Nguyên nhân thất bại

Một phần của tài liệu phong trào nông dân ở bắc kỳ dưới triều nguyễn nửa đầu thế kỷ xix (Trang 44 - 61)

5. Cấu trúc của khoá luận

2.3.4.Nguyên nhân thất bại

Cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành (1821 - 1827) trong giai đoạn đầu đã giành được những thành quả to lớn, gây cho triều đình những khó khăn nhất định. Nhưng cuối cùng, cũng như những cuộc khởi nghĩa nông dân khác xảy chống lại triều đình phong kiến Nguyễn, đã bị triều đình nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, “Mỹ nhân kế” nó chỉ có tác động trong một chừng mực nào đó đối với kết cục của cuộc khởi nghĩa, không thể coi đây là

nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của cuộc khởi nghĩa.

Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của cuộc khởi nghĩa là tư tưởng rút về phòng thủ bị động trong một căn cứ chật hẹp, hãm mình vào thế bị cô lập. Đã thế, nghĩa quân bị địch bao vây tứ phía, mất liên lạc với vùng nông thôn lân cận rộng lớn để bổ xung lượng dân quân rộng lớn, lương thực và phối hợp chiến đấu, rất khó để có thể cầm cự lâu dài, càng khó để có thể mở rộng phong trào rộng lớn toàn khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại thực sự của nghĩa quân là sự tương quan lực lượng quá lớn giữa hai bên. Trong khi đó, điều kiện lịch sử nước ta nửa đầu thế kỉ đầu thế kỉ XIX, triều đình Nguyễn tuy có khủng hoảng về kinh tế, chính trị và mâu thuẫn xã hội sâu sắc, nhưng vẫn còn khả năng tập trung những đạo quân chủ lực mạnh của triều đình để phối hợp với các đạo quân khác ở khắp các trấn từ Trung ra Bắc do các tướng quân lão luyện chỉ huy, cũng như huy động được khối lượng lương thực, quân nhu lớn để có thể bao vây, tấn công nghĩa quân trong thời gian dài. Mặt khác, tuy là một cuộc khởi nghĩa lớn, quân đông và từng trải qua chiến đấu, nhưng khởi nghĩa Phan Bá Vành vẫn là cuộc khởi nghĩa của của một vùng, không có những có những lực lượng nổi dậy đồng loạt ở nhiều vùng hỗ trợ, nên sớm bị thất bại.

Cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành thất bại và chìm trong bể máu, nhưng tinh thần chiến đấu của nghĩa quân còn vang mãi truyền thống đấu tranh xã hội bất của nông dân Thái Bình vì ruộng đất, cơm áo và công bằng dân chủ chống chế độ phong kiến áp bức và bóc lột.

Cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành cảnh tỉnh chế độ phong kiến triều Nguyễn. Sau cuộc khởi này, Nguyễn Công Trứ dâng lên triều đình: “Xin khai khẩn ruộng hoang để yên nghiệp dân nghèo”. Minh Mạng phê chuẩn ngay, mở kho nhà nước phát cho dân nghèo 6 tháng lương thực và tiền bạc để mua sắm trâu bò, cày quốc, làm nhà ở để nông đân nhanh chóng khai khẩn ruộng hoang, đào sông, đắp đê, lập ra các làng ấp mới, lập ra huyện Tiền Hải, huyện Kim Sơn và các tổng Hoàng Thu, Ninh Nhất (huyện Hải Hậu). Những chính sách nhân nhượng này góp phần ổn định đời sống của nông dân và phát triển phục hồi kinh

CHƢƠNG 3

ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁC PHONG TRÀO NÔNG DÂN KHỞI NGHĨA Ở BẮC KỲ DƯỚI

TRIỀU NGUYỄN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XI X 3.1. Đặc điểm, tính chất

Về đặc điểm

Triều Nguyễn được thành lập sau khi đánh bại triều Tây Sơn, trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến đổi. Với tư cách là một nước độc lập làm chủ một vùng lãnh thổ từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, nhà Nguyễn trong nửa đầu thế kỉ XIX đã thiết lập một hệ thống cai trị từ trung ương đến địa phương với các chính sách đối nội, đối ngoại theo nguyên tắc tập trung mọi quyền hành vào tay Hoàng đế và để củng cố quyền lực của vương triều.

Vào nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn ra sức phục hồi nền kinh tế trên chính sách coi trọng ruộng đất và sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, trong giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến, nhiều chính sách của nhà Nguyễn không còn ý nghĩa tích cực. Hơn nữa do tư tưởng thủ cựu như quan điểm tứ dân, chính sách trọng nông ức thương, chính sách bế quan tỏa cảng… làm cho nền kinh tế vốn đã trì trệ lại càng them bế tắc, đời sồng nhân dân lâm vào tình trạng khốn cùng. Trong bối cảnh nền kinh tế bế tắc, đời sống nhân dân khốn cùng, nhà Nguyễn chẳng những đã bất lực không cải thiện được tình hình, trái lại, bộ máy chính quyền ngày càng quan liêu, tha hóa. Mâu thuẫn xã hội dưới triều Nguyễn ngày càng gay gắt dẫn đến sự bùng nổ hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân rộng lớn, nhất là ở Bắc Kỳ, làm cho tình hình càng thêm rối ren, phức tạp. Tình hình kinh tế nông, công thương nghiệp suy đốn, đình trệ dưới triều Nguyễn đã đẩy các tầng lớp nhân dân lao động mà đại bộ phận là nông dân lâm vào cảnh sống hết sức khổ cực (nông dân không có ruộng cày cấy, nông dân, thợ thủ công, thương nhân, dân nghèo thành thị, các dân tộc thiểu số phải gánh chịu chế độ tô thuế phức tạp, phiền nhiễu của nhà nước như thuế thân, thuế ruộng và thực hiện chế độ lao dịch nặng nề cho Nhà nước. Bão lũ, hạn hán, đói kém, dịch bệnh

thường xuyên xảy ra dẫn đến tình trạng nhân dân phải rời bỏ quê hương, bản quán đi phiêu tán. Tệ nạn tham nhũng của bọn quan lại hoành hành và cường hào áp bức thực sự là nỗi khổ, là tai nạn khủng khiếp của nhân. Quan coi dân như kẻ thù, dân sợ quan như cọp.

Thực trạng xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX cho thấy tình trạng chiếm, tập trung ruộng đất nghiêm trọng vào tay địa chủ, chính sách tô thuế phức tạp, phiền nhiễu, chính sách lao dịch nặng nề của nhà nước, nạn cường hào hoành hành ở nông thôn, thiên tai, dịch bệnh, đói kém xảy ra triền miên là những nguyên nhân dẫn đến cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lao động chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn.

Trong hơn 50 năm đầu của thế kỉ XIX, xã hội Việt Nam hầu như nằm trong tình trạng đối đầu giữa triều đình phong kiến nhà Nguyễn với các tầng lớp nhân dân bị trị. Các cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ đã diễn ra lúc ở Bắc, lúc ở Nam thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Trong số các cuộc khởi nghĩa diễn ra trong nửa đầu thế kỉ XIX, Bắc Kỳ là nơi xảy ra nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn hơn cả .

Cuộc đấu tranh của nông dân chống lại giai cấp phong kiến là hiện tượng chung của xã hội phong kiến, nhưng ở mỗi thời kì, các cuộc đấu tranh này lại có những nét khác nhau. Các cuộc khởi nghĩa nông dân nói chung và của nhân dân Bắc Kỳ nói riêng chống lại chính quyền phong kiến nhà Nguyễn trong nửa đầu thế kỉ XIX có một số đặc điểm như sau:

Thứ nhất, so với phong trào đấu tranh của nông dân ở các thế kỉ trước thì

phong trào nông dân dưới triều Nguyễn bùng nổ ngay từ khi vương triều Nguyễn mới được thành lập. Trong khi đó, các cuộc nổi dậy, khởi nghĩa nông dân thường xảy ra vào cuối mỗi triều đại khi vương triều đã suy yếu, thối nát, không thi hành nhiều chính sách tiến bộ mang lại lợi ích cho nhân dân. Ví dụ, ở thời nhà Trần, từ giữa thế kỉ XIV, khi tình hình kinh tế, xã hội ngày một khủng hoảng, đời sống của nhân dân sa sút nghiêm trọng, vua quan nhà Trần lại không quan tâm tới cuộc sống của nhân dân, không thực hiện trách nhiệm của nhà

dân thì nông dân mới cùng nô tì đứng dậy đấu tranh vì không chịu được ách áp bức tàn tệ của giai cấp thống trị. Tiêu biểu như các cuộc khởi nghĩa của Ngô Bệ và Phạm Sư Ôn…

Ngược lại, dưới triều Nguyễn, phong trào đấu tranh của nông dân nổ ra ngay từ khi vương triều này mới được thành lập, còn non trẻ.

Năm 1802, sau khi đánh bại vương triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lập nên triều Nguyễn, một số tướng của Tây Sơn do Nguyễn Văn Tuyết cầm đầu đã nổi dậy đấu tranh ở Kinh Môn (Hải Dương) và tiếp đó bùng lên mạnh mẽ trong các năm 1807 - 1808 [14, tr.553].

Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là vì các triều đại trước được thành lập sau khi cuộc đấu tranh chông ngoại xâm thắng lợi hoặc sau khi triều đại đương thời đã quá suy yếu, không có khả năng tập hợp, lãnh đạo nhân dân chống xâm lược. Trong trường hợp ấy, các cuộc khởi nghĩa nông dân có tác dụng như một động lực thúc đẩy việc thay đổi triều đại này bằng một triều đại khác, có thể tổ chức cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc. Triều Nguyễn được xác lập sau khi Nguyễn Ánh đàn áp đẫm máu phong trào nông dân Tây Sơn, mâu thuẫn giữa nông dân với phong kiến càng thêm sâu sắc. Vì vậy, phong trào nông dân chống phong kiến nổ ra sớm và lên cao hơn so với bất kì triều đại nào.

Thứ hai, các cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình phong kiến

nhà Nguyễn nói chung và của nông dân Bắc Kì nói riêng diễn ra đồng loạt ở nhiều nơi và diễn ra liên tục, kể cả phía Nam - nơi được xem là cơ sở xã hội của nhà Nguyễn.

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, chưa bao giờ chỉ trong một khoảng thời gian 50 năm lại có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra như ở nửa đầu thế kỉ XIX như vậy. Phong trào diễn ra liên tục suốt nửa đầu thế kỉ XIX sang cả nửa cuối thế kỉ này mà không hề bị gián đoạn như phong tào ở các thế kỉ trước. Trong khoảng 50 năm nửa đầu thế kỉ XIX thì bất kể ai muốn tổ chức khởi nghĩa chống lại triều đình dù là quan hay dân, người sang hay người hèn, người hay chữ hay người không hay biết chữ đều được nhiệt liệt hưởng ứng. Theo quan điểm của các nhà sử học, dưới thời Nguyễn có đến 500 cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ.

Riêng ở Bắc Kỳ, phong trào nông dân nổ ra liên tục, nhất là ở miền xuôi. Các nhà sử học ước tính rằng, số lượng các cuộc nổi dậy ở nửa đầu thế kỉ XIX còn nhiều hơn thế kỉ XVIII. Từ năm 1802 - 1862, tại Bắc Hà có từ 350 đến 400 cuộc nổi dậy của nhân dân nổ ra. Trong số đó có 50 cuộc diễn ra dưới thời Gia Long từ năm 1802 - 1820, 254 cuộc dưới thời Minh Mạng (1820 - 1840), 58 cuộc dưới thời Thiệu Trị (1840 - 1847) và 40 cuộc nổi dậy dưới thời Tự Đức. Tiếp theo khởi nghĩa của Vũ Đình Lục, các cuộc đấu tranh của nông dân cũng nổ ra ở hầu khắp các vùng đồng bằng Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, như các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Đức Khoa, Tổng Thái,… ở Kinh Bắc; của Trần Lê Quyền, Đỗ Hoàng Thản ở Sơn Tây; Nguyễn Thế Chung ở Sơn Nam;… Trong các cuộc khởi nghĩa của nông dân Bắc Kỳ, tiêu biểu có cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành (1821 - 1827) ở Nam Định, Cao Bá Quát ở Hà Nội - Bắc Ninh (1854 - 1855), phong trào đấu tranh của các dân tộc ít người, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Lương ở Ninh Bình.

Thứ ba, phong trào đấu tranh của nhân dân chống lại triều đình phong

kiến nhà Nguyễn nói chung và của nhân dân Bắc Kỳ nói riêng trong nửa đầu thế kỉ XIX đã lôi cuốn các tầng lớp nhân dân bị trị, từ nông dân, thợ thủ công, nho sĩ, quan lại cấp thấp, binh lính, các dân tộc ít người trên khắp các vùng đồng bằng, miền núi, từ Bắc vào Nam. Các dân tộc thiểu số miền ngược trong một số cuộc nổi dậy đã sát cánh chiến đấu với nghĩa quân nông dân ở miền xuôi. Một điểm mới chưa từng có là sự có mặt của binh lính triều đình trong phong trào đấu tranh của nhân dân.

Thứ tư, phong trào nông dân thời Nguyễn về căn bản chưa có gì khác so

với phong trào nông dân ở nửa đầu thé kỉ XVIII, mà nó vẫn mang nhiều nhược điểm của phong trào nông dân của các thế kỉ trước, đó là tính chất phân tán, thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo chung thống nhất. Không có một cuộc khởi nghĩa nào có quy mô đủ lớn về người, địa bàn để lật đổ được triều đại. Nó chỉ là sự tập hợp của nhiều cuộc khởi nghĩa riêng lẻ ở từng địa phương, không có ngọn cờ tâp trung phong trào. Chính vì tính chất phân tán và cục bộ đó mà triều Nguyễn có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thừa khả năng để tiến hành đàn áp một cách dễ dàng và tiêu diệt từng cuộc khởi nghĩa một.

Hơn nữa, trong nửa đầu thế kỉ XIX, tuy nền công, thương nghiệp ở nước ta có những bước tiến triển nhất định, nhưng chưa phát triển cao đến mức tạo ra được một lực lượng xã hội mới khả năng lãnh đạo phong trào nông dân đi đến thắng lợi.

Thứ năm, tất cả các cuộc khởi nghĩa đều thất bại. Trong lịch sử Việt

Nam, không có một cuộc khởi nghĩa nông dân nào giành thắng lợi cuối cùng (phế bỏ một triều đại, lập nên một triều đại mới hoặc chế độ mới). Ngay cả Trung Quốc cũng vậy, khởi nghĩa nông dân đều thất bại (Trần Thắng, Ngô Quảng, Hoàng Sào, Thái Bình Thiên Quốc), trừ cuộc khởi nghĩa của Chu Nguyên Chương (lập ra triều Minh năm 1368).

Thứ sáu, trong giai đoạn này, phong trào đấu tranh của nông dân chống

lại triều đình phong kiến Nguyễn dưới các hình thức khác nhau như một tập đoàn phong kiến này cũng muốn lật đổ tập đoàn phong kiến khác đều và cũng dựa vào nông dân, hay nông dân tự đứng lên tổ chức đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột của tầng lớp thống trị để bảo vệ cuộc sống của mình.

Sau khi lên ngôi, để củng cố lực lượng của mình, nhà Nguyễn cũng đã thi hành một số chính sách nhằm thu phục nông dân. Những chính sách kinh tế của các vua đầu Nguyễn phần nào tiến bộ như: lập “địa bạ” về ruộng đất (Từ năm 1805, Gia Long đã cho cấp địa bạ ở các xã và công việc này được tiếp tục đến thời Minh Mạng, ban hành phép quan điền (1804) theo đó mọi người đều được chia ruộng đất công ở xã, khuyến khích nông dân tự tổ chức khai hoang theo nhiều phương thức khác nhau… Tuy nhiên, “nhiều chính sách kinh tế, xã hội của triều Nguyễn không làm dịu bớt những mâu thuẫn sâu sắc trong xã hội, kể cả nửa sau thế kỉ XIX [16, tr.464]. Đời sống của nông dân vẫn cực khổ, khủng hoảng xã hội ngày càng trầm trọng và khởi nghĩa nông dân vẫn cứ nổ ra liên tiếp.

Về tính chất

nói riêng ở nửa đầu thế kỉ XIX đã được nhiều người nghiên cứu và còn có nhiều ý kiến khác nhau.

Theo tôi muốn nhận định tính chất của một phong trào cũng như phong trào đấu tranh của nhân dân ở nửa đầu XIX dưới triều Nguyễn, trước hết phải xem phong trào đấu tranh đó đã xuất phát từ mâu thuẫn chủ yếu nào? Vì vậy cần làm sáng tỏ phong trào đấu tranh của nhân dân ở Bắc Kì nửa đầu XIX xuất phát từ những mâu thuẫn chủ yếu nào? Mâu thuẫn giai cấp hay mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với chính quyền phong kiến Trung ương nhà Nguyễn?

Trên cơ sở những tài liệu hiện có kết hợp với việc hệ thống, tổng hợp, đối chiếu những kết quả nghiên cứu và những nhận xét tương đồng của nhiều nhà nghiên cứu về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám thì lúc bấy giờ trong xã hội đã có sự phân hóa sâu sắc: giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột. Tình trạng phân hóa và mâu thuẫn giai cấp đã lên đến đỉnh điểm khởi nghĩa nhân dân chính là biểu hiện của sự đối lập sâu sắc giữa nhân dân và địa chủ trong xã hội phong kiến, là hình thức cao nhất của sự biểu hiện mâu thuẫn giai cấp chủ yếu trong xã hội phong kiến. Xét cho cùng chính do sự đối lập căn bản về lợi ích giai cấp giữa nhân dân với địa chủ trong kinh tế phong

Một phần của tài liệu phong trào nông dân ở bắc kỳ dưới triều nguyễn nửa đầu thế kỷ xix (Trang 44 - 61)