Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của đà điểu nuôi thịt từ 7 - 12 tháng tuổi nuôi tại huyện Bạch Thông - Bắc Kạn. (Trang 41)

Số liệu thu được từ thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm Excel dựa trên phương pháp thống kê sinh vật học ứng dụng trong chăn nuôi với các tham số thống kê sau:

+ Số trung bình (X ): n X X =∑ i với n < 30 + Độ lệch chuẩn (Sx): ( 2) 2 1 X X n S x n − = ± − ∑ ∑ với n < 30 + Hệ số biến dị (Cv%): ( )% = ×100 X S Cv x

+ Sai số của số trung bình (mx

): 1 x x S m n = ± − với n < 30 Trong đó: X : Số trung bình Sx: Độ lệch chuẩn n: Dung lượng mẫu Cv: Hệ số biến dị

x m

2.4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

2.4.1. Cơ cu và sn phm ca đà điu qua các năm gn đây

Bảng 2.3: Cơ cấu và sản phẩm của đà điểu qua các năm gần đây

STT Nội dung ĐVT 2011 2012 2013

1 Đà điểu mái sinh sản con 57 57 57

2 Đà điểu trống con 19 19 19

3 Đà điểu thịt con 0 84 204

4 Cộng chung con 76 160 280

Bảng 2.3 cho thấy tình hình phát triển chăn nuôi của trang trại, trong năm 2011 trang trại chỉ có 76 con đà điểu sinh sản nhưng cho đến năm 2012 là 160 con đà điểu và đến năm 2013 thì cả trang trại đã lên đến 280 con đà điểu sinh sản trong đó có 76 đà điểu sinh sản và 204 đà điểu nuôi thịt cho thấy trại đà điểu đã và đang phát triển mạnh và quy mô chăn nuôi đang được mở rộng một cách nhanh chóng.

2.4.2. Sc kháng bnh ca đà điu tht

Tỷ lệ nuôi sống trong chăn nuôi là rất quan trọng. Tỷ lệ nuôi sống qua các tháng tuổi nuôi tại trang trại đà điểu xã Mỹ Thanh huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn được thể hiện trong bảng 2.4.

Bảng 2.4: Tỷ lệ nuôi sống qua các tháng tuổi

Tuổi đà điểu (tháng)

Số con theo dõi (con) Số con chết (con) Tỷ lệ chết (%) TL chết cộng chung (%) Trống Mái Trống Mái Trống Mái

7 3 7 0 0 0 0 0 8 4 6 0 0 0 0 0 9 4 6 0 0 0 0 0 10 5 5 0 0 0 0 0 11 2 8 0 0 0 0 0 12 3 7 0 0 0 0 0

Qua bảng 2.4 chúng ta có thể thấy được tỷ lệ nuối sống đà điểu tại trang trại đà điểu xã Mỹ Thanh cao. Số con trống và con mái được theo dõi từ đầu kỳ đến cuối kỳ không bị chết. Số con đươc theo dõi ở 7 tháng tuổi là 3 con trống, 7 con mái, 8 tháng tuổi là 4 con trống, 6 con mái, 9 tháng tuổi là 4 con trống 6 con mái, 10 tháng tuổi là 5 trống và 5 mái, 11 tháng tuổi là 2 trống và 8 mái, 12 tháng tuổi là 3 trống và 7 mái có tỷ lệ chết là 0%. Nuôi sống từ đầu kỳ đến cuối kỳ không có con nào chết do loài đà điểu có tính thích nghi tốt, ít khi mắc bệnh, công tác chăm sóc nuôi dưỡng tốt.

2.4.3. Sinh trưởng tích lũy qua các tháng tui

Sinh trưởng tích lũy hay khả năng tăng khối lượng của đà điểu là lượng vật chất con vật tích lũy được qua quá trình đồng hóa và dị hóa trong thời gian nuôi dưỡng. Đây là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chọn giống quan tâm, vì nó phản ánh sức sản xuất thịt của đà điểu.

Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng tích lũy được xác định bằng chỉ tiêu khối lượng cơ thể qua các tháng tuổi và được thể hiện ở bảng 2.5.

Bảng 2.5: Sinh trưởng tích lũy của đà điểu trống, mái (kg)

Tháng Trống (n = 10) Mái (n = 10) Trung bình (n = 20) X ± mx Cv (%) X ± mx Cv (%) X ± mx Cv (%) 7 68,01 ± 0,37 3,50 65,86 ± 0,37 3,50 66,93 ± 0,37 3,50 9 85,21 ± 0,48 5,11 81,89 ± 0,30 3,24 83.55 ± 0,39 3,82 12 105,72 ± 0,46 4,70 99,75 ± 0,50 5,15 102,73 ± 0,48 4,87

Qua bảng số liệu cho thấy khối lượng cơ thể đà điểu ở 7 tháng tuổi 66,93 kg đến 9 tháng tuổi đà điểu nặng 83,55 kg có sự sinh trưởng là 16,62 kg. Đến 12 tháng tuổi đà điểu nặng 102,73 kg có sự sinh trưởng so với đà điểu ở giai đoạn 9 tháng tuổi là 19,16 kg. điều này cho thấy đà điểu nuôi ở giai đoạn từ 6 đến 9 tháng tuổi sinh trưởng kém hơn đà điểu nuôi từ 9 đến 12 tháng tuổi.

2.4.4. Sinh trưởng tuyt đối qua các giai đon tui

Sinh trưởng tuyệt đối là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể trong khoảng thời gian khảo sát. Nó cho thấy rõ sự tăng lên của khối lượng con vật trong một đơn vị thời gian (ngày). Chỉ tiêu sinh trưởng tuyệt đối phản ánh mức độ nhanh chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của con vật.

Trên cơ sở khối lượng cơ thể theo dõi được qua các tháng tuổi, chúng tôi xác định được tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của đà điểu ở các tháng tuổi khác nhau (g/con/ngày). Kết quả theo dõi sinh trưởng tuyệt đối được thể hiện ở bảng 2.6.

Bảng 2.6: Sinh trưởng tuyệt đối của đà điểu từ 7 - 12 tháng tuổi

ĐVT: g/con/ngày Tuổi đà điểu (tháng) Trống (n = 10) Mái (n = 10) TB trống mái (n = 20) X ± mx Cv (%) X ± mx Cv (%) X ± mx Cv (%) 7 - 9 286,67 ± 2,59 3,93 267,17 ± 2,71 4,42 276,92 ± 2,65 4,17 10 - 12 341,83 ± 1,94 2,46 333,25 ± 3,14 10,27 337,24 ± 2,54 6,36 Qua bảng trên chúng ta có thể thấy được sinh trưởng tuyệt đối của đà điểu cả trống và mái ở giai đoạn 7 - 9 tháng tuổi có tốc độ sinh trưởng chậm hơn giai đoạn 10 - 12 tháng tuổi. ở con trống, giai đoạn 7 - 9 tháng tuổi đạt 286,67 g/con/ngày, giai đoạn 10 - 12 tháng tuổi đạt 341,83 g/con/ngày. Giai đoạn sau hơn giai đoạn đầu là 55,16 g/con/ngày. Ở con mái tốc độ sinh trưởng cũng vậy. giai đoạn đầu là 267,17 đến giai đoạn sau là 333,25 g/con/ngày cao hơn giai đoạn đầu 66,08 g/con/ngày. Trung bình cả trống và mái ở giai đoạn đầu đạt 276,92 g/con/ngày đến giai đoạn sau là 337,24 g/con/ngày, cao hơn giai đoạn đầu là 60,32 g/con/ngày.

2.4.5. Sinh trưởng tương đối

Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng cơ thể của đà điểu. Tỷ lệ này nói lên mức độ tăng khối lượng của cơ thể sau một thời gian nuôi dưỡng. Qua đó, người chăn nuôi biết nên tác động như thế nào và thời điểm nào là phù hợp nhất để có được tăng khối lượng của đà điểu tốt nhất với lượng thức ăn ít nhất.

Qua theo dõi sinh trưởng của đà điểu ở các giai đoạn, tôi thu được kết quả về sinh trưởng tương đối. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7: Sinh trưởng tương đối của đà điểu từ 7 - 12 tháng tuổi

ĐVT: % Tuổi đà điểu (tháng) Trống (n = 10) Mái (n = 10) TB trống mái (n = 20) X ± mx Cv (%) X ± mx Cv (%) X ± mx Cv (%) 7 - 9 22,45 ± 0,14 2,73 21,71 ± 0,28 5,52 22,08 ± 0,21 4,12 10 - 12 21,50 ± 0,18 3,63 19,66 ± 0,19 4,31 20,58 ± 0,18 3,97

Sinh trưởng tương đối của đà điểu đều đạt cao ở 7 - 9 tháng tuổi, sau đó giảm dần ở các tháng tuổi tiếp theo. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển của gia cầm, gia cầm non sinh trưởng nhanh, sau đó giảm dần theo tuổi. Ở giai đoạn 7 - 9 tháng tuổi sinh trưởng tương đối của đà điểu là 22,05%, từ giai đoạn 10 - 12 tháng tuổi sinh trưởng tương đối giảm 1,5% còn 20,58%.

2.4.6. Tiêu tn thc ăn qua các giai đon tui

Tiêu tốn thức ăn ở các lứa tuổi phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ sinh trưởng tích lũy (khối lượng sống) do yếu tố tình hình sức khỏe như: điều kiện môi trường chi phối nhiều.

Kết quả tiêu tốn thức ăn được thể hiện qua bảng 2.8.

Bảng 2.8: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng KL sống qua các giai đoạn

ĐVT: Kg

Tuổi đà điểu (tháng)

TĂ Tinh TĂ Xanh

Giai đoạn Cộng dồn Giai đoạn Cộng dồn

7 - 9 3,08 3,08 3,09 3,09

10 - 12 3,61 3,39 3,55 3,35

Qua bảng 2.8 cho ta thấy tiêu tốn thức ăn của đà điểu tăng dần qua các giai đoạn nuôi dưỡng. ở giai đoạn 7 - 9 tháng tuổi đà điểu tiêu tốn 3,08 kg thức ăn tinh và 3.09 kg thức ăn xanh/1 kg tăng khối lượng sống, 10 - 12 tháng tuổi là 3,39 kg thức ăn tinh, 3,35 kg thức ăn xanh/1 kg tăng khối lượng sống.

2.4.7. Chi phí thc ăn trên 1 kg khi lượng sng

Bảng 2.9: Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng

ĐVT: Đồng Giai Đơn đoạn giá tuổi Loại thức ăn Cộng chung TĂ tinh

(ngô) TĂ xanh

6500 đ/kg 2000 đ/kg

7 - 9 20025 6180 26205

10 - 12 23465 7100 30565

Chi phí thức ăn qua mỗi giai đoạn càng tăng lên vì khi đó con vật càng ngày càng phát triển, cần thức ăn nhiều hơn để bổ xung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể sống và hoạt động. Ở giai đoạn 7 - 9 tháng tuổi cần

26205 đ/1 kg tăng khối lượng, giai đoạn 10 - 12 tháng tuổi cần 30565 đ/1 kg tăng khối lượng.

2.4.8. Kết quả mổ khảo sát đánh giá khả năng cho thịt

Để đánh giá chất lượng và khả năng cho thịt của đà điểu nuôi thịt lúc 12 tháng tuổi, ta có thể thấy qua kết quả mổ khảo sát được thể hiện qua bảng 2.10.

Bảng 2.10: Kết quả mổ khảo sát đà điểu lúc 12 tháng tuổi

T.T Chỉ tiêu ĐVT Kết quả Cộng chung (n = 6) X ± mx Trống (n = 3) X ± mx Mái (n = 3) X ± mx 1 Khối lượng sống Kg 105,67 ± 4,02 98,17 ± 2.89 101,92 ± 3,45 2 KL thịt xẻ Kg 76,58 ± 3,18 70,90 ± 2,31 73,74 ± 2,74 3 Tỷ lệ thịt xẻ % 72,47 72,23 72,35 4 KL thịt tinh Kg 35,03 ± 2,33 32,21 ± 2,14 33,62 ± 2,23 5 Tỷ lệ thịt tinh % 33,15 32,81 32,99 6 KL thịt đùi Kg 31,47 ± 1,04 28,33 ± 0,87 29,90 ± 0,95 7 Tỷ lệ thịt đùi % 29,78 28,86 29,34 8 KL xương Kg 19,89 ± 0,89 17,57 ± 0,73 18,73 ± 0,81 9 Tỷ lệ xương % 18,82 17,89 18,37 10 Khối lượng mỡ Kg 16,97 ± 0,92 15,53 ± 0,81 16,25 ± 0,86 11 Tỷ lệ mỡ % 16,06 15,82 15,94 12 KL máu Kg 3,90 ± 0,35 3,43 ± 0,29 3,67 ± 0,32 13 Tỷ lệ máu % 3,69 3,50 3,60 14 KL da Kg 6,20 ± 0,26 5,70 ± 0,10 5,95 ± 0,18 15 Tỷ lệ da % 5,87 5,81 5,84 16 KL lông Kg 1,93 ± 0,18 1,90 ± 0,15 1,92 ± 0,16 17 Tỷ lệ lông % 1,83 1,94 1,88

Từ bảng trên cho thấy khối lượng sống của đà điểu nuôi thịt trung bình lúc 12 tháng tuổi là 101,92 kg. Khối lượng thịt xẻ là 73,74 kg chiếm 72,35%. Tỷ lệ thịt tinh chiếm 32,99% với khối lượng là 33,62 kg. Khối lượng thịt đùi là 29,90 kg, chiếm 29,34%. Khối lượng xương là 18,73 kg, chiếm 18,37%, khối lượng mỡ đạt 16,25 kg, chiếm 15,94%, khối lượng máu là 3,67 kg, chiếm 3,60%. Khối lượng da và lông lần lượt là 5,95 và 1,92 kg, chiếm 5,84 và 1,88%. Ta có thể thấy các tỷ lệ ở trên là cao, chứng tỏ năng suất nuôi đà điểu thịt lúc 12 tháng tuổi có kết quả tốt.

2.5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

2.5.1. Kết lun

- Qua thời gian thực tập tiến hành theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển của đà điểu nuôi thịt từ 7 - 12 tháng tuổi tại trại chăn nuôi đà điểu xã Mỹ Thanh huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn tôi đi đến kết luận như sau:

+ Tỷ lệ nuôi sống của đà điểu từ 7 đến 12 tháng tuổi đạt tỷ lệ 100% điều này cho ta thấy điều kiện chăm sóc của trại tốt.

+ Hàm lượng protein trong thịt đạt 20,85%, khoáng tổng số đạt 1,33%, tỷ lệ mỡ thô là 0,94%.

+ Nuôi đà điểu thịt đến 12 tháng tuổi tiêu tốn thức ăn tinh, xanh/kg tăng trọng là 3,69 và 3,35 kg. chi phí thức ăn/kg tăng trọng là 30565 đồng.

+ khối lượng cơ thể lúc 12 tháng tuổi là 101,92 kg/con, tỷ lệ thịt xẻ 72,35%, tỷ lệ thịt tinh đạt 33,62%, tỷ lệ xương là 18,37, tỷ lệ mỡ 15,94%.

+ Đà điểu là loài ít bị nhiễm bệnh số con trong đàn đà điểu tăng nhanh qua các năm cho thấy công việc chăm sóc nuôi dưỡng đạt hiệu quả tốt

- Khả năng sinh trưởng của đà điểu qua các tháng tuổi tăng dần lên - Tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào lứa tuổi với mức độ ăn khác nhau lượng thức ăn cho vào phù hợp với từng độ tuổi

2.5.2. Tn Ti

Do thời gian thực tập còn hạn chế và số lượng nghiên cứu còn ít nên các kết quả nghiên cứu thu được còn mang tính đại diện, chưa theo dõi được hết các chỉ tiêu sinh trưởng của đà điểu nuôi thịt từ 7 - 12 tháng tuổi.

2.5.3. Đề ngh

Để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất kinh doanh, thì mô hình

trang trại cần trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại và dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ thú y.

Mở rộng quy mô trang trại để đạt mục đích vừa là nơi nghiên cứu khoa học vừa là nơi sản xuất kinh doanh cho hiệu quả kinh tế cao, cung ứng ra thị trường những con giống có chất lượng, sản phẩm thịt an toàn cho người sử dụng. Tiếp tục tạo điều kiện hơn nữa cho sinh viên vào thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cũng như tiến hành các đề tài tốt nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Lý Hồng Đức, Lâm Triết Huy (1995), Phương pháp nuôi dưỡng đà điểu,

tr. 4 - 6.

2. Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân, Nguyễn Thuý Mỵ, Đào Văn Khanh, Nguyễn Quang Tuyên (1998), Chăn nuôi gia cầm, giáo trình

thực hành, Đại học Nông - Lâm Thái Nguyên, tr. 20 - 23.

3. Nguyễn Thị Hoà (2006), Nghiên cứu mức protein và một số axit amin quan trọng trong khẩu phần nuôi đà điểu sinh sản, Luận văn thạc sỹ

nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, tr. 56 - 61;

90.

4. Đặng Quang Huy (2001), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và cho thịt của đà điểu Châu Phi thế hệ I nuôi tại Ba Vì, Luận văn thạc sỹ, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tr. 86 - 87

5. Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân (1994), Cơ sở di truyền học, Di truyền học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 178 - 180.

6. Nguyễn Khắc Thịnh (2005), Nghiên cứu khả năng sản xuất của một số công thức lai giữa các dòng đà điểu Châu Phi, Luận văn thạc sỹ nông

nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, tr. 99 - 100. 7. Trần Công Xuân, Nguyễn Thiện (1999), Đà điểu, vật nuôi của thế kỷ

XXI, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc, Phùng Đức Tiến, Nguyễn Đức Vực, Nguyễn Khắc Thịnh, Đặng Quang Huy, Nguyễn Đức Toàn, Đỗ Văn

Hoan (1999), Kết quả nuôi thử nghiệm thích nghi đà điểu Châu Phi ở trung du phía Bắc Việt Nam; kết quả bước đầu nghiên cứu nuôi dưỡng đà điểu nhập từ Australia; Chuyên san chăn nuôi gia cầm, Hội chăn nuôi

Việt Nam, tr. 263-248.

2. TÀI LIỆU DỊCH

9. Brandsch và Biichel (1978), Cơ sở sinh học của nuôi dưỡng và nhân giống gia cầm, Người dịch: Nguyễn Chí Bảo, Nxb Khoa học và kỹ thuật,

10. Horbanczuk J.O., SalesJ., 1998, Hiệu quả ấp nhân tạo đối với trứng

ostrich, World Poultry, 14 (7), pp. 21- 22.

11. Kushner K.F (1974), “Các cơ sở di truyền học của sự chọn lọc giống gia cầm”, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật nông nghiệp, số (141), Phần thông

tin khoa học nước ngoài, tr. 222 – 227.

12. Ley D. H., Morris R.E., Smallwood J.E., Loomis M.R., (1986), Tỷ lệ chết ở con non và tỷ lệ phôi cũng như tỷ lệ nở giảm ở trứng ostrich nuôi nhốt, Nhật báo hiệp hội thú y Hoa Kỳ 189, pp. 1124 - 1126.

13. M.M.Shanawany và JohnDingle (1999), Kỹ thuật nuôi đà điểu, Người

dịch: Trương Tố Trinh, Nxb Hà Nội, 2002.

14. Reiner G, Dorau H.P, Drapo V (1995), Hàm lượng Cholesterol, chất

Một phần của tài liệu Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của đà điểu nuôi thịt từ 7 - 12 tháng tuổi nuôi tại huyện Bạch Thông - Bắc Kạn. (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)