Hình 2.7 Các kết nối hình thành trong phiên làm việc IPTV

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Giới thiệu về Flash Media Server (Trang 34)

khiển RTSP. Giao thức lớp vận chuyển được sử dụng bởi liên kết này có thể là TCP hoặc UDP. Trong trường hợp một mạng DVB, một liên kết TCP bền vững được sử dụng. Ngoài việc mang các thông tin điều khiển kết nối này còn mang cả nội dụng của IPTV. 2. Một liên kết RTP dựa trên UDP đượ thiết lập để mang nội dung

IPTV được mã hóa.

3. Liên kết thứ 3 này mang RTCP trên UDP để mang các thông tin đồng bộ. Sẽ cung cấp các phản hồi về server dựa trên chất lượng của luồng đang được phân phối đế IPTVCD

Hỗ trợ cả unicast và mutilcast. RTSP cho phép để điều khiển cả các luồng multicast và unicast. Nhưng trong luồng mutilcast không cho phép khả năng tua nhanh, tua lùi.

Độc lập vơi giao thức lớp vận chuyển. RTSP có thể hoạt động trên cả UDP và TCP.

Làm việc trong mối liên kết với RTP. RTSP và RTP làm việc cùng nhau để phân phối nội dung qua mạng

Cấu trúc bản tin của RTSP. Bản tin được chia ra làm hai loại: yêu cầu và phúc đáp.

Cấu trúc chung của RTSP request là : {method name} {URL} {Protocol Version} CRLF {Parameters}

Cấu trúc chung của RTSP response là: {Protocol Version} {status code} {reason phrase} CRLF {Parameters}

Hình dưới đưa ra một ví dụ, trong đó client IP set-top box đang gửi một yêu cầu để xem một bộ phim về lịch sử Irish được gọi là “The Wind That Shakes the Barley”, bộ phim này được lưu trữ ở VoD server.

Hình 2.8 Ví dụ về một phiên làm việc của IPTV dựa trên RTSP

1. Thiết lập một liên kết giữa client IP set-top box và server. Một liên kết TCP được thiết lập giữa IP set-top box và server. Trong ví dụ này port lắng nghe RTSP trên server là 554.

2. Đưa ra thông báo yêu cầu DESCRIBE. Thông báo này được gửi theo phương thức DESCRIBE.

DESCRIBE

RTSP/1.0

CSec: 101

Accept: application/sdp

Đây là yêu cầu đến server để gửi miêu tả về nội dung yêu cầu sử dụng SDP. Theo sau là response từ server

Example Response RTSP/1.0 200 OK CSec: 101 Content-Base: rtsp://192.168.1.25:554/mpeg4/movies/windthatshakesbarley. mpg Content-Type: application/sdp Content-Length: 320 <SDP Data...>

Phản hồi từ server bao gồm một mô tả đẩy đủ về bộ phim được yêu cầu được định dạng bởi SDP

3. Đưa ra một thông báo yêu cầu OPTIONS

Thông báo tiếp theo được đưa ra bởi IP set-top box là lệnh OPTIONS

OPTIONS rtsp://192.168.1.25:554/mpeg4/movies/windthatshakesbarley.mpg

CSec: 102

Lệnh trên yêu cầu server gửi về những lệnh mà server hỗ trợ để thiết lập phiên.

RTSP/1.0 200 OK

CSec: 102

Public: DESCRIBE, OPTIONS, PAUSE, PLAY, SETUP, TEARDOWN, ANNOUNCE

Server trả lời với các lệnh RTSP mà nó hỗ trợ.

4. Đưa ra một thông báo yêu cầu SETUP. Lệnh này yêu cầu server cấp phát tài nguyên.

SETUP rtsp://192.168.1.25:554/mpeg4/movies/windthatshakesbarley.mpg

CSeq: 103

Transport: RTP/UDP;unicast;client_port=4042-4043

Xem lệnh này chúng ta thấy client muốn sử dụng cơ chế unicast kết hợp với RTP trên UDP.

Phúc đáp từ server

RTSP/1.0 200 OK

CSeq: 103

Session: 1234567891;timeout=10

Transport: RTP/UDP;unicast;mode=play; client_port=4042-4043; server_port=5072-5073

phúc đáp từ server chứa một session ID,cái này được sử dụng để phân loại một phiên làm việc. Cơ chế được yêu cầu cho streaming nội dung đã được xác nhận trong thông báo này. Thêm vào đó là thông tin về port của server 5. Đưa ra một yêu cầu PLAY

Yêu cầu này được đưa ra từ IP set-top box

PLAY rtsp://192.168.1.25:554/mpeg4/movies/windthatshakesbarley.mpg

RTSP/1.0 CSeq: 104

Session: 1234567891

Lệnh này được sử dụng để khởi đầu streaming từ server. Nó cũng có thể được sử dụng để restart một paused stream . Thông báo chứa URL của bộ phim phim session ID. Như chỉ trên đồ hình, giao thức RTP được sử dụng để phân phối bộ phim đến client. Sự phân phối thông tin theo một chiều từ server đến client. Giao thức RTCP cũng được kích hoạt trong khi bộ phim đang được truyền qua mạng. Giao thức này truyền thông tin theo hai hướng và được sử dụng để quản lý chất lượng của luồng.

Phúc đáp từ server sau lệnh PLAY

RTSP/1.0 200 OK

CSeq: 104

Session: 1234567891

Một bản tin 200 OK để xác nhận streaming đã được bắt đầu.

6. Đưa ra lệnh PAUSE

Một lệnh yêu cầu tạm dừng stream phát ra từ client.

PAUSE rtsp://192.168.1.25:554/mpeg4/movies/windthatshakesbarley.mpg CSeq: 105

Lệnh này yêu cầu server tạm dừng phân phối nội dung.

Server phúc đáp lại bản tin 200 OK để báo yêu cầu được đáp ứng 7. Đưa ra lệnh kết thúc phiên bằng lệnh TEARDOWN

TEARDOWN

rtsp://192.168.1.25:554/mpeg4/movies/windthatshakesbarley.mpg RTSP/1.0

CSeq: 106

Session: 1234567891

Lệnh này yêu cầu server kết thúc việc phân phối nội dung đến client. Server phúc đáp lại một bản tin 200 OK báo rằng yêu cầu đã được chấp nhận.

RTSP/1.0 200 OK

CSeq: 106

Session: 1234567891

2.3.2 Dịch vụ Content Delivery

Dịch vụ Content Delivery là một dịch vụ phân phối nôi dung theo yêu cầu nhưng không theo thời gian thực. Khi thuê bao yêu cầu một nội dung thì server sẽ lưu yêu cầu của khách hàng và gửi nội dung đó về ổ cứng của thuê bao theo phương thức truyền file. File sẽ được lưu trên ổ cứng của thuê và khi thuê bao muốn xem nội dung đó thì file sẽ được mở từ ổ cứng. Dịch vụ này thường được phân phối cùng dịch vụ VoD để tiết kiệm chi phí trong việc xây dựng cơ sở vật chất và quản lý, nó cũng đem lại nhiều lựa chọn hơn cho các thuê bao.

Chương 3: Giới thiệu về Flash Media Server

Cài đặt Flash Media Server

Adobe Flash Media Server cung cấp khả năng streaming media và một công cụ scritp mà cho phép bạn thiết lập và phân phối một khoảng rộng của các ứng dụng media tương tác. Sử dụng Adobe Flash Media Server để thiết lập các ứng dụng media truyền thống như video on demand (VOD), quản bá các sự kiện trên web, và audio streaming.

Cài đặt Adobe Flash Media Server trên windows

1. Click đúp vào file cài dặt FlashMediaServer.exe và làm theo nhắc nhở trong quá trình cài đặt.

2. Đọc và chấp nhận License Agreement để tiếp tục quá trình cài đặt.

3. Nếu đã tồn tại Adobe Flash Media Server trong máy của bạn rồi, bạn có thể lựa chọn để cài lại, cập nhật số serial, hoặc tháo server. 4. Nhập số serial. Nếu bạn không nhập một số serial thì Flash Media Development được cài đặt

5. Đồng ý với vị trí cài đặt mặc định của chương trình hoặc nhập một vị trí bạn muôn.

6. Lựa chọn các thành phần để cài đặt.

7. Đồng ý với vị trí mặc định của shortcuts của chương trình hoặc bạn nhập vị trí mới để shortcuts cài đặt.

8. Nhập tên và mật khẩu để tạo tài khoản administrator đầu tiên. Sau khi cài đặt xong bạn login vào tài khoản này và có thể tạo ra thêm các tài khoản khác. Những giá trị này được viết vào file fms.ini trong thư mục RootInstall/conf.

9. Chấp nhận port mặc định cho Flash Media Server và Flash Media Administration Server hoặc nhập một giá trị mới.

10. Xem lại những lựa chọn của bạn bằng cách click Back để quay lại.

11. Click Install

Note: Trên Windows, Microsoft Visual C++2005 Redistributable Package cũng được cài đặt.

12. Bước cuối cùng của quá trình cài đặt đưa bạn lựa chọn để xem file Readme.htm, khởi động Flash Media Server, và lựa chọn để khởi

động Flash Media Server bằng tay khi bạn khởi động lại máy tính của bạn. Chọn bất kỳ lựa chọn nào bạn muốn và click Finish.

13. Nếu bạn có một Flash Media Server license file, đặt nó vào trong thư mục RootInstall/licenses và khởi động lại server.

14. Để xác minh lại cài đặt của bạn,

Cài đặt server trên Linux

1. Log in vào tài khoản root

2. Tải file cài đặt FlashMediaServer.tar.gz. 3. Copy file đến một thư mục trên ổ đĩa của bạn.

4. Mở shell window và chuyển đến thư mục chừa file cài đặt. Untar file cài đặt:

Tar –xzvf FlasMediaServer.tar.gz

Một thư mục với chương trình cài đặt được tạo ra.

5. Ở dấu nhắc của shell chuyển đến thư mục vừa được tạo ra ở bước 5

6. Khởi động quá trình cài đặt bằng lệnh sau: ./installFMS

Chương trình cài đặt được khởi động và hiển thị một thông báo chào mừng.

Nhấn phím Enter để bắt đầu cài đặt. Bởi mặc định Flash Media Server được cài đặt đế thư mục /opt/adobe/fms.

7. Làm theo những chỉ dẫn trên màn hinh.

Nhập một người dùng để xác sở hữu tiến trình Flash Media Server. Mặc định là người dùng “nobody”. Lựa chọn của bạn được viết đến

file fms.ini; bạn có thể chỉnh sửa file fms.ini để điều chỉnh điều này và các thuộc tính bảo mật nếu cần.

8. Bạn sẽ được hỏi để nhập một số serial. Nếu bạn không nhập một số serial, hoặc nếu bạn nhập một số không đúng, Flash Media Development Server được cài đặt. Sau khi cài đặt bạn có thể nhập một số serial vào trong file fms.ini để upgrade thành Flash Media Streaming Server hoặc Flash Media Interactive Server.

9. Xem lại những lựa chọn cài đặt bạn đã chọn.

10. Cài đặt hoàn tất. Nếu bạn cấu hình nó khởi động tự động, Flash Media Server sẽ được bắt đầu ngay. Để khởi động bằng tay nhập lệnh

fmsmgr server fms start. Nếu bạn ở trong thư mục RootInstall

nhập ./fmsmgr server fms start.

Nếu bạn có một Flash Media Server license file, đặt nó vào thư mục

RootInstall/license và khởi động lại server. 11. Để thẩm tra lại sự cài đặt của bạn,

3.1.3 Khởi động và dừng server trong window

Khởi động server từ Start menu

1. Chọn Start > All Programs > Adobe > Flash Media Server > Start Adobe Flash Media Server

2. Chọn Start > All Programs > Adobe > Flash Media Server > Start Adobe Flash Media Administration Server

Dừng server từ Start menu

3. Chọn Start > All Programs > Adobe > Flash Media Server > Stop Adobe Flash Media Administration Server

4. Chọn Start > All Programs > Adobe > Flash Media Server > Stop Adobe Flash Media Administration Server

Khởi động, dừng , khởi động lại server từ cửa sổ Services

5. Chọn Start > Control Panel > Administrative Tools > Services

6. Lựa chọn Flash Media Server từ danh sách Services và click Stop, Start, Restart.

7. Lựa chọn Flash Media Administration Server từ danh sách Services và click Stop, Start, Restart.

3.1.4 Khởi động và dừng server trong Linux

Trên Linux, Flash Media Server được cài đặt như một dịch vụ. Bạn khởi động và dừng dịch vụ Flash Media Server sử dụng tiện ích fmsmgr. Cũng dùng tiện ích này để thực thi các tiện ích khác như cấu hình server để khởi động một cách tự động khi hệ thống được khởi động.

Khởi động, dừng hoặc khởi động lại Flash Media Server

1. Đăng nhập vào tài khoản root.

2. Thay đổi đến thư mục mà server được cài.

3. Mở một cửa sổ shell và đánh một trong những lệnh sau:

./fmsmgr server start|stop|restart

Khởi động, dừng hoặc khởi động lại Administration Server

1. Đăng nhập vào tài khoản root.

2. Thay đổi đến thư mục mà server được cài đặt.

3. Mở một cửa sổ shell và đánh một trong những lệnh sau:

3.1.5 Thẩm tra lại những file đã cài đặt

Các file được cài đặt trên Windows

Nếu bạn chọn thư mục mặc định khi cài đặt Flash Media Server thì thư mục cài đặt là C:\Program Files\Adobe\Flash Media Server.

Thư mục Flash Media Server chứa những thành phần sau:

Bảng 3.1 Các thành phần sau khi cài đặt Flash Media Server

Name File or

Folder

Description

applications Folder Thư mục mặc định mà giữ những ứng dụng của Flash Media Server. Khi bạn tạo ra một ứng dụng, tạo một folder trong applications folder với tên của ứng dụng, ví dụ, application/mediApp. Sửa dụng tên này trong client khi gọi NetConnection để connect đến ứng dụng (ví dụ:

nc.connect(“rtmp://someFMSserver.com/mediaAp p”)).

certs Folder

Bạn có thể thay đổi vị trí của thư mục application trong file Flash Media Server/conf/fms.ini hoặc trong AppsDir trong file cấu hình Vhost.xml

conf Folder Chứa cấu chúc phân cấp của file cấu hình XML và file fms.ini

documentation Folder Chứa tài liệu định dạng PDF licenses Folder Chứa những file LIC.

logs Folder Ngay khi server được khởi động nó tạo ra thư mục logs để chứa logs của server

modules Folder Chứa những plug-in để mở rộng chức năng của server.

samples Folder Chứa những file plug-in mẫu.

scriptlib Folder Chứa những file Server-Side ActionScript(ASC) để sử dụng trong server-side scripts. Bạn có thể thay đổi vị trí này trong tag ScriptLibPath trong file Application.xml

tools Folder Chứa những file BAT mà bạn có thể sử dụng để khởi động hoặc dừng server và administration server. Cũng chứa công cụ fmscheck.exe, flvcheck.exe,và far.exe.

FMSAdmin.exe File Flash Media Administration Server. Khi những người quản trị nối server với Administration Console, chúng thực sự được connect đến Administration Sever, cái mà truyền thông với server để thực thi tác vụ quản trị. Để gọi một Administration API, Flash Media Administration Server phải đang chạy.

FMSCore.exe File Cái lõi của Flash Media Server, tất cả script và các luồng media được lấy từ đây.

FMSEdge.exe File Quản lý các kết nối đến Flash Media Server, và gửi kết nối đến tiến trình FMSCore. Có thể có nhiều hơn một bản của FMSEdge đang chạy trên hệ thống.

FMSMaster.exe File Tiến trình chính của Flash Media Server. unins000.exe File Unistall the Server.

dh1024.pem và

dh512.pem

vcredist_x86.exe File Microsoft Visual C++ 2005 Redistributable Package. F_server.ico, start.ico, stop.ico, fms_intaller.ico fms_adminConsole.

File Các icon của Flash Media Server.

File

swf và

fms_adminConsole.ht ml

License.htm File The End User License Agreement. ReadMe.htm File Thông tin về Flash Media Server. Miscellaneous DLL

files

Files Server sử dụng DLL files để cung cấp chức năng mà window không cung cấp bao gồm js32.dll, the Server-Side ActionScript engine.

Cấu hình server

Server được chia thành các mức phân bậc: server, adaptor, virtual host ( còn gọi là vhost), và application. Server ở mức đỉnh và chứa một hay nhiều adaptor. Mỗi adaptor chứa một hay nhiều virtual host. Mỗi virtual host chứa một hay nhiều application. Mỗi application có một hay nhiều bản. Bạn có thể thêm các adaptor và các virtual host để tổ chức server cho việc tạo nhiều ứng dụng.

Nếu bạn đang đặt nhiều website trên một server, sửa dụng virtual hosts để đưa cho những khách hàng của bạn một thư mục gốc của chính họ. Cho ví dụ, bạn có thể sử dụng 2 virtual hosts để giữ ww w . t e s t .c om và ww w .e x a mpl e . c om trên cùng một server.

Bạn có thể gán một địa chỉ IP hoặc một port đến một adaptor, nhưng không phải là virtual host. Vì lý do này, sử dụng adaptors để tổ chức virtual host bởi địa

chỉ IP và port. Cho ví dụ một virtual host cần đại chỉ IP của chính nó để cấu hình SSL, gán nó đến adaptor chứa nó.

Bạn cũng cấu hình một virtual host để chạy như một server cạnh mạng và một server gốc. Server lúc này được gọi là chạy chế độ lai.

Aplications

Các file ứng dụng (SWF, HTML, FLA) phải được lưu giữ ở thư mục applcation. Thư mục application đăng ký các ứng dụng với server.

Bởi mặc định, vị trí của thư mục application là RootInstall/applications. Cho ví dụ, hai ứng dụng live và vod được đi kèm với Flash Media Server được cài đặt ở hai thư mục RootInstall/applications/live và RootInstall/applications/vod tương ứng.

Bạn tạo ra một phiên bản của ứng dụng bởi tạo một thư mục con trong thư mục applications. Cho ví dụ, để tạo một phiên bản của ứng dụng vod gọi là room1, tạo ra một thư mục RootInstall/vod/room1.

Cấu trúc thư mục Configuration

Mỗi thư mục server, adaptor, virtual host, application, và application instances có các file cấu hình khác nhau được lưu giữ dưới định dạng file XML trong thư mục RootInstall/conf: Server.xml, Adaptor.xml, Vhost.xml và Applcation.xml. Cũng có những file cấu hình cho thông tin về administrators và logging: Users.xml và Logger.xml. Những tham số cấu hình quan trọng được đưa ra file fms.ini.

Hình 3.1 Cấu trúc mặc định của thư mục conf

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Giới thiệu về Flash Media Server (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w