Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của đà điểu nuôi thịt từ 7 - 12 tháng tuổi nuôi tại huyện Bạch Thông - Bắc Kạn. (Trang 35)

2.2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở nước ta, nghề chăn nuôi đà điểu được khởi đầu từ khi Bộ nông nghiệp và PTNT giao cho Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương - Viện chăn nuôi 100 trứng đà điểu Châu Phi nhập từ Zimbabwe để nghiên cứu với mục tiêu phát triển chăn nuôi đà điểu ở Việt Nam, đồng thời góp phần làm đa dạng các giống gia cầm nước ta. Kết quả nuôi thử nghiệm cho thấy, đàn đà điểu nuôi tại Việt Nam đạt được các chỉ tiêu tương đương với nơi xuất xứ, các tác giả cho biết điều kiện tự nhiên nước ta phù hợp cho phát triển ngành chăn nuôi động vật mới này. Năm 1997, Nhà nước đã chính thức phê duyệt dự án nghiên cứu và phát triển chăn nuôi đà điểu tại Việt Nam, do Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thuỵ Phương - Viện Chăn nuôi thực hiện. Đà điểu nhập từ Australia gồm các dòng Aust, Black, Blue. Trong thời gian qua Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thuỵ Phương đã phối hợp với các đơn vị, các nhà khoa học triển khai nhiều đề tài nghiên cứu và bước đầu thu được một số kết quả:

Theo thông báo của Trần Công Xuân và cs (1999) [8], bước đầu nghiên cứu ấp nở và nuôi thử nghiệm đà điểu nhập trứng từ Zimbabwe cho biết tỷ lệ ấp nở /phôi đạt được 58,7%. Đến 8 tháng tuổi tỷ lệ nuôi sống đạt 72,9%, đà điểu chết chủ yếu liên quan tới bệnh về xương và khớp. Khả năng sinh trưởng của đà điểu rất cao: khối lượng đà điểu sơ sinh, 3, 6, 12 tháng là 0,926; 24,84; 59,15; 111,3 kg/con. Đến 16 tháng tuổi khối lượng con mái là 115,25 kg, trống 129,8 kg. Tiêu tốn thức ăn tinh và xanh/kg tăng khối lượng đến 16 tháng tuổi là 5,4 và 5,14 kg.

Theo dõi khả năng sinh trưởng và sinh sản của đà điểu nhập nội từ úc tại Việt Nam các tác giả Trần Công Xuân và cs (1999) [8], cũng cho biết đà điểu sinh trưởng tốt, 12 tháng tuổi khối lượng mái đạt 91,87 kg/con, trống đạt 105,3 kg/con. Kết thúc hậu bị (20 tháng tuổi) đạt tương ứng 101,71 kg và 122,25 kg/con. Tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn đạt cao: 97,16% - 97,9%.

Qua theo dõi 4 vụ về khả năng sản xuất của các dòng đà điểu nhập nội và thăm dò một số công thức lai giữa trống dòng Zim, Black, Bue và mái dòng Aust về khả năng sản xuất nhóm tác giả Trần Công Xuân và cs (1999) [8], đã cho biết cả 4 dòng đà điểu đều có sức sống cao, khả năng kháng bệnh tốt, tỷ lệ

nuôi sống đạt trung bình: 81,25%. Con lai công thức trống Black x Aust thể hiện sức sống tốt nhất, đạt 91,67% nuôi sống tới cuối giai đoạn thí nghiệm (12 tháng tuổi), sau đến con lai Blue x Aust. Con lai Zim x Aust có sức sống tương đương với dòng thuần Aust. Năng suất trứng qua 4 vụ của các dòng Blue, Black, Aust, Zim lần lượt là 133,31; 133,28; 119,03; 100,21 quả/mái. Tương tự khối lượng trứng và tỷ lệ trứng có phôi là: 1518g và 79,03%; 1448 g và 80,83%; 1343.9 g và 77,13%; 1544,3 g và 49,77%. Con lai F1 ở công thức Black x Aust cho năng suất thịt cao nhất (1906,0 kg/mái/năm), sau đến Zim x Aust (1634,3 kg/mái/năm). Tỷ lệ nuôi sống trung bình Black x Aust: 91,67%, Bue x Aust: 83,3%, Zim x Aust: 75%, cao hơn so với dòng Aust thuần từ 8,33 - 16,67%. Khối lượng con lai Zim x Aust đạt 113,78 kg, Black x Aust: 107,5 kg, Blue x Aust: 101,5 kg, dòng thuần Aust: 106,7 kg; Tương ứng tiêu tốn thức ăn tinh: 4,97; 5,08; 5,3 kg.

2.2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

* Nghiên cứu về dinh dưỡng

Các công trình của Angel (1993) [15]; Chamber (1990) [20], đã nghiên cứu về tầm quan trọng của các vitamin đối với sinh trưởng và phát triển của đà điểu. Theo các tác giả vitamin E có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình oxy hoá sinh học, sự thiếu hụt vitamin này gây ra những rối loạn các chức năng sinh lý. Việc cung cấp quá mức vitamin A sẽ làm giảm hấp thu vitamin E. Nếu chim được nuôi bằng khẩu phần có cỏ và ngô thích hợp thì không có sự thiếu hụt vitamin nhóm B.

Khoáng chất cho đà điểu cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu như: Angel (1993) [15]; Campbell JohnR, và cs (1969) [19], các tác giả đã đề nghị sử dụng các loại khoáng chất trên cơ sở các dữ liệu của gia cầm.

Cilliers S.C and Hayes J.P [22], nhấn mạnh đến tính đặc trưng loài rất lớn của đà điểu về khả năng tiêu hoá protein, chất béo và axit amin. Khả năng tiêu hoá protein ở đà điểu cao hơn ở gà broiler (tương ứng 65 và 61%). Khả năng tiêu hoá chất béo cũng cao hơn.

Các nghiên cứu so sánh do Ciller và cs (1995) [22], tiến hành đã chỉ ra rằng đối với đà điểu thì giá trị năng lượng nhận được do tiêu hoá từ nguồn chất xơ trong thức ăn cao gấp đôi so với gà và giá trị năng lượng nhận được

do tiêu hoá từ nguồn chất xơ trong thức ăn ngũ cốc thì như nhau. Đà điểu non có khả năng tiêu hoá chất béo thấp có lẽ là do thiếu túi mật. Đà điểu hơn 4 tháng tuổi có khả năng tiêu hoá chất béo đạt trên 90% nhưng hàm lượng chất béo trong thức ăn không được vượt quá 6-8%

Theo Cilliers và cs (1995) [22], khi nghiên cứu về tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng đà điểu qua các tháng tuổi đã cho biết: ở các độ tuổi 1, 3, 6, 8, 10 và 12 tháng tuổi tiêu tốn thức ăn tăng dần và lần lượt là 2,1 kg; 2,4 kg; 3,55 kg; 5,18 kg; 6,27 kg và 18,41 kg. Tác giả còn cho biết lượng thức ăn thu nhận của đà điểu tăng dần từ 1 - 12 tháng tuổi (từ 220 - 2210g).

Theo Angel C.R (1994) [16], khối lượng cơ thể của đà điểu 30 ngày tuổi đạt khoảng 3 kg trong khi 60 ngày tuổi đạt > 7 kg. Lượng tăng trọng hàng ngày trong thời kỳ thứ 1 vào khoảng 74g và 150g/ngày trong thời kỳ thứ 2. Trong 3 tháng đầu, tiêu tốn thức ăn của con non vào khoảng 3 kg với tăng trọng/ngày lớn hơn 100g.

Du Preez (1992) [23], đã cân bằng khẩu phần thức ăn với 12 axit amin quan trọng và chỉ ra rằng, một đà điểu mái nặng 105 kg sản xuất 1 trứng nặng 1,4 kg thì cần ăn 2 kg thức ăn với yêu cầu tổng số là 13,43 g lizine, 5g mehionine/ ngày

B D H van Niekerk (1997) [18], đã nghiên cứu và đưa ra khuyến cáo về các mức lizine, methionine, arganine, threonine, leusine trong khẩu phần thức ăn ở các lứa tuổi.

Angel C.R. (1993) [15], đã nghiên cứu về khả năng tiêu hoá ME, xơ , mỡ của đà điểu ở các lứa tuổi.

* Khả năng cho thịt

Một đà điểu 12 tháng tuổi nặng 100 kg lúc sống thì sau khi mổ bỏ các bộ phận không ăn được còn khoảng 60kg. Tuỳ thuộc vào độ tuổi giới tính và các tiêu chuẩn chăn nuôi mà tỉ lệ thịt xẻ thay đổi từ 56 - 64%. Trung bình, gan chiếm 1,6%, tim chiếm 1,1%, thận chiếm 0,6% so với khối lượng sống, cổ đà điểu chiếm 3 - 4%. Tỷ lệ các bộ phận trong thành phần thân thịt như sau: thịt tinh 60%, xương 25%, mỡ 15%. Các tỉ lệ này có thể thay đổi nhiều theo lứa tuổi, giới tính và phương pháp chăn nuôi. Một đà điểu 100 kg sẽ thu được khoảng 35 kg thịt, trong đó 21 kg thịt ngon và 14 kg thịt vụn, cổ đà điểu thường để riêng.

Horbanczuk J.O. 2000 [24], cho rằng ở đà điểu, khi khối lượng cơ thể sống vượt quá 115 - 120 kg thì tỷ lệ thịt trong thân thịt giảm trong khi đó mỡ lại cao có khi đến 20%.

Một phần của tài liệu Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của đà điểu nuôi thịt từ 7 - 12 tháng tuổi nuôi tại huyện Bạch Thông - Bắc Kạn. (Trang 35)