Cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành (182 1 1827)

Một phần của tài liệu phong trào nông dân ở bắc kỳ dưới triều nguyễn nửa đầu thế kỷ xix (Trang 32 - 33)

5. Cấu trúc của khoá luận

2.3. Cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành (182 1 1827)

Cuộc nổi dậy Phan Bá Vành là cuộc nổi dậy do Phan Bá Vành lãnh đạo nhằm chống lại đường lối cai trị của triều đình phong kiến Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX trong lịch sử Việt Nam.

Khởi nghĩa Phan Bá Vành không những là cuộc khởi nghĩa nông dân điển hình vùng ven biển Thái Bình - Nam Định, mà còn là trung tâm của phong trào nông dân các tỉnh miền đồng bằng Bắc Bộ.

Khắp địa hạt Bắc Kì là vùng Hoan Ái thuộc Tả Trức Kì, phán những kẻ bất trị nghe tiếng Vành thì hội tụ đông như kiến. Bài ca kể chuyện Phan Bá Vành có câu: Quân ngài khéo kiếm

Chọn những quân ròng

Xứ Bắc cũng lắm, Xứ Đông cũng nhiều Cả từ Mường, Mán cũng theo về đây.

Phan Bá Vành (? - 1827) [22, tr.177], tục gọi là Ba Vành (vì là con thứ ba trong gia đình), sinh trưởng ở làng Minh Giám, thuộc huyện Vũ Tiên, nay là làng Nguyệt Lâm, xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo. Mẹ là Mai Thị Vẻ, quê ở làng Cội Khê (tức Hội Khê, huyên Vũ Tiên, tỉnh Thái Bình). Theo Ngô Thế Phả, ông tổ xa xưa là Ngô Kinh, Ngô Từ vốn là khai quốc công thần đời vua Lê Thái Tổ, Ngô Từ là cha đẻ của Ngô Thục, Hoàng Thái Hậu mẹ đẻ cháu Lê Thánh Tông. Đến khi nhà Mạc lập họ Ngô sợ bị hãm hại nên đã đổi thành họ Phan (đời Phan Chính Nhiệm) sau đó lập nghiệp ở làng Minh Giám, Vũ Tiên (đời Phan Tấn Minh). Từ Phan Tấn Minh đến Phan Bá Vành là đời thứ 5. Với thân phận là nông dân nghèo khổ không tấc đất cắm. Cha mẹ ông làm nghế chèo đò và nuôi bán cá giống làm kế sinh nhai, nhưng vì cha mất sớm nên Phan Bá Vành phải sớm đi làm thuê để phụ nuôi sống gia đình. Ông thường đi cày mướn cho các nhà giàu trong vùng nhưng vẫn đói, chẳng đủ miếng cơm nuôi thân, lại còn phải nuôi mẹ, nuôi vợ, nhiều hôm phải nhịn bữa lấy gạo mang về nuôi mẹ. Ông có một sức

khỏe phi thường, tay dài như vượn, lại có tài ném lao, dùng những đoạn tre ngắn vót nhọn ném đâu trúng đó, mười phát như một, có thể ném xa hàng mẫu ruộng. Trong một bài vè ở Thái Bình có câu:

Minh Giám quê của Ba Vành

Mẹ tên là Vẻ, cha sinh chèo đò Thêm nghề bán cá con so,

Vành trên lưng mẹ nằm thò cổ ra [9, tr.176].

Bất mãn với đường lối cai trị của nhà Nguyễn, khoảng năm 1821, Phan

Bá Vành tập hợp dân nghèo khổ vùng Nam Định, Thái Bình (tức vùng Sơn Nam Hạ cũ) nổi dậy chống triều đình phong kiến nhà Nguyễn.

Một phần của tài liệu phong trào nông dân ở bắc kỳ dưới triều nguyễn nửa đầu thế kỷ xix (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)