KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Đánh giá sức sản xuất trứng của Đà điểu nuôi tại công ty TNHH Hoàng Giang, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông- Bắc Kạn. (Trang 51)

Từ nội dung nghiên cứu trên, chúng tôi dự kiến xây dựng các bảng số liệu về kết quả nghiên cứu như sau:

2.4.1. Kết quđiu tra cơ cu đàn đà điu ca tri

Để đánh giá tình hình phát triển đàn đà điểu của Trại, tại xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn trong những năm qua, chúng tôi đã tiến hành

điều tra về cơ cấu đàn và tình hình biến động của đàn đà điểu trong 3 năm (2012 - 2014). Kết quảđược trình bày tại bảng 2.4.

43

Bảng 2. 4. Cơ cấu đàn đà điểu qua các năm

Qua bảng trên ta thấy:

+ Năm 2012: Đà điểu thịt có số lượng cao nhất là 87 con, chiếm tỷ lệ

51,18% trong đàn. Tiếp đến là đà điểu sinh sản là 47 con, chiếm tỷ lệ 27,65% trong đàn. Trong năm 2012, đà điểu hậu bị là 36 con và chiếm tỷ lệ là 21,18%. Tổng đàn là 170 con.

+ Năm 2013: Đà điểu thịt có số lượng cao nhất là 174 con, chiếm tỷ lệ

67,70% trong đàn. Tiếp đến là đà điểu sinh sản 53 con, chiếm tỷ lệ là 20,63% trong đàn. Đà điểu hậu bị có số lượng thấp nhất là 30 con, chiếm tỷ lệ la 11,67% trong đàn. Tổng đàn là 257 con.

+ 6 tháng đầu năm 2014: Đà điểu thịt vẫn chiếm số lượng cao nhất 158 con, chiếm tỷ lệ 65,56% trong đàn. Đà điểu sinh sản là 57 con, chiếm 23,65% trong đàn. Đà điểu hậu bị là 26 con, chiếm tỷ lệ 10,90% trong đàn. Nhìn chung:

+ 6 tháng đầu năm 2014, đà điểu có số lượng lớn nhất. Số lượng đà điểu có xu hướng tăng . Diễn giải Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Số con (n) Tỷ lệ (%) Số con (n) Tỷ lệ (%) Số con (n) Tỷ lệ (%) Đà điểu thịt 87 51,18 174 67,70 158 65,56 Đà điểu hậu bị 36 21,18 30 11,67 26 10,79 Đà điểu sinh sản 47 27,65 53 20,63 57 23,65 Tổng 170 100 257 100 264 100

44

+ Đà điểu thịt luôn chiếm số lượng cao nhất trong các năm và cao nhất là năm 2013 là 174 con do có sự chuyển đà điểu thịt từ nơi khác về. Tuy nhiên, đà điểu thịt có xu hướng giảm nhẹ vào năm 2014.

+ Đà điểu hậu bị có số lượng ít nhất trong đàn và có xu hướng giảm nhẹ qua các năm do được chuyển lên thành đà điểu sinh sản. Do đó, đà điểu sinh sản có xu hướng tăng dần qua các năm.

2.4.2. T lđẻ ca đà điu thí nghim

Năng suất trứng hay sản lượng trứng của gia cầm là tổng số trứng đẻ ra trên 1 đơn vị thời gian sinh sản của gia cầm. Đối với gia cầm đây là chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục. Năng suất trứng phụ thuộc vào giống, loài, hướng sản xuất, mùa vụ và

đặc điểm cá thể. Năng suất trứng là một tính trạng số lượng nên nó phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh. Năng suất trứng được đáng giá qua cường độ đẻ và thời gian kéo dài sựđẻ.

Tỷ lệ đẻ là chỉ tiêu quan trọng đểđáng giá khả năng sinh sản của đàn đà

điểu. Nó phản ánh quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc, trình độ quản lý

đàn đà điểu. Tỷ lệ đẻ phụ thuộc vào sức đẻ của từng cá thể trong tổng đàn theo dõi. Đà điểu nào có tỷ lệ đẻ cao và kéo dài trong suốt quá trình sinh sản, chứng tỏ là giống tốt nếu chếđộ dinh dưỡng đảm bảo thì năng suất đẻ của cá thể đó sẽ cao. Đà điểu có tỷ lệ đẻ cao nhất ở giữa chu kỳ và giảm dần vào cuối kỳ. Kỳđẻ của đà điểu thí nghiệm là 5 tháng đầu năm 204 với sốđà điểu thí nghiệm n= 54 con mái sinh sản. Và được thể hiện qua bảng 2.5 sau:

45 Bảng 2. 5. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của đà điểu thí nghiệm Tháng đẻ Tỷ lệ đẻ (%) Trứng (quả) TB/mái (quả/mái) 1 0,58 10 0,18 2 1,33 22 0,39 3 1,69 30 0,53 4 1,75 30 0,53 5 1,64 29 0,51 Tổng 6,99 121 2,12 Qua bảng trên ta thấy:

+ Tháng 1: Đà điểu đẻ được10 quả do thời tiết lúc này lạnh cỏ xanh phát triển kém vì thế thức ăn cung cấp cho đà điểu không đầy đủ, chất lượng thức ăn kémTỷ lệđẻ của tháng 1 là 0,58%. TB/ mái là 0,18 quả/ mái.

+ Tháng 2: Đà điểu đẻ được 22 quả và có xu hướng đẻ tăng vào các tháng tiếp theo. Tỷ lệđẻ là 1,33%. TB/ mái là 0,39 quả/ mái.

+Tháng 3, 4: Đà điểu đạt được tối đa 30 quả do thức ăn cung cấp cho

đà điểu đầy đủ, đủ chất dinh dưỡng nên khả năng cho trứng tốt, chất lượng trứng tốt. Tỷ lệ đẻ lần lượt là 1,69% và 1,75%. TB/ mái là 0,53 quả/ mái.

+ Tháng 5: Đà điểu đẻđược 29 quả và có xu hướng đẻ mạnh vào những tháng tiếp theo. Tỷ lệđẻ là 1,64% và TB/ mái là 0,51 quả/ mái.

Như vậy, tỷ lệ đẻ đỉnh cao là vào tháng 3 và tháng 4 vì đây là thời gian nguồn thức ăn dồi dào, thời tiết thuận lợi nhất. Điều này tuân theo quy luật sinh sản của đà điểu.

Tỷ lệ đẻ của đà điểu trong 5 tháng là 6,99%, đây là tỷ lệ khá cao. Tỷ lệ đẻ của đà điểu có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong các tháng tiếp theo

46 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Đặng Đình Tứ

(2009) [15], khi nghiên cứu về tỷ lệ đẻ của đà điểu nuôi tại huyện Ngân Sơn, Bắc Kan là 6,30%. Theo Oluyemi và cs (1979) [30] cho biết, nhiệt độ có ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của đà điểu, nếu nhiệt độ giảm xuống dưới 12,8ºC làm giảm rõ rệt số lượng trứng của đà điểu.

Để thấy rõ hơn về tỷ lệ đẻ của đà điểu thí nghiệm, chúng tôi minh họa bằng biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệđẻ của đà điểu sinh sản thí nghiệm

Qua biểu đồ trên ta thấy, năng suất trứng trung bình/ mái (quả/mái) cũng có nhiều biến động . Cao nhất là tháng 3 và 4 là 0,53 quả/ mái. Như vậy, trong một tháng 1 mái đẻ được trung bình là 2,14 quả, qua đây cho thấy sức sinh sản của đà điểu ở trang trại là khá tốt vì trung bình một mái/ tháng đẻ tối

đa là 3 quả.

Tháng

47

2.4.3. Khi lượng trng ca đà điu thí nghim

Chúng tôi tiến hành thí nghiệm cân khối lượng trứng của đà điểu thí nghiệm và kết quả được trình bày ở bảng 2.6 dưới đây với số trứng thí nghiệm n= 30 quả:

Bảng 2. 6. Khối lượng trứng của đà điểu thí nghiệm (gam) Giai đoạn (năm tuổi) X Cv(%) 3 1262,17±21,3 9,11 4 1405,17±14,4 5,54 5 1408,80±16,1 6,18 Qua bảng 2.6 ta thấy:

Trong tự nhiên đà điểu thành thục vào năm tuổi thứ 4,5 và đến độ tuổi này đà điểu bắt đầu sinh sản. Tuy nhiên khi được thuần thục, nuôi dưỡng tuổi thành thục của đà điểu giảm xuống còn năm tuổi thứ 3 đã bắt đầu đẻ trứng. Tuy nhiên chất lượng trứng chưa cao.Cụ thể:

+ Năm tuổi thứ 3: Khối lượng trứng trung bình là 1262,17 gam với mức độ biến dị khá cao. Đây là năm đầu tiên đà điểu đẻ nên khối lượng trứng chưa cao.

+ Năm tuổi thứ 4 trởđi hệ số biến dị nhỏ, chứng tỏđộ đồng đều tương

đối cao. Đối với những quả trứng không đạt yêu cầu nếu quá to hoặc quá nhỏ đều bị loại thải vì tỷ lệ nở sẽ không cao.

+ Bước sang năm tuổi thứ 4,5: Đây là tuổi sản xuất đỉnh cao của đà

điểu nên chất lượng trứng đẻ ra cao. Khối lượng trứng trung bình là 1405,17 gam và 1408,80 g. Khối lượng trứng năm tuổi thứ 4, 5 chênh lệch so với năm 3 lần lượt là 143,00 gam và 146,63 gam. Mức chênh lệch này là khá cao so với mức chênh lệch về khối lượng trứng giữa năm 4 và 5 là 3,63 gam.

48

Theo kết quả trên thì khối lượng trứng đà điểu cao hơn rất nhiều lần so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tiến Sơn (2010) [16 ] khi nghiên cứu khả

năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Ai Cập và Hisexwhiter (hiện nay được gọi là VCN-G15) có khối lượng trứng là 46 gam/ quả, Nguyễn Thị Mười (2006) [12] khi nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Ai Cập với gà Thái Hòa – Trung Quốc cho biết khối lượng trứng gà Ai Cập là 44,42 gam/quả.

2.4.4. Mt s ch tiêu v cht lượng trng đà điu

Chất lượng trứng bao gồm các chỉ tiêu như: khối lượng trứng, độ dày vỏ trứng, kích thước chiều dài, chiều rộng của trứng, tỷ lệ vỏ... và kết quả được thể hiện ở bảng 2.7 dưới đây với số trứng thí nghiệm là n= 30 quả:

Bảng 2.7. Chất lượng trứng của đà điểu thí nghiệm Chỉ tiêu Đơn vị X ±x Cv (%) Khối lượng trứng gam 1408,80±16,1 6,18 Tỷ lệ vỏ % 18,43±0,18 5,29 Độ dày vỏ mm 0,43±0,01 7,03 Tỷ lệ lòng đỏ % 32,11±0,52 9,43 Tỷ lệ lòng trắng % 49,47±0,54 5,57 Chỉ số hình thái - 84,28±0,56 3,55 Chỉ số lòng đỏ - 1,71±4,65 6,78 Chỉ số lòng trắng - 3,82±1,11 3,43 Nhìn bảng trên ta có thể thấy trứng đà điểu có khối lượng rất lớn, khối lượng trung bình của đà điểu là 1408,80 gam to gấp 25-30 lần trứng gia cầm như trứng gà Ri (45,37 gam), trứng gà Đông Tảo (45,32 gam) (Lê Thị Nga, 1997) [11], trứng gà Ác (>30 gam) (Bùi Đức Lũng, 2007) [10 ], và so với các giống gà chuyên trứng hiện nay như: gà Leghorn (50-55 gam), gà Gold-line

49

(56-60 gam), gà Brown Nick (58-60 gam), gà Isa Brown (62,7 gam) (Dương Mạnh Hùng, 2008) [6].

Về hình dạng trứng đà điểu khá giống trứng gà nhưng to gấp nhiều lần, trứng đà điểu có 2 đầu phân biệt rõ rệt, đầu to tù, đầu bé nhọn. Chỉ số hình thái 84,28 là đạt mức cho phép của tiêu chuẩn giống. Trong điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc tốt, cùng tuổi, trứng có hình dạng giống nhau.

Tỷ lệ lòng đỏ, lòng trắng trứng là chỉ tiêu đánh giá nguồn dinh dưỡng trong trứng. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ lòng đỏ, lòng trắng lần lượt là 32,11 % và 49,47 %. Đây là tỷ lệ khá cao và cao gấp nhiều lần so với trứng gà hay trứng vịt. So với trứng gà Lương Phượng, tỷ lệ lòng đỏ của đà điểu là lớn hơn (30.48%) (Lê Thị Thu Hiền, 2001) [4]. Kết quả khảo sát của chúng tôi cao hơn của Phạm Thùy Linh (2010) [8], tỷ lệ lòng đỏ của trứng gà HA1 và HA2 lần lượt là 30,03% và 31,76%.

Vỏ cứng là phần chủ yếu của trứng gia cầm. Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) [5] cho biết: Nói chung độ dày của vỏ trứng gia cầm biến động trong khoảng 0,311 – 0,588 mm. Ở trung tâm gà giống Ba Vì độ dày vỏ trứng của hai dòng BVI và BVII dao động trong khoảng 0,3 – 0,35 mm. Trong khi đó

độ dày vỏ của trứng đà điểu là 0,43 mm, trứng đà điểu có độ dày khá cao so với các loại trứng khác như trứng gà, trứng vịt.... Vì thế bảo quản trứng đà

điểu dễ dàng hơn so với trứng gà, trứng vịt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ số lòng trắng, chỉ số lòng đỏ của trứng đà diểu khá cao, cao hơn rất nhiều so với các loại trứng gà, trứng vịt.

Trứng đà điểu có màu hồng phấn,độ xốp cao hơn trứng gà trứng vịt

Trứng đà điểu giàu protein, giàu canxi, photpho, vitamin A và axit folic nhưng hàm lượng cholesterol thấp. Ngoài ra trong trứng đà điểu còn giàu vitamin E và axit pantothenic.

50

2.4.5. H s chuyn hoá thc ăn

Tiêu tốn thức ăn là chỉ tiêu đánh giá trực tiếp hiệu quả sử dụng thức ăn. Tôi tiến hành tiêu tốn thức ăn cho 1 trứng đẻ ra và 1 trứng giống. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.8 như sau: Bảng 2.8. Tiêu tốn thức ăn cho 1 trứng đẻ ra và 1 trứng giống (kg) Giai đoạn ( năm tuổi) Trứng đẻ ra Trứng giống Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn 3 2,8 10,1 3,1 15,6 4 2,6 12,7 3,0 15,6 5 2,4 17,5 3,5 19,7

Qua bảng trên ta thấy tiêu tốn thức ăn cho 1 trứng đẻ ra dao động trong khoảng 2,4-2,8 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 trứng giống dao động trong 3,1- 3,5 kg. Tương ứng chi phí thức ăn là 19200,18 đồng và 24800,65 đồng

51

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận

Qua thời gian thực tập tiến hành theo dõi khả năng sức sản xuất trứng

đà điểu tại trại chăn nuôi đà điểu xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn tôi rút ra kết luận như sau:

Đà điểu được nuôi trong trại có khả năng sinh sản khá cao, tỷ lệ đẻđạt 6,99% và năng suất trứng là 2,14 quả/ mái.

Khối lượng trứng đà điểu cao từ 1262,17 gam đến 1408,80 gam. Chất lượng trứng đạt tiêu chuẩn trứng tốt: Tỷ lệ lòng đỏ đạt 32,11%, chỉ số lòng đỏ

1,71. Tỷ lệ lòng trắng đạt 49,47%, chỉ số lòng trắng là 3,82. Độ dày vỏ là 0,43mm.

Tiêu tốn thức ăn/1 trứng đẻ ra là 2,4 - 2,8 kg tương đương 19200,18

đồng. Tiêu tốn thức ăn cho 1 trứng giống là 3,1-3,5 kg tương đương với 24800,65 đồng.

Tồn tại

Do thời gian thực tập có hạn, các trang thiết bị phục vụ cho thí nghiệm còn hạn chế, các thí nghiệm còn chưa được lặp lại nhiều lần với số mẫu còn nhỏ nên kết quả mới chỉ là bước đầu

Đề Nghị

Cần tiếp tục nghiên cứu thêm với số mẫu lớn hơn và các yếu tốảnh hưởng khác để hoàn thiện và đưa ra quy trình sản xuất, mở rộng ra các tỉnh khác.

52

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bạch Thị Thanh Dân (1995), "Kết quả bước đầu xác định các yếu tố hình dạng, khối lượng trứng đối với tỷ lệ ấp nở của

2. trứng ngan", Kết quả nghiên cứu khoa học - các công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam

3. Lý Hồng Đức, Lâm Triết Huy (1995), Phương pháp nuôi dưỡng đà điểu,

Tài liệu dịch, tr. 4 – 6.

4. Nguyễn Thị Hoà (2006),"Nghiên cứu mức protein và một số axit amin quan trọng trong khẩu phần nuôi đà điểu sinh sản", Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, tr. 56 – 61; 90.

5. Lê Thị Thu Hiền ( 2001), Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Lương Phượng Hoa nhập nội và con thương phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân, Nguyễn Thuý Mỵ, Đào Văn Khanh, Nguyễn Quang Tuyên (1998), Chăn nuôi gia cầm, Đại học Nông - Lâm Thái Nguyên, tr. 20 - 23.

7. Dương Mạnh Hùng (2008), Giáo trình giống vật nuôi, Đại học Nông- Lâm Thái Nguyên, tr. 40 - 41.

8. Đặng Quang Huy (2001), “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và cho thịt của đà điểu Châu Phi thế hệ I nuôi tại Ba Vì”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tr. 86 - 87.

9. Phạm Thùy Linh (2010), Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà HA1 và gà HA2, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

53

10.Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân (1994), Cơ sở di truyền học, Di truyền học, NXB giáo dục, Hà Nội, tr. 178 - 180.

11. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (2007), Sổ tay chăn nuôi gà, NXB Nông Nghiệp. 12. Lê Thị Nga (1997), “Nghiên cứu khả năng sản xuất gà Đông Tảo và

con lai giữa gà Đông Tảo và gà Tam Hoàng”. Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông Nghiệp. Viện khoa học Nông Nghiệp Hà Nội.

13.Nguyễn Thị Mười (2006), “Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Ai Cập với gà Thái H3à - Trung Quốc”, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tr. 84-85.

14.Phùng Đức Tiến, Nguyễn Quý Khiêm, Nguyễn Thị Mười (2008), “Kết quả nghiên cứu chọn tạo hai dòng gà hướng trứng HA1, HA2”, phần Di truyền

– Giống vật nuôi, Báo cáo khoa học năm 2008, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn , Hà nội 10/2009, tr 308-316.

15.Phùng Đức Tiến, Hoàng Văn Lộc, Nguyễn Khắc Thịnh, Bạch Mạnh Điều, Nguyễn Thị Hòa “ Nghiên cứu mức năng lượng và protein nuôi đà điểu sinh sản và lấy thịt”. Báo cáo khoa học, 2003, Viện chăn nuôi, tr 186-194.

Một phần của tài liệu Đánh giá sức sản xuất trứng của Đà điểu nuôi tại công ty TNHH Hoàng Giang, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông- Bắc Kạn. (Trang 51)