1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đời sống văn hóa người mông ở huyện mai châu tỉnh hòa bình (1986-2010)

123 562 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 5,45 MB

Nội dung

Là một người con của tỉnh Hòa Bình, được tận mắt chứng kiến những giá trị văn hóa rất đặc sắc của các dân tộc trong vùng.. Việc giữ gìn và phát huy nền văn hóa dân tộc Mông ở Việt Nam nó

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI TUẤN AN

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƯỜI MÔNG

Ở HUYỆN MAI CHÂU TỈNH HÒA BÌNH

(1986 – 2010)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Thái Nguyên, 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI TUẤN AN

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƯỜI MÔNG

Ở HUYỆN MAI CHÂU TỈNH HÒA BÌNH

(1986 – 2010)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.NGND Nguyễn Cảnh Minh

Thái Nguyên, 2013

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013

Tác giả luận văn

Bùi Tuấn An

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo trong Khoa Lịch sử, đặc biệt là những thầy cô giáo ở chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, những người đã giảng dạy và động viên tôi trong suốt hai năm học vừa qua giúp tôi hoàn thành nghiên cứu và hoàn thiện nghiên cứu đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.NGND Nguyễn Cảnh Minh,

người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu

Qua đây, cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè tôi, những người

đã luôn ở cạnh tôi trong những lúc khó khăn nhất và giúp tôi có được thành quả ngày hôm nay

Luận văn này là kết quả bước đầu của quá trình nghiên cứu khoa học song do điều kiện năng lực và thời gian còn hạn chế, đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót Rất mong được sự đóng góp, bổ sung của các thầy cô và các bạn để công trình thêm hoàn thiện

Tác giả luận văn

Bùi Tuấn An

Trang 5

MỤC LỤC

Trang Trang phụ bìa

Lời cảm ơn i

Lời cam đoan ii

Mục lục iii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN MAI CHÂU TỈNH HÒA BÌNH 11

1.1 Khái quát huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình 11

1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 11

1.1.2 Lịch sử hình thành 14

1.1.3 Tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội 15

1.2 Khái quát về người Mông ở huyện Mai Châu 17

1.2.1 Nguồn gốc, quá trình nhập cư và định cư 17

1.2.2 Khái quát về văn hóa của người Mông ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình trước năm 1986 21

Chương 2 VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI MÔNG Ở HUYỆN MAI CHÂU TỈNH HÒA BÌNH TỪ (1986 – 2010) 24

2.1 Hoạt động kinh tế 24

2.2.1 Canh tác nông nghiệp 24

2.1.2 Chăn nuôi 30

2.1.3 Săn bắn và hái lượm 32

2.1.4 Nghề phụ gia đình 34

2.2 Ẩm thực 37

2.3 Trang phục 39

2.4 Bản Mường, nhà cửa 41

2.4.1 Bản Mường 41

2.4.2 Nhà cửa 42

2.5 Giao thông 45

2.6 Những chuyển biến trong văn hóa vật chất của người Mông ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình 46

Trang 6

Chương 3 VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI MÔNG Ở HUYỆN MAI

CHÂU- TỈNH HÒA BÌNH ( 1986– 2010) 52

3.1 Tín ngưỡng tôn giáo 52

3.2 Phong tục tập quán 60

3.2.1 Nghi lễ khi sinh 60

2.2.2 Nghi lễ trong hôn nhân 62

2.2.3 Nghi lễ trong tang ma 73

3.3 Lễ hội 83

3.3.1 Lễ cúng Đa Zồng 84

3.3.2 Lễ hội mùa xuân 84

3.4 Văn hóa dân gian 87

3.4.1 Văn học dân gian 87

3.4.2 Nghệ thuật dân gian 89

3.5 Ngôn ngữ 90

3.6 Những chuyển biến trong văn hóa tinh thần của người Mông ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình 92

3.8 Mỗi quan hệ giao lưu văn hóa giữa người Mông với các tộc người khác trong huyện 95

KẾT LUẬN 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

PHỤ LỤC

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nói đến dân tộc là nói đến văn hóa, đến truyền thống và khả năng sáng tạo văn hóa của mỗi dân tộc Văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng, cá nhân là vấn đề không thể thay thế được và bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc được hình thành và phát triển qua sự sáng tạo của chính dân tộc đó Nếu để mất đi bản sắc văn hóa dân tộc thì không còn chính dân tộc mình nữa.Vì vậy giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc là một việc làm hết sức quan trọng và cấp bách nhằm triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của Đảng về công tác văn hóa Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay trên thế giới và khu vực đang diễn ra quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa

Việt Nam từ khi lập nước (Văn Lang – Âu Lạc) đã là quốc gia đa dân tộc Tính đa dân tộc ngày càng được củng cố và tăng cường trong quá trình phát triển của lịch sử, tạo thành một trong những đặc điểm nổi bật của nước

ta Hiện nay nước ta có 54 thành phần dân tộc trong đó đa số là người kinh, còn lại 53 dân tộc thiểu số anh em, các dân tộc Việt Nam đã không ngừng đấu tranh xây dựng và bảo vệ nền độc lập dân tộc và tạo dựng nền văn hóa Việt

Nam “đậm đà giàu bản sắc”

Nói đến văn hóa (vật chất, văn hóa xã hội, văn hóa tinh thần) là nói đến những sản phẩm do trí óc và bàn tay con người sáng tạo nên Đất nước Việt Nam có được ngày hôm nay là thành quả to lớn, là sức sáng tạo không mệt mỏi của 54 dân tộc anh em Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, có nền văn

hóa chung “thống nhất trong đa dạng”, song mỗi dân tộc lại có địa vực cư

trú, điều kiện hoàn cảnh lịch sử địa lý văn hóa riêng, trong quá trình hình thành và phát triển của mỗi dân tộc lại tạo dựng nên một truyền thống văn hóa mang đặc trưng của dân tộc đó, và chính yếu tố đó đã tạo nên tổng thể bản sắc của dân tộc Việt đa dạng và phong phú

Trang 8

Tính đa dạng của văn hóa dân tộc nước ta thể hiện trong sắc thái văn hóa vùng miền, mỗi vùng miền lại mang những yếu tố, sắc thái văn hóa riêng được thể hiện trong mọi mặt đời sống, văn hóa vật chất cũng như văn hóa tinh thần Trong văn hóa của mỗi dân tộc, đều có sự kết tinh của tinh hoa văn hóa các dân tộc khác (văn hóa các dân tộc lân cận, văn hóa vùng và văn hóa nhân loại) Trong quá trình giao lưu và tiếp biến giữa các quốc gia, dân tộc với nhau, làm cho nền văn hóa mang đậm bản sắc riêng của mỗi dân tộc luôn có

sự ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau

Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa có đặc điểm bao trùm “thống nhất

trong đa dạng” Đây là nét truyền thống văn hóa của dân tộc, nó vừa là nét

đặc thù vừa là nét hấp dẫn Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội là sản phẩm của trí tuệ, tài năng, đạo lý của cả cộng đồng, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong mối quan hệ tương tác giữa con người – xã hội – tự nhiên Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội của đất nước Bản sắc văn hóa Việt Nam được hình thành và phát triển trong những điều kiện tự nhiên của lịch sử và con người cụ thể

Nói đến văn hóa các dân tộc ở nước ta, đây là vấn đề mang tính chiến lược lâu dài, mang tính thời sự nóng bỏng, đó là mối quan hệ giữa yếu tố truyền thống và hiện đại Bởi vì bản thân văn hóa là một phạm trù lịch sử, nó luôn sống động và chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố nội sinh và ngoại sinh Trong đó yếu tố ngoại sinh là quan trọng không thể thiếu Nhằm bảo tồn giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số nói riêng và bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung theo nghị quyết 5, BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (VIII) đã đề ra 10 nhiệm vụ cụ thể trong công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Nghị quyết

còn khẳng định, nhấn mạnh việc “coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá

trị truyền thống và xây dựng phát triển ngững giá trị mới về nền văn hóa, văn nghệ thuật các dân tộc thiểu số”

Trang 9

Mỗi dân tộc trên đất nước ta dù miền suôi hay miền ngược, đồng bằng hay miền núi trong quá trình phát triển đếu sáng tạo nên một nền văn hóa có bản sắc và có giá trị

Việc nghiên cứu văn hóa truyền thống của các tộc người thiểu số nói chung là một việc làm cần thiết, phù hợp với tinh thần nghị quyết ban chấp hành

TW lần thứ 9 (khóa IX) Đảng ta: “Phải nghiên cứu để bảo tồn và phát huy

những di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc ít người ở Việt Nam”

Trên tinh thần đó việc nghiên cứu sưu tầm một cách đầy đủ, có hệ thống kho tàng văn hóa dân gian của các dân tộc là việc làm thiết thực, nhằm nâng cao hiểu biết về giá trị văn hóa của các dân tộc ít người, nhằm góp phần bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa truyền thống, tạo lập cơ sở khoa học cho các giải pháp hữu hiệu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố và nâng cao tinh thần đoàn kết dân tộc, thực hiện thành công các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước

Hòa Bình là một tỉnh miền núi, nằm ở cửa ngõ của Tây Bắc vốn là quê

hương của “nền văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng, đã để lại nhiều di chỉ từ thời đồ

đá giữa, cách đây hàng vạn năm

Tỉnh Hòa Bình có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, dân cư trong tỉnh gồm 7 dân tộc: Mường, Thái, Kinh, Tày, Dao, Mông, Hoa với tổng dân

số 803,3 nghìn người (theo danh mục điều tra dân số năm 2004) Trong đó dân tộc Mông sống tập trung chủ yếu ở hai xã Hang Kia và xã Pà Cò thuộc huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình, có quá trình lịch sử định cư lâu dài ở đây Tại hai địa bàn này từ xa xưa đã hình thành hai nhóm người Mông: người Mông Đen và Mông Hoa Có thể thấy cho đến ngày nay người Mông vẫn lưu giữ được những nét bản sắc văn hóa riêng mang tính đặc thù, tiêu biểu của dân tộc mình

Là một người con của tỉnh Hòa Bình, được tận mắt chứng kiến những giá trị văn hóa rất đặc sắc của các dân tộc trong vùng Tôi thấy rằng những

Trang 10

phong tục tập quán của người Mông ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình còn gần như lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống Chính vì vậy tôi đã

mạnh dạn chọn đề tài: Đời sống văn hòa người Mông ở huyện Mai Châu tỉnh

Hòa Bình (1986 – 2010) làm luận văn thạc sỹ của mình Luận văn sẽ góp

phần giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương bản mường và lòng tự hào dân tộc cho con em các dân tộc trong tỉnh Hòa Bình nói chung và người Mông ở huyện Mai Châu – tỉnh Hòa Bình nói riêng

Việc chọn đề tài này chắc chắn có hiệu quả thiết thực trong việc đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống và phát triển đời sống văn hóa – xã hội của các dân tộc tỉnh Hòa Bình nói chung và dân tộc Mông ở huyện Mai Châu nói riêng

2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

“Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong

cộng đồng các dân tộc Việt Nam” (Trích nghị quyết 5 khóa VIII Ban chấp

hành TW Đảng – phần nói về văn hóa các dân tộc thiểu số) [3-15]

Hơn 50 dân tộc trên đất nước ta đều có giá trị và sắc thái văn hóa riêng, các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam Việc giữ gìn và phát huy nền văn hóa dân tộc Mông ở Việt Nam nói chung và dân tộc Mông ở Huyện Mai Châu – tỉnh Hòa Bình nói riêng là góp phần quan trọng vào việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc trong các vùng miền khác

Cộng đồng người Mông trong quá trình thiên di và định cư lâu dài trên lãnh thổ Việt Nam, họ đã sáng tạo nên một nền văn hóa mang sắc thái riêng của tộc người Cho đến nay việc sưu tầm và nghiên cứu văn hóa của người Mông vẫn đang là đề tài thu hút nhiều nhà khoa học nghiên cứu

Trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu về văn hóa người Mông với các tác giả như:

Cuốn Lịch sử người Mèo, 1924, của cha cố Savina (người Pháp), xuất

bản tại Hồng Kông Đây là công trình nghiên cứu về đặc điểm trong đời sống

Trang 11

văn hoá và xã hội của người Mông để phục vụ cho mục đích truyền đạo và thiết lập ách thống trị của thực dân Pháp ở vùng người Mông Vì vậy, công trình này mang nặng quan điểm của thực dân Pháp áp đặt khiên cưỡng khi cho rằng người Mông và văn hoá người Mông có nguồn gốc sâu xa từ phương Tây Mặc dù vậy, công trình này cũng có giá trị về mặt tư liệu trong việc nghiên cứu về nguồn gốc và những tập tục xã hội của người Mông;

Cuốn Dân ca Mông của nhà sưu tầm văn hoá dân gian Doãn Thanh,

1984, NXB Văn học, là công trình sưu tập có hệ thống các bài hát dân ca của người Mông - một yếu tố quan trọng làm nên văn hoá tinh thần của dân tộc

Mông Tác giả Bế Viết Bảng (chủ biên), 1987, Dân tộc Mèo – Các dân tộc ít

người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc), NXB Khoa học xã hội, cũng đề cập tới

các mặt đời sống văn hóa của các tộc người ở vùng Tây bắc Việt Nam;

Cuốn Dân tộc Mông ở Việt Nam của hai tác giả Hoàng Nam và Cư Hoà

Vần, 1994, NXB Văn hoá dân tộc Các tác giả đã giới thiệu khái quát về lịch

sử di cư, tên gọi, địa bàn cư trú, phân nhóm, sinh hoạt vật chất và tinh thần của nguời Mông ở Việt Nam, trong đó có đề cập tới người Mông ở Mù Cang

Chải Tác giả Trần Hữu Sơn, 1996, Văn hóa Mông, NXB văn hóa dân tộc, tác phẩm đã nêu khái quát về những nét văn hóa đắc sắc của người Mông;

Cuốn Âm nhạc dân tộc Mông của Hồng Thao, 1997, NXB Văn hoá dân

tộc Trong tác phẩm này tác giả đi sâu nghiên cứu về các nhạc khí của dân tộc Mông, lời ca trong bài hát Mông, trên cơ sở đó tác giả rút ra những đặc điểm của âm nhạc Mông Đây là một tài liệu có giá trị quan trọng để nghiên cứu về văn hoá tinh thần của người Mông ở Việt Nam nói chung và người Mông ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình nói riêng;

Tác giả Bùi Xuân Trường, 1999, với tác phẩm: Tác dụng của luật tục

đối với việc quản lý xã hội ở các dân tộc Thái, Mông – Tây Bắc Việt Nam

NXB – VHDT, các tác phẩm này đã đề cập đến những phong tục tập quán của một số dân tộc ở vùng Tây Bắc, trong đó có đề cập đến phong tục tập quán

Trang 12

của người Mông Tiếp theo nhóm tác giả Ngô Ngọc Thắng, Lê Sỹ Giáo,

Hoàng Nam (2002), đã cho ra đời tác phẩm: Văn hóa bản làng truyền thống

các dân tộc Thái, H’Mông vùng Tây Bắc Việt Nam NXB-VHDT: đã cho biết

thêm về những yếu tố văn hóa truyền thống của người Mông ở các tỉnh Tây

Bắc Việt Nam Tiếp theo là tác giả Phạm Đức Dương với tác phẩm: Người

H’Mông và tiếng nói của họ ( Bản thảo – tài liệu lưu trữ của viện Đông Nam

Á), tác phẩm đã đi sâu nghiên cứu về ngôn ngữ của tộc người Mông;

Cuốn Văn hoá tâm linh của người Mông ở Việt Nam truyền thống và hiện đại của tác giả Vương Duy Quang, NXB - Văn hoá Thông tin, 2005 Tác

giả viết về đời sống tâm linh truyền thống của người Mông, những nét mới trong đời sống tâm linh của người Mông hiện nay và những tác động của sự biến đổi đó tới văn hoá người Mông, trong đó tác giả có đề cập tới đời sống tâm linh của người Mông ở Mù Cang Chải;

Ngoài ra còn phải kể tới cuốn Văn hóa truyền thống một số tộc người ở

Hòa Bình của PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Nga, 2007, đã đề cập đến những

khía cạnh về đời sống văn hóa của người Mông ở xã Pà Cò huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình Tuy nhiên tác phẩm này chưa nghiên cứu một cách toàn diện

và sâu sắc vế toàn bộ đời sống văn hóa của người Mông ở huyện Mai Châu -

tỉnh Hòa Bình Vì vậy tôi đã chọn đề tài tìm hiểu “Đời sống văn hóa người

Mông ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình (1986 -2010)” làm luận văn thạc sỹ

của mình

3 ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về đời sống văn hóa người Mông ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình (1986 – 2010), với hai lĩnh vực là: Đời sống văn hóa vật chất và đời sống văn hóa tinh thần

3.2 Phạm vi nghiên cứu

+ Giới hạn về không gian: Luận văn nghiên cứu văn hóa người Mông

ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình

Trang 13

+ Giới hạn về thời gian: Đề tài nghiên cứu về văn hóa người Mông ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình từ 1986 đến 2010

4 NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Nguồn tài liệu

- Với đề tài tìm hiểu “ Đời sống văn hóa người Mông ở huyện Mai

Châu tỉnh Hòa Bình (1986 -2010)” là đề tài nghiên cứu lịch sử văn hóa địa

phương còn mới mẻ, nguồn tài liệu còn ít vì vậy để hoàn thành luận văn này tôi đã cố gắng sưu tầm, tập hợp tư liệu ở nhiều nguồn khác nhau

1.1 Các tác phẩm lịch sử, các sách chuyên khảo

Đại việt sử ký toàn thư, Đại nam thực lục, Việt sử thông giám cương mục… do nhà nước phong kiến biên soạn, sách viết về dân tộc học, sách lịch

sử địa phương

1.2 Các bài viết đăng trên tạp chí

Tạp chí dân tộc học, Tạp chí nghiên cứu con người, Tạp chí Đông Nam

Á, Tạp chí nghiên cứu lịch sử…

1.3 Nguồn tư liệu địa phương

- Tư liệu địa phương:

Lịch sử Đảng bộ Hòa Bình, lịch sử Đảng bộ huyện Mai Châu và một số tác phẩm văn hóa văn nghệ địa phương, báo Hòa Bình

- Tư liệu truyền miệng:

Điền dã các bản mường nơi có truyền thống văn hóa, văn nghệ và truyền thống cách mạng Qua việc đi thực tế, khảo sát, trao đổi với các già bản, so sánh các nguồn tư liệu

2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi coi trọng khâu giám định nguồn tư liệu để bảo đảm độ chính xác, khoa học của các tư liệu sử học

Triệt để sử dụng phương pháp luận sử học, phương pháp Mac-xit, phương pháp liên ngành Kết hợp phương pháp liên ngành, điều tra dân tộc

Trang 14

học, phương pháp so sánh đối chiếu các nguồn tư liệu có thể liên quan đến đề tài để từ đó rút ra những kết luận khoa học

Ngoài ra chúng tôi luôn quan tâm, đặt mối quan hệ của đề tài văn hóa dân tộc Mông ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình trong mối quan hệ với các dân tộc khác cộng cư ở địa phương, để có cái nhìn tổng thể, toàn diện về đề tài đồng thời làm rõ đặc điểm đa dạng trong thống nhất của văn hóa Việt Nam

5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

1 Luận văn là công trình ngiên cứu tương đối đầy đủ có hệ thống về đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Mông ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình chủ yếu là từ năm 1986 đến 2010

2 Trên cơ sở đó luận văn làm rõ quá trình hình thành phát triển và đặc điểm trong đời sống văn hóa vật chất, tinh thần của người Mông Ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình

3 Luận văn làm sáng tỏ sự chuyển biến trong đời sống văn hóa vật chất của người Mông ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình từ 1986 tới năm 2010

4 Luận văn là một tài liệu bổ ích góp phần vào việc biên soạn giảng dạy về lịch sử địa phương và giáo dục truyền thống cho nhân dân ở địa phương

6 BỐ CỤC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở, kết luận, phụ lục bao gồm ảnh minh họa, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Khái quát về huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình

Chương 2: Văn hóa vật chất của người Mông ở huyện Mai Châu tỉnh

Hòa Bình ( 1986 – 2010)

Chương 3: Văn hóa tinh thần người Mông ở huyện Mai Châu- tỉnh Hòa

Bình( 1986 – 2010)

Trang 15

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN MAI CHÂU - HÒA BÌNH

Trang 16

BẢN ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ HUYỆN MAI CHÂU - HÒA BÌNH

Trang 17

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN MAI CHÂU TỈNH HÒA BÌNH

1.1 Khái quát huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình

1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Mai Châu là một huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình, nằm ở phía Tây Bắc của tổ quốc Đi hết huyện Tân Lạc ở phía Đông, qua đèo Thung Khe là đến Mai Châu với những ngọn núi lớn nhỏ và những thung lũng lớn; huyện có tọa độ địa lý là 20024’- 20045’ vĩ bắc và 104031’- 105016’ kinh đông;

- Phía đông giáp huyện Tân Lạc

- Phía Bắc giáp huyện Đà Bắc;

- Phía Tây giáp huyện Mộc Châu ( Sơn La);

- Phía Nam giáp huyện Quan Hóa và huyện Bá Thước (Thanh Hóa) Theo số liệu thống kê năm 2004, huyện Mai Châu có tổng diện tích đất

tự nhiên là 571km2 (chiếm 12,4% diện tích toàn tỉnh) Diện tích đất nông nghiệp là 5.033,24 ha, chiếm 9,71%; diện tích đất lâm nghiệp là 35.505,15 ha, chiếm 68,46%; phần còn lại là đất ở, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng và sông, suối, núi đá chiếm 21,83%., dân số trung bình là 52.615 người (chiếm 6,6% dân số toàn tỉnh), mật độ dân số là 92,1 người/km2 (bằng 1,8% mật độ dân số toàn tỉnh).[3 - 15]

Về địa hình Mai Châu rất đa dạng, như đã nói bao gồm cả vùng đất thấp và vùng núi cao Vùng núi cao có những dãy núi đá vôi dựng đứng chạy dọc từ Xăm Khòe, Mai Hịch, qua Mai Hạ đến Chiềng Châu, ở giữa các dãy núi là các thung lũng khá bằng phẳng Còn vùng đất thấp bao gồm hai loại đất

phù sa (sông Mã và sông Đà) và đất nguyên sinh Mỗi loại đất có nét đặc

trưng riêng phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau, nhất là cây lúa

Địa hình Mai Châu khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều khe, suối và núi cao Theo đặc điểm địa hình, có thể chia thành hai vùng rõ rệt:

Trang 18

Vùng thấp: phân bố dọc theo suối Xia, xuối Mùn và quốc lộ 15, diện

tích trên 2.000ha địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ

Vùng cao: giống như một vành đai bao quanh huyện, gồm 8 xã với tổng

diện tích trên 400 km2, có nhiều dãi núi, địa hình cao hiểm trở Độ cao trung

bình so với mực nước biển là 500 - 600m, điểm cao nhất là 1.287m (núi Spai

Linh thuộc địa phận xã Pà Cò), điểm thấp nhất là 220m (thuộc thị trấn Mai

thấp dần theo chiều từ Tây Bắc xuống Đông Nam

Ở vị trí cửa ngõ vùng Tây Bắc, khí hậu Mai Châu chịu ảnh hưởng rõ rệt của chế độ gió mùa Tây Bắc, mang sắc thái riêng của khí hậu nhiêt đới núi cao, bức xạ của vùng tương đối thấp, số giờ nóng trong ngày vào mùa hè là 5

- 6 giờ, mùa đông là 3 - 4 giờ Độ ẩm trung bình năm là 82%, khí hậu Mai Châu một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, bình quân có 122 ngày mưa/năm, cao nhất là 146 ngày, chịu ảnh hưởng nhiều của bão lốc và gió lào Trong mùa mưa có gió nam luôn bổ sung độ ẩm và hơi nước, cường độ gió tương đối mạnh Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau với khí hậu khô hanh, độ ẩm xuống thấp, có ngày có sương muối, sương mù

và mưa phùn giá rét Biến động nhiệt độ trong ngày cao Hướng gió thịnh hành là gió mùa đông bắc

Hệ đất đai ở Mai Châu được hình thành trên nền đá cổ hoặc đá trẻ, phát sinh trên các loại đá trầm tích biến chất Một số nơi do khai thác quá lâu nên đất đã bị xói mòn trơ sỏi đá Bên cạnh các loại đất đồi núi, trên lãnh thổ Mai Châu còn một số loại đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước và đất phù sa Lớp đất ở Mai Châu chủ yếu gồm các loại đất đỏ và đất mùn Chỉ riêng hai nhóm đất này đã chiếm tới 92,02% diện tích tự nhiên Đất có kết cấu tốt, độ phì nhiêu tự nhiên tương đối cao Tuy nhiên, do độ dốc lớn, phân bố ở địa hình chia cắt mạnh, đất có thành phần cơ giới nhẹ nên khả năng bị rửa trôi cao

Trang 19

Mai Châu có nguồn tài nguyên rừng khá phong phú, chủ yếu là các kiểu rừng tự nhiên với nhiều loài cây nhiệt đới, gồm các loại gỗ quý (lát hoa, sến ), các loại cây đặc sản có giá trị (sa nhân, song ), các loại tre, nứa, luồng Tuy nhiên, do quá trình khai thác không có kế hoạch kéo dài, thiếu tổ chức, quản lý, thêm vào đó là việc đốt phá rừng làm nương, rẫy đã dẫn đến hậu quả là hiện nay nguồn tài nguyên rừng nơi đây đã nhanh bị cạn kiệt Quá trình chặt phá thiếu tổ chức, phát nương làm rẫy của bà con đã tạo ra những trảng cỏ nghèo, độ che phủ thấp, huỷ diệt môi trường sinh sống của các loài động vật Hiện nay, các loại động vật rừng như lợn, gấu, khỉ, vượn, hoẵng, gà lôi, rắn trong các thảm rừng hiện còn ở Mai Châu rất hiếm, nếu có thì số lượng ít, sống tập trung trong các khu rừng cấm Đến năm 2002, theo số liệu thống kê, toàn huyện chỉ còn 35.507,91 ha rừng với trữ lượng gỗ khoảng 2.615 m3.[7, tr.895]

Được thiên nhiên ưu đãi, cảnh quan môi trường nơi đây rất đẹp, với núi non hùng vĩ, thảm rừng được bảo vệ luôn giữ màu xanh tươi Ngoài ra, Mai Châu từ lâu đã nổi tiếng vơi những khu di tích, danh thắng như hang Khoài, hang Láng, hang Lác, bản Bước, bản Lác, xóm Hang Kia gắn liền với lích

sử phát triển của Mai Châu có hệ thống sông, suối khá dày đặc, là nguồn cung cấp nước phong phú phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Ngoài hai con sông lớn chảy qua là sông Đà và sông Mã, ở Mai Châu còn có 4 con suối lớn là suối Xia dài 40 km, suối Mùn dài 25 km, suối Bãi Sang dài 10 km và suối Cò Nào dài 14 km cùng với nhiều khe, lạch, mạch nước, hệ thống các ao,

hồ tự nhiên và nhân tạo

Tuy nhiên, do địa hình có độ dốc lớn nên khả năng trữ nước của hệ thống sông, suối ở Mai Châu kém Vào mùa khô, một số xã thường lâm vào tình trạng thiếu nước trầm trọng như Noong Luông, Thung Khe Ngược lại, chính vì mất rừng và địa thế dốc đã tạo điều kiện hình thành lũ quét có sức tàn phá ghê gớm sau các trận mưa lớn trong mùa lũ

Trang 20

Hệ thống núi đá của Mai Châu là nguồn đá nguyên liệu dồi dào cung cấp cho ngành xây dựng cũng như các ngành sản xuất vật liệu xây dựng Một

số xã ở vùng cao như Pù Bin, Noong Luông, Nà Mèo còn rải rác có vàng sa khoáng với trữ lượng không lớn

Từ khi đất nước bước sang thời kỳ đổi mới, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách chú ý tới các vùng dân tộc miền núi Huyện Mai Châu cũng là một trong số những nơi được thụ hưởng và thực hiện rất nhiều chính sách đối với

bà con dân tộc thiểu số Trải qua quá trình phát triển lâu dài địa điểm trên vẫn mang đậm bản sắc riêng có của người Mai Châu đồng thời trở thành nơi thu hút nhiều khách du lịch Đặc biệt từ khi thực hiện các chương trình chính sách dân tộc theo nghị định số 135 và 134 của Chính Phủ thì việc đầu tư và phát triển, trình độ dân trí, đời sống bà con nhân dân ngày cành được nâng cao Các khu du lịch ở Mai Châu cũng được đầu tư và phát triển mạnh mẽ hơn, tận dụng những cảnh quan và điều kiện tự nhiên vốn có ở nơi đây, bà con đã tạo nên những địa điểm du lịch văn hóa, lịch sử, tự nhiên thu hút đông đảo khách

du lịch

1.1.2 Lịch sử hình thành

Tỉnh Hòa Bình là một tỉnh miền núi, nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, là

nơi có vị trí chiến lược quan trọng đối với sự phát triển của đất nước nói chung

và của vùng Tây Bắc nói riêng về an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hóa, xã hội, địa giới hành chính toàn tỉnh có 10 huyện một thị xã, trong tỉnh có rất nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống

Huyện Mai Châu trước kia được gọi là Mường Mai, được hình thành vào khoảng thế kỷ XIII, thời nhà Trần, Mường Mai thuộc lộ Đà Giang, xứ Hưng Hóa Dưới triều Nguyễn, đổi thành châu Mai Châu, gồm có tổng Thanh Mai

và tổng Bạch Mai

Kể từ thời Pháp thuộc, châu Mai Châu thuộc phủ Chợ Bờ, tỉnh Mường Hòa Bình Tháng 10 - 1890, châu Mai Châu và châu Đà Bắc hợp làm một, gọi

Trang 21

là Mai Đà Sau một thời gian tồn tại lại tách làm hai châu cho tới năm 1941 lại hợp thành huyện Mai Đà Sau cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp thắng lợi, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của cách mạng đến năm 1956, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định tách huyện Mai Đà thành hai huyện là huyện Mai Châu và huyện Đà Bắc, tồn tại và phát triển cho tới ngày nay

Năm 1957, theo quyết định của Liên khu III, huyện Mai Châu bao gồm 5 xã: Mai Thượng, Tân Mai, Mai Hạ, Bao La và Pù Bin Trong thời kỳ đấu tranh thống nhất đất nước, địa giới hành chính của huyện không có gì thay đổi lớn

Từ năm 1986, khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, huyện Mai Châu bao gồm 21 xã và 1 thị trấn, sau đó huyện cũng đã có một số thay đổi trong việc tách nhập các xã trong hai huyện Mai Châu và Đà Bắc Đến năm 2010,

huyện đã ổn định với 23 đơn vị hành chính gồm 22 xã: Tân Dân (sáp nhập

năm 2010), Tân Mai, Mai Hạ, Bao La, Pù Bin, Cun Pheo, Piềng Vế, Xăm

Khòe, Mai Hịch, Vạn Mai, Chiềng Châu, Nà Phòn, Nà Mèo, Tòng Đậu, Đồng Bảng, Phúc Sạn, Tân Sơn, Noong Luông, Ba Khan, Thung Khe, Hang Kia, Pà

Cò và thị trấn Mai Châu Cùng với việc gia tăng các đơn vị hành chính trong huyện là sự gia tăng dân số, bên cạnh đó là sự giao lưu, tiếp biến giữa các nền văn hóa trên địa bàn huyện cũng như với các khu vực xung quanh

1.1.3 Tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội

1.1.3.1 Tình hình kinh tế

Về phát triển sản xuất: thực hiện các mô hình sản xuất mới với sự chuyển giao, vật tư công cụ sản xuất, được hỗ trợ và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, qua đó đã làm tăng năng suất, sản lượng, sản phẩm nông lâm nghiệp ngày càng tăng góp phần tăng thu nhập cho người dân trong vùng Năm 2010 có trên 75% số hộ đạt được mức thu nhập bình quân đầu người trên 13,5 triệu đồng/năm

- Về cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng được cải thiện, các xã đều có trường tiểu học và trung học cơ sở, có điện sinh hoạt và đường ô tô đến trung tâm xã,

Trang 22

có 98,6% trẻ em trong độ tuổi được đến trường Về Y tế, các xã đều có Trạm

y tế, đảm bảo thực hiện công tác vệ sinh phòng dịch, khám chữa bệnh thông thường, đảm bảo sức khoẻ cho người dân

- Về nâng cao năng lực: Công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ xã bản được quan tâm

- Về thu nhập và giảm nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, trung bình

giảm 6,1%/năm (đầu năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo trung bình là 52,74%, đến năm

2010 giảm xuống còn 22%).[6, tr.13]

1.1.3.2 Tình hình văn hóa

- Về nâng cao đời sống văn hoá, xã hội: Đời sống văn hoá của đồng bào được cải thiện, văn hoá truyền thống được bảo tồn, giữ gìn và phát triển, nhiều lễ hội, phong trào hoạt động văn hoá mới được khuyến khích Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước tới cán bộ, Đảng viên, nhân dân các xã được tăng cường, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc Trên 75% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 90,61% số hộ được sử dụng điện; trên 99,8% học sinh tiểu học; 94,93% học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi đến trường;

Bên cạnh việc thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ và nhân dân trong huyện luôn có ý thức gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa đặc trưng của các dân tộc trong huyện, bên cạnh việc giao lưu tiếp thu các yếu tố văn hóa mới của các dân tộc anh em trên địa bàn cũng như các khu vực lân cận Từ đó góp phần phát triển hơn nữa nền kinh tế, văn hóa -

xã hội của huyện

1.1.3.3 Tình hình xã hội

Huyện Mai Châu được thành lập ngày 15 tháng 01 năm 1957, được tách từ huyện Mai Đà cũ Mai Châu là nơi tập trung sinh sống của nhiều dân tộc anh em Năm 2010, dân số của huyện 52.615 người (chiếm 6,6% dân số toàn tỉnh), mật độ dân số là 92,1 người/km2 (bằng 1,8% mật độ dân số toàn

Trang 23

tỉnh) Theo thống kê trên toàn huyện có trên 20 dân tộc cùng sinh sống, trong

đó có 5 dân tộc chiếm phần đa dân số của huyện là: Thái 29.855 người (chiếm 59,9%), Dao 1.029 người (chiếm 2,1%), Tày 54 người (chiếm 0,1%), Mông ( chiếm 10,1%), Kinh( chiếm 12,5%), Mường( chiếm 15,1%) Ngoài ra là đồng bào các dân tộc Dao, Tày, Hoa, Nùng, Khơ Me sự phân bố dân cư trong huyện các dân tộc sinh sống đan xen ở hầu hết các xã của huyện Thành phần dân cư cho thấy huyện Mai Châu là nơi diễn ra sự giao lưu tiếp xúc nhiều nét văn hóa khác nhau trong địa bàn tỉnh Hòa Bình, trong đó người Mông cũng là một trong những cộng đồng người cấu thành nên sự đa dạng của bản săc văn hóa ở khu vực huyện Mai Châu

Huyện Mai Châu có một bề dày lịch sử đáng trân trọng Trong hơn sáu thế kỉ xây dựng và phát triển, đồng bào các dân tộc huyện đã để lại nhiều dấu

ấn lịch sử đậm nét của vùng dất Mường Mai xưa kia

Từ trước năm 1945, xã hội người Thái ở Mai Châu được phân chia đẳng cấp rất rõ rệt Thống trị xã hội là hệ thống Phìa, Tạo cha truyền con nối, bên dưới các là các Tạo mường làm Bang tá, Chánh tổng Trực tiếp cai quản

làng bản là các Tạo Poọng, Tạo bản Khi đất nước bị thực dân Pháp xâm

lược, chế độ Phìa, Tạo dần trở thành bộ máy tay sai của thực dân từ tổng đến

xã, nhằm dễ bề cai trị và đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân, bọn thực dân, phong kiến đã sử dụng thủ đoạn chia rẽ sự đoàn kết dân tộc, đầu độc người dân bằng tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan Tuy nhiên, với tinh thần dân tộc

tự tôn, đồng bào các dân tộc ở Mai Châu đã không ngừng đấu tranh cho tự do của mình và của đất nước Tổng kết hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, quân và dân Mai Châu đã được tặng thưởng nhiều huy chương các loại, nhiều bằng khen của Trung ương và Tỉnh

1.2 Khái quát về người Mông ở huyện Mai Châu

1.2.1 Nguồn gốc, quá trình nhập cư và định cư

Cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Với số dân hơn 80 vạn người đứng thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc và cư trú ở vùng núi cao

Trang 24

phía Bắc và phía Tây, người Mông có nền văn hoá rất phong phú, giàu bản

sắc và có truyền thống từ lâu đời

Người Mông sinh sống ở Việt Nam có khoảng 80 vạn người thuộc nhóm ngôn ngữ: Mông - Dao Người Mông (từ Quý Châu - Vân Nam - Quảng Tây - Trung Quốc) thiên di vào Việt Nam cách ngày nay khoảng 300 năm, bằng nhiều đợt, rải rác suốt thời gian dài cho tới cuối thế kỷ XIX Người Mông vào Việt Nam là do nguyên nhân: trong lịch sử các triều đại phong kiến Trung Hoa đã gây ra nhiều cuộc chiến tranh tàn bạo và đẫm máu, đàn áp nhiều tộc người (trong đó có người Mông), để giành quyền cai trị đất nước, làm người Mông phải thiên di đi khắp nơi

Điểm đầu tiên, họ đặt chân đến là Mèo Vạc trên cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang), nơi địa đầu Tổ quốc Việt Nam Vì thế, người Mông sinh sống ở Việt Nam đều coi cao nguyên Đồng Văn là quê hương đất tổ của mình Người Mông phân chia thành 4 nhóm: Mông Hoa (Mông Lềnh), Mông Đen (Mông Dú), Mông Xanh (Mông Chúa), Mông Trắng (Mông Đu) Tuy có 4 nhóm Mông khác nhau, nhưng về ngôn ngữ và văn hoá cơ bản giống nhau, sự khác nhau giữa các nhóm chủ yếu là dựa trên trang phục phụ nữ

Người Mông phân bố hầu khắp trên các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ

An và một số ít ở Phú Thọ Sau ngày giải phóng miền Nam (1975), một bộ phận Người Mông di cư vào sinh sống ở các tỉnh Tây Nguyên Người Mông ở Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ về nguồn gốc, ngôn ngữ, văn hoá với cộng đồng người Mẹo ở Lào, người Mông ở Thái Lan, người Miêu ở Trung Quốc

và Myanma

Tuy cư trú ở độ cao từ 700m đến 1.500m, rải rác khắp nơi trên miền núi phía Bắc Việt Nam và trên Tây Nguyên, nhưng tộc người Mông vẫn duy trì được bản sắc văn hoá độc đáo của mình trong cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam

Theo các nhà dân tộc học Việt Nam thì phần lớn những người Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc đều di cư trực tiếp từ Quý Châu, Quảng Tây và

Trang 25

Vân Nam (Trung Quốc) sang Riêng một số nhóm ở Thanh Hoá, Nghệ An di

cư đến Việt Nam qua Lào Người Mông đến Việt Nam bằng các con đường

khác nhau và chia thành nhiều đợt, trong đó có 3 đợt chính:

- Đợt thứ nhất, khoảng 100 hộ, thuộc các họ Lù, Giàng từ Quý Châu

đến khu vực các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, thời gian vào quãng cuối đời Minh, đầu đời thanh của lịch sử Trung Quốc, tương đương với những năm có phong trào của người Miêu ở Quý Châu chống lại chính sách

“cải tổ quy lưu” và bị thất bại, cách đây trên 300 năm Từ đây, họ bắt đầu tiếp

tục di cư vào sâu hơn đến các tỉnh thuộc Đông Bắc Việt Nam;

- Đợt thứ hai, khoảng trên 100 hộ, trong đó có những hộ thuộc họ

Vàng, họ Lý cũng vào khu vực Đồng Văn Còn một nhóm khác số người ít hơn, thuộc các họ Vàng, Lù, Chấu, Sùng, Hoàng, Vừ vào khu vực Si Ma Cai, Bắc Hà, tỉnh Lào Cai Sau đó có khoảng 30 hộ gồm các họ Vực, Sùng chuyển sang phía Tây Bắc Việt Nam Thời gian của đợt di chuyển này cách đây trên

200 năm Một số hộ người Mông này sau đó tiếp tục di cư rải rác đến các tỉnh của Tây Bắc Việt Nam;

- Đợt thứ ba, số người Mông di cư vào Việt Nam đông nhất, gồm

khoảng trên 10 ngàn người Phần lớn họ từ Quý Châu, có một số từ Quảng Tây và Vân Nam sang, chủ yếu vào các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái… Thời gian của đợt di cư này tương đương với thời kỳ của phong trào “Thái Bình Thiên Quốc”, trong đó có người Miêu tham gia, chống lại nhà Mãn Thanh từ năm 1840 đến 1868 Về sau, họ tiếp tục di cư đến các huyện của các

tỉnh thuộc Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam

Về sau hàng năm vẫn có người Mông di cư lẻ tẻ sang Việt Nam Các con đường di chuyển của đồng bào là vào Đồng Văn rồi xuống Tuyên Quang Riêng các nhóm Mông cư trú ở hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An và các huyện giáp biên giới Lào của tỉnh Sơn La như: Mai Sơn, Mộc Châu, Sốp Cộp, Sông

Mã cũng từ Lào và các tỉnh miền núi miền Bắc vào trên dưới 100 năm trở lại

Trang 26

đây Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, người Mông có số dân đứng hàng thứ tám, sau các dân tộc Kinh, Tày, Thái, Hoa, Khmer, Mường, Nùng và chiếm tỷ lệ dân số của cả nước Ngoài tên gọi là Mông, đồng bào còn có tên gọi là Miêu, Mèo, Ná Nẻo

Người Mông có 5 nhóm chính là: Mông Hoa (Mông lềnh), Mông Đen (Mông Đu), Mông Trắng (Mông Đơ), Mông Đỏ (Mông Si) và Mông Xanh (Mông Sùa) Để phân biệt các nhóm Mông này người ta chủ yếu dựa vào trang phục và ngôn ngữ của họ Song nhìn chung văn hóa của tộc người Mông

ở Việt Nam là thống nhất Nó phân biệt rõ ràng về mặt tộc người so với tộc người khác

Còn đối với nguồn gốc của người Mông ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình Theo các cụ già kể lại, người Mông vốn từ Sơn La di cư đến vào khoảng trên dưới 100 năm về trước Vào khoảng những năm đầu của thế kỷ

XX Người Mông di cư từ các xã Loóng luông và xã Chiềng Yên của huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La xuống, sống xen kẽ với những bản người Thái nơi đây Lúc đầu chỉ có hai hộ người Mông thuộc dòng họ Sùng sinh sống dần dần có thêm họ Mùa và các họ khác, số lượng người Mông di cư xuống khu vực này ngày càng đông, họ bắt đầu lập thêm các bản mới, sinh con đẻ cái và dần chiễm lĩnh khu vực thuộc hai xã Hang Kia và Pà Cò Người Thái bị đồng hóa hoặc họ di cư dần xuống các vùng thấp hơn Hiện nay người Mông chủ yếu sống ở hai xã này chiếm tới 99,09%

Từ khi di cư đến họ đã định cư lâu dài ở hai xã đó là xã Pà Cò và xã Hang Kia, chiếm 99,09% tổng số người Mông trong toàn tỉnh Đây là hai xã thuộc vùng cao của huyện Mai Châu Độ cao trung bình 700m, điểm cao nhất lên đến 900m và thấp nhất là 500m so với mặt nước biển

Về khí hậu và thủy văn: lượng mưa trung bình cao nhất là 1700mm, thấp nhất 1400mm Nhiệt độ trung bình cao nhất 28độ C thấp nhất là 3độC Mùa mưa thường xuất hiện từ tháng 5 đến 10, còn mùa khô từ tháng 11 đến 4

và sương muối xuất hiện từ tháng 11,12, 1 hàng năm

Trang 27

Tại hai địa bàn này từ xa sưa đã hình thành hai nhóm người Mông: người Mông Hoa sinh sống tại xã Pà Cò, còn người Mông Đen sinh sống tại

xã Hang Kia Do quá trình thiên di và định cư lâu dài trên cùng một khu vực lãnh thổ nên các yếu tố văn hóa của hai nhóm người Mông này có nhiều nét tương đồng

Trải qua quá trình định cư lâu dài và ổn định, người Mông ở Hòa Bình vẫn gìn giữ được những yếu tố văn hóa của một tộc người nói chung và cùng có những nét sáng tạo mang sắc thái riêng rất đặc sắc của người Mông ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình

1.2.2 Khái quát về văn hóa của người Mông ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình trước năm 1986

phẩm vật chất khác nhau

Người Mông ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình cũng vậy, trải qua quá trình định cư và phát triển lâu dài, với nhiều yếu tố tác động thì các yếu tố văn hóa vật chất cũng có sự thay đổi theo Nhìn chung đời sống văn hóa vật chất của người Mông ở Mai Châu rất phong phú và đa dạng, với đầy đủ những nét đặc trưng của một tộc người

Ngay từ rất sớm người Mông đã biết đến nghề nông với đặc trưng chủ yếu là trồng lúa nương, ngoài ra người Mông đã biết trồng lúa nước và các loại cây trồng khác Ngoài ra người Mông còn biết đến công việc chăn nuôi… nhằm làm phong phú thêm đời sống vật chất hàng ngày của mình ngay từ rất

Trang 28

sớm người Mông đã biết đến việc săn bắt và hái lượm, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày họ đã biết đến các nghề phụ trong gia đình

Người Mông đã biết dựng nhà và sống quần tụ thành các làng bản, với đầy đủ các yếu tố về đường giao thông, ẩm thực, trang phục…

1.2.2.2 Văn hóa tinh thần

Cùng với sự phát triển của đời sống văn hóa vật chất thì đới sống văn hóa tinh thần của người Mông cũng phát triển rất phong phú và đa dạng với

những yếu tố mang sắc thái riêng, rất đặc sắc của một cộng đồng người

Người Mông cũng có những yếu tố tín ngưỡng tôn giáo riêng, bên cạnh

đó họ cũng đã sáng tạo nên các phong tục tập quán rất đặc sắc và đa dạng với các lễ hội, ngôn ngữ và văn hóa dân gian đậm đà bẳn sắc dân tộc

Tiểu kết chương 1

Mai Châu trước kia được gọi là Mường Mai, hình thành vào khoảng thế

kỷ XIII, đời nhà Trần, Mường Mai thuộc lộ Đà Giang, xứ Hưng Hóa Dưới triều Nguyễn, đổi thành châu Mai Châu, gồm có tổng Thanh Mai và tổng Bạch Mai

Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, đến năm 2010, huyện đã ổn định với

23 đơn vị hành chính gồm 22 xã: Tân Dân (sáp nhập năm 2010), Tân Mai,

Mai Hạ, Bao La, Pù Bin, Cun Pheo, Piềng Vế, Xăm Khòe, Mai Hịch, Vạn Mai, Chiềng Châu, Nà Phòn, Nà Mèo, Tòng Đậu, Đồng Bảng, Phúc Sạn, Tân Sơn, Noong Luông, Ba Khan, Thung Khe, Hang Kia, Pà Cò và thị trấn Mai Châu Cùng với việc gia tăng các đơn vị hành chính trong huyện là sự gia tăng dân số, bên cạnh đó là sự giao lưu, tiếp biến các nền văn hóa với các khu vực lân cận

Với vị trí địa lý thuận lợi, lại được thiên nhiên ưu đãi, mảnh đất Mai Châu tỉnh Hòa Bình đã trở thành nơi hội tụ của rất nhiều tộc người cùng sinh sống, tạo nên một sắc thái hóa đa dạng, mang đặc trưng của yếu tố văn hóa

Trang 29

vùng miền có tầm ảnh hưởng đến quá trình cố kết cộng đồng các dân tộc trong huyện nói riêng và của tỉnh Hòa Bình nói chung

Trong quá trinh định cư và phát triển các dân tộc trong vùng đã tạo nên những giá trị văn hóa đặc sắc mang tính đặc trưng của vùng miền nói chung

và tính đặc trưng của từng dân tộc nói riêng

Người Mông thiên di và định cư tại mảnh đất Mai Châu tỉnh Hòa Bình khoảng trên dưới 100 năm, mặc dù thời gian chưa phải là dài nhưng người Mông cũng đã tạo dựng nên những yếu tố văn hóa đặc trưng của tộc người nói chung và những yếu tố văn hóa mang tính đặc trưng của địa vực cư chú nói riêng

Ngày nay cũng với sự phát triển của đất nước mảnh đất Mai Châu Hòa Bình ngày càng đổi thay, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nông cao, các yếu tố văn hóa mới được du nhập Cộng đồng các dân tộc trong huyện ngày càng phát triển

Trang 30

Chương 2 VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI MÔNG Ở HUYỆN MAI

CHÂU TỈNH HÒA BÌNH TỪ (1986 – 2010)

2.1 Hoạt động kinh tế

2.2.1 Canh tác nông nghiệp

2.2.1.1 Canh tác ruộng nương

Người Mông ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình cũng giống như đồng bào Mông ở một số vùng khác Xuất phát từ điều kiện môi trường địa lý cư trú, chủ yếu trên các vùng núi cao Vì vậy việc canh tác ruộng nương trở thành nghề làm ăn chính của đồng bào Mông ở nơi đây

Có thể nói người Mông ở Mai Châu tỉnh Hòa Bình có kinh nghiệm sản xuất ruộng nương từ rất lâu đời Họ trồng trọt trên các sườn đồi, những nơi có rừng cây rậm rạp, cũng có thể là rừng cây to, những rừng nứa hoặc những rừng tái sinh Quy trình tiến hành một vụ sản xuất như sau: đầu tiên là khâu tìm địa điểm để khai phá sau khi tìm được địa điểm là bước phát cây, đốt cây, làm đất và gieo hạt

Đầu tiên là đồng bào Mông vào rừng tìm những nơi có cây cối rậm rạp,

ẩm thấp, tìm những nơi đất đai ít dốc thì càng tốt vì ít dốc càng thuận tiện cho việc canh tác cũng như kéo dài được quá trình bị sói mòn đất

Sau khi tìm được khu vực ưng ý đồng báo tiến hành khâu phát nương,

họ dùng dao và cưa, dao dùng để phát các cây bé còn cưa dùng để cưa các cây

to Công việc này thường được tiến hành vào đầu mùa khô, tức là sau khi thu hoạch vụ mùa xong, lúc này là mùa nông nhàn, thời tiết lại hanh khô, sau khi phát xong người Mông cứ để cây cối ngổn ngang trên nương và đợi đến mùa xuân cây cối khô giòn, lúc này mới tiến hành đốt nương

Mùa xuân là mùa khởi đầu cho một vụ mùa mới, người Mông tiến hành đốt nương Những nương mới khai phá, cây cối còn nhiều nên đốt được nhiều tro, tạo thành nguồn phân bón cho cây trồng, những nương mới khai phá này

Trang 31

đất còn rất tốt, tơi xốp lại được phủ một lớp tro trên bề mặt vì vậy canh tác rất

dễ dàng Sau khi đốt được vài ngày người Mông tiến hành gieo hạt ngay Đối với các bãi nương mới khai phá này không cần cày bừa mà người Mông gieo hạt bằng cách cuốc hốc tra hạt hoặc chọc lỗ tra hạt

Do công việc canh tác trên các địa hình đất đai đa dạng nên có nhiều biện pháp canh tác khác nhau Tùy theo từng địa hình của bãi nương mà người Mông nơi đây áp dụng các biện pháp canh tác cho phù hợp Đối với người Mông ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình có ba kiểu canh tác sau đây:

- Gieo trồng theo lỗ dùng gậy chọc;

- Gieo trồng theo hốc dùng cuốc bổ;

- Gieo trồng theo đường cày;

Đối với kỹ thuật gieo trồng theo lỗ dùng gậy chọc đây là một phương thức canh tác có từ thời nguyên thủy, đối với phương thức này thường được

áp dụng với những loại hình nương dốc vừa mới khai phá, ở những nương này đất ẩm, tơi xốp dễ trọc lỗ Khi tiến hành gieo hạt họ dùng cây gậy đã được vót nhọn, tay phải cầm gậy chọc lỗ, tay trái bỏ hạt xuống lỗ rồi dùng chân lấp đất lại Có thể nói đối với phương thức canh tác này có ưu điểm là làm trậm khả năng sói mòn đất ví đất ít bị xới lên

Phương thức canh tác thứ hai mà người dân sử dụng trong canh tác nông nghiệp là phương thức gieo trồng theo hốc dùng cuốc bổ, cách gieo trồng này thường được áp dụng với các bãi nương có địa hình quá dốc hoặc các bãi nương có nhiều các tảng đá lớn hoặc các gốc cây to không thể cày bừa được

Cách gieo trồng dùng cuốc bổ hốc tra hạt thường được tiền hành từ dưới chân nương lên, khi tiến hành gieo hạt họ dùng cuốc bổ hốc theo hàng ngang Người cuốc hốc đi trước người tra hạt đi sau, hạt được tra vào hốc và tra luôn phân bón, khi bổ hốc hàng trên thì đất được hất xuồng và lấp cho hốc hàng dưới, khi tiến hành gieo hạt phải có hai người cùng thực hiện đồng thời một lúc bốn khâu là: bổ hốc, bỏ hạt, cho phân và lấp đất

Trang 32

Đối với phương thức canh tác này người dân tận dụng được những mảnh đất hẹp, những góc vườn, góc nương khó có thể dùng phương thức cày bừa Tuy nhiên phương thức này cũng có những mặt hạn chế nhất định đó là đẩy nhanh tốc độ bị sói mòn đất vì đất bị cuốc lên khi gặp mưa to lại ở độ dốc cao nên đất rất dễ bị rửa trôi và bị sói mòn

Phương thức thứ ba mà người dân ở đây áp dụng và mang tính phổ biến nhất hiện nay đó là phương thức gieo trồng theo đường cày Đối vời loại phương thức canh tác này, người Mông ở nơi đây thường áp dụng đối với các bãi nương rộng, độ dốc thấp, ít đá Quy trình công việc từ làm đất đền gieo hạt như sau: đầu tiên là cày lật úp cỏ xuống sau đó để một thời gian đợi cho đất ải, cỏ thối thành phân, rồi bừa cho đất tơi nhỏ Khi tiến hành gieo hạt, một người cày đi trước, người đi sau bỏ phân xuống đường cày từng nắm theo một khoảng cách nhất định phù hợp với loại cây trồng, tay kia tra hạt xuống chỗ vừa bỏ phân rồi dùng chân lấp lại Với phương thức này cần có hai người lao động đồng thời và thực hiện ba khâu liên hoàn cày, gieo hạt và phân bón

Kỹ thuật cày, xới đất được sâu năng xuất cây trồng cao hơn Do vậy người Mông ở đây rất quan tâm thực hiện gieo trồng theo cách này Song kỹ thuật cày cũng bộc lộ những mặt trái của nó là đất bị xới lên, gặp khi mưa to, tốc độ sói mòn nhanh hơn

Như vậy có thể thấy rằng căn cứ vào địa hình của từng bãi nương mà người người Mông ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình sử dụng những phương thức canh tác khác nhau cho phù hợp, có thể nói đối với từng loại hình canh tác đều có những ưu nhược điểm khác nhau Nhìn chung chúng ta có thể thấy rằng

kỹ thuật canh tác của người Mông ở nơi đây đã có những tiến bộ nhất định

Sau khi hoàn thiện khâu làm đất và gieo hạt, khâu tiếp theo là công tác bảo vệ và chăm sóc Có thể nói khâu bảo vệ chăm sóc và thu hoạch là khâu vô cùng quan trọng bời vì khâu này nó quyết định trực tiếp tới thành quả của cả một quá trình lao động, chính ví vậy công tác bảo vệ được người dân hết sức quan tâm

Trang 33

Từ khi gieo hạt cho đến khi thu hoạch cây lúa nương phải trải qua một thời gian sinh trưởng rất dài trong vòng 6 tháng Trong thời gian này công việc chăm sóc được tiến hành Đầu tiên là khâu bảo vệ mùa màng khỏi sự phá hoại của các loại gia súc, các loại thú rừng và côn trùng Đối với những nương gần nhà, người dân phải rào thật kỹ để lợn, gà, trâu, bò, ngựa không thể vào được Đối với các bãi nương ở trong rừng thì khâu bảo vệ có phần vất

vả khó khăn hơn Mặc dù không phải lo lợn gà đến phá hoại, còn đối với trâu

bò thì người dân chỉ cần rào kỹ ở những nơi trâu bò hay qua lại Việc bảo vệ các loại cầm thú đến phá hoại có phần phức tạp hơn như các loại gà rừng, chim muông có thể nhặt ăn những hạt giống khi chúng chưa kịp mọc, hoặc các loại côn trùng, thú rừng có thể ăn mầm cây non, do vậy, ngay từ khi gieo, khâu lấp hạt phải chú ý tiến hành cẩn thận, chu đáo

Sau khi cây trồng đã mọc, thì khâu chăm sóc càng được đẩy mạnh hơn nữa, người dân tiến hành làm cỏ cho cây trồng và vun gốc cho cây trồng, đồng thời tiến hành bón phân cho cây trồng

+ Cách làm cỏ và vun gốc;

+ Cách bón phân

Vào lúc mùa màng sắp đến vụ thu hoạch thì công tác bảo vệ càng được đẩy mạnh hơn Đối vời những nương nằm sâu trong rừng có nhiều thú rừng đến phá hoại, người dân phải dựng chòi canh gác ngày đêm

Tiếp đến là khâu thu hoạch mùa màng được người dân hết sức chú ý, việc thu hoạch được tiến hành khẩn trương và chu đáo Đối với những bãi nương rộng, mới khai phá lần đầu, lúa tốt, ít cỏ người dân dùng liềm gặt, sau

đó bó thành bó mang về nhà Đối với những nương lúa xấu nhiều cỏ dại mọc, lúa mọc không đều, bông lúa cao thấp khác nhau, người dân phải dùng nhíp ngắt từng bông một, với cách thu hoạch này không cho năng xuất lao động cao nhưng sản phẩm thu được lại sạch Lúa sau khi thu về được đập ra ngay hoặc dùng chân đạp, thóc đem phơi khô cất vào bồ ăn dần, ngoài ra người dân

Trang 34

lựa chọn những bó lúa tốt, bông dài, hạt mẩy bó lại để lên trên gác bếp, đó là những bó lúa để giành làm giống hoặc những bó lúa nếp để dự trữ

2.2.1.2 Canh tác ruộng nước

Bên cạnh việc sản xuất trên nương rẫy là chính Người Mông ở đây còn biết canh tác ruộng nước Theo nghiên cứu về nguồn gốc của người Mông có thể khẳng định rằng người Mông đã biết làm ruộng vườn từ rất sớm Nhưng

do phong tục du canh du cư, di chuyển đi nhiều nơi, đến sống ở các vùng núi cao nên đồng bào ít có điều kiện để canh tác làm ruộng nước Tuy nhiên ở những nơi có nguồn nước đồng bào đã canh tác ruộng nước khá tốt

Công cụ làm ruộng nước của người Mông cũng đa dạng, nhưng đơn giản như dùng cày có lưỡi bằng sắt, bừa bằng răng gỗ, cào cỏ làm bằng sắt, tre hoặc gỗ Người Mông tiền hành khâu làm đất rất đơn giản họ chỉ tiến hành cày một lần trước khi cấy, cày xong đợi cho đất ải, rồi tháo nước vào ngâm từ

10 - 15 ngày sau đó họ lại tiến hành cày cho đất bở ra, ruộng người Mông thường làm đất buổi sáng, buổi chiều cấy luôn

Quy trình làm mạ của người Mông cùng khá đơn giản, đầu tiên họ chọn những bông lúa tốt nhất, hạt mảy phơi khô làm lúa giống Khi làm mạ họ

chọn một ngày tốt (theo lịch người Mông) ngâm mạ, mạ được ngâm khoảng 2

hôm sau đó vớt lên để ráo nước cho vào ủ, đợi đến khi mọc mầm thì mang đi gieo Người Mông chọn mảnh đất ruộng tốt, ẩm, bằng phẳng, dễ bảo quản, sau khi làm xong đất họ tiến hành vãi thóc, thóc được vãi đều trên mảnh ruộng đã làm Mạ tùy theo giống lúa mà mạ để ngắn ngày hay dài ngày, đối vời giống lúa bình thường thì mạ thường để 25 – 35 ngày thì nhổ mạ cấy Lúc nhổ mạ người Mông thường nhổ từ 4 - 6 nhánh một lần, khi được khoảng một nắm chặt tay dùng dây mềm buộc lại thành từng bó, gánh ra ruộng cấy Cũng như các dân tộc khác khi cấy, họ cũng cấy theo hàng mỗi bụi cấy từ 4 - 6 nhánh mạ, mỗi bụi cách nhau khoảng 20cm, hàng nọ cách hàng kia 25cm, sau khi cấy lúa được khoảng một tháng thì tiến hành làm cỏ lúa đợt một, đợt hai

Trang 35

được tiến hành sau đợt một khoảng 25 ngày Công cụ làm cỏ lúa của người Mông có ba loại: loại bằng gỗ, loại bằng tre, loại bằng sắt Để chuẩn bị cho việc làm cỏ, trước đó phải tháo hết nước trong ruộng để cho ráo dễ làm Khi làm xong vài ba ngày để cho đất mới cào đông lại, lúc đó mới tháo nước vào ruộng

Đến mùa lúa chín, đồng bào dùng liềm bằng sắt, cắt lúa thành từng bó dùng gùi hoặc xe thồ để vận chuyển về nhà Lúa được đập ra rùi phơi khô và cho vào kho cất

2.2.1.3 Canh tác các loại cây trồng khác

Bên cạnh việc sản xuất các loại cây trồng chính như lúa nương, cây ngô thì người Mông ở nơi đây còn trồng các loại cây trồng khác như là cây thuốc phiện, cây dược liệu, cây hoa màu và cây rau xanh, cây rau cải, cây dậu răng ngựa, cây dưa chuột bên cạnh đó người Mông còn trồng các loại cây công nghiệp

* Cây hoa màu và cây rau xanh

Cây rau màu và cây rau xanh được chồng khá phổ biến ở trong vườn, trên nương rẫy của người Mông ở Hòa Bình Trên nương người Mông trồng các loại cây như: đậu răng ngựa, đâu hoa lan, đậu cô ve, khoai sắn, dong, diềng, dưa chuột, rau cải các loại ớt, tỏi… Họ thường tiến hành trồng xen canh trong vườn với các loại cây lương thực khác Người Mông reo các loại cây ngắn ngày khi cây lương thực còn bé như cây rau cải, đậu…

Một loại cây mang tính công nghiệp rất nổi tiếng của người Mông phải

kể đến cây lanh Hầu như gia đình nào của người Mông ở huyện Mai châu tỉnh Hòa Bình cũng trồng cây lanh, bởi vì đó là cây trồng gắn liền với nghề truyền thống dệt sợi của đồng bào Bộ trang phục truyền thồng của người Mông hầu như đều được làm từ sợi lanh Lanh được trồng vào tháng 01 và thu hoạch vào tháng 5 Phải thu hoạch đúng vụ thì sợi lanh mới chắc, dai Lanh là loại cây rất kén đất Đất trồng lanh phải được làm kỹ lưỡng, phải là loại đât màu mỡ, được làm tơi xốp, đánh luống và bỏ nhiều phân mục Hạt lanh phải gieo dầy để cây lên thẳng, cho sợi dài Cây lanh cũng là cây trồng

Trang 36

đặc trưng của người Mông và cũng có thể nói là cây trồng gắn liền với bản sắc văn háo của người Mông nơi đây

Ngoài việc trồng các loại cây rau xanh thì người Mông còn biết trồng các loại cây ăn quả ôn đới như: cây đào, mận táo, lê… Người Mông ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình trồng nhiều các loại cây đào, cây mận, mận có nhiều loại có mận ngọt, mận chua, người Mông trồng nhiều ở các vườn quanh nhà Đến vùng người Mông vào đúng mùa hoa mận nở Chúng ta sẽ được chứng kiến một màu trắng của hoa mận trên khắp các sườn đồi

2.1.2 Chăn nuôi

Địa bàn cư trú của người Mông rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi Vật nuôi truyền thống và hiện tại của đồng bào có nhiều loại như sau:

bò, ngựa, trâu, dê, gà, vịt , chó… chăn nuôi có mục đích chủ yếu để đáp ứng

một phần nhu cầu sản xuất canh tác (dùng ngựa thồ, trâu để cày), dùng làm

thực phẩm và lễ vật cúng bái, thực hiện các nghi thức ngày lễ, tết hoặc để trao đổi hàng hóa vời các dân tộc khác Trong các loại vật nuôi thì lợn, dê, bò,

gà, ngựa là được đồng bào nơi đây nuôi nhiều hơn cả, mỗi gia đình có từ 2 – 3 con bò, con trâu, có những gia đình kinh tế khá giả có 7 đến 10 con, mục đích chăn nuôi là dùng làm sức kéo hoặc giết thịt trong các ngày lễ, tết, ngoài ra còn dùng để buôn bán

Trước đây nhìn chung trâu, bò chủ yếu được thả giông ở trong rừng, người Mông nơi đây thường rất ít làm chuồng trâu bò, trâu bò chủ yếu thả giông vào rừng, đến mùa sản xuất đồng bào bắt trâu, bò về cày, buổi tối buộc con vật vào gốc cây gần nhà Hết mùa cày bừa thì trâu bò lại được thả vào rừng của bản, ngày nay việc này ít hơn, người dân đã làm chuồng trại để chăn nuôi, sáng thả chúng vào rừng thường phải có một lao động đi theo, chiều lại lùa về

Đồng bào Mông nuôi ngựa chủ yếu là để thồ hàng, sau là để cưỡi Hàng ngày đi làm con ngựa phải thồ phân, tro, giồng má lên nương… Đến mùa thu hoạch, con ngựa cũng được dùng để tải lúa, ngô về nhà

Trang 37

Lợn, gà, chó, dê là con vật nuôi phổ biến của mọi gia đình, trong đó người Mông nuôi rất nhiều gà, mỗi hộ gia đình thường có từ 30 – 40 con Đồng bào nuôi gà thả dông ở bãi cỏ quanh nhà, gà tự kiếm thức ăn suốt ngày

Gà chỉ được chăn ngày hai lần vào buổi sáng khi thả gà đi và buổi chiều khi

về chuồng chuồng gà được làm khá đơn giản chỉ vài ba cọc tre dựng lên và

có mài che ở cạnh nhà

Đồng bào Mông nơi đây nuôi rất nhiều lợn, đàn lợn có tới hàng chục con Người dân chủ yếu nuôi lợn nái, hầu như gia đình nào cũng có một con lợn nái, lợn được nuôi bằng cách thả dông trong rừng, đến bữa người Mông

gõ mõ chúng sẽ tự chạy về ăn Người dân ít khi làm chuồng, hoặc làm chuồng rất đơn giản chỉ vài ba cọc tre gác lên nhau và lây dây buộc vào Thức

ăn chủ yếu cho lợn là các loại rau rừng, rau khoai lang, sắn ngô Rau được đun chín, trộn một ít bột sắn, bột ngô hoặc cám gạo Trước đây lợn chăn nuôi chủ yếu là dùng để thịt khi gia chủ có việc hoặc nhà có khách quý đến chơi, đến nay việc chăn nuôi chủ yếu để dùng làm hàng hóa trao đổi mua bán

Người Mông nuôi chó để giữ nhà vì chó là loại rất hiền lành và chung thành với chủ, ngoài ra chó cũng là loài vật cần thiết cho việc cúng bái của đồng bào Mông Người Mông còn dùng chó để đi săn thú, trong các cuộc săn đuổi thú rừng, con chó giữ vai trò quan trọng trong việc phát hiện và đuổi thú rừng

Vùng người Mông còn nhiều đất đồi nên thích hợp với việc nuôi dê Công việc nuôi dê dễ dàng hơn là nuôi lợn, chỉ cần thả giông trong rừng chúng

tự kiếm thức ăn, không cần cắt cỏ, không cần kiếm thức ăn về chuồng cho chúng Đến tối cả đàn dê chúng sẽ tự về nhà, những con dê nằm những gò đất quanh nhà Loại vật này được dùng nhiều trong việc cúng bái, làm đám ma

Những năm gần đây người Mông còn biết cải tạo các khu vực có nhiều nguồn nước để phát triển nuôi cá, ở một số bản nhà nào cũng có ao, họ mua giồng cá từ dưới xuôi lên Song do địa hình cao, khí hậu lại lạnh nên nuôi cá không phát triển bằng vùng đồng bằng

Trang 38

Nhìn chung, phương pháp chăn nuôi của đồng bào Mông chủ yếu theo kiểu tự nhiên, lợi dụng địa hình rộng, có nhiều bãi để chăn thả gia súc Vật nuôi hầu như được thả tự do ở các bãi và thỉnh thoảng mới có người đến thăm nom nên ít nhiều bị thất thoát, do bệnh tật mà chết, bị thú rừng ăn thịt… Nhưng có thể thấy rằng chăn nuôi là một ngành kinh tế khá phát triển, nó giữ

vị trí vai trò quan trọng, đảm bảo sinh hoạt trong đời sống của người Mông

Do vậy cần phải có hường để khuyến khích và phát triển thêm ngành chăn nuôi của đồng Mông nơi đây

2.1.3 Săn bắn và hái lượm

Đối với người Mông ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình cũng như người Mông ở một số nơi khác việc săn bắn hái lượm cũng là một công việc quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của đồng bào

Do nền nông nghiệp độc canh, một vụ nên việc hái lượm thu nhặt những hoa quả sẵn có trong thiên nhiên có ý nghĩa hết sức quan trọng Công việc sản xuất nông nghiệp rất dễ gặp rủi ro, do thời tiết khắc nghiệt Nếu các giồng cây trồng có hai ba loại chủ yếu dễ bị mất mùa, ảnh hường đến thu nhập của từng gia đình, thì cây tự nhiên đa dạng hơn nhiều, do vậy mất mùa loại cây này, được mùa loại cây khác Vì vậy, đồng bào rất chú ý đến hái lượm các loại hoa quả, củ, rau rừng và trên thực tế việc hái lượm đã góp phần

bổ sung cho kinh tế gia đình

Đồng bào Mông hái lượm các loại quả, củ, hoa của một số loại cây Theo kinh nghiệm cổ truyền, rau củ thu hoạch được dùng trong bữa ăn chính làm thức ăn như củ mài, rau ngót rừng, măng rừng… Ngoài ra người Mông còn hái lượm được nhiều loại có thể dùng làm thuốc bổ, thuốc chữa bệnh như mật ong, sa nhân đẳng sâm… Việc thu hái theo từng cá nhân không tuân theo một kế hoạch nào về khai thác lâu dài

Săn bắn từ lâu đã trở thành một nghề phụ phổ biến của nam giới người Mông từ tuổi trưởng thành Việc săn bắn các loại thú rừng có ý nghĩa kinh tế

Trang 39

trực tiếp – lấy thịt ăn, vừa có có ý nghĩa quan trọng khác là bảo vệ mùa màng, ngoài ra còn việc giải trí giữa mùa gieo cấy Hoạt động săn bắn được

tổ chức thường xuyên và hết sức sinh động, vui vẻ như một nguồn cảm hứng cộng đồng

Vũ khí dùng để đi săn bao gồm súng kíp, súng trường, nỏ tên thường và tên tẩm thuốc độc

Có hai hình thức đi săn: một là đi săn cá nhân, hai là đi săn tập thể Với hình thức đi săn cá nhân, người đi săn đi một mình, lặng lẽ đến nơi

có thú rừng để rinh mò, chờ con thú ra ăn, dùng súng hoặc nỏ bắn Thời gian tiến hành đi săn là thường vào lúc chiều tà, chập choạng tối hoặc trước lúc rạng đông Người đi săn thường rình các loại như gà rừng, cầy, cáo, hươu nai, chuột rừng…

Đi săn tập thể được tổ chức khi phát hiện thấy dấu chân của một con thú lớn hoặc khi phát hiện một đầu thú đang di chuyển trên một khu vực nào

đó nhằm phá hoại mùa màng, hiện nay ít khi đi săn theo kiểu này, chỉ thỉnh thoảng mới có Trong cuộc đi săn tập thể phải có một người đứng ra làm chỉ huy hay còn gọi là trùm săn Người chỉ huy ra lệnh mọi người tham gia đều phải phục tùng Ở những cuộc đi săn tập thể này thường được phân công rất chu đáo, những người có súng được phân công chọn vị trí đón lõng ở những địa hình hiểm yếu như khe núi, lối mòn mà nghi con thú co thể chạy qua khi

bị rượt đuổi hoặc bị thương Còn những người còn lại kết hợp dùng chó, gậy, lao, nỏ chạy đuổi vừa hô vừa chạy làm cho con thú sợ hãi chạy về phía có người đón lọng

Thành quả của cuộc đi săn thường được chia đều cho mọi người tham gia, hoặc cũng có thể được chia theo từng hộ gia đình

Trong săn bắn người Mông cũng có nhiều lễ nghi, tín ngưỡng Ngay từ khi rén súng cũng được chọn ngày tốt theo lịch người Mông, trong quá trình rèn người phụ nữ không được vào, đặc biệt người phụ nữ đang có bầu không được sờ vào Đối với nỏ, khi bắn được chim thú phải lấy máu bôi vào đầu nỏ

Trang 40

2.1.4 Nghề phụ gia đình

Bên cạnh các ngành nghề chính trong gia đình, để phục vụ một cách tốt nhất cho cuộc sống của mình Với phương thức kinh tế gần như đóng kín thì việc phát triển các nghề phụ là nhằm mục đích phục vụ cho cuộc sống của họ ngày càng tốt đẹp hơn Đối với người Mông ở Hòa Bình họ cùng phát triển một số nghề phụ như: nghề làm giấy bản, nghề rèn, nghề đan lát…

Đầu tiên phải kể đến đó là nghề rèn, có thể nói nghề rèn của người Mông rất nổi tiếng, họ tự rèn lấy dao, cuốc, tự đúc lưỡi cày, làm súng kíp, rèn đúc nhạc ngựa, chuông bò, trâu… không những thế, đồng bào Mông nơi đây còn chế tác nhiều loại công cụ phù hợp với nhu cầu sản xuất của tộc người sống kề cận như: Thái, Mường ở Mai Châu

Ở Mai Châu hiện có khoảng 14 lò rèn của người Mông đang hoạt động, một số lò rèn tốt còn thu hút một số người ở vùng lân cận đến đặt hàng Trên thực tế không phải người Mông nào cũng biết rén, những người biết rèn chủ yếu là do truyền từ đời này sang đời khác, do vậy họ có những bí quyết riêng trong kỹ thuật tôi sắt, tạo ra những vật phẩm bền chắc Đặc biệt nói đến kỹ thuật của người Mông nơi đây phải nói đến kỹ thuật làm nòng súng kíp, có thể nói kỹ thuật làm nòng súng kíp của người Mông đạt đến trình độ cao

Tiếp theo phải kể đến đó là nghề làm giấy bản: Có thể thấy rằng trong những dịp lễ tết người Mông phải cúng rất nhiều loại ma, cho nên giấy bản là một trong những thứ được trồng nhiều nhất Người Mông có nghề làm giấy từ rất lâu đời, hầu như nhà nào cũng có người biết làm giấy Nguyên liệu để làm

giấy là cây giang (shông tró sứ) lấy từ rừng Người ta thường chọn các đoạn

giang bánh tẻ, cạo qua lớp vỏ bên ngoài, sau đó trẻ nhỏ cho vào nồi luộc khoảng 1 đêm Luộc xong mang rửa sạch, ngâm nước qua một đêm và thay nước một lần, ngâm khoảng 6 đến 7ngày thì mang ra đập hoặc giã nát đến khi thành bột Bột giã xong được cho vào thùng nước khuấy đều, để lắng, sau đó chắt lấy lớp nước trên, bỏ cặn và sơ rồi ngâm tiếp Đợi khi có nắng thì mang

Ngày đăng: 21/11/2014, 02:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Dương Bình (1987) Văn hóa các dân tộc anh em trong cái chung Việt Nam, trong Một số vấn đề phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số, NXB Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa các dân tộc anh em trong cái chung Việt Nam, trong Một số vấn đề phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc
2. Hoàng Hữu Bình (1989), Tiềm năng thiên nhiên vùng người Mông Hoang Liên Sơn, số2,3, Tạp chí Dân tộc học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiềm năng thiên nhiên vùng người Mông Hoang Liên Sơn
Tác giả: Hoàng Hữu Bình
Năm: 1989
3. Bộ văn hóa thông tin (2000), Văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi. Hà Nội năm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi
Tác giả: Bộ văn hóa thông tin
Năm: 2000
4. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (1991), (1999) Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, tập 1, tập 2, NXB KHXH Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Tác giả: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Nhà XB: NXB KHXH Hà Nội
Năm: 1991
5. Ban dân tộc khu Tây Bắc (1972), Nhân dân các dân tộc Tây Bắc chống Pháp. Tập 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Nhân dân các dân tộc Tây Bắc chống Pháp
Tác giả: Ban dân tộc khu Tây Bắc
Năm: 1972
6. Phan Huy Chú (1992), Lịch chiều hiến chương loại chí, NXB khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch chiều hiến chương loại chí
Tác giả: Phan Huy Chú
Nhà XB: NXB khoa học xã hội
Năm: 1992
7. Phan Huy Chú (1992), Lịch chiều hiến chương loại chí, Tập II, NXB khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch chiều hiến chương loại chí
Tác giả: Phan Huy Chú
Nhà XB: NXB khoa học xã hội
Năm: 1992
8. Phan Huy Chú (1992), Lịch chiều hiến chương loại chí, Tập III, NXB khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch chiều hiến chương loại chí
Tác giả: Phan Huy Chú
Nhà XB: NXB khoa học xã hội
Năm: 1992
9. Đoàn Văn Chúc (1993), Những bài giảng về văn hóa, NXB Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bài giảng về văn hóa
Tác giả: Đoàn Văn Chúc
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 1993
10. Phan Hữu Dật (1995) Một số vấn đề về dân tộc Việt Nam, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về dân tộc Việt Nam
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
11. Phạm Đức Dương. Người Mông và tiếng nói của họ, Bản thảo – tài liệu lưu trữ của Viện Đông Nam Á Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Mông và tiếng nói của họ
12. Phạm Đức Dương (1998), Về vị trí mối quan hệ giữa nhóm Mông, Dao và các nhóm ngôn ngữ Đông Nam Á , NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về vị trí mối quan hệ giữa nhóm Mông, Dao và các nhóm ngôn ngữ Đông Nam Á
Tác giả: Phạm Đức Dương
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1998
13. Nông Quốc Chấn (1997), Văn hóa và phát triển các dân tộc ở Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và phát triển các dân tộc ở Việt Nam
Tác giả: Nông Quốc Chấn
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc
Năm: 1997
14. Phan Hữu Dật – Lê Ngọc Thắng (1998), Lễ cầu mùa các dân tộc Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ cầu mùa các dân tộc Việt Nam
Tác giả: Phan Hữu Dật – Lê Ngọc Thắng
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội
Năm: 1998
15. Nguyễn Đăng Duy (2001), Văn hóa tâm linh, NXB văn hóa thông tin Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa tâm linh
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: NXB văn hóa thông tin Hà Nội
Năm: 2001
17. Nguyễn Đăng Duy( 2004), Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số VN, VHDT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số VN
18.Khổng Diễn (1995) Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam, NXB khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam
Nhà XB: NXB khoa học xã hội
20. Bế Văn Đẳng (1987), Dân tộc Mèo – các dân tộc ít người ở Việt Nam ( các tỉnh phía Bắc), NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân tộc Mèo – các dân tộc ít người ở Việt Nam
Tác giả: Bế Văn Đẳng
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1987
21. Phạm Văn Đồng (1994), Văn hóa và đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và đổi mới
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1994
22. Nguyễn Khoa Điềm (1994), Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc – Văn hóa một chặng đường, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc – Văn hóa một chặng đường
Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1994

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w