5. Cấu trúc của khoá luận
2.3.1. Bối cảnh và nguyên nhân
Cũng như các triều đại trước, dưới thời Nguyễn xã hội triều Nguyễn chia làm hai giai cấp lớn là giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
Giai cấp thống trị, bao gồm các vua quan lại trong hệ thống chính quyền và giai cấp địa chủ. Vua và hoàn tộc giờ đây đã trở thành một lớp người đông đảo, có đặc quyền, nhất là con cháu gần gũi với nhà vua. Họ có dinh thự, ruộng vườn rộng rãi và được một hệ thống đứng đầu là phủ Tôn thất chăm lo, bảo vệ. Các quan chức xuât thân từ nhiều tầng lớp xã hội khác nhau nhưng do vị thế của mình, trở thành người đối lập với nhân dân, hạch sách, bóc lột nhân dân. Tất nhiên trong số họ cũng có những người thanh liêm, trung thực, biết lo lắng cho cuộc sống của nhân dân, sự ổn định của xã hội. Ở họ, hệ tư tưởng Nho giáo được củng cố. Giai cấp địa chủ giờ đây trở thành một lực lượng đông đảo, vừa có thế lực trong quan trường,vừ có nhiều uy quyền ở làng xã. Xu hướng phát triển của chế độ sở hữu ruộng đất Việt Nam không những tạọ ra những địa chủ lớn ở bắc cũng như ở Nam. Do đó, giai cấp địa chủ vừa là cơ sở xã hội của nhà nước Nguyễn vừa luôn luôn phải dựa vào lực lượng hào lí ở làng xã và quyền lực chính trị của nhà nước để tồn tại. Có thể thêm vào đây hệ thống thổ ti ở các vùng dân tộc ít người.
điền cũng tăng lên đáng kể.
Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Tuyệt đại đa số cư dân là nông dân, dân bản mường, các vùng dân tộc ít người. Họ có ít nhiều ruộng đất để cày cấy, sinh sống. Thêm vào đó là khẩu phần ruộng công nhỏ nhoi vừa xa, vừa xấu. Vào thời Minh Mạng, ruộng đất công làng xã càng thu hẹp, chỉ còn chiếm tỉ lệ 17% (580.263 mẫu), trong khi tư điền chiếm 83% (2.816.221 mẫu). Ở Thái Bình tỷ lệ đó là 30,3% (14.229 mẫu) số với 69,7% (32.955 mẫu).
Ruộng đất tư tập trung gần 90%, trong một số đất trong tay một số địa chủ lớn có tư 5 đến 50 mẫu/điền chủ. Đại đa số dân nghèo không có ruộng đất và cũng không có hoặc có rất ít ruộng đất công điền quân cấp. Nhiều người phải chạy vạy buôn bán ở các chợ làng, chợ huyên hoặc làm thủ công, gánh vác thuê cho các nhà buôn bán. Hơn thế nữa, họ lại là những người gánh chịu mọi tai họa của thiên nhiên: tai họa bão lũ, đói kém triền miên dẫn đến tình cảnh làng xã tiêu điều, dân nghèo tha phương cầu thực. Từ năm 1802 -1808 cả nước phải chịu 38 lần mưa bão lụt lội lớn, trong đó có 16 lần vỡ đê. Các năm 1803, 1804, 1806, 1819, 1828, 1833, 1842, 1844, 1847, 1856, 1857 hầu như cả vùng Bắc Kì bị ngập lụt, theo đó là mất mùa và đói kém [16, tr.449]. Năm 1806, theo báo cáo của quan lại thành Bắc Kì, hơn 370 thôn xã có dân phiêu tán; 13 hạt trong trấn Hải Dương có dân bị kém và phiêu tán gần 108 thôn xã, bỏ ruộng hoang hơn 12.700 mẫu; cho đến cuối những năm 30, diện tích đất hoang hóa lên đến 1.314.927 mẫu. Đặc biệt, thời Gia Long đã xảy ra 6 trận đói, thời Minh Mạng có 10 trận, riêng vùn Sơn Nam Hạ, qua thống kê 13 huyện, nhân dân bỏ làng phiêu tán mất 208 xã thôn, bỏ hoang hơn 12.700 mẫu ruộng, đến nỗi cỏ mọc hoang dại thú rừng về ở. Công tác trị thủy và thủy lợi vẫn được tiếp tục trong những năm sau đó, dưới thời Tự Đức. Nhưng nói chung, kết quả không có gì khả quan. Nhà Nguyễn đã tỏ ra bất lực.
Hơn nữa, chế độ thống trị thời Gia Long, Minh Mạng càng chuyên chế nặng nề. Các vua triều Nguyễn cho xây dựng lại bộ máy chính quyền với sự quản lí ngày càng chặt chẽ. Đối với vùng thượng du, chủ yếu là 6 ngoại trấn Bắc Thành, Minh Mạng chủ trương nhất thể hóa về mặt hành chính cùng với miền
xuôi. Năm 1829, Nhà nước bỏ thể lệ thế tập các thổ ty ở các vùng dân tộc ít người, cho quan địa phương chọn cử những thổ ti, hào mục ... thanh liêm. Tài năng cần cán được dân tin phục làm “Thổ tri châu, Thổ tri huyện”. Tiếp đó nhà Nguyễn cũng phân chia lại châu, huyên lớn nhỏ theo diện tích và đinh số. Sau khi tổ chức lại chính quyền ở địa phương miền xuôi, Minh Mạng cho đặt chế độ lưu quan ở các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng, nhằm trực tiếp khống chế các thổ quan và tiến hành thu thuế các loại như miền xuôi. Chế độ lưu quan vốn được thực hiện thử ở miền núi Nghệ An, nay đưa ra sử dụng ở đây. Với việc Minh Mạng bãi bỏ chế độ thế tập của các thổ ti, tù trưởng miền núi, áp dụng chế độ lưu quan, bị dân tộc nà các tù trưởng miền núi mất mãn chống lại. Thời Gia Long, quan lại bóp nặn dân nghèo bằng đủ mọi cách, thuế khóa và lao dịch nặng nề tăng lên gấp 3 lần: về thuế ruộng, nhà Nguyễn phân khu vực để đánh thuế (3, 4 năm tùy theo triều vua). Các loại ruộng đất đều phải chịu thuế. Ngoài ra, mỗi mẫu phải nộp từ 1 - 3 tiền. Những năm mất mùa, nhà nước thường miễn giảm thuế hoặc cho nợ. Trường hợp thuế thiết lâu ngày, nhà nước cho nộp bằng tiền. Thuế nhân đinh cũng phân theo khu vực và hạng người. Mức thuế từ 3 - 4 tiền đế 1quan 8 tiền. Quy định về thóc nộp rất ngặt nghèo: phải thật khô, tốt. Thóc hơi ẩm đều không được nhận. Theo quy định, mỗi năm một dân đinh phải chịu 60 ngày lao dịch. Trong thực tế, nhân dân phải làm khá nặng trong những năm nhà Nguyễn xây dựng kinh thành, cung điện, dinh thự. Năm 1807, kinh thành Huế vừa xây xong, Gia Long lại điều động hàng nghìn dân đinh, quân lính Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Thành vào sửa chữa liên miên hàng chục năm. Minh Mạng lên ngôi, sai phá vỡ cung điện vua Lê ở Hà Nội lấy nguyên liệu chở về Huế xây dựng dinh thự… Trong một cuộc tuần du ra Bắc Kì của Thiệu Trị năm 1842, quân số lính và người theo hầu lên đến 17.500 người với 44 con voi, 172 con ngựa. Nhân dân dọc đường phải xây dựng 44 hành cung cho vua nghỉ… Một giáo sĩ Pháp là Ghêra nhận định “Gia Long bóp nặn dân chúng bằng đủ mọi cách. Sự bất công và lộng hành làm cho người ta rên xiết hơn cả thời Tây Sơn”. Thuế khóa và lao dịch thì tăng lên gấp ba”. Trong bài
Binh tài hai việc dã xong
Lại còn lực dịch thổ công bây giờ
… Một năm ba trận công trình Hỏi rằng mọt sắt dân tình biết bao…
Chính Nguyễn Công Trứ cũng thừa nhận sự bóc lột của giới quan liêu và lớp cường hào làng xã trong sớ điều trần: “Cái hại quan lại một hai phần, thì cái hại cường hào dến tám chín phần” [16, tr.441].
Bị đẩy vào lam lũ bần cùng, dân các vùng làng xã trên đã nhiệt liệt hưởng ứng và đi theo Phan Bá Vành chiến đấu giành chính quyền.
Trong Đặng gia thế phả có đoạn chép:
…Nhân lúc triều Nguyễn nhu nhược, chuyên lo dùng của cải xây đắp
thành quách cung điện, bê trễ đê điều, đồng ruộng nông trang luôn năm lụt lội, dân tình đói rách, làng mạc điêu tàn, nhũng loạn khắp nơi… Có ông Phan Bá Vành ở miền Thaí Bình, nhân nạn đói năm 1821 tập hợp dân chúng chống lại triều đình, được dân đi theo, lập căn cứ chính ở Trà Lũ [9, tr.135].
2.3.2. Lực lƣợng tham gia Lực lƣợng lãnh đạo
Bất mãn với chính sách cai trị của triều đình phong kiến Nguyễn, lại sớm cảm nhận được cảnh khổ của đa số dân nghèo, vốn có sức khỏe lại giỏi võ nghệ, kế thừa truyền thống danh gia vọng tộc dày công lao hiển hách với dân với nước, nên ý chí chống áp bức, cứu dân lành càng nung nấu trong ông. Những cơn bão táp của các phong trào nông dân vào thế kỉ thứ XVIII ở vùng đồng bằng ven biển Thái Bình, Nam Định, nhất là những tiền bối trong phong trào nông dân Tây Sơn như Vũ Đức Cát, Ngô Trác Quán đã thôi thúc Phan Bá Vành đứng lên làm cuộc khởi nghĩa.
Tổng Cầu, tức Chánh Tổng Nguyễn Hữu Cầu là một phú hào có thế lực lớn trong vùng, cùng quê làng Minh Giám, Nguyễn Hữu Cầu sớm sát cánh cùng Phan Bá Vành bí mật chuẩn bị lương thực, lập căn cứ đầu tiên tại bãi biển Tiến Châu. Sau đó, ông cùng Phan Bá Vành nổi dậy khởi nghĩa ở núi voi (huyện An Lão, Kiến An):
Nguyễn Cầu, Phan Liễu ,Bá Vành Tế cờ voi phụ, tung hoành bốn phương
Tường hung binh mạnh phi thường Đánh miền duyên hải mở đường vào kinh.
(Ca dao địa phương)
Vũ Đức Cát là quân sư, là tướng chỉ huy quân tài giỏi. Ông nguyên là tướng cũ của triều Tây Sơn. Tại ngôi chùa Đông, xã Nam Hải, huyện Tiền Hải còn một quả chuông ghi niên hiệu năm Cảnh Thịnh thứ 6, Mậu Ngọ (1798), triều Tây Sơn, trong đó có hàng chữ “Man trung xã, hội chủ Đô ty quan Vũ Đức Cát, từ Vũ Văn Dung cung tiễn tam quan” (hội chủ người xã Man Trung là quan Đô ty Vũ Đức Cát, vợ là Vũ Thị Đinh, con là Vũ Văn Dung cúng ba quan tiền). Theo quan chế thời Hồng Đức thì Đô ty là quan giữ việc phong thủ ở nơi xung y, có phẩm chật vào hàng tam phẩm. Cũng tại xã Nam Hải, trong ngôi chùa làng An Hạ, trên quả chuông đề niên hiệu “Gia Long thứ 18, Kỷ Mão (1819) có hàng chữ : Man trung xã, thủ ngự Lạt hải môn, Khâm sai cai đội cát ngọc hầu Vũ Đức Cát (Người xã Man Trung Thủ ngự của Ba Lạt, Khâm sai cai đội cát ngọc hầu là Vũ Đức Cát ). Bằng chứng này khẳng định quê hương của Vũ Đức Cát là xã Man Trung, nay là xã Nam Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Hiện nay, xã Nam Hải còn di tích nền nhà thờ của Vũ Đức Cát, nhân dân địa phương gọi là “Dinh ông Đô” hoặc “Dinh Trung Lang”.
Nguyễn Hanh là chiến sĩ trung thành của Nguyễn Huệ. Khi triều Tây Sơn thất bại, Nguyễn Hạnh chạy sang Lào, không hợp tác với triều Gia Long. Đến đời Minh Mạng, Nguyễn Hạnh vượt biên giới trở về Bắc Kì tham gia khởi nghĩa của Phan Bá Vành.
Ngô Trác Quán là tướng cũ của Tây Sơn, người làng Minh Giám khi Quang Trung tiến ra đại phá quân Thanh. Ngô Trác Quán khởi binh giúp Quang Trung lập nhiều chiến công, được phong Án sát sứ Sơn Nam Hạ. Ông có ảnh hưởng sâu sắc đến Tổng Cầu và Phan Bá Vành.
Kìa như Tri Đạo Cát Gìa
Ruộng thì trăm mẫu, cửa nhà rung rinh. Mà theo Chiêu Liễn Bá Vành.
Đem thân bách chiến , bỏ mình xuống sông
Sau khi Phan Bá Vành thất bại, Tri Đạo nhảy xuống sông tự tử.
Trong tầng lớp lãnh đạo còn nhiều tướng xuất sắc như Hai Đáng, người Trà Lũ. Ông giữ nhiêm vụ quan trọng về quân lương, nên nhân dân gọi ông là Tổng Lương hay ông là Bắc Lương, bài vè kể:
Cấp ruộng Chiêu Liễn Hùng
Hai Đáng, Trần Cương, Nho Khang Nho Khương, Ban Hầm, Ba Bất
Thời gian ở căn cứ Trà Lũ, Hai Đáng giữ chức Tả quân. Trong trận chiến
đấu cuối cùng, ông bị bắt cùng một số tướng lĩnh khác, giải về Bắc Thành và bị xử lăng trì.
Một tướng khác của nghĩa quân là Chiêu Liễn, người cùng quê với Phan Bá Vành. Chiêu Liễn có học thức và võ nghệ. Ông là nhà sư Thanh Giáo tu ở chùa Yên Tử, văn võ song toàn, được Phan Bá Vành mời làm quân sư.
Thượng đạo tướng quan Ba Hùm, người dân tộc Mường, ở miền Thượng Du - Thanh Hóa.
Chiến tướng Trần Bá Hựu người Trà Lũ còn có tên là Ba Bất, con Chánh tổng Trần Bá Hổ.
Chú họ của Bất hựu là Trấn Văn, vẫn còn Chiêu Văn, khi Phan Bá Vành kéo quân về Trà Lũ, Trần Bá Hổ dâng làm Cai Tổng, đem dân binh cắt cầu chống cự, nghĩa quân không qua sông được. Chiêu Văn bèn cùng Trần Diễn, Ba hầm lấy phên tre dàn trên mặt nước làm cầu. Sông rộng chỉ có vài trượng, trong chốc lát, quân đã lên hết bờ. Tổng Hồ nói “Dữ tợn thay! Không như vậy thì không làm giặc được”.
Trần Nhuệ cháu của chỉ huy sứ Trần Hãn, con cháu của Chánh tổng Lãm tham gia khởi nghĩa cùng Hai Đáng, Bất Hựu lãnh chức Tư Quân.
Phan Khánh Nguyên là đội trưởng mãn hạn, có biệt tài đánh voi chiến. Quân Nguyễn thúc voi chiến xông tới, mọi người dạt ra, Khánh cắp giáo xông ra, ôm lấy vòi voi cắt ngang. Voi chạy, nghĩa quân chuyển bại thành thắng. Một chiến tướng thân cận dũng mãnh lã Vò, người cùng làng với Phan Bá Vành, được Phan Bá Vành rất yêu dùng dưới trướng. Trong trận đánh với Trương Phúc Đặng, chính Vò là người đã chuyển mũi tên sắt cho Phan Bá Vành phóng trúng ngực Đặng chết tươi. Những ngày cuối cùng, Phan Bá Vánh thất thế nấp trong bụi sú vẹt rồi bị bắt. Vò men theo bờ sông Ngô Đồng, chui vào đám lau sậy thắt cổ đến chết.
Về lực lƣợng nghĩa quân
Với chủ trương “lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”, ngay từ giai đoạn đầu, khi nghĩa quân hoạt động ở Hải Dương đã có tới 5.000 người, sau đó thêm mấy nghìn quân nữa cho nghĩa quân Ba Hùm từ Thượng du Thanh Hóa kéo xuống cùng với nghĩa quân các tỉnh kéo về, lực lượng của nghĩa quân lên tới hàng vạn. Văn tế có một câu:
Ngọn cờ phất quân sang Phủ Kiến Sấm vang tai phỏng vấn vạn dư Và:
Đầu quân thì ở sông Bo
Cuối quân thì ở tận bến đò Kênh Kem.
Hoặc nói về khí thế của nghĩa quân các phủ huyên theo gió mà lướt, quan quân chết nhiều, hễ quân ra trận thì đem chuyện nhà chăng chối rồi mới đi, cho nên quân Phan Bá Vành đến đây tất cả moi nơi đều trốn tránh.
Hoặc như lời tâu của Thân duy Nhạc: Thổ phỉ Bắc Thành tụ họp tại miền đông nam,quan quân đánh tan rồi lại hợp. Bọn giặc họp lại như đàn quạ, tan đi như bầy hươu, không như một nước đối địch, triều đình cử tướng lão luyện, quân tinh nhuệ đều có lòng căm thù giặc. Nghĩa quân được nhân dân ủng hộ, cung cấp lương thực, cho ẩn nấp.
toán nghĩa quân lẻ tẻ nổi dậy ở Sơn Vi (Lâm Thao), Gia Lâm (Hà Nội), Đan Phượng, Phù Ninh (Sơn Tây), Thiên Thi, Tiên Lữ (Hưng Yên).
Nghĩa quân liên tiếp với nhiều toán quân hoạt động lẻ tẻ trên Tiên Minh, Nghi Dương.
2.3.3. Diễn biến cuộc khởi nghĩa
Vào tháng 2 năm Bính Tuất, Phan Bá Vánh nổi dậy tại vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng thuộc các tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng và Nam Định ngày nay. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân bao gồm các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Quảng Yên và Hải Dương. Năm 1821, Phan Bá Vành và một số người bạn cùng chí hướng tập hợp dân nghèo nổi lên khởi nghĩa chống lại bọn tham quan ô lại, cướp của nhà giàu để cứu dân đói.
Bấy giờ, quân triều đình đóng quân ở Cổ Trai (huyện Nghi Dương, Hải Dương). Nghĩa quân từ Đồ Sơn tiến đánh, xong vào cửa Tam Giang cướp được một thuyền binh. Sáng hôm sau nghĩa quân lại kéo đến cửa sông Cổ Trai, Trấn thủ Hải Dương không dám đến cứu nguy, vệ úy và cai vệ cố chống đỡ đều bị chết, binh lính tan chạy, thuyền ghe, khí giới đều bị nghĩa quân chiếm hết. Quốc sử di biên cung cấp thêm mấy chi tiết : “Chỉ huy Vệ Hùng Cự tên là Phú đánh với Đỗ Bá Vinh ở Ích Môn (Văn Ích), Phú thua và bị chết trận. Bấy giờ giặc đóng ở gần Đồ Sơn, lính trần hải dương đóng ở Hu Mục, Lính Hùng Cự đóng ở Cổ Trai tiến đến phá vây và đánh được phá cơ giặc là Thân. Vợ Thân xin cấp quân để giải vây… giặc thuận gió mà bắn; lính đi tuần sông bị giặc ập