1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phong trào nông dân ở bắc kỳ dưới triều nguyễn nửa đầu thế kỷ xix

61 1,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 738,08 KB

Nội dung

Lời cảm ơn Được sự đồng ý của Khoa Sử - Địa trường Đại học Tây Bắc, cùng với sự đồng ý của thầy giáo TS Phạm Văn Lực em đã thực hiện đề tài “Phong trào nông dân ở Bắc Kỳ dưới triều Nguyễn nữa đầu thế kỉ XIX”. Để hoàn thành khoá luận này, cùng với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ to lớn và quý báu của các thầy, cô giáo trong khoa Sử - Địa, đặc biệt là sự giúp đỡ của thầy giáo TS Phạm Văn Lực. Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS Phạm Văn Lực - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt và chỉ bảo những kiến thức về chuyên môn thiết thực, đã tạo mọi điều kiện để giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới các thầy, cô trong khoa Sử - Địa, đặc biệt là cô giáo chủ nhiệm Tống Thanh Bình, Phòng Nghiên cứu Khoa học, Thư viện trường Đại học Tây Bắc, Thư viện tỉnh Sơn La đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thực hiện khoá luận này. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới đấng sinh thành là bố mẹ đã nuôi dưỡng với bao nỗi vất vả, nhọc nhằn, các bạn bè thân yêu trong lớp, những người luôn ở bên chia sẻ, động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 5 năm 2014 Tác giả Lê Thị Hồng Yến MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, đóng góp của đề tài 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 3.3. Đóng góp của đề tài 3 4. Phương pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu 3 4.1. Phương pháp nghiên cứu 3 4.2. Nguồn tư liệu 4 5. Cấu trúc của khoá luận 4 CHƢƠNG 1: TÌNH HÌNH TRIỀU NGUYỄN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX 5 1.1. Tình hình chính trị 5 1.2. Tình hình kinh tế, xã hội 9 1.3. Tình hình văn hoá 15 CHƢƠNG 2: PHONG TRÀO NÔNG DÂN TIÊU BIỂU Ở BẮC KÌ 18 2.1. Cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương của Cao Bá Quát (1854-1855) 18 2.2. Cuộc nổi dậy của Lê Duy Lương (1832-1838) 24 2.3. Cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành (1821 - 1827) 29 2.3.1. Bối cảnh và nguyên nhân 30 2.3.2. Lực lượng tham gia 33 2.3.3. Diễn biến cuộc khởi nghĩa 37 2.3.4. Nguyên nhân thất bại 41 CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁC PHONG TRÀO NÔNG DÂN KHỞI NGHĨA Ở BẮC KỲ DƢỚI TRIỀU NGUYỄN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XI X 43 3.1. Đặc điểm, tính chất 43 3.2. Ý nghĩa lịch sử 51 KẾT LUẬN 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………55 PHỤ LỤC ẢNH 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Triều Nguyễn (1802 - 1945) là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam được thành lập trên cơ sở lật đổ vương triều Tây Sơn làm chủ toàn bộ lãnh thổ Đàng Trong - Đàng Ngoài cũ, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long lập nên triều Nguyễn. Triều Nguyễn trải qua các đời vua: Gia Long (Nguyễn Ánh), Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức kế tiếp nhau xây dựng và củng cố nền thống trị, bảo vệ chế độ phong kiến khủng hoảng, suy yếu. Tuy nhiên, trong hơn nửa thế kỉ tồn tại dưới triều Nguyễn, xã hội Việt Nam hầu như không phát triển lên được theo chiều hướng tiến bộ của thời đại, đời sống nhân dân cùng cực, mâu thẫn xã hội làm bùng nổ hàng loạt các cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ của nông dân chống lại triều đình phong kiến phong kiến thối nát, khủng hoảng. Trong nửa đầu thế kỉ XIX, có rất nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân đã nổ ra và trải dài từ Bắc đến Trung và Nam Kì. Trong các cuộc khởi nghĩa đó, đáng chú ý hơn cả là các cuộc khởi nhĩa của nông dân chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Sự bùng nổ của phong trào nông dân nửa đầu thế kỉ XIX nói chung và ở Bắc Kì nói riêng có ý nghĩa vô cùng lớn đối với tiến trình lịch sử dân tộc. Khởi nghĩa nông dân là động lực phát triển của lịch sử phong kiến, do vậy nó có vai trò quan trọng trong học tập và nghiên cứu lịch sử. Trên tinh thần đổi mới Sử học, cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến và nhận định đánh giá về triều Nguyễn rất khác nhau, đặc biệt về phong trào nông dân dưới triều Nguyễn. Vì thế việc lựa chọn “Phong trào nông dân ở Bắc Kỳ dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX” làm đề tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sau: * Về mặt khoa học: + Góp phần khôi phục một cách sinh động, chân thực về các cuộc khởi nghĩa của nông dân chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX. + Góp phần làm rõ đóng góp của phong trào nông dân dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. 2 * Về mặt thực tiễn: + Bổ xung nguồn tư liệu về phong trào nông dân cũng như làm tư liệu về phong trào nông dân cũng như làm tư liệu nghiên cứu phong trào nông dân nửa đầu thế kỉ XIX. + Góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ hiện nay. + Khoá luận còn làm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập và giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Phong trào nông dân dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX đã được đề cập đến trong một số công trình dưới đây với nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Cụ thể là: + Trong cuốn “Đại cương lịch sử Việt Nam” do Trương Hữu Quýnh chủ biên đã đề cập đến công cuộc đấu tranh của nông dân chống chính quyền phong kiến nhà Nguyễn dưới góc độ khái quát và sơ lược, chưa đề cập đến một cách hệ thống [16]. + Trong cuốn “Lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến 1858” của nhà xuất bản Giáo Dục cũng đã đề cập đến phong trào nông dân nửa đầu thế kỉ XIX nhưng còn sơ lược [18]. + Trong cuốn “Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại” của Huỳnh Công Bá cũng đã đề cập đến các phong trào nông dân khởi nghĩa dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX nhưng chỉ dừng lại ở mức đội khái quát [6]. + Trong cuốn “Tiến trình lịch sử Việt Nam” do Nguyễn Quang Ngọc chủ biên đã đề cập đến những cuộc nổi dậy của nông dân chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn nhưng chưa đi sâu vào khai thác một cách cụ thể mà chỉ dừng lại ở mức độ khái quát [15]. + Trong cuốn “Một số chuyên đề Lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế giới và phương pháp dạy học lịch sử” do TS. Phạm Văn Lực chủ biên cũng đã đề cập tới các cuộc khởi nghĩa nông dân chống triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX nhưng mới chỉ dừng lại ở việc kể tên các cuộc khởi nghĩa các cuộc khởi 3 nghĩa, chưa đi sâu vào nghiên cứu, phân tích làm rõ các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra thời kì này [14]. Vấn đề này đã được đề cập trong một số công trình nhưng chưa có công trình nào đề cập một cách hệ thống, hoàn chỉnh. Tuy vậy, tất cả những công trình nghiên cứu đó đã định hướng cho tôi đi vào tìm hiểu nghiên cứu vấn đề này và là nguồn tài liệu tham khảo quý để tôi tiếp tục nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề khoa học mà những công trình trước chưa có điều kiện thực hiện và hoàn chỉnh. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, đóng góp của đề tài 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là “Phong trào nông dân ở Bắc Kỳ dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX”. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Khóa luận tập trung làm rõ phong trào khởi nghĩa của nông dân ở Bắc Kì chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi (1802) đến khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858). - Về không gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu sự phát triển của phong trào nông dân ở Bắc Kì chống lại triều đình phong kiến triều Nguyễn. 3.3. Đóng góp của đề tài - Khóa luận góp phần khôi phục một cách hoàn chỉnh, hệ thống và chính xác tình hình nước ta nửa đầu thế kỉ XIX. Đặc biệt, khóa luận tái hiện một cách sinh động về phong trào nông dân ở Bắc Kì với các phong trào cụ thể. - Bổ xung nguồn tư liệu về lịch sử phong trào nông dân khởi nghĩa của dân tộc ta, góp phần giáo dục truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất cho thế hệ trẻ, khơi dậy lòng yêu nước, lòng biết ơn và kính trọng đối với các anh hùng dân tộc; làm tài liệu tham khảo trong học tập và giảng dạy lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX (1802-1858). 4. Phƣơng pháp nghiên cứu, nguồn tƣ liệu 4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu - Khóa luận kết hợp hai phương pháp: Phương pháp lịch sử và phương pháp logic dựa trên cơ sở nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. 4 - Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như: sưu tầm, hệ thống hóa tài liệu, đối chiếu… 4.2. Nguồn tƣ liệu Để hoàn thành khóa luận tôi đã sử dụng các nguồn tư liệu: - Các tài liệu thông sử: Đại cương lịch sử Việt Nam tập I. - Các công trình, bài viết có liên quan đến nội dung của khóa luận. 5. Cấu trúc của khoá luận Khóa luận gồm phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo và 3 nội dung chính: Chương 1. Tình hình triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX. Chương 2. Một số phong trào nông dân tiêu biểu ở Bắc Kì. Chương 3. Đặc điểm, tính chất và ý nghĩa của các phong trào nông dân khởi nghĩa ở Bắc Kỳ dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX. 5 Chƣơng 1 TÌNH HÌNH TRIỀU NGUYỄN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX Trong lịch sử châu Á nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng, thế kỉ XIX là thời kì đầy biến động. Quan hệ tiếp xúc Đông - Tây đã chuyển từ thương mại tự do sang đối địch. Thay vì tôn trọng chủ quyền, thiết lập mối quan hệ buôn bán như trước đây, các nước tư bản châu Âu bắt đầu thực hiện chính sách “ngoại giao pháo hạm”, sử dụng vũ lực để từng bước thực hiên ý đồ thực dân. Trong bối cảnh đó, các nước châu Á bị đặt trước những thử thách vô cùng hiểm nghèo. Ý thức được hiểm họa đó, Nhật Bản và trong một chừng mực nào đó là Xiêm đã chọn con đường duy tân đất nước để tự cứu mình. Trong khi đó, ở Việt Nam, sau khi đánh bại triều Tây Sơn, năm 1802, triều Nguyễn được thành lập đã tỏ ra lúng túng, chỉ lo xây dựng và củng cố nền thống trị, bảo vệ chế độ phong kiến trong bối cảnh khủng hoảng, suy vong không bắt kịp với thời đại, làm cho đất nước ngày càng lún sâu vào tình trạng lạc hậu, trì trệ. Tình hình đó đã làm mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt, không kiểm soát được. Tình trạng này kéo dài đã làm bùng nổ hàng loạt các cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ của nông dân, các dân tộc ít người và cuối cùng biến thành thuộc địa của thực dân Pháp. Về danh nghĩa, triều Nguyễn tồn tại đến năm 1945, nhưng thời gian thực sự điều hành đất nước với tư cách là một nhà nước độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thì chỉ trong nửa đầu thế kỉ XIX. 1.1. Tình hình chính trị Gia Long lên ngôi, định đô ở Phú Xuân (Huế), giữ nguyên các đơn vị hành chính cũ ở hai miền, đặt quan chức trấn giữ. Năm 1804, được sự đồng ý của nhà Thanh, Gia Long đổi tên nước là Việt Nam [18, tr.96]. Do phản ứng của nhân dân, năm 1838, Minh Mạng đổi quốc hiệu là Đại Nam và giữ tên đó cho đến cuối triều Nguyễn. Công việc đầu tiên mà triều Nguyễn phải tập trung giải quyết ngay sau khi đánh thắng nhà Tây Sơn là thiết lập một hệ thống cai trị từ trung ương đến địa phương trên một lãnh thổ rộng lớn bao gồm cả Đàng Ngoài cũ và Đàng Trong đã được mở rộng đến tận mũi Cà Mau. Đây là một lợi thế mà Nguyễn 6 Ánh đã được hưởng từ thành quả của phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước. Chính quyền trung ương được tổ chức như các triều đại trước. Đứng đầu là vua nắm mọi quyền hành. Sợ quyền thần lấn át Hoàng đế, các vua Nguyễn đặt lệ “tứ bất” (không đặt tể tướng, không lấy trạng nguyên, không lập hoàng hậu, không phong vương). Vua trực tiếp nắm và điều hành 6 bộ và các viên chuyên trách như Đô sát, Hàn lâm, Thị thư (năm 1829 chuyển thành nội các). Năm 1834, Minh Mạng cho lập cơ mật viện là cơ quan có quyền cùng với vua bàn bạc những việc quốc gia đại sự [15, tr.190]. Mặc dù luôn có ý thức tập trung quyền lực vào tay mình nhưng Gia Long đã tỏ ra khá lúng túng khi tiến hành xây dựng các đơn vị hành chính mới. Họ Nguyễn lấy Phú Xuân (Huế) làm kinh đô và chia các địa phương thành các cấp độ quản lí (trực, cơ, kỳ), tùy thuộc vào vị trí xa hay gần kinh sư. Những địa phương nằm kề Phú Xuân ở cả hai mặt bắc và nam như Quảng Đức, Quảng Trị, Quảng Bình và Quảng Nam được gọi là các trực doanh nằm dưới sự cai quản trực tiếp của triều đình. Tiếp đó là các trấn đặt dưới sự kiểm soát gián tiếp của kinh sư gọi là các cơ trấn. Phía Bắc có Nghệ An, Thanh Hóa, phía Nam có Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Hòa (Khánh Hòa). Ở cả hai đầu đất nước, Gia Long đặt ra hai kỳ (Bắc và Nam), giao phó quyền hành cho hai quan tổng trấn tại Bắc Thành và Gia Định thành được phép thay mặt Hoàng đế định đoạt mọi việc. Năm 1831-1832, Minh Mạng bỏ cơ cấu hành chính tản quyền, bãi bỏ chức Tổng trấn, chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ (Thừa Thiên). Tất cả đều trực thuộc chính quyền trung ương [15, tr.190]. Chính quyền địa phương được đặt lại. Các liên tỉnh do Tổng đốc đứng đầu và kiêm nhiệm, tỉnh còn lại do tuần phủ đứng đầu. Dưới Tổng đốc và tuần phủ có hai ty: Bố chính ty phụ trách các vấn đề thuế khóa, ruộng đất, hộ khẩu …của tỉnh; án sát ty phụ trách an ninh, tư pháp…của tỉnh. Các chức quan ở hai ty phụ chịu trách nhiệm trước Tổng đốc và tuần phủ [18, tr.97]. 7 Dưới tỉnh là cấp phủ (tri phủ đứng đầu), huyện (tri huyện đứng đầu) châu (tri châu đứng đầu) rồi đến tổng (chánh tổng đứng đầu), xã (do lý trưởng, phó lí phụ trách) [18, tr.97]. Đối với vùng thượng du, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc, từ năm 1829, Minh Mạng bỏ lệ thế tập của các thổ ty, lang đạo, cho phép quan địa phương chọn các hào mục thanh liêm, tài năng cần cán làm Thổ tri châu, Thổ tri huyện và thiết lập chế độ lưu quan, đưa quan miền xuôi lên cai quản miền ngược, làm việc với các thổ ty, lang đạo [18, tr.97]. Ban đầu, nhà Nguyễn dùng những người có công trong cuộc chiến tranh chống Tây Sơn làm các chức quan trọng trong triều đình cũng như ở các địa phương. Về sau, nhà Nguyễn mở khoa thi tài (năm 1822 mở khoa thi hội đầu tiên, chọn người bổ xung vào các chức và được hưởng lương theo phẩm hàm. Bộ máy quan lại thời Nguyễn nói chung không cồng kềnh cũng không đông đảo, song cũng như ở thế kỉ XVIII, quan lại tìm mọi cách hạch sách nhân dân, chiếm đoạt của cải. Năm 1827, Minh Mạng đã bực tức với các quan lại “coi pháp luật như hư văn, xoay sở nhiều vành, chỉ cốt lấy tiền không được thì buộc tội”. Năm 1850, Tự Đức than vãn: “Quan vui thì dân khổ, ích người trên thì tốn kẻ dưới… đưa quà cáp xin xỏ để là cái thang bước lên quan trường, hoặc bắt đóng góp khác bạc dã làm của cải cho mình tiêu dùng, những tình tệ ấy không kể xiết” [16, tr.441]. Tội hối lộ, tham nhũng không ngừng phát triển mặc dù Gia Long, Ming Mạng xử rất nặng hàng loạt các viên quan to, kể cả trấn thủ, hiệp trấn tham nhũng. Chính vì vậy mà trong dân gian lưu truyền câu: “Con ơi, mẹ bảo con này, Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan” [16, tr.441] Lợi dụng tình hình đó của các quan lại, bọn hào lí địa phương mặc sức hoành hành. Năm 1828, Nguyễn Công Trứ đã tâu lên nhà vua: “Cái hại quan lại là một hai phần thì cái hại hào cường đến tám, chín phần… nó làm cho con người ta trở thành mồ côi, vợ người ta thành ra góa bụa, giết cả tính mạng của người ta, xiết cả gia tài của người ta mà việc không lộ, cho nên cứ công nhiên không sợ gì. Chỗ nào chúng cũng cùng nhau anh chị, chuyên lợi làm giàu, dối [...]... kiến với nông dân trở nên gay gắt, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra trên phạm vi cả nước trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta 17 Chƣơng 2 PHONG TRÀO NÔNG DÂN TIÊU BIỂU Ở BẮC KÌ Mặc dù các vua triều Nguyễn có nhiều cố gắng, nhưng các mặt nông, công, thương đều đình trệ, làm cho các tầng lớp nhân dân mà chủ yếu là nhân dân lao động nghèo lâm vào cảnh sống cơ cực Chẳng những nhà Nguyễn. .. Cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành (1821 - 1827) Cuộc nổi dậy Phan Bá Vành là cuộc nổi dậy do Phan Bá Vành lãnh đạo nhằm chống lại đường lối cai trị của triều đình phong kiến Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX trong lịch sử Việt Nam Khởi nghĩa Phan Bá Vành không những là cuộc khởi nghĩa nông dân điển hình vùng ven biển Thái Bình - Nam Định, mà còn là trung tâm của phong trào nông dân các tỉnh miền đồng bằng Bắc. .. tầng lớp nhân dân nghèo đói ở khắp mọi miền đất nước chống lại chế độ cai trị của nhà Nguyễn Những cuộc nổi dậy của nông dân chống triều Nguyễn đã bùng lên từ rất sớm Ngay khi vua Gia Long vừa nối ngôi được mấy năm thì đã có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ và lan rộng, mà trước hết là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Căn cứ vào sử biên niên của nhà Nguyễn, thì chỉ tính trong nửa đầu thế kỉ XIX đã có gần... hách với dân với nước, nên ý chí chống áp bức, cứu dân lành càng nung nấu trong ông Những cơn bão táp của các phong trào nông dân vào thế kỉ thứ XVIII ở vùng đồng bằng ven biển Thái Bình, Nam Định, nhất là những tiền bối trong phong trào nông dân Tây Sơn như Vũ Đức Cát, Ngô Trác Quán đã thôi thúc Phan Bá Vành đứng lên làm cuộc khởi nghĩa Tổng Cầu, tức Chánh Tổng Nguyễn Hữu Cầu là một phú hào có thế lực... năm đầu thế kỉ XIX, cả nước phải chịu 38 lần mưa lụt, bão lũ lớn, trong đó có 16 lần đê vỡ Trong dân gian còn lưu truyền nhau câu ca dao nói về nỗi thống khổ của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ: “Nhoai nhoái như phủ Khoái xin cơm!” Chính sách của nghà Nguyễn trong nông nghiệp đã đẩy nông dân vào cảnh bần cùng hóa, nên kinh tế tiểu nông đang có nhu cầu phát triển giờ bị xóa sổ hoàn toàn, người nông dân. .. chế độ sở hữu ruộng đất Việt Nam không những tạọ ra những địa chủ lớn ở bắc cũng như ở Nam Do đó, giai cấp địa chủ vừa là cơ sở xã hội của nhà nước Nguyễn vừa luôn luôn phải dựa vào lực lượng hào lí ở làng xã và quyền lực chính trị của nhà nước để tồn tại Có thể thêm vào đây hệ thống thổ ti ở các vùng dân tộc ít người Giai cấp bị trị bao gồm toàn bộ nông dân, thợ thủ công, thương nhân và một số dân nghèo... không có tác dụng phát triển nông nghiệp và ổn định đời sống nhân dân Đứng trước thất bại của việc giải quyết vấn đề ruộng đất, triều Nguyễn đã chuyển sang phương thức quen thuộc là khuyến khích nông dân đi khai hoang và lập đồn điền, nhất là ở vùng đất mới Bắc Kì… Diện tích canh tác được mở rộng và tại những vùng đất mới khai phá triều Nguyễn cho thành lập làng ấp cả dân khai hoang Do đó, hàng trăm... ruộng nông trang luôn năm lụt lội, dân tình đói rách, làng mạc điêu tàn, nhũng loạn khắp nơi… Có ông Phan Bá Vành ở miền Thaí Bình, nhân nạn đói năm 1821 tập hợp dân chúng chống lại triều đình, được dân đi theo, lập căn cứ chính ở Trà Lũ [9, tr.135] 2.3.2 Lực lƣợng tham gia Lực lƣợng lãnh đạo Bất mãn với chính sách cai trị của triều đình phong kiến Nguyễn, lại sớm cảm nhận được cảnh khổ của đa số dân. .. nghĩa đảng và nghĩa quân lại mau chóng tan rã Cuộc khởi nghĩa do Cao Bá Quát lãnh đạo chống lại triều đình nhà Nguyễn từ năm 1854 đến 1856 tới lúc này hoàn toàn chấm dứt Cuộc khởi nghĩa của Cao Bá Quát chấm dứt một giai đoạn khởi nghĩa của nông dân miền xuôi Cuộc khởi nghĩa do Cao Bá Quát lãnh đạo tuy có ý nghĩa lịch sử, nói lên được rằng Tự Đức triều Nguyễn là Kiệt, Trụ là bạo chúa, việc làm của phe... ngoài không thể vào buôn bán được Chính sách bế quan toả cảng của triều đình phong kiến Nguyễn đã kìm hãm sự giao lưu buôn bán với nước ngoài, số lượng tàu bè ra vào cửa biển vắng vẻ, nguồn thu thuế quan giảm sút, trước có tổng số 60 sở đến năm 1851 chỉ còn 21 sở… [14, tr.110] Sự phát triển chậm chạp của công thương nghiệp ở nửa đầu thế kỉ XIX không tạo ra được những điều kiện cần thiết cho sự biến chuyển . Nguyễn rất khác nhau, đặc biệt về phong trào nông dân dưới triều Nguyễn. Vì thế việc lựa chọn Phong trào nông dân ở Bắc Kỳ dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX làm đề tài nghiên cứu có ý nghĩa. các cuộc khởi nghĩa của nông dân chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX. + Góp phần làm rõ đóng góp của phong trào nông dân dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX với tiến. luận là Phong trào nông dân ở Bắc Kỳ dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX . 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Khóa luận tập trung làm rõ phong trào khởi nghĩa của nông dân ở Bắc Kì chống

Ngày đăng: 17/10/2014, 02:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w