Nghĩa lịch sử

Một phần của tài liệu phong trào nông dân ở bắc kỳ dưới triều nguyễn nửa đầu thế kỷ xix (Trang 54 - 61)

5. Cấu trúc của khoá luận

3.2.nghĩa lịch sử

Sau khi lật đổ vương triều Tây Sơn, năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lập nên triều Nguyễn. Nếu như các triều đại trước được xác lập trước hoặc sau khi cuộc đấu tranh chống ngoại xâm thắng lợi hoặc sau khi triều đại đương thời đã quá suy yếu, không có khả năng tập hợp, lãnh đạo nhân dân chống xâm lược. Trong trường hợp ấy, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra có tác dụng như một động lực thúc đẩy việc thay đổi triều đại này bằng một triều đại khác, có thể tổ chức cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, khác với các triều đại trước, nhà Nguyễn được thành lập dựa trên sự đàn áp đẫm máu phong trào nông dân Tây Sơn. Sau khi lên nắm chính quyền, triều Nguyễn mặc dù đã có nhiều biện pháp tích cực, tiến bộ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, nhằm cải thiện đời sống của nhân dân, củng cố vương triều, tuy nhiên, những biện pháp và chính sách mà nhà Nguyễn đưa ra lại không có tác dụng tích cực đối với nhân dân, thậm chí còn làm tình hình chính trị, xã hội thêm rối ren, nền kinh tế trì trệ, chậm phát triển. Dân số Việt Nam có tới hơn 90% là nông dân, tư liệu sản xuất quan trọng nhất đối với họ là ruộng đất, tuy nhiên trong giai đoạn này, ruộng đất hầu như tập trung trong tay tầng lớp địa chủ phong kiến, nông dân không có ruộng đất cày cấy, cuộc sống khó khăn. Bên cạnh đó, chính sách tô thuế của nhà nước phong kiến hết sức nặng nề với hàng trăm thứ thuế khác nhau, cộng với việc thiên tai, mất mùa, đói kém, dịch bệnh hoành hành đã làm cho đời sống của người nông dân Việt Nam đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn, rơi vào cảnh sống bần cùng, đi vào ngõ cụt, không còn cách nào khác, bởi không thể bám trụ trên mảnh đất quê hương, nơi chốn rau cắt rốn của mình mà họ đã đi phiêu tán. Thêm vào đó, sự thối nát, kém cỏi của giai cấp cầm quyền càng làm tình hình trở nên căng thẳng, khó khăn hơn, mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền phong kiến càng thêm sâu sắc, vì vậy, phong trào nông dân chống chính quyền phong kiến nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX nổ ra sớm và lên cao hơn so với bất kì triều đại nào.

Trong nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn đã phải chứng kiến gần 500 cuộc khởi nghĩa, các cuộc khởi nghĩa này diễn ra liên tục, sôi nổi, nhất là ở Bắc Kỳ. Các cuộc khởi nghĩa tuy diễn ra sôi nổi, liên tục, rộng lớn và quyết liệt nhưng lại diễn ra lẻ tẻ, phân tán, thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo chung thống nhất, nó chỉ là sự tập hợp của từng cuộc khởi nghĩa riêng lẻ ở từng địa phương. Chính vì tính chất phân tán và cục bộ đó mà nhà Nguyễn có thừa khả năng để đàn áp một cách dễ dàng và tiêu diệt từng cuộc khởi nghĩa một. Hơn nữa, trong nửa đầu thế kỉ XIX, tuy nền công, thương nghiệp ở nước ta có những bước tiến triển nhất định nhưng chưa phát triển đến mức tạo ra được một lực lượng xã hội mới có khả năng lãnh đạo phong trào nông dân đi đến thắng lợi.

Mặc dù các cuộc nổi dậy của nông dân chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn đều bị thất bại, nhưng không vì thế mà nó không có ý nghĩa đối với thời đại lúc đó và cả bây giờ.

Như cuộc nổi dậy của Lê Duy Lương: Mặc dù cuộc nổi dậy này đã có những hành động liên kết với cuộc nổi dậy của Ba Nhàn, Tiền Bột, nhưng giống như những cuộc nổi dậy khác ở thời kì này, cuộc nổi dậy của Lê Duy Lương vẫn mang đậm tính chất địa phương. Triều đình nhà Nguyễn buổi ấy, vẫn nắm trong tay một lực lượng quân sự lớn, đã lợi dụng những sai lầm, sơ hở của cuộc nổi dậy để đàn áp và tận diệt. Đây là một trong số ít cuộc nổi dậy “có thanh thế to mà quan quân phải đánh dẹp khó nhọc” đã góp phần làm rệu rã nền thống của nhà Nguyễn, làm xã hội Việt Nam lúc bấy giờ ngày càng thêm rối ren, phức tạp và đầy rẫy khó khăn.

Phong trào đấu tranh của nông dân chống triều đình phong kiến nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX nói chung và của nhân dân Bắc Kỳ nói riêng diễn ra liên tục, quyết liệt xét cho cùng là nhằm chống lại sự huỷ hoại tiềm lực dân tộc của giai cấp thống trị. Họ đã vùng lên tìm lối thoát cho sự sống còn của bản thân mình, cũng chính là đấu tranh cho sự tồn tại của xã hội, của cả dân tộc. Vì Việt Nam có hơn 90% dân số là nông dân, là lực lượng đông đảo nhất, đa số của dân tộc. Từ đây, chúng ta có thể khẳng định rằng cuộc đấu tranh kiên cường của nông

kết dân tộc Việt Nam. Họ đã kế thừa truyền thống đoàn kết đấu tranh chống áp bức, bóc lột của nông dân ở thế kỉ trước trong cuộc đấu tranh chống ách thống trị tàn bạo của nhà Nguyễn. Qua đó phong trào đã tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm mới mà đầu tiên là củng cố và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược trong giai đoạn tiếp theo.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu về phong trào nông dân ở Bắc Kỳ nửa đầu thế kỉ XIX dưới triều Nguyễn, đề tài đã rút ra được những kết luận sau:

+ Trong vòng nửa đầu thế kỉ XIX có đến gần 500 cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra. Phong trào không chỉ lôi cuốn những nông dân nghèo mà còn thu hút cả những trí thức, quan chức nhỏ, thợ thủ công và binh lính. Các cuộc khởi nghĩa không chỉ bùng nổ và lan rộng ở vùng đồng bằng mà còn phát triển liên tục, mạnh mẽ ở miền núi, suốt từ miền Nam ra miền Bắc, với sự tham gia đông đảo của các đồng bào dân tộc ít người như dân tộc Thái, Mường, Nùng,… và đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của những đồng bào công giáo, mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành lãnh đạo.

+ Trong lịch sử Việt Nam, chưa bao giờ chỉ trong một khoảng thời gian 50 năm lại có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra như ở nửa đầu thế kỉ XIX như vậy. Tính chất liên tục, rộng lớn và quyết liệt của phong trào nông dân chứng tỏ những mâu thuẫn trong xã hội lúc bấy giờ đang diễn ra hết sức gay gắt và ở đỉnh điểm của sự mâu thuẫn.

Tuy nhiên, phong trào nông dân thời Nguyễn về căn bản chưa có gì khác so với phong trào nông dân ở nửa đầu thế kỉ XVIII, mà nó vẫn mang nhiều nhược điểm của phong trào nông dân của các thế kỉ trước, đó là tính chất phân tán, thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo chung thống nhất. Nó chỉ là sự tập hợp của nhiều cuộc khởi nghĩa riêng lẻ ở từng địa phương. Chính vì tính chất phân tán và cục bộ đó mà triều Nguyễn có thừa khả năng để tiến hành đàn áp một cách dễ dàng và tiêu diệt từng cuộc khởi nghĩa một.

Hơn nữa, trong nửa đầu thế kỉ XIX, tuy nền công nghiệp, thương nghiệp ở nước ta có những bước tiến triển nhất định, nhưng chưa phát triển đến mức tạo ra được một lực lượng xã hội mới có khả năng lãnh đạo phong trào nông dân đi đến thắng lợi.

+ Mặc dù bị đàn áp, nhưng phong trào nông dân nửa đầu thế kỉ XIX đã làm cho nhà Nguyễn bị suy yếu. Phong trào đó còn chứng tỏ sức mạnh to lớn và truyền thống đấu tranh anh hùng chống áp bức và cường quyền của người nông

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. (1992), “Mác, Ăng - ghen, Tuyển tập, tập 1, quyển 2”, NXB Sự Thật, Hà Nội. 2. (2000), “Theo đường lịch sử dân tộc: sự kiện và tư liệu”, NXB Tổng Hợp thành phố Hồ Chí Minh.

3. (2002), Quốc sử Quán triều Nguyễn, “Quốc sử triều toát yếu”, NXB Văn Học. 4. (2004), Quốc sử Quán triều Nguyễn: “Đại Nam chính biên liệt truyện”, NXB Văn Học.

5. (2007), “Đại Nam thực lục chính biên, tập 7”, NXBGD.

6. Huỳnh Công Bá, “Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại”, NXB Thuận Hoá.

7. Hoa Bằng, “Luận văn Cao Bá Quát với cuộc khởi nghĩa chống triều

Nguyễn (1854 - 1856”).

8. Hoa Bằng (1966): “Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 83”.

9. Trần Bá Đệ (2009): “Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam”, NXBĐHQGHN. 10. Trần Trọng Kim (1971): “Việt Nam sử lược (quyển 2)”, Trung tâm học liệu xuất bản, Sài Gòn.

11. Vũ Ngọc Khánh (2009): “Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam”, NXB Văn

hoá - Thông tin.

12. Văn Lang (1992): “Truyện Phan Bá Vành - Danh nhân đất Việt (tập 3)”, NXB Thanh Niên.

13. Phan Ngọc Liên, Đỗ Ngọc Cơ (2005): “Lịch sử nhà Nguyễn, Một cách tiếp

cận mới”, NXBĐHSP.

14. Phạm Văn Lực (2011): “Một số chuyên đề Lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế

giới và phương pháp dạy học lịch sử”, NXBĐHSP. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15. Nguyễn Quang Ngọc, “Tiến trình Lịch sử Việt Nam”, NXBGD. 16. Trương Hữu Quýnh (2007): “Lịch sử Việt Nam tập 1”, NXBGD 17. Trương Hữu Quýnh (2007): “Lịch sử Việt Nam toàn tập”, NXBGD.

18. Trương Hữu Quýnh, Bùi Quý Lộc, Đào Tố Uyên (1998): “Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến 1858”, NXBGD.

20. Nguyễn Phan Quang (2004): “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến 1884”, NXB thành phố Hồ Chí Minh.

21. Nguyễn Phan Quang (1986): “Phong trào nông dân Việt Nam nửa đầu thế

kỉ XIX”, NXBKHXH.

22. Nguyễn Phan Quang (2002): “Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX (1802 - 1884)”, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

23. Phạm Văn Sơn, Nguyễn Bá Thế (1992): “Từ điển nhân vật lịch sử Việt

Nam”, NXBKHXH.

24. Nguyễn Minh Tường (2009): “Cao Bá Quát, Danh sĩ đất Thăng Long - Hà

PHỤ LỤC ẢNH

Chân dung Cao Bá Quát (1808 - 1855)

Chân dung Phan Bá Vành (? - 1827)

Một phần của tài liệu phong trào nông dân ở bắc kỳ dưới triều nguyễn nửa đầu thế kỷ xix (Trang 54 - 61)