Cũng qua đây, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cô, các chú, anh, chị đang làm việc tại trang trại chăn nuôi đà điểu xã Mỹ Thanh huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
- -
NGUYỄN VĂN DƯƠNG
Tên đề tài:
“THEO DÕI SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA ĐÀ ĐIỂU NUÔI THỊT TỪ 7 - 12 THÁNG TUỔI NUÔI
TẠI HUYỆN BẠCH THÔNG - BẮC KẠN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi - Thú y
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
- -
NGUYỄN VĂN DƯƠNG
Tên đề tài:
“THEO DÕI SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA ĐÀ ĐIỂU NUÔI THỊT TỪ 7 - 12 THÁNG TUỔI NUÔI
TẠI HUYỆN BẠCH THÔNG - BẮC KẠN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi - Thú y
Khóa học : 2010 – 2014 Giáo viên hướng dẫn : TS Dương Mạnh Hùng
Giáo viên hướng dẫn : TS Dương Mạnh HùngGiảng viên hướng dẫn :
Ts Dương Mạnh Hùng
Bộ môn : Cơ sở
Thái Nguyên, 2014
Trang 3Qua sáu tháng thực tập tại cơ sở cũng như trong suốt thời gian học tập trên ghế nhà trường, nhờ sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, bạn bè và sự nỗ lực của bản thân tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp để chuẩn bị ra trường Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y, tới các thầy giáo,
cô giáo đã tận tình dìu dắt tôi trong thời gian học tập tại trường
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của thầy giáo
TS Dương Mạnh Hùng, người đã tận tình dìu dắt tôi trong suốt quá trình
thực tập và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Tôi cũng xin cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã luôn bên tôi động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập
Cũng qua đây, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cô, các chú, anh, chị đang làm việc tại trang trại chăn nuôi đà điểu xã Mỹ Thanh huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Văn Dương
Trang 4Thực tiễn có ý nghĩa hết sức quan trọng, là sự vận dụng linh hoạt giữa lý thuyết vào thực tế sản xuất Trên giảng đường Đại học sinh viên được cung cấp tất cả các kiến thức về lý thuyết trong khuôn chương trình giảng dạy Trong quá trình học tập luôn có những buổi thực hành, những đợt đi thực tập giáo trình nhằm giúp sinh viên hoàn thiện hơn về kiến thức thực tế Song, vẫn còn có nhưng hạn chế
Trong quá trình đào tạo ở nhà trường, giai đoạn thực tập tốt nghiệp luôn chiếm một vị trí quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường Giai đoạn thực tập tốt nghiệp giúp sinh viên làm quen với kiến thức chuyên môn Bên cạnh đó, qua quá trình làm việc tại cơ sở, sinh viên có thể nắm bắt được cách thức quản lý cũng như việc phân công lao động trong cơ sở mình, được tiếp xúc với các anh, chị chủ trang trại, cán bộ kỹ thuật, các hộ nông dân - những người thầy thực tiễn giúp cho sinh viên tác phong làm việc sáng tạo để
có thể đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn sau này, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, yêu cầu của cơ sở, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi - Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, được sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn TS Dương Mạnh Hùng,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của
đà điểu nuôi thịt từ 7 - 12 tháng tuổi nuôi tại huyện Bạch Thông - Bắc Kạn”
Do thời gian và trình độ còn hạn chế, bước đầu còn bỡ ngỡ với công tác nghiên cứu khoa học nên bản khóa luận không tránh khỏi nhưng thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận được hoàn thiện hơn
Thái nguyên, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Văn Dương
Trang 5Bảng 1.1: Hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn 9
Bảng 1.2: Kết quả công tác phục vụ sản xuất 16
Bảng 2.1: Số lượng đà điểu nuôi trên thế giới qua các giai đoạn 23
Bảng 2.2: Số lượng đà điểu ở một số nước trên thế giới năm 1996 24
Bảng 2.3: Cơ cấu và sản phẩm của đà điểu qua các năm gần đây 34
Bảng 2.4: Tỷ lệ nuôi sống qua các tháng tuổi 34
Bảng 2.5: Sinh trưởng tích lũy của đà điểu trống, mái (kg) 35
Bảng 2.6: Sinh trưởng tuyệt đối của đà điểu từ 7 - 12 tháng tuổi 36
Bảng 2.7: Sinh trưởng tương đối của đà điểu từ 7 - 12 tháng tuổi 37
Bảng 2.8: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng KL sống qua các giai đoạn 38
Bảng 2.9: Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng 38
Bảng 2.10: Kết quả mổ khảo sát đà điểu lúc 12 tháng tuổi 39
Trang 6TTTĂ : Tiêu tốn thức ăn
UBND : Uỷ ban nhân dân
Trang 7Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1 Điều tra cơ bản 1
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 1
1.1.2 Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội 3
1.1.3 Tình hình sản xuất 5
1.1.4 Tình hình sản xuất của Trại đà điểu huyện Bạch Thông 6
1.1.5 Đánh giá chung 7
1.2 Nội dung phục vụ sản xuất, biện pháp thực hiện và kết quả công tác phục vụ sản xuất 8
1.2.1 Nội dung phục vụ sản xuất 8
1.2.2 Phương pháp thực hiện 15
1.2.3 Kết quả công tác phục vụ sản xuất 16
1.3 Kết luận và kiến nghị 16
1.3.1 Kết luận 16
1.3.2 Kiến nghị 17
Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 18
2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 18
2.1.1 Tính cấp thiết của đề tài 18
2.1.2 Mục tiêu của đề tài 19
2.1.3 Ý nghĩa khoa học của đề tài: 19
2.2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 19
2.2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 19
2.2.2 Tình hình chăn nuôi đà điểu trên thế giới và Việt Nam 23
2.2.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 27
2.3 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.3.1 Đối tượng nghiên cứu 30
2.3.2 Địa điểm nghiên cứu 30
2.3.3 Thời gian nghiên cứu: 30
Trang 82.3.6 Phương pháp xử lý số liệu 33
2.4 DỰ KIẾN KẾT QUẢ VÀ BẢNG BIỂU 34
2.4.1 Cơ cấu và sản phẩm của đà điểu qua các năm gần đây 34
2.4.2 Sức kháng bệnh của đà điểu thịt 34
2.4.3 Sinh trưởng tích lũy qua các tháng tuổi 35
2.4.4 Sinh trưởng tuyệt đối qua các giai đoạn tuổi 36
2.4.5 Sinh trưởng tương đối 37
2.4.6 Tiêu tốn thức ăn qua các giai đoạn tuổi 37
2.4.7 Chi phí thức ăn trên 1 kg khối lượng sống 38
2.4.8 Kết quả mổ khảo sát đánh giá khả năng cho thịt 39
2.5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41
2.5.1 Kết luận 41
2.5.2 Tồn Tại 41
2.5.3 Đề nghị 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
Trang 9Phần 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1 Điều tra cơ bản
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Mỹ Thanh huyện Bạch Thông có diện tích tự nhiên 3323,59 ha, nằm cách trung tâm huyện Bạch Thông 30 km về phía Đông Nam Cách thị xã Bắc Kạn 12 km về phía tây nam Giáp với các xa như sau:
- Phía Bắc: Giáp xã Nguyên Phúc
- Phía Đông: Giáp xã Côn Minh huyện Na Rì
- Phía Nam: Giáp xã Xuất Hóa thị xã Bắc Kạn
- Phía Tây: Giáp xã Huyền Tụng thị xã Bắc Kạn
Xã gồm 9 bản là: Thôm Ưng, Nà Cà, Bản Châng, Phiêng Kham, Bản Luông 1, Bản luôn 2, Khau Ca, Khuổi Duộc và Cây Thị
1.1.1.2 Điều kiện địa hình, đất đai
- Địa hình: Địa hình xã rất phức tạp, là nơi hội tụ của hệ thống nép lồi dạng cánh cung, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống song suối, núi đồi trùng điệp
và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau Địa hình đồi núi cao,
độ dốc lớn, bình quân 26 - 30 độ, cao trung bình từ 120 m đến 130 m so với mực nước biển, diện tích đất ít chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên
- Hiện trạng trên địa bàn gồm những loại đất chính sau:
+ Đất phù sa ngòi suối: Đây là đất tốt nằm ở địa hình bằng thoải, dọc theo các triền suối, có độ phì nhiêu khá, gần nguồn nước nên thuận lợi trồng lúa và các cây công nghiệp hàng năm
+ Đất dốc tụ trồng lúa nước: phân bổ xen kẽ ở toàn xã
+ Đất Ferarit biến đổi do trồng lúa nước: Đây là loại đất san dồi thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước Do địa hình bậc thang nên độ giữ nước, giữ màu giảm hiện nay loại đất này đang được cấy 2 vụ lúa hoặc 1 vụ lúa 1 vụ màu nhưng bị hạn hán không chủ động nước nên bỏ hóa vụ đông xuân
+ Đất Ferarit nâu vàng phát triển trên phù xa cổ: phân bố rải rác ven sông suối của địa hình đồi núi thoải
Trang 10+ Đất Ferarit phát triển trên phiến thạch sét: phần lớn loại đất này nằm trên địa hình hiểm trở Loại đất này thích hợp cho việc trồng rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả
+ Đất Ferarit vàng đỏ phát triển trên Granit: Loại đất này phân bố ở độ cao 200 - 700 m, thích hợp cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và cây lâm nghiệp
+ Đất Ferarit đỏ vàng phát triển trên đá biến chất: Loại đất này có thể phát triển cây công nghiệp ngắn ngày và cây hoa màu lương thực
+ Đất Ferarit đỏ nâu phát triển trên đá vôi: phân bố ở những nơi có mật
độ dốc lớn loại đất này thích hợp với cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả
và cây phát triển rừng
+ Đất Ferarit mùn trên núi cao 700 m: Đây là loại đất phát triển trên nhiều đá mẹ khác nhau, chủ yếu là Granit biến chất, nhưng nhìn chung có địa hình hiểm trở, có dộ dốc lớn (35 - 65) Loại đất này chủ yếu dành cho phát triển lâm nghiệp
- Diện tích đất đai các loại: Tổng diện tích tự nhiên là 3323,59 ha Trong đó: + Đất sản xuất nông nghiệp: 248,40 ha
+ Đất trồng cây hàng năm: 180,59 ha
+ Đất trồng cây lâu năm: 67,45 ha
+ Đất nuôi trồng thủy sản: 2,24 ha
+ Đất phi nông nghiệp: 114,01 ha
+ Đất ở: 10,86 ha
+ Đất công cộng: 27,55 ha
+ Đất rừng sản xuất: 2012,54 ha
+ Đất có rừng tự nhiên sản xuất 1140,74 ha
1.1.1.3 Đặc điểm khí hậu thủy văn
- Một năm có hai mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa
+ Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 90% lượng mưa cả năm, lượng mưa bình quân năm 1586 mm
+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm
- Nhiệt độ trung bình cao nhất 27,90C Nhiệt độ thấp nhất 16,40C
Trang 11+ Sương muối thường xuất hiện vào tháng 12 năm trước và tháng 01 năm sau, gió nóng thường xuất hiện vào tháng 6 và tháng 7 hàng năm
1.1.1.4 Điều kiện thủy lợi, giao thông
- Thủy lợi: Hiện trạng hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã bao gồm:
+ Số trạm bơm: 0 trong đó số trạm đã đáp ứng yêu cầu: 0, số trạm cần nâng cấp: 0, số trạm cần xây dựng mới: 0
+ Số phải đập đã cố 11 trong đó số đạt yêu cầu: 4, số cần nâng cấp: 1, số cần xây dựng mới: 6
+ Chiều dài kênh mương hiện có: 11,95 km, trong đó đã kiên cố hóa 5,66
1.1.2 Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội
1.1.2.1 Tình hình dân cư xung quanh trại
- Tổng số hộ dân: 487 hộ/2004 nhân khẩu (Dân tộc Dao chiếm 45,99%, Tày chiếm 41,07%, Kinh chiếm 6,16%, Nùng chiếm 6,57%, Sán chí chiếm 0,21%)
- Số lao động trong độ tuổi 1225 người, trong đó:
+ Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ 92,57%, lao động công nghiệp chiếm tỷ lệ 5,39%, lao động dịch vụ chiếm tỷ lệ 2,04% trong tổng số lao động của xã
+ Đặc điểm lao động của xã hầu như chủ yếu làm nông nghiệp và trình
độ lao động được qua đào tạo rất thấp, điều này cho thấy trong tương lai để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì sẽ gắp rất nhiều khó khăn trong vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động của xã
- Dân số của xã phân bố không đều ở các xóm Thời gian qua do làm tốt công tác dân số đã đạt được kết quả đáng khích lệ Nhìn chung lao động của
xã cần cù, sáng tạo và có sức khỏe tốt nhưng trình độ học vấn còn thấp
Trang 12- Do đó để phát huy tổng thể mọi nguồn lực trong quy hoạch - phát triển của xã, cần đặc biệt quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho các đối tượng lao động này
1.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của trại
-Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu của trại được tổ chức và biên chế như sau: + Trại trưởng: 1 người
+ Cán bộ kỹ thuật: 1 người
+ Lái xe: 1 người
+ Công nhân: 4 người Có thể nói đội ngũ cán bộ công nhân viên của trại
là một đội ngũ trẻ có kỹ thuật và trách nhiệm với công việc
1.1.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật
-Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất của trang trại đà điểu gồm có:
+ Nhà hành chính (văn phòng làm việc): 1
+ Nhà ở cho công nhân ở và trực kỹ thuật: 1
+ Chuồng cho đà điểu con mới nở, chờ xuất: 1
+ Chuồng nuôi đà điểu thịt, hậu bị: 1 dãy
+ Chuồng nuôi đà điểu sinh sản: 2 dãy
+ Chuồng khảo nghiệm giống: 1
+ Kho chứa thức ăn, bảo quản trứng: 1
+ Phòng ấp trứng: 1
+ Nhà giết mổ, đông lạnh: 1
- Chuồng nuôi có hệ thống lưới B40 quây quanh chuồng đảm bảo cho
đà điểu được nuôi nhốt trong quay có đầy đủ diện tích để vận động, sân chơi cho đà điểu Trại có hệ thống hàng rào bảo vệ bao quanh đảm bảo vệ sinh thú
y Về thiết bị, máy móc phục vụ cho chăn nuôi gồm có: 02 máy ấp trứng, 02 máy nở, 01 bình phun thuốc sát trùng, máy phát điện, máy bơm nước, bể chứa nước và các trang thiết bị khác đảm bảo phục vụ chăn nuôi
1.1.2.4 Điều kiện kinh tế
- Tốc độ phát triển kinh tế đạt trung bình khá, nhưng do nền kinh tế còn thấp nên đời sống của nhân dân chưa cao
- Cơ cấu ngành thương mại - dịch vụ, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ lệ nhỏ, sản xuất tự cung, tự cấp nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trang 13gặp nhiều khó khăn Sức cạnh tranh trong nền kinh tế yếu, hàng hóa dịch vụ phát triển với quy mô nhỏ lẻ, chưa thu hút thị trường
1.1.2.5 Điều kiện xã hội
- Lực lượng lao động dồi dào nhưng số lượng qua đào tạo còn hạn chế
- Do đặc điểm địa hình nên hệ thống đường giao thông phức tạp chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, đặc biệt giao thông nội đồng
- Hệ thống công trình công cộng, phúc lợi xã hội còn thiếu và xuống cấp
- Tỷ lệ hộ nghèo cao, có tới 86 hộ, chiếm 17,66% tổng số hộ
- Hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất phần lớn chưa cứng hóa nên chưa chủ động được tưới tiêu trong nông nghiệp
1.1.3 Tình hình sản xuất
1.1.3.1 Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi
Chăn nuôi: Đàn gia súc, gia cầm phát triển bình thường, đàn trâu có xu hướng giảm Do bà con bán trâu chuyển sang mua máy cày hoặc mua ngựa thồ…
Công tác phòng chống đói, rét cho đàn gia súc: Tổng số hộ che chắn chuồng trại là: 156 chuồng/216 chuồng đạt 72,2% Số hộ dự trữ thức ăn cho trâu, bò là: 196 hộ/216 hộ đạt 90,7% chủ yếu là rơm rạ
Thực hiện điều tra tổng đàn gia súc, gia cầm tại thời điểm 1/4/2013 so với kế hoạch phát triển chăn nuôi ở xã có: Trâu 534 con/760 con đạt 70,26 %;
Bò 77 con/125 con đạt 61,6%; Lợn 1085 con/1600 con đạt 67,81%; gia cầm
4277 con/11000 con đạt 38,88%; ao cá 2,30 ha/2,0 ha đạt 115%; Ngoài KH giao còn có: Dê 30 con; ngựa 41 con; ong 49 đàn
1.1.3.2 Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
Đối lúa vụ xuân thực hiện được: 67,8 ha/65 ha đạt 104% KH, toàn bộ là lúa thuần ngắn ngày (chủ yếu là khang dân) Tình hình cây lúa phát triển tốt, hiện nay bà con đang làm cỏ Tình hình sâu bệnh hại có sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu hại lúa nhưng UBND xã đã chỉ đao bà con kịp thời phun thuốc phòng trừ Các cây ngô xuân thực hiện: 78 ha/75 ha đạt 104% KH, cơ cấu giống 100% giống ngô lai Trong đó: Ngô ruộng là 2,8 ha; ngô soi, bãi là 32,79 ha; ngô đồi 43,21 ha Riêng đối với ngô đồi hiện nay một số hộ vẫn đang tiếp tục thực hiện trồng
Trang 14- Cây đỗ tương thực hiện được 2,0 ha/5 ha đạt 40% KH
- Rau các loại thực hiện 10,1 ha/11 ha đạt 91,8% KH
- Cây săn thực hiện được 21 ha/15 ha đạt 140% KH
- Cây khoai lang kế hoạch giao 3 ha đang thực hiện trồng
- Cây khoai môn thực hiện được 32 ha/6 ha đạt 503% KH; gồm 105 hộ tham gia
+ Một số cây trồng do bà còn trồng tự phát như: Cây chuối, chít, gừng được trồng chủ yếu ở các thôn Phiêng Kham, Bản Châng, Nà Cà và đang tiếp tục nhân rộng ra các thôn đã và đem lại thu nhập cao cho các hộ dân
- Cây Gừng thực hiện 5,90 ha, gồm 27 hộ tham gia
- Cây Chuối thực hiện được 28,40 ha, gồm 91 hộ tham gia
- Cây Chít thực hiện được 53,30 ha gồm 122 hộ tham gia
+ Năm 2011, năng xuất và thu nhập bình quân của các loại cây trồng sau là:
- Cây chuối NS đạt từ 4,5 đến 6 tấn/ha, cho thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng/ ha/ năm
- Cây Chít NS đạt 1,0 đến 1,2 tấn/ha, cho thu nhập khoảng 14 - 17 triệu đồng/ha/năm
- Cây Gừng NS đạt 21 tấn/ha, thu nhập khoảng 120 triệu đồng/ha/năm
- Cây khoai môn NS đạt 7,5 đến 8 tấn/ha, thu nhập khoảng 60 triệu đồng/ha/năm
1.1.4 Tình hình sản xuất của Trại đà điểu huyện Bạch Thông
- Trang trại đà điểu xã Mỹ Thanh huyện Bạch Thông được hình thành từ
năm 2009 do công ty TNHH Hoàng Giang thành lập có diện tích khoảng 4 ha
- Trang trại đang từng ngày phát triển với số lượng chăn nuôi ngày càng
tăng Hiện nay trại có 280 con đà điểu trong đó có 76 đà điểu trống mái và
204 con đà điểu nuôi thịt và hậu bị
Trang 15- Trang trại cũng được đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho chăn nuôi đà điểu, hệ thống nước uống, máng ăn được lắp đặt đầy đủ
- Diện tích của trang trại tương đối rộng, có đồi trồng cây sắn, trồng cỏ voi đủ cung cấp thức ăn cho đà điểu
- Hệ thống chuồng trại thoáng mát, có sân chơi cho vật nuôi
1.1.5 Đánh giá chung
1.1.5.1 Thuận lợi
- Mỹ Thanh đang ngày một phát triển chung cùng với sự phát triển của
cả nước với mức tăng trưởng trung bình khá với những thuận lợi sau:
+ Có tiềm năng trong phát triển ngành nông- lâm nghiệp
+ Ngành trồng trọt và chăn nuôi đều có những chuyển biến tích cực, có
sự chuyển dịch theo xu hướng sản xuất hàng hóa
+ Nguồn lao động dồi dào là nguồn lực lớn cho quá trình phát triển kinh
tế xã hội của địa phương
- Đất sản xuất nông - lâm nghiệp của địa phương trong thời gian qua được quản lý sử dụng hiệu quả hơn
- Diện tích đất chưa sử dụng lớn có thể khai thác vào các mục đích phát triển kinh tế
1.1.5.2 Khó khăn
- Địa hình phức tạp ảnh hưởng đến chất lượng, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng
kỹ thuật
- Sự tác động bất lợi của thời tiết như: hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất, lũ quét
- Tốc độ phát triển kinh tế đạt trung bình khá, nhưng do nền kinh tế còn thấp nên đời sống của nhân dân chưa cao
- Cơ cấu ngành thương mại - dịch vụ, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ lệ nhỏ, sản xuất tự cung, tự cấp nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế gặp nhiều khó khăn Sức cạnh tranh trong nền kinh tế yếu, hàng hóa dịch vụ phát triển với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, chưa thu hút thị trường
- Lực lượng lao động dồi dào nhưng số lượng qua đào tạo còn hạn chế
- Do đặc điểm địa hình nên hệ thống đường giao thông phức tạp chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, đặc biệt giao thông nội đồng
- Hệ thống công trình công cộng, phúc lợi xã hội còn thiếu và xuống cấp
- Tỷ lệ hộ nghèo cao, có tới 86 hộ, chiếm 17,66 % tổng số hộ
Trang 16- Hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất phần lớn chưa cứng hóa nên chưa chủ động được tưới tiêu trong nông nghiệp
- Sự phân bố dân cư theo phong tục và địa hình gây khó khăn trong đầu
tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật
1.2 Nội dung phục vụ sản xuất, biện pháp thực hiện và kết quả công tác phục vụ sản xuất
1.2.1 Nội dung phục vụ sản xuất
Trên cơ những thuận lợi và khó khăn của trại và địa phương chúng tôi đã
đề ra nội dung phục vụ sản xuất như sau:
1.2.1.1 Công tác chăm sóc nuôi dưỡng
- Cùng với các công nhân trong trại tiến hành chăm sóc, nuôi dưỡng đàn
đà điểu bố mẹ và đàn đà điểu nuôi thịt của trại
- Công tác vệ sinh, phòng bệnh, tiêu độc khử trùng chuồng trại
- Cho đà điểu ăn, cho uống nước và vệ sinh chuồng trại
- Đảo, trộn thức ăn cho đà điểu
- Thu nhặt trứng và bảo quản trứng trước khi đem vào ấp
* Công tác chuẩn bị chuồng trại
Trước khi nhận đà Điểu vào nuôi, chuồng đã được để trống từ 10 - 15 ngày và được quét dọn sạch bên trong và bên ngoài, lối đi, hệ thống cống rãnh thoát nước, nền chuồng, tường nhà và vách ngăn được quét vôi, sau đó tiến hành phun thuốc sát trùng (Formol 2%)
Tất cả các dụng cụ như: khay ăn, máng uống, chụp sưởi, đèn sưởi đều được cọ rửa sạch sẽ và phun sát trùng, phơi nắng trước khi đưa vào chuồng nuôi
* Công tác chọn giống
Để đảm bảo đà Điểu nuôi có sức sống và sinh trưởng tốt, đem lại hiệu quả kinh tế thì khâu chọn giống có ý nghĩa lớn Đà Điểu con được chọn phải đảm bảo các tiêu chí Hoạt động sống động, biểu hiện bình thường Chân thẳng đứng, ngón thẳng Hai mắt sáng, mỏ thẳng và khép kín Lông khô và bóng mượt Màu sắc đặc trưng bình thường của giống Khối lượng kích thước bình thường theo yêu cầu của từng giống, dòng Bụng thon, gọn, mềm, rốn khô, khép kín hoàn toàn, lỗ huyệt bình thường
Trang 17* Chăm sóc nuôi dưỡng
Nuôi dưỡng đà điểu giai chú ý không để vật lạ như: que cứng, mẩu nylon, sợi len dạ rơi vào trong chuồng nuôi Nếu đà điểu ăn phải dễ dẫn đến tắc ruột Chức năng chạy của đà điểu rất quan trọng vì vậy khi nhốt ở nền cứng, trơn sẽ làm chân biến dạng, trật khớp dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao ở mọi nơi bệnh này chiếm tỷ lệ cao khi nuôi gột đà điểu Về dinh dưỡng, nhu cầu dinh dưỡng dưới đây sẽ cho kết quả tốt
Thức ăn nuôi đà điểu mới, không ôi mốc, tốt nhất sử dụng cám viên để
đà điểu ăn không rơi vãi Với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam, chúng ta có thể
sử dụng cám viên dùng cho gia cầm để cho đà điểu ăn
Thức ăn xanh của đà điểu gồm các loại rau như: xà lách, rau muống, cỏ xanh
Máng ăn dùng bằng nhựa hoặc cao su hoặc chậu sành không dùng máng
có các góc cạnh nhọn sắc dễ gây chấn thương chân Máng uống có thể dùng các chậu bằng sành, sứ, nhựa hoặc vật tương tự có bề mặt rộng để đà điểu thuận tiện khi uống bằng động tác ngậm nước đưa lên cao rồi mới nuốt Nguồn nước phải sạch sẽ không có mùi
Về dinh dưỡng, theo Nguyễn Thị Hoà (2006) [3]; Đặng Quang Huy (2001) [4], nhu cầu dinh dưỡng dưới đây sẽ cho kết quả tốt
Bảng 1.1: Hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn
Trang 18- Công tác khác: Tham gia cải tạo khu vực đất trồng cây xung quanh trại Loại bỏ cây tạp như chuối, nhãn, cây dại để trồng lại bằng cây sắn, cỏ voi phục vụ chăn nuôi Thau rửa bể lọc nước nhằm cung cấp nước sạch cho sinh
hoạt và chăn nuôi trong trang trại
1.2.1.2 Công tác thú y
- Công tác phòng bệnh cho đà điểu Trong chăn nuôi, công tác đề phòng dịch bệnh rất quan trọng, là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi
và an ninh kinh tế nông nghiệp
- Tham gia công tác vệ sinh chuồng trại và khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, phun thuốc sát trùng định kỳ, tẩy uế, máng ăn, máng uống
- Tiêm phòng vaccine cho đà điểu để có miễn dịch chủ động đảm bảo an toàn trước dịch bệnh Trước ngày sử dụng vaccine không pha thuốc kháng sinh vào nước uống trong vòng 8 - 12h, pha vaccine vào lọ dùng để nhỏ trực tiếp vào miệng, mắt, mũi hoặc pha ở dạng dung dịch để tiêm Tính toán liều vaccine phải đủ để mỗi con nhận được một liều Dụng cụ pha và nhỏ vaccine không có thuốc sát trùng hoặc xà phòng, nhiệt độ đảm bảo từ 20 - 250C
- Chẩn đoán và điều trị bệnh
Trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn đà điểu tại trại chúng tôi luôn theo dõi tình hình sức khoẻ của đà điểu để chẩn đoán và có những hướng điều trị kịp thời Thời gian thực hiện đề tài ở trại, chúng tôi thường gặp một
Trang 19nhau (tùy theo điểm mạch quản bị tắc nghẽn sẽ chi phối vùng niêm mạc ruột rộng hẹp khác nhau)
+ Dạ dày tuyến có biểu hiện xuất huyết ở đỉnh lỗ tuyến (nơi tiết ra dịch vị) + Xuất huyết “manh tràng” Nếu mổ vùng giao nhau của ruột (đoạn hồi tràng) với manh tràng thấy xuất huyết đen xẫm từng đám ở tổ chức vách ngăn nổi lên từ niêm mạc
+ Xuất huyết ở tổ chức dưới da: thường chỉ cần quan sát hậu môn hoặc vùng
da mỏng khác thấy xuất huyết lấm tấm hoặc thành vệt màu đỏ hoặc đen xẫm + Xét nghiệm máu: Đà điểu sau khi phòng văcxin, hàm lượng kháng thể khi làm phản ứng HI đạt mức 4log2 - 10log2 là bình thường Nếu hàm lượng kháng thể Newcastle cao 11log2 là không bình thường, nguyên nhân có thể
Do không có thuốc chữa (đặc trị) cho nên phòng là chính
Nếu không may xảy ra nhiễm bệnh, cần thực hiện cách ly tốt con bệnh ra khỏi đàn Tiêm văcxin H1 (nhược độc) cho những đà điểu chưa có triệu chứng Đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định của thú y
* Bệnh do nấm
- Nấm phổi (Aspergillosis)
+ Căn bệnh: Môi trường ẩm, có tinh bột, rơm, cỏ rất thuận lợi cho nấm mốc phát triển Nếu nuôi đà điểu non, nhất là đà điểu sơ sinh - 1 tuần tuổi, chúng nhiễm bào tử nấm do quá trình hô hấp
+ Triệu chứng: Do các “rễ” nấm ký sinh ở các phế nang (hoặc các túi khí) gây tổn thương, viêm và thoái hóa khí quản hô hấp đà điểu khó thở, sau mỗi lần vận động, triệu chứng thở gấp nghe thấy âm thanh khò khè khan khi thở do thiếu oxy, đà điểu gầy còm, lông da xơ xác Nếu không được can thiệp kịp thời, đà điểu có thể chết ở tỷ lệ cao
Một số tuy không bị chết nhưng có thể mang mầm bệnh và di chứng suốt đời
Trang 20+ Bệnh tích: Phổi có nhiều hạt trắng hoặc từng đám màu trắng do các phế nang viêm và thoái hóa Túi khí có các đám nấm màu xanh lục ký sinh,
có thể quan sát thấy hiện tượng viêm và đậu hóa túi khí
+ Phòng trị bệnh:
Giữ môi trường chăn nuôi sạch, khô ráo
Sử dụng thuốc: Có thể dùng Nistalin liều 25 - 30 mg/kg khối lượng sống cho 1 ngày (dùng 3 ngày)
Trường hợp đà điểu đã nhiễm nặng, phải tách riêng để điều trị (liều cao gấp đôi, Nistalin liều dùng cho đà điểu: 50 mg/kg/ngày) Liệu trình 3 ngày Thông thường trộn thuốc theo thức ăn (cám) Nếu có điều kiện, nên cho từng con uống đủ định lượng 1 lần/ngày
- Nấm ngoài da
+ Nếu đà điểu sống trong điều kiện chuồng trại ẩm ướt, chúng có thể nhiễm nấm ở kẽ ngón chân: từ kẽ ngón chân lớp thượng bì phát triển thành các hình dị dạng Nhiễm bệnh tuy không gây chết nhưng làm đà điểu giảm giá trị kinh tế, đồng thời chúng dễ nhiễm các bệnh kế phát khác
+ Biện pháp giải quyết: Cải thiện điều kiện chăn nuôi để khô ráo, phun thuốc sát trùng, diệt nấm và dùng các chế phẩm trị nấm ngoài da (có thể dùng Nirozal bôi mỗi ngày 2 lần) Nếu phát hiện và điều trị kịp thời sẽ cho kết quả tốt
- Bệnh nấm đường tiêu hoá (Candidiasis)
Bệnh nấm đường tiêu hoá là 1 biến chứng sử dụng kháng sinh kéo dài thường gặp ở ostrich Trong hầu hết các trường hợp, vết thương khoanh vùng trong đường tiêu hóa nhưng cũng có thể liên quan đến túi khí và phổi Những thay đổi của bệnh chính xảy ra ở miệng và thực quản Bệnh này có thể do nhiễm hỗn hợp với aspergillus gây ra hiện tượng trương mề Nếu không được phát hiện
và điều trị sớm thì nó có thể gây ra tỷ lệ chết cao ở con non nhiễm bệnh
- Điều trị các bệnh do nấm
Nhiễm nấm đường sinh sản có thể điều trị được Có thể nhỏ thẳng vào miệng những con bị nhiễm với tỷ lệ liều dùng là 20.000 - 50.000 đơn vị/kg trong 6 - 8 ngày Nystatine cũng có thể hòa vào thức ăn để điều trị quần thể (220 gr/tấn) trong 8 - 10 ngày Sulphate đồng axit hóa hòa vào nước với liều lượng 0,5 gr/lít trong 5 ± 7 ngày đã được sử dụng và cho kết quả tốt, ép những
Trang 21con nhiễm bệnh ăn và uống là điều cần thiết Có thể điều trị bệnh đường hô hấp và tiêu hóa do nấm ở ostrich
Điều trị bệnh do vi nấm ở ostrich rất đắt và hiệu quả thấp nên phòng tránh
là biện pháp tốt nhất để giảm thiệt hại về kinh tế do các bệnh vi nấm gây ra
* Hội chứng rối loạn trao đổi khoáng
Hội chứng này thường xảy ra ở đà điểu từ 2 - 4 tháng với các biểu hiện lâm sàng: khớp phát triển không bình thường, ống xương chân cong biến dạng nên đà điểu đi lại khó khăn, xiêu vẹo
- Nguyên nhân
Đà điểu bị bệnh do một trong hai nguyên nhân sau:
- Khẩu phần ăn của đà điểu thiếu hoặc không cân đối các muối khoáng
đa lượng như: Canxi, phosphat, Na và các muối khoáng vi lượng như: Fe,
Cu, Zn, Mg Do vậy, việc phát triển bộ xương, đặc biệt là xương và khớp chân không bình thường
- Bản thân đà điểu không hấp thụ được các muối khoáng đa lượng và vi lượng trong thức ăn, mặc dù thức ăn có chứa đầy đủ hàm lượng muối khoáng theo quy định phù hợp với giai đoạn phát triển của đà điểu
- Nguyên nhân: Nguyên nhân của hiện tượng này thường do trong khẩu phần ăn của đà điểu vì một lý do nào đó không đủ lượng các vitamin A, D, E Nếu thiếu vitamin D2 thì sự hấp thụ khoáng đa lượng, đặc biệt là các muối Canxi sẽ rất khó khăn với đà điểu non Đó là lý do đà điểu thiếu Canxi sẽ rất khó khăn với đà điểu non trong việc phát triển bộ xương Đó là lý do đà điểu thiếu Canxi và thoái hoá xương trong giai đoạn còn non
- Phòng trị:
Bổ sung kịp thời các loại muối khoáng đa lượng, vi lượng cũng như các vitamin ADE vào thức ăn cho đà điểu theo đúng quy định, phù hợp với giai đoạn phát triển của đà điểu non Cho đà điểu non 2 - 4 tháng vận động ngoài sân chơi, dưới ánh sáng mặt trời theo thời gian nhất định để chúng có thể tự
bổ sung các muối khoáng trên mặt đất và tự tạo được vitamin D2 nhờ tia cực tím của ánh sáng mặt trời chiếu lên da
Có thể băng bó làm nẹp cố định tạm thời cho đà điểu non khi chúng bị thoái hoá khớp và xưng chân, đi lại khó khăn Sau đó sẽ bỏ nẹp khi xương khớp đã phục hồi
Trang 22* Xử lý một số trường hợp chấn thương:
Thương tổn ở đà điểu là nguyên nhân gây giảm giá trị kinh tế, nó không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ nuôi sống mà còn gây thiệt hại cho khả năng tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt về da và thịt Điều này có thể khắc phục được khi chuồng trại và kỹ thuật chăn nuôi đảm bảo đúng yêu cầu Trong các trang trại nuôi dưỡng đà điểu non, chất liệu nền và tường không thích hợp có thể gây nên tai nạn Nền ướt và trơn sẽ dẫn đến con vật bị gãy chân, què, trật khớp
Khi đà điểu đang chạy nhảy, do một nguyên nhân nào dó làm chúng sợ hãi, chúng sẽ chạy toán loạn; giẫm đạp lên nhau khi cửa ra vào không đủ rộng Những vấn đề gây nên chân đà điểu không bình thường do tai nạn chiếm 90%
Mật độ đàn quá cao, sẽ làm tăng độ thiệt hại do thương tổn Việc có các cột ở hàng rào và đường chạy hẹp cũng gây nên thương tổn Hàng rào không phù hợp cũng có thể có các tác động trái ngược: Gây thiệt hại về da, tăng tỷ lệ chết; đà điểu sợ hãi do tiếng động cơ máy bay, trực thăng cũng như các con vật không quen thuộc khác như: ngựa, trâu bò, đó cũng là nguyên nhân gây tổn thương và chết Nhân tố này gây nên có thể do ảnh hưởng bố trí vị trí của trang trại
Phương tiện chăm sóc cũng đòi hỏi thích hợp: Độ cao, độ chắc chắn cũng nhằm hạn chế tối đa stress và thiệt hại cho đà điểu
Do đà điểu là động vật đi bằng hai chân, nên bất kỳ một ảnh hưởng nào tác động đến chân đều ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng, khả năng nuôi sống và hiệu quả sản xuất của con giống trưởng thành
Do ưa vận động với tốc độ cao, đà điểu có thể bị tổn thương do va chạm
cơ học: rách da cổ, da chân Nếu vết rách dài 10 cm thì phải can thiệp
- Biện pháp can thiệp:
+ Tiêm Novocain xung quanh vùng tổn thương (giảm đau)
+ Xử lý vết thương: cắt sửa, rắc bột kháng sinh (dùng Streptomycin: 1 g), tiếp theo khâu kín vết thương (5 - 7 cm) khâu một mối
+ Kiểm tra lại vết thương sau xử lý, tiêm Penicillin: 1 triệu UI/50 kg/lần (chỉ cần tiêm một lần)
Trang 23* Hiện tượng ăn vật lạ ở đà điểu
Hiện tượng này thường gặp do: Bản tính vặt cỏ, tính tò mò tự nhiên và
sự nhạy cảm đặc biệt với các vật có máu sáng Sỏi, đá, cát, kim loại, thuỷ tinh, các que gậy đều có thể được đà điểu ăn một cách ngon lành Điều đó dẫn đến mất tính thèm ăn và gầy sút ở đà điểu non, gây nên giảm tốc độ sinh trưởng, con vật ít uống nước và thường dẫn đến hiện tượng mất nước, ruột tổn thương, trực tràng có thể lòi ra ngoài (lòi dom)
Những vật lạ này khi vào đường tiêu hoá có thể dẫn dến mất cân bằng hệ sinh vật đường ruột, gây nhiễm trùng huyết và có thể dẫn đến chết
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể do thức ăn không có khẩu vị thích hợp làm cho đà điểu ăn ít - đói - chúng sẽ ăn bất cứ vật gì tìm được, cũng có thể do thiếu khoáng và vitamin trong khẩu phần
Ngoài ra các nhân tố gây stress như: vận chuyển, mật độ đàn quá đông cũng gây nên hiện tượng đà điểu ăn vật lạ nêu trên
Điều trị:
- Dùng dung dịch Parapin, Metamuxyl, Tympanyl
- Rửa ruột
- Phẫu thuật (nếu có thể)
- Bổ sung chất điện giải
- Bón cho đà điểu ăn
- Dùng các chất kháng sinh và kháng nấm đề phòng kế phát
1.2.2 Phương pháp thực hiện
- Trên cơ sở điều tra điều kiện tự nhiên, xã hội và rút ra các thuận lợi, khó khăn của địa phương, tôi đã đề ra biện pháp phục vụ sản xuất như sau: Bám sát cơ sở, theo dõi thường xuyên tình hình chăn nuôi, thú y trại và địa phương
Tìm tài liệu và sách để học các kiến thức chuyên môn, áp dụng các kiến thức đã học được trong nhà trường vào thực tiễn sản xuất
Khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm, kiến thức thực tiễn của người chăn nuôi trong trại
Nhiệt tình, không ngại khó, tận tụy với công việc
Trang 241.2.3 Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Trong thời gian thực tập tại cơ sở, với vốn kiến thức đã học trong nhà trường và sự nỗ lực của bản thân, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn, chủ trang trại cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của chính quyền, nhân dân và cán bộ khuyến nông, thú y của địa phương, tôi đã đạt được một
bè, tôi đã được tiếp cận với thực tế sản xuất và đã hoàn thành được nhiệm vụ
đã đề ra Điều quan trọng nhất là tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm bổ ích về chuyên môn từ thực tiễn sản xuất
Thời gian thực tập, tôi đã tiếp cận thực tế sản xuất, có cơ hội thực hành,
từ đó củng cố và tổng hợp được các kiến thức đã học trong trường, bồi dưỡng rèn luyện cho mình nâng cao tay nghề, tích luỹ kinh nghiệm thực tế sản xuất
và có niềm tin hơn vào khả năng của mình, giúp tôi yêu ngành, yêu nghề, yêu vật nuôi, say mê với công việc Cũng từ đó luôn có ý thức học hỏi tích luỹ kinh nghiệm giúp cho tôi vững tin hơn khi ra trường
Trang 25
1.3.2 Kiến nghị
Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm ở quanh vùng vành đai của trại Đồng thời vận động, giải thích cho nhân dân hiểu biết
và tự giác thực hiện
Để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất kinh doanh, thì mô hình
trang trại cần trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại và dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ thú y Mở rộng quy mô trang trại để đạt mục đích vừa là nơi nghiên cứu khoa học vừa là nơi sản xuất kinh doanh cho hiệu quả kinh tế cao, cung ứng ra thị trường những con giống có chất lượng, sản phẩm thịt an toàn cho người sử dụng Tiếp tục tạo điều kiện hơn nữa cho sinh viên vào thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cũng như tiến hành các đề tài tốt nghiệp
Qua thời gian làm đề tài, tuy kết quả đạt được chưa được nhiều nhưng đó
là nguồn động viên rất lớn đối với tôi và tôi cần cố gắng nhiều hơn nữa để có thêm nhiều kiến thức và tay nghề vững vàng
Trang 26Phần 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài:
“Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của đà điểu nuôi thịt từ 7 - 12 tháng tuổi nuôi tại huyện Bạch Thông - Bắc Kạn”
2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
2.1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đà điểu là loại gia cầm có khả năng thích ứng cao, đề kháng tốt với một
số bệnh nguy hiểm của gia cầm, tạp ăn, dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao, yêu cầu chuồng trại đơn giản, thích hợp với chăn nuôi gia đình và trang trại Về thương phẩm, thịt đà điểu màu đỏ gần giống như thịt bò, nhưng đặc biệt hầu như không có mỡ và gân, giàu protein, hàm lượng cholesterol rất thấp, vì thế thịt đà điểu được coi là thịt sạch của thế kỷ XXI Các sản phẩm da, lông, trứng đà điểu đều có giá trị kinh tế cao, nhất là sản phẩm da Nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ đà điểu của các nước trên thế giới ngày càng tăng Riêng thị trường Châu Âu nhu cầu thịt đà điểu cao gấp 3 - 4 lần khả năng cung cấp Cho đến nay không chỉ ở Châu Phi và ở Úc mà một số nước như Trung Quốc, Đài Loan, Nga cũng bắt đầu chăn nuôi đà điểu
Ở Việt Nam chăn nuôi đà điểu bắt đầu từ năm 1996, Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi đà điểu, nhiều trang trại nuôi thương phẩm
đã có sản phẩm thịt, các trang trại nuôi sinh sản đã sản xuất được đà điểu giống, tạo tiền đề hình thành một nghề chăn nuôi mới có giá trị kinh tế cao phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu Vài năm gần đây đà điểu đã được nuôi trại 1 số tỉnh phía Bắc trong đó có tỉnh Bắc Kạn
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi vùng cao nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc có lợi thế lớn trong giao lưu thông thương hàng hoá với các tỉnh lân cận Bên cạnh đó, Bắc Kạn còn có tiềm năng lớn về diện tích đất trồng cỏ Nhằm phát huy được tiềm năng lợi thế của tỉnh Bắc Kạn, năm 2007 và 2008 Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương đã chuyển giao 110 con đà điểu nuôi sinh sản và nuôi thịt tại hai huyện Ngân Sơn và Bạch Thông
Trang 27Bắc Kạn hiện đang là tỉnh nghèo, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn; Bắc Kạn có khí hậu tương đối phù hợp với điều kiện sống của đà điểu Nếu đánh giá đúng khả năng thích nghi của đà điểu tại khu vực này sẽ mang lại cho người dân Bắc Kạn một nghề chăn nuôi đặc sản mới, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xoá đói, giảm nghèo tại địa phương
Xuất phát từ thực tế đó, em tiến hành thực hiện đề tài: “Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của đà điểu nuôi thịt từ 7 - 12 tháng tuổi nuôi tại huyện Bạch Thông - Bắc Kạn”
2.1.2 Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá sự sinh trưởng, khả năng sản xuất thịt và chất lượng thịt
- Đề xuất được giải pháp nhân rộng mô hình nuôi đà điểu trong nông hộ đạt hiệu quả cao
2.1.3 Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Đánh giá một cách khách quan khả năng sản xuất thịt và chất lượng thịt của đà điểu Kết quả nghiên cứu của đề tài là những tư liệu góp phần nâng cao hiểu biết về đà điểu mới được nuôi thích nghi tại Việt Nam trong những năm gần đây Những tư liệu này, có thể được sử dụng trong giảng dạy, học tập và tham khảo trong nghiên cứu khoa học
2.2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
có thảm cỏ thấp để cung cấp đủ thức ăn và có tầm nhìn thoáng nhằm phát hiện sơm và chạt tránh kẻ thù Tuy vậy, khi thuần hóa chúng có khả năng thích ứng rộng từ 50 vĩ độ bắc đến 30 vĩ độ nam với tất cả các loại hình khí
Trang 28hậu, sinh thái khác nhau Nhiệt độ môi trường biến thiên từ -300C đến 400C đều không có ảnh hưởng đến chúng
Đà điểu trưởng thành con trống cao 2,1 - 2,75 m, nặng 120 - 145 kg có khi nặng tới 150 kg; con mái cao 1,75 - 1,90 m, nặng 95 - 125 kg Kích thước lớn là kết quả của sự tiến hóa để phù hợp với tính không biết bay khi ở môi tường đồng cỏ có nhiều động vật ăn thịt săn đuổi
Đôi chân dài và chắc chắn cho phép đà điểu chạy nhanh nhất trong thế giới loài chim Tốc độ có thể đạt tới 50 - 60 km/h trong vòng 30 phút Trong điều kiện hoang dã, đà điểu thành thục về tính từ 3 - 4 năm tuổi, khi đã thuần hóa hoặc nuôi tại trang trại tuổi thành thục sớm lúc 2 - 3 năm, đà điểu mái thành thục sớm hơn trống từ 5 - 6 tháng tuổi
Từ mới nở tới 01 năm tuổi, đà điểu trống và mái đều có màu lông xám như nhau Từ 10 - 11 tháng tuổi trở đi, màu sắc lông thay đổi theo tính biệt, con trống biểu hiện màu lông đen tuyền ở thân còn lông cánh và lông đuôi màu trắng kèm theo sự rực rỡ màu chân và mỏ chuyển thành đỏ tươi
Sự phân biệt rõ tới mức bằng mắt thường đã nhận thấy chúng từ xa Con mái thì ngược lại vẫn giữ nguyên màu xám tro để chúng dễ ẩn mình khi đẻ cũng như khi ấp trứng
2.2.1.2 Khả năng sản xuất
Theo Campbell JohnR., J.Flasley (1969), [19] đà điểu một năm có thể đẻ
40 - 60 trứng, mỗi trứng nặng 1,2 - 1,5 kg con nở ra cân nặng 0,8 - 1,0 kg sau
10 - 12 tháng tuổi nuôi đạt khối lượng 100 - 110 kg/con Qua thực tế cho thấy một năm từ 01 con mái mẹ có thể sinh sản 20 - 25 con non sau 10 - 12 tháng nuôi đạt 2000 - 2500 kg thịt hơi Nếu so sánh với bò, lợn hoặc gia cầm thì hiệu suất sản xuất thịt hơi từ 01 mái mẹ ở đà điểu đạt cao nhất
2.2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của đà điểu
- Khái niệm về sinh trưởng
Mozan (1977) (dẫn theo Chambers, 1990) [20] định nghĩa sinh trưởng là tổng sự tăng trưởng của các bộ phận như: thịt, xương, da Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như quá trình tổng hợp protein nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng Sự sinh trưởng của các mô và cơ được diễn ra theo trình tự sau: hệ thống tiêu hoá, nội tiết, hệ thống xương, hệ thống cơ bắp, mỡ
Trang 29Sinh trưởng là một quá trình động, gắn liền với quá trình phát dục, tuân theo các quy luật nhất định, đó là quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn, quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều và quy luật theo chu kỳ
- Một số chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng
+ Sinh trưởng tích lũy
+ Sinh trưởng tương đối
+ Sinh trưởng tuyệt đối
2.2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng
* Ảnh hưởng của môi trường
Theo Đặng Quang Huy (2001) [4], điều kiện môi trường có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng của gia cầm Nếu điều kiện môi trường là tối ưu cho sự sinh trưởng của đà điểu thì đà điểu khỏe mạnh, lớn nhanh, nếu điều kiện môi trường không thuận lợi thì tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của đà điểu
Chế độ chiếu sáng trong những ngày đầu tiên, ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ tiêu tốn thức ăn và tình trạng sức khỏe
ánh sáng và vận động phải phù hợp để kích thích đà điểu con ăn nhiều, tiêu hoá tốt, giảm bệnh tật, tăng trưởng nhanh
Sinh trưởng của chúng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện môi trường và kỹ thuật chăm sóc Tốc độ sinh trưởng của gia cầm không đạt mức tối đa như giá trị giống của chúng nếu điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật nuôi dưỡng không phù hợp
* Ảnh hưởng nhiệt độ môi trường
Nhiệt độ là 1 yếu tố đặc biệt quan trọng trong chăn nuôi bởi vì các cơ quan điều phối nhiệt của con non chưa phát triển Là điều kiện cho các loại bệnh tật phát triển ảnh hưởng tới sinh trưởng của con vật
* Ảnh hưởng của thời tiết khí hậu
Thông thường khi nhiệt độ cao khả năng ăn của gia cầm giảm Để khắc phục điều này đảm bảo khả năng sinh trưởng của đà điểu người ta đã sử dụng thức ăn cao năng lượng tất nhiên trên cơ sở cân bằng tỷ lệ ME/CP cũng như axit amin/ME và tỷ lệ khoáng, vitamin trong thức ăn cũng cần phải cao hơn
để đảm bảo dinh dưỡng mà đà điểu tiếp nhận được không thấp hơn nhu cầu của chúng