Đánh giá sức sản xuất trứng của Đà điểu nuôi tại công ty TNHH Hoàng Giang, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông- Bắc Kạn.

68 366 0
Đánh giá sức sản xuất trứng của Đà điểu nuôi tại công ty TNHH Hoàng Giang, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông- Bắc Kạn.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CÙ THỊ HUYỀN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ SỨC SẢN XUẤT TRỨNG CỦA ĐÀ ĐIỂU NUÔI TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG GIANG, XÃ MỸ THANH, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y Khoa : Chăn nuôi Thú y Khoá học : 2010 – 2014 Thái Nguyên, năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CÙ THỊ HUYỀN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ SỨC SẢN XUẤT TRỨNG CỦA ĐÀ ĐIỂU NUÔI TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG GIANG, XÃ MỸ THANH, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y Lớp : K42 - CNTY Khoa : Chăn nuôi Thú y Khoá học : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Cù Thị Thúy Nga Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cũng như trong quá trình thực tập tại cơ sở em đã nhận được sự dạy bảo và giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Chăn Nuôi Thú Y, của cán bộ và công nhân viên tại trại đà điểu xã Mỹ Thanh (Bạch Thông – Bắc Kạn) cùng các bạn đồng nghiệp. Nhân dịp này em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y cùng cán bộ ccông nhân viên của trại đà điểu xã Mỹ Thanh đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Cù Thị Thúy Nga đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã dành tình cảm và sự động viên vô cùng quý báu trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Em xin kính chúc các thầy cô trong Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc các bạn sinh viên mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 06 năm 2014 Sinh viên Cù Thị Huyền LỜI NÓI ĐẦU Nhằm thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn”, quá trình thực tập tốt nghiệp giúp mỗi sinh viên tiếp cận với thực tế sản xuất để khi ra trường trở thành những kỹ sư chăn nuôi thật sự, có trình độ chuyên môn vững chắc, giỏi về lý thuyết, thạo về thực hành có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội. Thông qua thực tập tốt nghiệp giúp sinh viên hệ thống hóa kiến thức đã học, gắn lý luận với thực tế sản xuất. Thực tập tốt nghiệp còn giúp cho sinh viên tích lũy kinh nghiệm để sau khi ra trường có thể vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường phục vụ sản xuất nông nghiệp theo yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Với mục tiêu đó, được sự nhất trí của ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Chăn nuôi Thú y và sự tiếp nhận của cơ sở, tôi về thực tập tại trại đà điểu xã Mỹ Thanh (Bạch Thông – Bắc Kạn) của công ty TNHH Hoàng Giang. Với đề tài: “Đánh giá sức sản xuất trứng của Đà điểu nuôi tại công ty TNHH Hoàng Giang, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông- Bắc Kạn” Tuy nhiên, với thời gian thực tập có hạn, trình độ kiến thức và kinh nghiệm chưa nhiều cho nên bản khóa luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô trong khoa và bạn bè đồng nghiệp để bản báo cáo được hoàn thiện hơn. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cs : Cộng sự Kg : Kilogam KL : Khối lượng N,SL : Số lượng PTNT : Phát triển nông thôn TB : Trung bình TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TT : Thứ tự KH : Kế hoạch THT : Tụ huyết trùng UBND : Ủy ban nhân dân NXB : nhà xuất bản PTNT : Phát triển nông thôn CHDC : Cộng hòa dân chủ MỤC LỤC Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1 1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN 1 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1 1.1.1.1. Vị trí địa lý 1 1.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn. 1 1.1.1.3. Địa hình, Đất đai. 1 1.1.1.4. Giao thông, thủy lợi 3 1.1.2. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội 4 1.1.2.1. Tình hình dân cư xung quanh trại 4 1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của trại 4 1.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật 5 1.1.3. Tình hình sản xuất 5 1.1.3.1. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi 5 1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt 6 1.1.4. Đánh giá chung 7 1.1.4.1. Thuận lợi 7 1.1.4.2. Khó khăn 8 1.1.5. Phương hướng sản xuất 9 1.1.5.1. Ngành chăn nuôi 9 1.1.5.2. Ngành trồng trọt 9 1.2. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT 10 1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất 10 1.2.2. Phương pháp tiến hành 10 1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 10 1.2.3.1. Công tác chăn nuôi 10 1.2.3.2. Công tác thú y 12 1.2.3.3. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh 13 1.2.3.4. Công tác khác 17 1.3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 18 1.3.1. Kết luận 18 1.3.2. Đề nghị 19 Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 20 2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 20 2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài 20 2.1.2. Mục tiêu của đề tài 21 2.1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 21 2.2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 22 2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 22 2.2.1.1. Một số đặc điểm sinh học của đà điểu 22 2.2.1.2. Khả năng sinh sản của đà điểu 24 2.2.2. Vài nét về nguồn gốc Đà điểu thí nghiệm 32 2.2.3.Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới 33 2.2.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 33 2.2.3.2.Tình hình nghiên cứu trong nước 36 2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 38 2.3.1. Đối tượng nghiên cứu 38 2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 38 2.3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 38 2.3.3.1. Nội dung nghiên cứu 38 2.3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi 38 2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 38 2.3.4.1. Phương pháp nghiên cứu 38 2.3.4.2. Phương pháp tính các chỉ tiêu 39 2.3.4.3. Khối lượng và chất lượng trứng 40 2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 41 2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42 2.4.2. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của đà điểu thí nghiệm 44 2.4.3. Khối lượng trứng của đà điểu thí nghiệm 47 2.4.4. Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng đà điểu 48 2.4.5. Khả năng sử dụng và chuyển hoá thức ăn 50 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 51 Kết luận 51 Tồn tại 51 Đề Nghị 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1.1: Lịch tiêm phòng cho đà điểu 13 Bảng 1.2: Kết quả công tác phục vụ sản xuất 18 Bảng 2.1. Số lượng đà điểu nuôi trên thế giới qua các giai đoạn 33 Bảng 2.2. Số lượng đà điểu ở một số nước trên thế giới năm 1996 34 Bảng 2.3. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của đà điểu sinh sản 39 Bảng 2. 4. Cơ cấu đàn đà điểu qua các năm 43 Bảng 2. 5. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của đà điểu thí nghiệm 44 Bảng 2. 6. Khối lượng trứng của đà điểu thí nghiệm (gam) 47 Bảng 2.7. Chất lượng trứng của đà điểu thí nghiệm (gam) 48 Bảng 2.8. Tiêu tốn thức ăn cho 1 trứng đẻ ra và 1 trứng giống (kg) 50 Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ đẻ của đà điểu sinh sản thí nghiệm 46 1 PHẦN 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông có diện tích tự nhiên 3323,59 ha nằm cách trung tâm huyện Bạch Thông 30 km về phía đông nam. Cách thị xã Bắc Kạn khoảng 12 km về phía tây nam, giáp với xã như sau: + Phía Bắc giáp xã Nguyên Phúc. + Phía Đông giáp xã Côn Minh huyện Na Rì, xã Cao Sơn giáp huyện Bạch Thông. + Phía Nam giáp xã Xuất Hóa thị xã Bắc Kạn. + Phía Tây giáp xã Huyền Tụng thị xã Bắc Kạn. Xã gồm 9 thôn bản là: Thôm Ưng, Nà Cà, Bản Châng, Phiêng Kham, Bản Luông 1, Bản Luông 2, Khau Ca, Khuổi Duộc và Cây Thị. 1.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn. Khí hậu: Một năm có hai mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa bình quân năm 1586mm. Chiếm 90% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lương mưa chiếm 10% lượng mưa cả năm. Nhiệt độ trung bình cao nhất 27,9 độ. Nhiệt độ thấp nhất 16,4 độ. Sương muối thường xuất hiện vào tháng 12 năm trước và tháng 01 năm sau, gió nóng thường xuất hiện vào tháng 6 và tháng 7 hàng năm. 1.1.1.3. Địa hình, đất đai. - Địa hình: Địa hình xã rất phức tạp, là nơi hội tụ của hệ thống nép lồi dạng cánh cung, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống song suối, núi đồi trùng điệp [...]... sinh sản của các dòng đà điểu nhập nội, chúng tôi tiến hành triển khai đề tài: "Đánh giá sức sản xuất trứng của Đà điểu nuôi tại công ty TNHH Hoàng Giang, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn" Kết quả thu được góp phần bổ sung hoàn thiện quy trình kỹ thuật chăn nuôi đà điểu tại Việt Nam 2.1.2 Mục tiêu của đề tài Đánh giá được sức sản xuất trứng của đà điểu nuôi tại xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông... chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn đà điểu tại trại - Công tác nghiên cứu khoa học Thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học: Đánh giá sức sản xuất trứng của đà điểu nuôi tại công ty TNHH Hoàng Giang, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông- tỉnh Bắc Kạn” 1.2.2 Phương pháp tiến hành Qua điều tra nắm vững tình hình thực tế của trại, trên cơ sở đó đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm rèn luyện nâng cao... quản lý cơ sở vật chất của mình, trang thiết bị cần phù hợp với nhu cầu tránh lãng phí để tối thiểu hoá chi phí dẫn đến tối đa hoá lợi nhuận cho trại 20 PHẦN 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài: "Đánh giá sức sản xuất trứng của Đà điểu nuôi tại công ty TNHH Hoàng Giang, xã Mỹ Thanh, tại huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn” 2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 2.1.1 Tính cấp thiết của đề tài Đà điểu là loại gia cầm có... thực tập tại trại đà điểu tại xã Mỹ Thanh huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn, được sự tận tình giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty TNHH Hoàng Giang, cô giáo hướng dẫn, cán bộ kỹ thuật và công nhân trong trại chúng tối học hỏi được nhiều kinh nghiệm bổ ích về kỹ thuật chăn nuôi đà điểu Đồng thời, qua quá trình thực tập, chúng tôi đã có cơ hội được vận dụng 19 những kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất, biết... nhiên tương tự như Bắc Kạn có cơ sở khoa học để định hướng phát triển chăn nuôi đà điểu tại địa phương 22 + Đánh giá được hiệu quả kinh tế từ việc chăn nuôi đà điểu, phát hiện những tồn tại và từ đó đề xuất được các giải pháp nhân rộng mô hình nuôi đà điểu trong nông hộ đạt hiệu quả cao 2.2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 2.2.1.1 Một số đặc điểm sinh học của đà điểu Đà điểu Ostrich Châu... cây có giá trị và năng xuất thấp, đẩy nhanh tiến độ hình thành các trang trại kết hợp nuôi thủy sản với trong cây ăn quả với cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được kiểm nghiệm nhứ cây mơ, chuối, đu đủ, cam… 10 1.2 NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.2.1 Nội dung công tác phục vụ sản xuất * Công tác phục vụ sản xuất - Công tác chăm sóc nuôi dưỡng đàn đà điểu tại trại - Công tác... hoạt động của hệ sinh dục Năng suất trứng phụ thuộc vào giống, mùa vụ,loài, hướng sản xuất và đặc điểm của cá thể Năng suất trứng là một tính trạng số lượng nên nó phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh Năng suất trứng được đánh giá qua cường độ đẻ và thời gian kéo dài sự đẻ + Tỷ lệ đẻ Đây là chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của đàn gia cầm Đỉnh cao của tỷ lệ đẻ có mối tương quan với năng suất trứng Giống... 1,9 m nặng 90 - 110 kg Một đà điểu mái có thể sản xuất ra 2 - 2,5 tấn thịt hơi/năm (Bởi chúng đẻ được 45 - 50 trứng, ấp nở ra 20 - 25 đà điểu con sau 10 - 12 tháng nuôi đạt 100 kg/con) Thịt đà điểu có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng Cholesterol thấp được coi là thịt sạch của thế kỷ XXI Da đà điểu là nguyên liệu đắt tiền dùng sản xuất các mặt hàng cao cấp Mỡ, lông, xương, vỏ trứng và móng vuốt là nguyên... số bệnh nguy hiểm của gia cầm, tạp ăn, dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao, yêu cầu chuồng trại đơn giản, thích hợp với chăn nuôi gia đình và trang trại Đà điểu có giá trị kinh tế cao, thịt của đà điểu còn được coi là thịt sạch của thế kỉ XXI vì thịt đà điểu có hàm lượng cholesterol rất thấp, giàu protein, đặc biệt thịt đà điểu hầu như không có mỡ và gân, nhất là các sản phẩm từ da, da đà điểu đẹp và bền hơn... điểu đạt cao nhất Thời gian khai thác đà điểu mái từ 40 - 50 năm và cho được 90 - 110 tấn thịt trong khi đó 01 đời bò chỉ sản xuất được 2,1 - 2,5 tấn thịt và 01 đời gà 240 kg thịt hơi, 01 đời lợn 4,5 - 7,7 tấn 2.2.1.2 Khả năng sinh sản của đà điểu * Cơ sở di truyền của năng suất trứng + Năng suất trứng: Năng suất trứng hay sản lượng trứng của một gia cầm mái là số trứng đẻ ra trên một đơn vị thời gian . điểu xã Mỹ Thanh (Bạch Thông – Bắc Kạn) của công ty TNHH Hoàng Giang. Với đề tài: Đánh giá sức sản xuất trứng của Đà điểu nuôi tại công ty TNHH Hoàng Giang, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông- Bắc. cho đàn đà điểu tại trại. - Công tác nghiên cứu khoa học. Thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học: Đánh giá sức sản xuất trứng của đà điểu nuôi tại công ty TNHH Hoàng Giang, xã Mỹ Thanh, huyện. Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ SỨC SẢN XUẤT TRỨNG CỦA ĐÀ ĐIỂU NUÔI TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG GIANG, XÃ MỸ THANH, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính

Ngày đăng: 23/07/2015, 19:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan