1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ẢNH HƯỞNG CỦA BỐN LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA VẠN THỌ (Tagetes erecta L.) TRỒNG TRONG CHẬU TẠI THỦ ĐỨC TP. HỒ CHÍ MINH

76 1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 847,45 KB

Nội dung

Nội dung nghiên cứu: Khảo sát 4 loại phân bón lá trên cây hoa vạn thọ bằng phương pháp bón phân qua lá, qua đó tiến hành theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hoa vạn thọ d

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA BỐN LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA VẠN THỌ

(Tagetes erecta L.) TRỒNG TRONG CHẬU

Trang 2

TRONG CHẬU TẠI THỦ ĐỨC – TP HỒ CHÍ MINH

Tác giả

VÕ NGỌC THANH LIÊM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng

kỹ sư nông nghiệp ngành Nông học

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Ths Nguyễn Thị Thanh Hương

Tp Hồ Chí Minh, tháng 08/2012

Trang 3

Xin chân thành cảm ơn tập thể lớp DH07NHB đã giúp đỡ, chia sẻ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, đặc biệt trong thời gian thực hiện đề tài

Tp Hồ Chí Minh, tháng 07/2012

Võ Ngọc Thanh Liêm

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của bốn loại phân bón lá đến sự sinh trưởng và

phát triển của cây hoa vạn thọ (Tagetes erecta L.) trồng trong chậu tại Thủ Đức – TP

Hồ Chí Minh” thí nghiệm đã được tiến hành từ tháng 02 đến tháng 06 năm 2012, tại trại thực nghiệm khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh

Nội dung nghiên cứu:

Khảo sát 4 loại phân bón lá trên cây hoa vạn thọ bằng phương pháp bón phân qua

lá, qua đó tiến hành theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hoa vạn thọ dưới sự ảnh hưởng của các loại phân bón lá nhằm tìm ra loại phân bón lá thích hợp cho cây hoa vạn thọ

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, đơn yếu tố gồm 5 nghiệm thức với 3 lần lặp lại:

Nghiệm thức A (nghiệm thức đối chứng) được phun nước lã;

Nghiệm thức B (phun phân bón lá Growmore 30-10-10TE);

Nghiệm thức C (phun phân bón lá Đầu trâu 007);

Nghiệm thức D (phun phân bón lá Yogen 18-Orchid);

Nghiệm thức E (phun phân bón lá HVP 20-20-20)

Mỗi ô nghiệm thức thí nghiệm trồng 12 chậu, mỗi chậu trồng 1 cây

Kết quả đạt được:

Thời gian sinh trưởng phát triển của hoa vạn thọ chịu tác động của các loại phân bón lá Thời gian sinh trưởng phát triển dài nhất là nghiệm thức phun phân bón lá Đầu trâu 007 (69,53 ngày), thời gian sinh trưởng phát triển ngắn nhất ở nghiệm thức đối chứng không phun phân bón lá (65,47 ngày),

Qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây hoa vạn thọ nghiệm thức phun phân bón lá Đầu trâu 007 luôn thể hiện được ưu thế về đường kính thân (12,33 mm), chiều cao cây (45,13 cm) , số lá (117,5 lá/cây) và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng với các chỉ tiêu tương ứng là (10,73 mm), (38,20 cm) và (98,60 lá/cây)

Chỉ tiêu về số nụ, số hoa, đường kính hoa, độ bền hoa nghiệm thức phun phân bón lá Đầu trâu 007 đạt cao nhất với các chỉ tiêu tương ứng số nụ (13,67 nụ/cây), số

Trang 5

hoa (12,87 hoa/cây), đường kính hoa (6,57 cm), độ bền hoa (14,87 ngày), thấp nhất là nghiệm thức đối chứng với (10,67 nụ/cây), (9,60 hoa/cây), (6,20 cm), (10,13 ngày)

Về hiệu quả kinh tế, nghiệm thức phun phân bón lá Đầu trâu 007 đạt lợi nhuận cao nhất 6.928 đồng/chậu, gấp 1,35 lần so với đối chứng, nghiệm thức đối chứng đạt lợi nhuận thấp nhất 5.122 đồng/chậu

Tóm lại: Giữa các loại phân bón lá nhận thấy phân bón lá Đầu trâu 007 thích hợp cho việc trồng cây hoa vạn thọ

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT ii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ viii

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích 1

1.3 Yêu cầu 1

1.4 Giới hạn đề tài 2

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Tình hình sản xuất hoa và cây cảnh 3

2.1.1 Tình hình sản xuất hoa và cây cảnh trên thế giới 3

2.1.2 Tình hình sản xuất hoa và cây cảnh tại Việt Nam 4

2.1.3 Thuận lợi và khó khăn trong việc trồng hoa ở Việt Nam 4

2.2 Giới thiệu sơ lược về hoa vạn thọ 7

2.2.1 Nguồn gốc 7

2.2.2 Đặc điểm thực vật học 7

2.3 Điều kiện ngoại cảnh 7

2.3.1 Nhiệt độ 7

2.3.2 Thời gian chiếu sáng 8

2.3.3 Đất trồng 8

2.3.4 Tưới nước 8

2.4 Kỹ thuật trồng hoa vạn thọ 8

2.4.1 Thời vụ gieo trồng 8

2.4.2 Giống 8

2.4.3 Ươm cây con 9

2.4.4 Cấy cây con ra chậu 9

Trang 7

2.4.5 Chăm sóc 9

2.4.6 Phòng trừ sâu bệnh 10

2.5 Giới thiệu về phân bón lá 10

2.5.1 Đặc điểm của phân bón lá 10

2.5.2 Ưu điểm của phân bón lá 10

2.5.3 Các điểm cần lưu ý khi sử dụng phân bón lá 10

2.6 Các loại phân bón lá sử dụng trong thí nghiệm 11

2.6.1 Phân bón lá Growmore 30 – 10 – 10 TE 11

2.6.2 Phân bón lá Đầu trâu 007 12

2.6.3 Phân bón lá Yogen 18 - Orchid 12

2.6.4 Phân bón lá HVP 20 -20- 20 13

Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 14

3.1 Thời gian và địa điểm bố trí thí nghiệm 14

3.2 Điều kiện thí nghiệm 14

3.2.1 Điều kiện thời tiết trong thời gian thí nghiệm 14

3.2.2 Tính chất lý hóa của giá thể trồng thí nghiệm 14

3.3 Vật liệu thí nghiệm 15

3.4 Phương pháp thí nghiệm 15

3.4.1 Bố trí thí nghiệm 15

3.4.2 Các nghiệm thức trong thí nghiệm 16

3.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 16

3.5.1 Chỉ tiêu theo dõi 16

3.5.2 Phương pháp theo dõi 17

3.6 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 19

3.7 Các bước tiến hành thí nghiệm 19

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21

4.1 Giai đoạn vườn ươm 21

4.2 Giai đoạn sinh trưởng và phát triển 21

4.2.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 21

Trang 8

4.2.1.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao cây

21

4.2.1.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 23 4.2.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số lá và tốc độ ra lá của cây 25

4.2.2.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số lá 25

4.2.2.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tốc độ ra lá của cây 26

4.2.3 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số nhánh và tốc độ tăng trưởng số nhánh 27

4.2.3.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số nhánh 27

4.2.3.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tốc độ tăng trưởng số nhánh 29

4.2.4 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến đường kính thân và tốc độ tăng trưởng đường kính thân 29

4.2.4.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến đường kính thân 29

4.2.4.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tốc độ tăng trưởng đường kính thân 31

4.2.5 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số nụ, số hoa, đường kính hoa, độ bền hoa 34

4.3 Phẩm cấp hoa 36

4.4 Tình hình sâu bệnh gây hại 36

4.5 Hiệu quả kinh tế 38

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41

5.1 Kết luận 41

5.2 Đề nghị 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

PHỤ LỤC 43

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1 Tình hình nhập khẩu hoa của một số nước trên thế giới 3

Bảng 2.2 Tình hình xuất khẩu hoa của một số nước trên thế giới 4

Bảng 2.3 Các loại hoa trồng phổ biến ở Việt Nam 6

Bảng 3.1 Các yếu tố khí tượng tại Tp.Hồ Chí Minh trong thời gian thực hiện thí nghiệm 14

Bảng 3.2 Tính chất lý hóa của giá thể thí nghiệm 15

Bảng 3.3 Tóm tắt quy trình kỹ thuật trồng hoa 19

Bảng 4.1 Thời gian nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm (%) của hoa vạn thọ 21

Bảng 4.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến chiều cao cây 22

Đồ thị 4.1: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/7 ngày) 24

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số lá của cây hoa vạn thọ 25

Đồ thị 4.2: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tốc độ ra lá của cây (lá/7 ngày) 27 Bảng 4.4 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số nhánh của cây hoa vạn thọ 28

Đồ thị 4.3: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tốc độ tăng trưởng số nhánh (nhánh /7 ngày) 29

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến đường kính thân 30

Đồ thị 4.4: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tốc độ tăng trưởng đường kính thân (mm) 32

Bảng 4.6 Ngày ra nụ đầu tiên, ngày ra hoa đầu tiên, thời gian sinh trưởng (ngày) của cây hoa vạn thọ ở các nghiệm thức phun phân bón lá khác nhau 33

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số hoa (hoa/cây), đường kính hoa (cm) và độ bền hoa (ngày) trên cây hoa vạn thọ 35

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của phân bón lá đến phẩm cấp hoa vạn thọ 36

Bảng 4.9 Tình hình sâu bệnh trên cây hoa vạn thọ 37

Bảng 4.10 Tổng thu tính theo phẩm cấp hoa vạn thọ 38

Bảng 4.11 Chi phí đầu tư sản xuất 39

Bảng 4.12 Lợi nhuận 40

Trang 11

Chương 1 GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề

Nói đến cảnh đẹp của thiên nhiên không thể không nói đến vẻ đẹp của các loài hoa Ngoài các loài hoa vương giả không thể không nhắc đến các loài hoa dân dã thôn quê gần gũi với đời sống con người từ xa xưa tới nay Một trong những loài hoa đó là hoa vạn thọ Hoa vạn thọ không những là loài hoa tô đẹp cảnh trí thiên nhiên mà còn là một trong những loài hoa được người dân dùng trong việc cúng bái tổ tiên trong những ngày rằm và trong dịp tết, là một trong những loài hoa có ý nghĩa chúc thọ Ngoài sự hiện diện như một đặc trưng cho mùa xuân, hai chữ vạn thọ còn có ý nghĩa về mặt tâm linh “Vạn” biểu trưng cho sự tốt lành, cát tường, vô số “Thọ” thể hiện cho sự sống dài lâu để hưởng phúc lộc Vạn thọ là mơ ước của nhiều người khi năm mới đến Vì thế, Tết người ta có thể không sắm cho nhà mình đủ đầy bánh mứt, rượu thịt nhưng không thể thiếu hoa vạn thọ Trên bàn thờ gia tiên, trang ông táo lúc nào cũng có một bình hoa tươi nở vàng Rồi người ta mừng tuổi, chúc thọ cho các bậc cao niên cũng thường lấy hình ảnh hoa vạn thọ để cầu mong trăm điều tốt đẹp Hai chữ vạn thọ đủ nói lên được bao điều về giá trị tinh thần, tâm linh và truyền thống đạo đức, lòng biết

ơn của thế hệ cha ông

Việc có được một chậu hoa vạn thọ thật đẹp đòi hỏi kỹ thuật trồng và chăm sóc

kỹ lưỡng Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của bốn loại

phân bón lá đến sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa vạn thọ (Tagetes erecta

L.) trồng trong chậu tại Thủ Đức – TP Hồ Chí Minh”

1.2 Mục đích

Tìm ra loại phân bón lá thích hợp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa

vạn thọ (Tagetes erecta L.) trồng chậu tại Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

1.3 Yêu cầu

Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây vạn thọ trong các chậu hoa thí nghiệm với các loại phân bón lá khác nhau

Trang 12

Theo dõi 4 loại phân bón lá khác nhau được dùng trên hoa vạn thọ để khảo sát phẩm cấp hoa

Trang 13

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tình hình sản xuất hoa và cây cảnh

2.1.1 Tình hình sản xuất hoa và cây cảnh trên thế giới

Sản xuất hoa cây cảnh đã mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế các nước trồng hoa cây cảnh, trong đó có các nước châu Á Sản xuất hoa cây cảnh của các nước châu

Á đang phát triển mạnh và cạnh tranh quyết liệt để chiếm lĩnh thị trường thế giới Diện tích hoa cây cảnh của thế giới ngày càng mở rộng, không ngừng tăng lên Năm 1995 sản lượng hoa cây cảnh thế giới đạt khoảng 31 tỷ USD Đến nay đã xấp xỉ

100 tỷ USD và tiếp tục tăng 10% mỗi năm Dự kiến những năm đầu thế kỷ 21, kim ngạch mậu dịch hoa cây cảnh thế giới có thể đạt 200 tỷ USD/năm Ba nước sản xuất hoa cây cảnh có sản lượng lớn khoảng 50% sản lượng hoa thế giới là Nhật, Hà Lan,

Mỹ

Bảng 2.1 Tình hình nhập khẩu hoa của một số nước trên thế giới

Thụy Điển 4,9 Cẩm chướng, cúc, hồng

Nguồn: Nguyễn Xuân Linh, 2002

USD Trong đó thị trường hoa cây cảnh của Hà Lan chiếm gần 50% Sau đó đến các nước Colombia, Ý, Đan Mạch, Mỹ, Bỉ, Israel, Úc, Đức, Canada, Pháp, Tây Ban Nha, Kennia, Ecuado Mỗi nước xuất trên 100 triệu USD, tỷ lệ hàng năm là 10%

Trang 14

Đức và Mỹ là 2 quốc gia chiếm trên 50% thị trường nhập khẩu hoa với các loài hoa phổ biến là cẩm chướng, cúc, hồng, lay ơn, lan

Hà Lan là nước xuất khẩu hoa lớn nhất thế giới, chiếm tới 64,8% thị trường, trong đó các loài hoa nổi tiếng được xuất khẩu từ Hà Lan là: lily, hồng, lay ơn, đồng

tiền, cẩm chướng

Bảng 2.2 Tình hình xuất khẩu hoa của một số nước trên thế giới

Nguồn: Nguyễn Xuân Linh, 2002

2.1.2 Tình hình sản xuất hoa và cây cảnh tại Việt Nam

Diện tích trồng hoa ở Việt Nam chỉ chiếm 0,02% diện tích đất đai Hoa được trồng lâu đời và tập trung một số vùng trồng hoa truyền thống như Ngọc Hà, Quảng

An, Tây Tựu (Hà Nội), Đằng Hải, Đằng Lâm (Hải Phòng), Hoành Bồ, Hạ Long (Quảng Ninh), Triệu Sơn (Thanh Hóa), Gò Vấp, Hóc Môn (TP Hồ Chí Minh)

triển, diện tích hoa tăng nhanh Điều kiện khí hậu và đất đai đa dạng đã tạo điều kiện

để trồng nhiều loại hoa, trong đó phát triển hệ thống trồng hoa thâm canh đã được nhà nước quan tâm và hỗ trợ Diện tích trồng hoa ngày càng tăng cao đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, nhất là ở các thành phố lớn (Theo Đào Thanh Vân, 2007)

2.1.3 Thuận lợi và khó khăn trong việc trồng hoa ở Việt Nam

8.000ha trồng hoa Năm 2010, lượng hoa cung ứng ra thị trường khoảng 4,5 tỷ cành, trong đó xuất khẩu 1 tỷ cành, đạt kim ngạch 60 triệu USD Đã xuất hiện nhiều mô hình

Trang 15

sản xuất tiên tiến trong lĩnh vực trồng hoa, cây kiểng, nuôi cá cảnh có thu nhập cao gấp nhiều lần so với nông nghiệp truyền thống

điều kiện thích hợp Thị trường ngày càng mở rộng từ nội địa đến xuất khẩu

nước ta vẫn phổ biến là tự phát, phân tán, manh mún, nhỏ lẽ, chưa có khối lượng hàng hóa lớn, chưa có sức cạnh tranh lớn với các nước Việc sử dụng đất nông nghiệp còn lãng phí, kém hiệu quả trong khi đó chưa dành quỹ đất cho phát triển hoa, cây kiểng một cách thỏa đáng

Nước ta có nhiều vùng kinh tế và sinh thái khác nhau; căn cứ vào đặc điểm và lợi thế cạnh tranh, quy hoạch thành các vùng, miền trồng hoa, phong lan, cây kiểng cho phù hợp Tiến hành quy hoạch, xây dựng kế hoạch, chương trình mục tiêu ở từng tỉnh, thành, huyện, xã, làng nghề, hộ gia đình theo quy mô lớn, vừa, nhỏ Đối với những đô thị lớn (Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đà Lạt) hình thành các trung tâm chuyên cung cấp đầu vào, giải quyết đầu ra, tổ chức các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm

Ngoài ra, Nhà nước cần áp dụng chính sách khuyến khích về đất đai, vốn đầu

tư, thuế, xây dựng cơ sở hạ tầng, vận tải, đào tạo nghề, thủ tục xuất nhập khẩu thu hút các nhà đầu tư trong nước, ngoài nước tham gia sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về hoa, cây kiểng Trong đó, đặc biệt chú trọng công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, công nghệ mới Đây là khâu đột phá có tính chất quyết định đến tốc độ, chất lượng, hiệu quả của quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang công nghiệp trồng và kinh doanh hoa, cây kiểng

Tuy nhiên, việc phát triển nhà lưới, nhà kính, việc bảo quản hoa tươi, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, các nghiên cứu về hoa chưa đồng bộ cũng là sự hạn chế trong quá trình phát triển mở rộng việc sản xuất kinh doanh hoa ở nước ta

mặt tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Bỉ, Thái Lan, Australia, Singapore, Pháp, Hà Lan Với kim ngạch xuất khẩu 60 triệu USD trong năm 2010, ngành nông nghiệp xác định phải mở rộng diện tích, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao kim ngạch xuất khẩu hoa tươi

Trang 16

Hiện Việt Nam có trên 8.000 ha trồng hoa Hoa xuất khẩu có 85% là hoa hồng, hoa lan và hoa cúc Sản xuất hoa cành của Việt Nam tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Lạt.Thành phố Hà Nội và một số vùng lân cận trồng hoa hồng, cúc, đào, lay ơn, cẩm chướng Các tỉnh Nam bộ tập trung vào các loại hoa vùng nhiệt đới Đặc biệt, Đà Lạt với diện tích trên 3.500 ha, chiếm 40% diện tích và 50% sản lượng cả nước, mỗi năm cung ứng khoảng 10 triệu cây hoa giống cho thị trường trong nước và xuất khẩu Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hoa Đà Lạt đạt khoảng 16 triệu USD Nhiều địa phương có thế mạnh về trồng hoa đã xây dựng và hình thành vùng hoa chuyên canh lớn như Đà Lạt, Đức Trọng (Lâm Đồng), Hà Nội Theo các chuyên gia kinh tế, doanh thu từ các vùng chuyên canh rất lớn, có nơi lợi nhuận lên đến 2 tỷ đồng/ha/năm (Đỗ Minh, 2011)

35 – 40%, hoa cúc chiếm 25 – 30%, hoa lay ơn chiếm 15%, hoa khác chiếm 20% Cây cảnh chiếm tỷ lệ cao là sanh, si, sung, cau cảnh, lộc vừng

Bảng 2.3 Các loại hoa trồng phổ biến ở Việt Nam

Nguồn: Nguyễn Xuân Linh, Nguyễn Thị Kim Lý, 2005

ngạch xuất khẩu hoa cảnh cả nước), được trồng nhiều tại các vùng chuyên canh hoa lớn như: Tây Tựu, Đà Lạt Hoa cúc còn được ưa chuộng chẳng những ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước Đông Nam Á và thế giới

Tuy nhiên xuất khẩu hoa của các nước Đông Nam Á nói chung và Việt nam nói riêng thường gặp nhiều khó khăn khi thâm nhập thị trường Bắc Mỹ và Trung Âu vì hai thị trường này chủ yếu nhập hoa từ các nước Nam Mỹ, Trung Mỹ và các nước Nam

Trang 17

Âu Ngoài những yếu tố khắt khe về kỹ thuật, vị trí địa lý làm tăng chi phí vận chuyển cũng là điều bất lợi cho xuất khẩu hoa của Việt Nam

2.2 Giới thiệu sơ lược về hoa vạn thọ

2.2.1 Nguồn gốc

Cây hoa vạn thọ (Tagetes erecta L.) có tên tiếng Anh là Mexican marigold,

African marigold, Aztec marigold, thuộc:

2.2.2 Đặc điểm thực vật học

Thân: cây hoa vạn thọ có thân thuộc dạng thân mềm có nhiều cành, thân mọc thẳng

Lá: thuộc dạng lá xẻ thùy lông chim, các thùy hẹp, dài nhọn, phiến lá nhẵn, mép

có răng cưa Tán lá cây hoa vạn thọ có mùi hăng

Hoa: mọc thành cụm hình đầu lớn tỏa tròn, mọc ở tận cùng của thân, màu vàng

Lá bắc bao sát nhau tạo thành một ống dài, màu xanh bóng Hoa bên ngoài không đều, cánh môi nhăn nheo, xoắn lại với nhau, hoa ở giữa hình ống hẹp

Quả: thuộc loại bế quả có 2 gai ngắn, kích thước quả nhỏ và dài, có màu xám đến đen

2.3 Điều kiện ngoại cảnh

2.3.1 Nhiệt độ

Nhiêt độ là yếu tố quan trọng quyết định sự phân bố của các họ cây hoa trên trái đất Nhiệt độ là một trong những yếu tố quyết định đến sinh trưởng và phát triển của cây hoa từ sự nảy mầm, sinh trưởng, ra hoa kết quả và chất lượng của hoa Các loại hoa khác nhau yêu cầu các mức biên độ nhiệt khác nhau

có đường kính lớn hơn

Trang 18

2.3.2 Thời gian chiếu sáng

Thời gian chiếu sáng lý tưởng cho cây hoa vạn thọ là 12 tiếng mỗi ngày hoặc hơn Chiếu sáng từ 12 tiếng trở lên sẽ cho hoa lớn hơn Màu sắc của hoa có thể thay đổi nhẹ theo điều kiện chiếu sáng, ánh sáng mạnh sẽ làm giảm màu sắc của hoa Nhìn chung màu sắc của hoa, độ lớn của hoa, chiều cao của cây, số lượng hoa trên cây có thể giao động khác nhau theo từng mùa vụ gieo trồng Do đó để đạt kết quả tốt nhất ta nên thu hoạch khi 2/3 số hoa trên cây vừa nở hết, trước khi những cành hoa đầu tiên bắt đầu héo hoặc nhạt màu đi

2.3.3 Đất trồng

Cây hoa vạn thọ không kén đất trồng, thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, nhưng nếu

là đất cát pha, đất sét pha, đất có lẫn sỏi đá cây vẫn sống được Điều đòi hỏi ở cây là đất phải cao ráo, đủ ẩm và không úng nước Đất nhiễm mặn, nhiễm phèn cũng không trồng được cây hoa vạn thọ

Trước khi trồng cần cuốc xới cho kỹ, thật tơi xốp đồng thời bón lót phân vào hố trồng là được Vườn ươm cũng cần làm đất tơi xốp, trên mặt bón một lớp phân bột tựa mùn, rồi mới gieo hạt, khi hạt gieo xong ta rãi một lớp mỏng rơm rạ lên bề mặt để khi tưới nước dù với tia nước nhẹ cũng không ảnh hưởng tới bộ rễ cây sau này

2.3.4 Tưới nước

Nước dùng để tưới cho hoa vạn thọ là nước ngọt, không nên dùng nước nhiễm phèn hay nước nhiễm mặn tưới cho cây Nước càng ngọt dễ làm cho cây tươi tốt hơn Với vạn thọ trồng trong mùa nắng nên tưới hai lần trong ngày, tưới lúc sáng và chiều

và tưới với lượng nước vừa phải cho đất đủ ẩm là được

Hiện nay, trên thị trường có nhiều giống hoa vạn thọ của Mỹ, Pháp, Thái Lan

Ta có thể chọn hai giống hoa vạn thọ chủ yếu là vạn thọ lùn và vạn thọ cao Vạn thọ lùn có thể trồng quanh năm thích nghi rộng, vạn thọ cao rất thích hợp trong dịp Tết Nguyên đán và cũng có thể trồng quanh năm

Trang 19

2.4.3 Ươm cây con

Giá thể gieo hạt phải tơi xốp, thoát nước nhanh để rể phát triển tốt, giá thể phải sạch để tránh lây bệnh cho cây con Hỗn hợp gồm: tro trấu, xơ dừa và phân chuồng ủ hoai Hỗn hợp được trộn theo tỷ lệ 1:1:1

2.4.4 Cấy cây con ra chậu

Sau 15-17 ngày sau gieo thì cấy cây con ra chậu Đối với vạn thọ lùn thì chậu trồng có đường kính 20-25cm, đối với vạn thọ cao thì chậu trồng có đường kính 25-30cm Chú ý chỉ vô đất khoảng 1/2 chậu, phần còn lại khi bón thúc sẽ đầy

Khi chuẩn bị chậu trồng xong thì tiến hành trồng cây con vào, chú ý chỉ lấp đất tới cặp lá mầm và trồng vào buổi chiều mát Tưới nước cho cây đủ ẩm, nếu gặp trời mưa hoặc thấy nhiều nước cần phải xới xáo cho đất trong chậu thoáng và thoát nước nhanh

2.4.5 Chăm sóc

Bánh dầu rất tốt cho cây hoa vạn thọ cho nên cần sử dụng trong suốt quá trình sinh trưởng của cây Dùng một thùng nước 50 lít ngâm với 10kg bánh dầu ( nên ngâm sớm để bánh dầu phân hủy tốt)

Sau khi gieo 10 ngày nên tưới phân lần đầu, nồng độ tưới thấp hơn bình thường, pha 400 lít nước với 5 lít nước bánh dầu và 200 gram NPK 16:16:8 tưới cho

1000 chậu, sau đó cứ 10 ngày tưới phân một lần, những lần sau tăng lượng bánh dầu lên 6 lít

Bón thúc 10 ngày sau khi trồng ra chậu, bón thúc lần đầu tỷ lệ bón như sau: 100kg tro trấu + 100kg phân chuồng khô hoai + 10kg bánh dầu nhuyễn, sau đó cứ 7 ngày bón 1 lần Tổng cộng bón cho vạn thọ 4 lần tới ngày ra hoa, ở lần bón 2,3 tăng lượng bánh dầu lên 11-12kg, lần 4 thì bằng lần bón đầu

Cơi ngọn: Khi cây được 35 ngày tuổi đã có 6-7 cặp lá, đồng thời các chồi nách

ở lá 1,2,3 cũng vươn lên theo, nên bấm ngọn ở giai đoạn này để cây không vượt quá mức và giúp các chồi nách phát triển để tạo bông sau này sẽ đều mặt và đẹp, chỉ nên chừa 5-6 cặp chồi nách sẽ tốt hơn

Khi cây được 45 ngày tuổi thì tất cả các ngọn đã có nụ, hãy tỉa bỏ tất cả các chồi nhỏ trong các nhánh chỉ chừa một hoa chính thì hoa mới lớn và đẹp Ở giai đoạn

Trang 20

hoa bắt đầu nở thì lượng phân bón và thuốc giảm để tránh lạm phân và thuốc làm cho cây chết héo, hoa nở không lớn và không vun tròn

2.4.6 Phòng trừ sâu bệnh

Các loại bệnh thường gặp là héo tươi do nấm, quăn đọt do bọ trĩ truyền virus Bệnh thường xuất hiện khi độ ẩm quá cao, không cân đối dinh dưỡng, khi có mưa lớn hoặc tưới mạnh gây xây sát cho cây Có thể dùng các loại thuốc như Rovral, Daconil, Foraxyl Trường hợp bị virus nên nhỏ bỏ cả cây bệnh để tránh lây lan

Vạn thọ thường bị sâu vẽ bùa, sâu ăn lá và rệp mềm gây hại, có thể dùng Sherpa, Regent, Tregart để phòng trừ

2.5 Giới thiệu về phân bón lá

2.5.1 Đặc điểm của phân bón lá

Phân bón lá là những hợp chất dinh dưỡng, có thể là các nguyên tố đa lượng, trung lượng hoặc vi lượng, được hòa tan trong nước và được phun lên cây để cây hấp thu

Bón phân qua lá phát huy hiệu quả nhanh Tỷ lệ cây sử dụng chất dinh dưỡng thường đạt mức cao, cây sử dụng đến 95% chất dinh dưỡng bón qua lá, trong khi bón qua đất cây chỉ sử dụng được 45-50% chất dinh dưỡng được bón

Bón qua lá tốt nhất là các đợt bón bổ sung, bón thúc có thể đáp ứng nhanh nhu cầu dinh dưỡng của cây Đặc biệt giúp cây phục hồi nhanh chóng sau khi bị sâu bệnh hoặc cần cung cấp chất dinh dưỡng nhanh chóng cho cây

2.5.2 Ưu điểm của phân bón lá

Đáp ứng nhanh nhu cầu dinh dưỡng của cây

Ít hao tốn hơn so với bón vào đất, do dùng với lượng ít nên hiệu quả kinh tế cao nhất là với các chất vi lượng

Một số phân bón lá có phối trộn thêm chất điều hòa sinh trưởng nên có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của cây rất mạnh, thúc đẩy sự ra hoa kết trái, giảm tỷ lệ rụng quả làm tăng sản lượng thu hoạch

Làm tăng năng suất, phẩm chất, mẫu mã nông sản, giảm công vận chuyển, công bón phân và phun thuốc

2.5.3 Các điểm cần chú ý khi sử dụng phân bón lá

Hòa loãng phân theo đúng tỷ lệ ghi trên bao bì

Trang 21

Phân bón lá không thể thay thế phân bón qua rễ mà chỉ có tác dụng bổ sung khi bón phân qua rễ không đầy đủ và không thuận lợi

Không nhầm lẫn giữa phân bón lá với chất kích thích sinh trưởng Bởi vì chất kích thích sinh trưởng chỉ phát huy tác dụng tốt khi cây có đầy đủ chất dinh dưỡng, nếu không cây có thể bị thiếu chất dinh dưỡng gây nên những hậu quả xấu

Phân bón lá cũng cần sử dụng đúng nồng độ, liều lượng, thời gian và số lần phun như hướng dẫn, không nên lạm dụng quá mức có thể sẽ gây hại cho cây hoặc ảnh hưởng đến chất lượng nông sản

Không nên sử dụng phân bón lá khi cây đang ra hoa, lúc trời đang nắng Vì như vậy sẽ làm hoa rụng và làm giảm hiệu quả của phân bón lá

2.6 Các loại phân bón lá sử dụng trong thí nghiệm

2.6.1 Phân bón lá Growmore 30 – 10 – 10 TE

Phân bón lá Growmore 30 – 10 – 10 TE là sản phẩm của Hoa Kỳ được nhập khẩu và đóng gói tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đạt Nông Phân có dạng hạt mịn,

canxi (Ca), 0,1% magie (Mg), 0,2% lưu huỳnh (S), 0,02% bo (B), 0,1% sắt (Fe), 0,05% kẽm (Zn), 0,05% đồng (Cu)

Giúp tăng sức sống của cây, giúp cây đâm chồi đẻ nhánh nhiều, bộ lá cây xanh

và quang hợp mạnh Gia tăng sức đề kháng của cây, chống hạn, bệnh, sự khủng hoảng lúc cây sinh sản và sau khi thu hoạch

Chuyên dùng cho các vùng đất phèn, đất bạc màu, đất thiếu dinh dưỡng, giúp

hạ phèn rất hiệu quả và có khả năng phòng trị và phục hồi hiện tượng cây trồng bị bạc

và vàng lá

Đặc biệt trên cây lúa ở giai đoạn sinh trưởng giúp đẻ nhánh nhiều, to bụi, tăng

tỷ lệ trổ bông, thân đứng không bị ngã rạp, tăng năng suất, thu hoạch sớm hơn định kỳ Giảm lượng sử dụng phân bón qua đất

Làm tăng vị ngọt, phẩm chất, màu sắc cho các loại cây ăn quả, các loại rau cải

và cây công nghiệp, làm tăng hàm lượng đường, tạo màu sắc bóng đẹp, độ đều cao, giúp các sản phẩm thu hoạch được bảo quản lâu hơn Nâng cao năng suất chất lượng nông sản

Trang 22

Pha từ 5gr -10gr cho 1 bình 8 lít, phun đều trên lá, thân cây và xung quanh gốc Phun theo định kỳ 7-10 ngày một lần Nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh trời mưa

2.6.2 Phân bón lá Đầu trâu 007

Phân bón lá Đầu trâu 007 do công ty cổ phần Bình Điền – Mekong sản xuất

Lúa ngô: Phun cho lúa trước và sau khi trổ, khi bắp xoáy nõn, phun râu

Xoài, nhãn, sầu riêng, nho, cam quýt… Phun khi bộ lá đã già

Điều, hồ tiêu… Phun 2-3 lần trước và sau khi đậu trái

Dưa hấu, rau đậu, hoa các loại: Phun ở giai đoạn ra hoa đậu trái

Phân bón lá Đầu trâu 007 còn có thể pha với thuốc trừ sâu, phun cho mọi giai đoạn sinh trưởng của cây, không phun trực tiếp vào hoa đang nở

2.6.3 Phân bón lá Yogen 18 - Orchid

Phân bón lá Yogen 18 – Orchid là sản phẩm được đăng ký đóng gói bởi công ty phân bón Miền Nam Phân có dạng hạt mịn, thành phần gồm có: 21% đạm (N), 21%

0,5% lưu huỳnh (S) Vi lượng: Fe-EDTA 100 ppm, Mn-EDTA 990 ppm, Cu-EDTA 50 ppm, Zn-EDTA 50 ppm, B 500ppm, Mo 10 ppm

Yogen 18 – Orchid đặc biệt sử dụng cho mọi giai đoạn của cây phong lan và cây kiểng Cách 7-10 ngày phun 1 lần Lượng dùng 10-20gr (1 muỗng vun)/bình 8 lít

Đối với phong lan phun sương đều hai mặt lá và rễ Tránh phun vào hoa

Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát Không cần pha thêm chất bám dính

Có thể pha chung với các loại thuốc trừ sâu bệnh, trừ các loại thuốc có tính kiềm

Trang 23

Bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát

2.6.4 Phân bón lá HVP 20 – 20 – 20

Phân bón lá HVP 20 – 20 – 20 được sản xuất tại công ty cổ phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Nông Nghiệp TP HCM Phân có dạng hạt mịn, thành phần gồm có: 20% đạm

kẽm (Zn), 0,05% manganese (Mn), 0,0005% molybdenum (Mo)

Phân bón lá HVP 20 – 20 – 20 cung cấp đủ dinh dưỡng đa trung vi lượng cho các loại lan quanh năm

Phân bón lá HVP 20 – 20 – 20 giúp lan mập mạnh, tăng đề kháng, chống sâu bệnh, phát hoa dài, nhiều hoa

Lượng dùng pha 1 gói (10gr) cho 8-16 lít nước Phun khắp thân, lá, rễ phong lan hoặc tưới vào các môi trường chậu lan Định kỳ 10 ngày 1 lần

Phân bón lá HVP 20 – 20 – 20 nên phun vào sáng sớm hay chiều mát Lắc đều trước khi dùng Không độc cho người, gia súc và môi trường Bảo quản nơi thoáng mát khô ráo

Có thể pha chung với thuốc trừ sâu Tuyệt đối không phun quá nồng độ hướng dẫn Để xa tầm tay trẻ em Không để lẩn với thực phẩm và thức ăn gia súc

Trang 24

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 Thời gian và địa điểm bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 03/2012 – đến tháng 06/2012

Địa điểm thí nghiệm: Trại thực nghiệm khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh

3.2 Điều kiện thí nghiệm

3.2.1 Điều kiện thời tiết trong thời gian thí nghiệm

Bảng 3.1 Các yếu tố khí tượng tại Tp.Hồ Chí Minh trong thời gian thực hiện thí

nghiệm

mưa (mm)

Độ ẩm (%)

Tổng số giờ nắng (giờ)

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, Tp.Hồ Chí Minh, 2012

cao nhất diễn ra vào tháng 6 (270mm) Độ ẩm không khí dao động từ 68% - 78% Tổng số giờ nắng trong các tháng thí nghiệm dao động từ 162 giờ - 217,3 giờ Trong các tháng thí nghiệm diễn ra thì tháng 3 và tháng 5 có lượng mưa trung bình rất thấp,

do đó muốn cây phát triển tốt trong thời gian này cần phải chủ động liên tục tưới nước cho cây Khi ta đã chủ động được nước tưới trong tháng 3 và tháng 5 thì điều kiện thời tiết phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây hoa vạn thọ

3.2.2 Tính chất lý hóa của giá thể trồng thí nghiệm  

Trang 25

Bảng 3.2 Tính chất lý hóa của giá thể trồng thí nghiệm

Canxi và Mg tổng số: phương pháp TrilonB

3.3 Vật liệu thí nghiệm

Giống hoa vạn thọ (Tagetes erecta L.) dùng trong thí nghiệm được nhập nội từ

Công ty TNHH Hạt giống hoa Việt Nam - FVN

Đất, tro trấu, xơ dừa, phân bò

Phân bón lá: Growmore 30-10-10 TE, Đầu trâu 007, Yogen 18 - Orchid, HVP 20-20-20

Thuốc bảo vệ thực vật: Reasgant 1.8EC, Sherpa 25EC, Topsin

Trang 26

Mỗi nghiệm thức gồm 12 chậu, mỗi chậu trồng 1 cây Tổng số chậu thí nghiệm

là 180 chậu (5NT x 3LLL x 12 chậu/NT) Tổng số cây theo dõi là 75 cây

3.4.2 Các nghiệm thức trong thí nghiệm

Nghiệm thức B: Phun phân bón lá Growmore 30-10-10 TE

Nghiệm thức C: Phun phân bón lá Đầu trâu 007

Nghiệm thức D: Phun phân bón lá Yogen 18 - Orchid

Nghiệm thức E: Phun phân bón lá HVP 20 – 20 – 20

Quy mô thí nghiệm:

Khoảng cách chậu: 20cm – 30cm

3.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

3.5.1 Chỉ tiêu theo dõi

Giai đoạn vườn ươm:

Tỷ lệ nảy mầm (%)

Giai đoạn sinh trưởng và phát triển:

Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm)

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/7 ngày)

Trang 27

Tốc độ tăng trưởng đường kính thân (mm/cây/7 ngày)

Ngày ra nụ đầu tiên (NSG)

Hiệu quả kinh tế

3.5.2 Phương pháp theo dõi

Mỗi nghiệm thức chọn ngẫu nhiên 5 cây, theo dõi định kỳ 7 ngày một lần và sau khi trồng được 7 ngày thì tiến hành theo dõi

Số lượt phun phân bón lá: 5 lần; thời gian phun: 7 NST, 14 NST, 21 NST, 28 NST, 35 NST

Phân bón lá được phun theo hướng dẫn trên bao bì

Phân vô cơ được chia 3 lần bón định kỳ 5g/chậu, khi bón phân vô cơ bón xa gốc

Bánh dầu đậu phộng được ngâm trong nước 1kg/10 lít nước Sau khi ngâm từ 7-10 ngày là có thể pha chung với nước để tưới cho cây Liều lượng tưới như sau: bánh dầu đã ngâm ta đong 250ml pha chung với 10 lít nước lã rồi tưới cho cây, định

kỳ 10 ngày tưới 1 lần Đối với cây con thì tưới mỗi chậu 100ml, tưới khi cây được 10 ngày sau gieo; cây trưởng thành tưới 150 ml mỗi chậu và sau khi trồng 15 ngày ta mới tiến hành tưới

- Giai đoạn vườn ươm:

Trang 28

Tỷ lệ nảy mầm (%) = số hạt nảy mầm/số hạt đã gieo

- Giai đoạn sinh trưởng và phát triển:

Chiều cao cây (cm): đo từ hai lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của cây, khi cây phát triển được từ 5-7 cặp lá thì ta tiến hành ngắt ngọn thân chính để điều chỉnh số hoa trên cây sau này đồng thời tạo dáng cho cây hoa vạn thọ, khi đó ta sẽ đo từ hai lá mầm đến đỉnh sinh trưởng cao nhất của cây

Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/7 ngày): tính bằng hiệu số số liệu chiều cao cây đo lần sau trừ cho số liệu chiều cao cây đo lần trước liền kề

Số lá (lá/cây): đếm những lá đã xoè ra và thấy rõ cuống lá

Động thái tăng trưởng số lá (lá/cây/7 ngày): tính bằng hiệu số số liệu chiều cao cây đo lần sau trừ cho số liệu chiều cao cây đo lần trước liền kề

Số nhánh (nhánh/cây): đếm số nhánh cấp 1 trên cây, số liệu được ghi nhận từ lúc cây ra nhánh đến khi ngắt ngọn

Động thái tăng trưởng số nhánh (nhánh/cây/7 ngày): tính bằng hiệu số số liệu chiều cao cây đo lần sau trừ cho số liệu chiều cao cây đo lần trước liền kề

Ngày ra nụ đầu tiên (NSG)

Số nụ (nụ/cây): đếm số nụ khi cây ra hoa đầu tiên ở mỗi nghiệm thức

Ngày ra hoa đầu tiên (NSG)

Số hoa (hoa/cây): đếm số hoa khi nghiệm thức có 75% số hoa trên cây nở Đường kính hoa (cm): đo khi hoa nở hoàn toàn

Độ bền hoa (ngày): tính từ khi hoa bắt đầu nở đến khi hoa tàn

Thời gian sinh trưởng (ngày): được tính từ khi gieo hạt đến khi 75% số cây trong nghiệm thức có hoa tàn

Phẩm cấp hoa: phân loại hoa

- Sâu hại và bệnh hại:

Tỷ lệ sâu hại (%) = (số cây bị sâu hại/tổng số cây theo dõi)*100

Tỷ lệ bệnh hại (%) = (số cây bị bệnh hại/tổng số cây theo dõi)*100

- Hiệu quả kinh tế:

Tổng thu nhập (đồng) = ( tổng số cây đạt thương phẩm của từng nghiệm thức*giá bán theo từng loại)

Tổng lợi nhuận (đồng) = tổng thu nhập – tổng chi phí

Trang 29

3.6 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu

3.7 Các bước tiến hành thí nghiệm

Bảng 3.3 Tóm tắt quy trình kỹ thuật trồng hoa

Tưới nước phun sương giữ ẩm cho hạt 2 lần/ngày

2 +1

Chuẩn bị khu thí nghiệm

Cho vào chậu giá thể đã ủ sao cho giá thể cách miệng chậu 5cm

Bố trí chậu theo sơ đồ thí nghiệm

Trang 30

7 Tưới nước 180 chậu

Tưới 2 lần/ngày

Thực hiện vào sáng sớm và chiều mát

Trang 31

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Giai đoạn vườn ươm

Đây là giai đoạn không thể thiếu nhằm để cho cây con khỏe mạnh, tạo sự đồng

đều giữa các cá thể khi trồng ra chậu và giúp cây con tăng khả năng chống chịu với

các điều kiện ngoại cảnh, đồng thời theo dõi khả năng nảy mầm của hạt giống hoa vạn

thọ

Với tỷ lệ 1 tro trấu : 1 xơ dừa : 1 phân trùn được trộn đều, cho hỗn hợp giá thể

này vào ly nhựa, mỗi ly ta gieo một hạt hoa vạn thọ, tiến hành tưới nước bằng cách

phun sương cho ướt đều giá thể mỗi ngày 2-3 lần

Bảng 4.1 Thời gian nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm (%) của hoa vạn thọ

Thời gian (NSG) Số hạt gieo (hạt) Nảy mầm (hạt) Tỷ lệ nảy mầm (%)

3 300 88 29,33

4 300 217 72,33

5 300 253 84,33 Bảng 4.1 thể hiện tỷ lệ nảy mầm của hạt giống đạt tối đa 84,33% sau gieo 5

ngày, với tỷ lệ nảy mầm này có thể nói hạt giống khá tốt và khi quan sát nhận thấy cây

con mọc tương đối đồng đều

4.2 Giai đoạn sinh trưởng và phát triển

Các chỉ tiêu sinh trưởng

4.2.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao

cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

4.2.1.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao

cây

Chiều cao cây là một trong những yếu tố rất quan trọng để đánh giá mức độ

sinh trưởng của cây Chiều cao cây còn phụ thuộc nhiều vào giống, phân bón, kỹ thuật

canh tác trong quá trình chăm sóc

Trang 32

Bảng 4.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến chiều cao cây Đơn vị: cm/cây

chiều cao cây, các nghiệm thức hầu như có chiều cao cây tương đương nhau do giai đoạn này cây con vừa được đưa ra chậu trồng, bộ rễ chưa kịp phát triển, nên chưa thể phát huy hiệu quả của phân bón lá Nghiệm thức có chiều cao cây phát triển nhất là nghiệm thức phun Yogen 18-Orchid và nghiệm thức phun HVP 20-20-20 (7,43 cm), nghiệm thức có chiều cao cây thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (6,77 cm)

Trong đó nghiệm thức có chiều cao cây phát triển nhất là nghiệm thức phun Đầu trâu

007 (14,77 cm), thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (12,80 cm) Qua xử lý thống kê giữa các nghiệm thức có sự khác biệt về chiều cao cây được thể hiện rõ qua nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức phun Đầu trâu 007 nhưng giữa các nghiệm thức có phun phân bón lá đều không có sự khác biệt nhau Điều này cho thấy phân bón lá đã bắt đầu ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Sau 14 ngày tính từ lúc ra chậu, bộ rễ cây

ổn định bắt đầu phát triển mạnh nên hấp thu dinh dưỡng trong chậu giúp cây tăng trưởng chiều cao rõ so với 7 ngày sau trồng

cao cây Trong đó nghiệm thức có chiều cao cây cao nhất là nghiệm thức phun Đầu trâu 007 (24,60 cm), thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (20,80 cm) Tương tự giai đoạn 14 NST ở giai đoạn 21 NST qua thống kê cho thấy nghiệm thức phun Đầu trâu

Trang 33

007 có sự khác biệt về chiều cao so với nghiệm thức đối chứng, nhưng không khác biệt so với các nghiệm thức phun Growmore 30-10-10TE, Yogen 18-Orchid và HVP 20-20-20 Giai đoạn này bộ rễ cây phát triển, hoạt động mạnh hấp thu nhiều dinh dưỡng

nhất so với các nghiệm thức khác (29,07 cm), nghiệm thức có chiều cao cây thấp nhất

là nghiệm thức đối chứng (24,63 cm) Nghiệm thức phun Đầu trâu 007 thể hiện sự khác biệt rất rõ về chiều cao cây so với nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức phun Growmore 30-10-10TE, tuy nhiên không có sự khác biệt về chiều cao cây so với nghiệm thức phun Yogen 18-Orchid và HVP 20-20-20

nhiều Nghiệm thức phun Đầu trâu 007 đạt chiều cao cao nhất (42,57 cm), thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (33,93 cm) Tuy nhiên chiều cao cây của nghiệm thức phun Đầu trâu 007 cao nhất nhưng không khác biệt nhiều so với các nghiệm thức có phun phân bón lá

nghiệm thức có sự khác biệt rất có ý nghĩa về chiều cao cây Trong đó nghiệm thức có chiều cao cây phát triển nhất là nghiệm thức phun Đầu trâu 007 (45,13 cm), thấp nhất

là nghiệm thức đối chứng (38,20 cm) Tuy nhiên giữa nghiệm thức phun Đầu trâu 007

và nghiệm thức phun Growmore 30-10-10TE chiều cao cây không khác biệt trong phân hạng Giai đoạn này chiều cao cây đã ổn định, cây tập trung dinh dưỡng nuôi hoa nên hầu như không phát triển thêm về chiều cao cây

4.2.1.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây được thể hiện qua thời gian theo dõi trên cây nhanh hay chậm, nhiều hay ít, cho thấy tác động của phân bón ảnh hưởng đến cây trồng trong 1 thời gian

Trang 34

Đồ thị 4.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

(cm/7 ngày)

Dựa vào đồ thị 4.1 ta thấy ở giai đoạn 0 – 7 NST và giai đoạn 7 -14 NST tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tương đối đồng đều Tuy nhiên nghiệm thức C có ưu thế về chiều cao so với các nghiệm thức trong thí nghiệm

Trong các nghiệm thức nghiệm thức phun Đầu trâu 007 tăng trưởng khá mạnh so với các nghiệm thức còn lại, trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng chiều cao mạnh do bộ

rễ cây ổn định và hấp thu dinh dưỡng nuôi cây

vừa trải qua giai đoạn bấm ngọn

đã phục hồi sau việc bấm ngọn Khi phun phân bón lá các chất kích thích sinh trưởng

có trong phân bón có sự tác động đến sự sinh trưởng của cây nên có sự khác biệt giữa nghiệm thức phun phân bón lá và nghiệm thức không phun phân bón lá

lúc này cây đã bắt đầu ổn định về sự sinh trưởng, cây phát huy được hiệu quả của phân bón lá và dần chuyển sang giai đoạn hình thành nụ hoa

Trang 35

Nhìn chung, trong quá trình phát triển chiều cao cây giai đoạn 14 – 21 NST và

28 – 35 NST là hai giai đoạn cần thiết tác động các biện pháp kỹ thuật như phun phân bón lá, bón phân vô cơ để góp phần làm tăng chiều cao cây

4.2.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số lá và tốc độ ra lá của cây

4.2.2.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số lá

Đối với cây trồng bộ lá là một trong những bộ phận quan trọng giúp cây quang hợp Số lá trên cây phụ thuộc rất nhiều vào từng loài từng giống cây trồng, nhưng với các biện pháp kỹ thuật canh tác tác động vào số lá trên cây cũng có biến đổi ít nhiều

Do đó, trong quá trình chăm sóc cây cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp để cây có đủ số lá cần thiết để tổng hợp và tích lũy chất dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số lá của cây hoa vạn thọ Đơn vị:

Dựa vào bảng 4.3 giai đoạn 7 NST giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt

về số lá trên cây, do giai đoạn này cây con vừa được đưa ra chậu trồng, nên cây chưa thể phát huy tối đa mức độ hiệu quả của phân bón lá Nghiệm thức có số lá cây cao nhất là nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức phun Đầu trâu 007 (6,53 lá/cây), thấp nhất là nghiệm thức phun Growmore 30-10-10TE (6,00 lá/cây)

cây Trong đó nghiệm thức có số lá cao nhất là nghiệm thức phun Đầu trâu 007 (15,73 lá/cây), nghiệm thức có số lá thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (13,80 lá/cây) Qua

Trang 36

trắc nghiệm phân hạng cho thấy nghiệm thức phun Đầu trâu 007 có sự khác biệt về số

lá so với nghiệm thức đối chứng, Growmore 30-10-10TE và HVP 20-20-20 nhưng không khác biệt về số lá trên cây so với nghiệm thức phun Yogen 18-Orchid Giai đoạn này cho thấy phân bón lá đã có ảnh hưởng đến số lá của cây, cũng như chiều cao cây

Tương tự giai đoạn 14 NST, giai đoạn 21 NST cây phát triển lá nhanh ra nhiều

lá Nghiệm thức có số lá nhiều nhất là nghiệm thức phun Đầu trâu 007 (47,13 lá/cây), thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (43,73 lá/cây) Và cũng giống như giai đoạn 14 NST nghiệm thức phun Đầu trâu không có sự khác biệt về số lá so với nghiệm thức phun Yogen 18-Orchid và nghiệm thức phun HVP 20-20-20, nhưng lại có ý nghĩa đối với nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức phun Growmore 30-10-10TE Giai đoạn này do bộ rễ đã ổn định, cây tận dụng nguồn dinh dưỡng trong giá thể và phân phun nên cây phát triển mạnh, cây có sự phát triển bộ khung nhánh, thân và lá

rệt, điển hình qua trắc nghiệm phân hạng Trong đó nghiệm thức có số lá cây cao nhất

là nghiệm thức phun Đầu trâu 007 (117,5 lá/cây), nghiệm thức có số lá cây thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (98,60 lá/cây) Giai đoạn này cây hoa vạn thọ phát triển toàn diện về chiều cao, số nhánh, số lá trên cây do hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng từ giá thể và phân bón lá Giai đoạn này cây bắt đầu chuyển qua giai đoạn hình thành nụ

và hoa

4.2.2.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tốc độ ra lá của cây

Dựa vào tốc độ tăng trưởng về số lá của cây có thể nhận biết được thời kỳ bộ lá của cây phát triển nhanh hay chậm để tác động các biện pháp kỹ thuật lên cây giúp cho

bộ lá cây phát triển tốt

Trang 37

Đồ thị 4.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tốc độ ra lá của cây (lá/7 ngày)

ổn định bộ rễ, các lá chủ yếu mọc trên thân chính nên số lá tương đối ít

Trong giai đoạn này cũng cho thấy tốc độ ra lá phụ thuộc vào sự phát triển của số nhánh, khi nhánh phát triển mạnh thì số lá cây cũng tăng đáng kể, đây cũng là giai đoạn cây phát huy tối đa về sự hấp thu phân bón lá

hình thành nụ nên số lá trên cây ổn định

4.2.3 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số nhánh và tốc độ tăng trưởng số nhánh

4.2.3.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số nhánh

Trang 38

Bảng 4.4 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số nhánh của cây hoa vạn thọ Đơn

thức phun Đầu trâu 007 có số nhánh cao nhất (11,93 nhánh/cây), thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (10,33 nhánh/cây) Tương tự giai đoạn 14 NST, giai đoạn 21 NST qua trắc nghiệm phân hạng cũng thể hiện nghiệm thức đối chứng có sự khác biệt rõ rệt so với các nghiệm thức khác Trong giai đoạn này cây phát triển chiều cao cây, số lá, số nhánh, đồng thời có sự hấp thu dinh dưỡng qua rễ và lá

nhất là nghiệm thức phun Đầu trâu 007 (13,93 nhánh/cây), thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (13,73 nhánh/cây) Trong giai đoạn này cây hoa vạn thọ được tiến hành bấm ngọn nên sự phân hóa về số nhánh không có sự khác biệt nhau

Ngày đăng: 29/05/2018, 18:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w