nguyên thủy. Đây cũng là nơi trong tiến trình lịch sử đã đón nhận những dòng người ngược xuôi về quần tụ. Bạch Thông là một huyện trung tâm của vùng đất Bắc Kạn, phía Bắc giáp Ngân Sơn, Ba Bể, phía Tây giáp huyện Chợ Đồn, phía Nam giáp huyện Chợ Mới và thị xã Bắc Kạn, phía Đông giáp huyện Na Rì. Bạch Thông là vùng đất có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển lâm, nông, công nghiệp, giàu tài nguyên khoáng sản, diện tích rừng rộng lớn, đất đai mầu mỡ, nhất là những cánh đồng phù sa dọc sông Cầu, các khe suối. Các dân tộc của Bạch Thông mặc dù có nguồn gốc khác nhau trong lịch sử, nhưng khi cùng nhau sinh sống ở nơi đây đã tích cực khai phá, mở mang ruộng đồng, dựng làng, lập bản để làm nơi định cư lâu dài. Bạch Thông từ xa xưa đã luôn là một bộ phận không thể tách rời của Tổ quốc. Người dân nơi đây có truyền thống đoàn kết, yêu nước, dũng cảm, kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm, chống áp bức bóc lột, cần cù chịu thương chịu khó, sáng tạo trong lao động và có đời sống văn hóa tinh thần khá phong phú, độc đáo. Tình hình cộng cư của nhiều dân tộc gắn liền với quá trình phát triển lâu dài của đất nước. Việc xây dựng cộng đồng chính trị xã hội không tách rời việc xây dựng cộng đồng quốc gia dân tộc Việt. Điều kiện đó luôn gắn liền và chịu sự chi phối của yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nói chung, từng vùng miền nói riêng cũng như yêu cầu đoàn kết chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc. Công cuộc phát triển kinh tế- xã hội ở các vùng miền núi nói chung và Bạch Thông nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm nhằm giảm dần sự cách biệt Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 2 về đời sống kinh tế cũng như đời sống tinh thần giữa các dân tộc, giữa miền ngược và miền xuôi, khai thác mọi tiềm năng của đất nước để đưa đất nước ta ngày một phát triển, vững mạnh toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng, vv. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn Đảng, toàn dân đang tích cực thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đây là sự nghiệp của toàn dân tộc, có sự chung tay, đóng góp không nhỏ của nhân dân các dân tộc anh em trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Bạch Thông- Bắc Kạn cũng là một trong những vùng đất nằm trong dòng chảy lịch sử đó. Việc nghiên cứu về một thời kì lịch sử của Bạch Thông (nửa đầu thế kỉ XIX) không những góp phần khôi phục lại bức tranh lịch sử về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội cũng như đời sống tinh thần phong phú, độc đáo của các dân tộc vùng đất Bạch Thông nửa đầu thế kỷ XIX mà còn góp phần làm cơ sở cho việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta: Đại đoàn kết dân tộc, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, xây dựng con người mới, cuộc sống mới trên mảnh đất Bạch Thông giàu truyền thống. Được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của PGS.TS Đàm Thị Uyên cùng các giảng viên trong Tổ bộ môn Lịch sử Việt Nam và Ban chủ nhiệm khoa Lịch sử- trường Đại học Sư Phạm – Đại học Thái Nguyên, người nghiên cứu đã chọn đề tài: “Huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) nửa đầu thế kỉ XIX”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu một số tài liệu tham khảo có tính chất gợi mở, định hướng và là cơ sở để người nghiên cứu thực hiện đề tài. Trước tiên là cuốn “Lịch triều hiến chƣơng loại chí” của Phan Huy Chú được nhà xuất bản Khoa học Xã hội phát hành năm 1992. Cuốn sách đã nêu một cách khái lược điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành các tộc người của tỉnh Thái Nguyên, phủ Thông Hóa, Châu Bạch Thông . Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 3 Thứ hai là bộ sách “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn do nhà xuất bản Thuận Hóa phát hành năm 1992, đã đề cập tới sự phát triển kinh tế khu vực Bắc Kạn trong đó có lĩnh vực kinh tế thương nghiệp, chợ phố của Bạch Thông. Thứ ba là bộ sách “ Đại Nam thực lục” của Quốc sử quán triều Nguyễn do nhà xuất bản Giáo Dục phát hành năm 2007, đã đề cập đến những quy định của nhà Nguyễn về bộ máy hành chính, chính sách tô thuế của triều Nguyễn đối với cả nước nói chung, với khu vực miền núi phía bắc nói riêng. Thứ tư là cuốn “Đồng khánh địa dƣ chí” của Viện Hán Nôm. Cuốn sách này đã nêu một cách khái quát về vị trí địa lý, tài nguyên, khí hậu, tình hình kinh tế- xã hội, phong tục tục tập quán, số dân, diện tích ruộng đất…của các huyện trong tỉnh Bắc Kạn, trong đó có huyện Bạch Thông. Thứ năm là cuốn “Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn”, nhà xuất bản Văn hóa dân tộc năm 2004. Cuốn sách đã trình bày một cách đầy đủ về quá trình hình thành các tộc người, đời sống vật chất, tinh thần của các dân tộc ở địa phương Bắc Kạn. Thứ sáu là cuốn “Văn hóa dân gian Tày”, do Sở Văn hóa Thông tin Thái Nguyên phát hành năm 2002. Cuốn sách đã trình bày khá đầy đủ về văn hóa dân gian của dân tộc Tày, dân tộc có số dân đông nhất ở Bắc Kạn cũng như Bạch Thông. Thứ bảy là luận văn thạc sỹ “Huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn thế kỷ XIX” của tác giả Nông Quốc Huy. Luận văn đã trình bày đặc điểm tự nhiên, thành phần dân tộc, tình hình ruộng đất, sự phát triển kinh tế, đặc điểm văn hóa cũng như truyền thống đấu tranh của nhân dân huyện Ngân Sơn, một huyện giáp ranh ở mạn Bắc của huyện Bạch Thông. Cuối cùng là hai tập “Lịch sử Đảng bộ huyện Bạch thông 1930-1975” xuất bản năm 1996 và cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Bạch Thông 1975- 2005” xuất bản năm 2007 của BCH Đảng bộ huyện Bạch Thông. Đây là hai công trình nghiên cứu khoa học đầy đủ và có hệ thống về huyện Bạch Thông trong thời kì đấu tranh giành độc lập, kháng chiến chống giặc ngoại xâm cũng như trong công cuộc xây dựng [...]... hội phong kiến Việt Nam 7 Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được chia thành ba chương: - Chương 1: Khái quát về huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn - Chương 2: Tình hình kinh tế huyện Bạch Thông nửa đầu thế kỷ XIX - Chương 3: Tình hình chính trị, xã hội và văn hóa huyện Bạch Thông nửa đầu thế kỷ XIX Ngoài ra, trong luận văn còn có phần phụ lục với 32 ảnh... hóa xã hội của Bạch ThôngBắc Kạn nửa đầu thế kỉ XIX 4 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ - Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi thời gian: Tập trung nghiên cứu về huyện Bạch Thông- Bắc Kạn (thuộc Thái Nguyên) khoảng thời gian nửa đầu thế kỷ XIX Đây là giai đoạn lịch sử Việt Nam có nhiều sự kiện quan trọng, tác động mạnh mẽ đến quá trình tồn tại và phát triển của huyện Bạch Thông- Bắc Kạn... Khái lược lịch sử hành chính Huyện Bạch Thông – Bắc Kạn ở đầu thế kỷ XIX là một châu thuộc phủ Thông Hóa (phủ Thông Hóa có hai đơn vị hành chính là châu Bạch Thông và Huyện Cảm Hóa) thuộc tỉnh Thái Nguyên Trong lịch sử phát triển của mình, vùng đất Bạch Thông có nhiều biến đổi, năm 1997 tỉnh Bắc Kạn được tái lập, huyện Bạch Thông chính thức là một đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Bắc Kạn... đặt việc nghiên cứu lịch sử Bạch Thông trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc (trong khoảng thời gian nửa đầu thế kỉ XIX) để thấy được mối quan hệ tác động qua lại giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc và ngược lại 6 Đóng góp của luận văn Dựa trên những tài liệu có thể khai thác được, đề tài bước đầu khôi phục một cách có hệ thống lịch sử huyện Bạch Thông nửa đầu thế kỉ XIX, mối quan hệ tộc người,... Kạn với tỉnh Thái Nguyên thành tỉnh Bắc Thái, Bạch Thông là huyện miền núi phía Bắc tỉnh Bắc Thái, gồm 28 xã, thị trấn Tháng 4/1967 thị xã Bắc Kạn sáp nhập vào huyện Bạch Thông và trở thành thị trấn huyện lỵ Bạch Thông Tháng 11/1990, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định tái lập thị xã Bắc Kạn, thị xã tách ra khỏi Bạch Thông – huyện lỵ Bạch Thông chuyển về thị trấn Minh Khai Tháng 11/1996,... tế, xã hội huyện Bạch Thông ngày nay Bạch Thông hiện nay là huyện miền núi nằm ở trung tâm tỉnh Bắc Kạn với diện tích tự nhiên là 546,5km2 Dựa vào đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực của mình, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Bạch Thông, các các cấp, các ngành cùng với nhân dân huyện Bạch Thông đã và đang ra sức xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, đưa huyện Bạch Thông tiến lên... của huyện Bạch Thông đã được thu nhỏ hơn so với đầu thế kỷ XIX và có hình dạng như ngày nay Bạch Thông hiện là huyện nằm liền kề, bao quanh thị xã Bắc Kạn Với truyền thống tốt đẹp được hun đúc trong lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện Bạch Thông đang phấn đấu thi đua lao động sản xuất, xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp 1.4 Vài nét tình hình kinh tế, xã hội huyện. .. 46-NĐ/CP về việc thành lập huyện Chợ Mới, Bạch Thông chuyển giao 15 xã, 01 thị trấn về huyện Chợ Mới Tháng 9/1999, trụ sở cơ quan huyện Bạch Thông chuyển từ phường Nguyễn Thị Minh Khai lên thị trấn Phủ Thông, thị trấn Phủ Thông trở thành huyện lỵ Bạch Thông: Hiện nay, Bạch Thông gồm 16 xã, 01 thị trấn Huyện lỵ: thị trấn Phủ Thông, các xã: xã Phương Linh, xã Vi Hương, xã Tú Trĩ, xã Lục Bình, xã Đôn Phong,... Hoa ở Bạch Thông có số dân đông thứ 5 Theo thống kê của Chi cục thống kê huyện Bạch Thông năm 2012, người Hoa ở Bạch Thông là 97 người tương đương với 0,32% dân số toàn huyện Dân tộc Hoa hiện chỉ có ở thị trấn Phủ Thông và Nguyên Phúc Người Hoa ngoài tiếng của mình còn nói được tiếng Việt, tiếng Tày và ngôn ngữ của một số dân tộc khác Dân tộc Hoa ở Bạch Thông cũng giống như các dân tộc khác trong huyện. .. làng xã Việt Nam đầu thế kỉ XIX, Địa danh và tài liệu lƣu trữ về làng xã Bắc Kỳ, Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn…Những tư liệu trên đã ghi chép tên trấn, tổng, xã thôn thời Gia Long và Minh Mệnh, ghi lại số đinh tô thuế ở địa phương, miêu tả vị trí địa lý, thổ sản, phong tục tập quán, dân tộc…qua đó làm rõ tình hình kinh tế xã hội huyện Bạch Thông nửa đầu thế kỉ XIX Nguồn tài . huyện Bạch Thông ngày nay 28 Chương 2. KINH TẾ BẠCH THÔNG NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX 32 2.1. Vài nét tình hình ruộng đất khu vực miền núi phía Bắc trước thế kỷ XIX 32 2.2. Tình hình ruộng đất Bạch. Bạch Thông đầu thế kỷ XIX qua địa bạ Gia Long 4 (1805) 34 2.3. Tình hình ruộng đất Bạch Thông giữa thế kỷ XIX qua địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) 45 2.4. So sánh tình hình ruộng đất Bạch Thông nửa. THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN TIẾN ĐẠT HUYỆN BẠCH THÔNG (BẮC KẠN) NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thái Nguyên – 2013

Ngày đăng: 21/11/2014, 02:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan