1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mạng lưới chợ ở huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (1986-2010)

103 274 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM  ĐÀO MINH THẢO MẠNG LƯỚI CHỢ Ở HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN (1986 - 2010) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN - 2012 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM  ĐÀO MINH THẢO MẠNG LƯỚI CHỢ Ở HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN (1986 - 2010) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa hoc: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Chi THÁI NGUYÊN - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do chính bản thân tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Chi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một công trình khoa học nào, mọi sự trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Tác giả Đào Minh Thảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài của mình tôi đã nhận được sự giúp đỡ quí báu của các tập thể và các cá nhân. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử, khoa Sau đại học trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên. Qua luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Chi, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Đồng thời, trong quá trình thực hiện luận văn tôi còn nhận được sự giúp đỡ của Huyện Ủy huyện Chợ Đồn, Phòng Công Thương huyện Chợ Đồn, Sở Thương Mại tỉnh Bắc Kạn, Cục thống Kê tỉnh Bắc Kạn, thư viện trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên… Tôi xin trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ vô cùng quý báu đó. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bạn bè và người thân đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 08 năm 2012 Tác giả Đào Minh Thảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục i Danh mục các chữ viết tắt iii MỞ ĐẦU 1 Chương 1. KHÁI LƯỢC VỀ HUYỆN CHỢ ĐỒN 6 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 6 1.1.1. Vị trí địa lý 6 1.1.2. Điều kiện tự nhiên 6 1.2. Quá trình thay đổi địa giới huyện Chợ Đồn 9 1.3. Dân cư và sự phân bố dân cư 11 1.4. Khái lược tình hình kinh tế-xã hội của huyện từ 1986 đến 2010 17 Chương 2. MẠNG LƯỚI CHỢ Ở HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1997 22 2.1. Những quan niệm về chợ 22 2.2. Khái quát mạng lưới chợ ở huyện Chợ Đồn trước năm 1986. 24 2.3. Mạng lưới chợ của huyện Chợ Đồn từ năm 1986 đến năm 1997 32 2.4. Hoạt động mua bán 35 2.4.1. Các mặt hàng mua bán 35 2.4.2. Thành phần mua bán 41 2.4.3. Hình thức trao đổi 45 2.5. Chợ- một nét sinh hoạt văn hoá của người dân Chợ Đồn 47 Chương 3. MẠNG LƯỚI CHỢ Ở HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC KẠN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010 53 3.1. Mạng lưới chợ ở huyện Chợ Đồn từ năm 1997 đến năm 2010 53 3.1.1. Số lượng chợ và thời gian họp chợ 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii 3.1.2. Tổ chức quản lý các chợ 59 3.1.3. Những thay đổi trong hoạt động mua bán ở mạng lưới chợ của huyện Chợ Đồn 61 3.2. Vai trò của mạng lưới chợ trong sự phát triển kinh tế- xã hội huyện Chợ Đồn. 63 3.2.1. Vai trò của mạng lưới chợ trong sự phát triển kinh tế huyện Chợ Đồn 63 3.2.2. Vai trò của mạng lưới chợ trong sự phát triển xã hội của huyện Chợ Đồn 66 3.3. Một số hạn chế trong hoạt động của mạng lưới chợ ở huyện Chợ Đồn 68 3.4. Những biện pháp để phát huy hơn nữa tính tích cực và giải quyết những tồn tại của mạng lưới chợ huyện Chợ Đồn trong giai đoạn hiện nay 72 Tiểu kết chương 3 77 KẾT LUẬN 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 PHỤ LỤC 86 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1. CNXH Chủ nghĩa xã hội 2. HTX Hợp tác xã 3. KHXH Khoa học xã hội 4. KT- XH Kinh tế Xã hội 5. NĐ Nghị định 6. Nxb Nhà xuất bản 7. TT Thị trấn 8. UB Uỷ ban 9. UBND Uỷ ban nhân dân 10. XHCN Xã hội chủ nghĩa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ xa xưa không chỉ ở vùng đồng bằng, mà ở các châu, các huyện miền núi phía bắc đã có chợ cùng với các hoạt động mua bán nhất định của nó. Ngay từ thời phong kiến, chợ đã trở thành mối quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu. Trong Hồng Đức Thiện chính thư, vua Lê Thánh Tông viết" việc lập chợ là hệ quả của việc tụ tập đông đúc dân cư. Thiết chế các chợ đó nhằm mục đích phân phối hàng hoá quốc gia ra khắp đất nước và làm dễ dàng công việc giao dịch trao đổi theo nhu cầu" [9, tr.33]. Nền kinh tế đất nước phát triển chợ càng được mở rộng, hoạt động giao lưu trao đổi hàng hoá ngày càng nhộn nhịp sầm uất hơn. Mỗi vùng ở miền Bắc Việt Nam có hệ thống chợ mang bản sắc văn hoá dân tộc đặc sắc riêng biệt. Hệ thống chợ ở đồng bằng Bắc Bộ có cấu trúc hàng hoá, hình thức hoạt động khác với các phiên chợ vùng cao. Nếu ở đồng bằng, những chợ quê, chợ nông thôn chủ yếu thực hiện chức năng trao đổi hàng hoá, thì các phiên chợ vùng cao ngoài chức năng mua bán, chợ còn là nơi gặp gỡ của thanh niên nam nữ, là nơi mà các hoạt động văn hoá( lễ, hội) diễn ra. Bởi vậy "chợ" đã trở thành đối tượng nghiên cứu dưới nhiều góc độ như: lịch sử văn hoá, lịch sử phát triển của nền kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, các nhà sử học mới chỉ chú ý nghiên cứu các chợ ở đồng bằng Bắc Bộ. Đặc biệt, huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn là tỉnh miền núi, gần như trung tâm của khu Việt Bắc vì thế, quy mô, hình thức trao đổi hàng hóa…ở chợ cũng có nhiều điểm khác biệt so với chợ của các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Xuất phát từ những nhận thức trên, chúng tôi chọn đề tài “Mạng lưới chợ ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn(1986- 2010)" để nghiên cứu với mong muốn khôi phục lại một cách chân thực về hoạt động trao đổi mua bán trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 các chợ của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn nhằm nâng cao hiểu biết về đời sống kinh tế của dân cư nông thôn ở một huyện miền núi phía Bắc và sự mở rộng, biến đổi của mạng lưới chợ ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước năm 1986 cho đến năm 2010. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Một số sách, bài viết đề cập đến các hoạt động buôn bán như: “Về một số làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỷ XVIII- XIX” tác phẩm này tác giả đã đề cập đến hoạt động buôn bán của các chợ thuộc vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ từ thế kỷ XVIII- XIX. Hay cuốn “Một số vấn đề làng xã Việt Nam” của Nguyễn Quang Ngọc, (Hà Nội, 2009) đã nghiên cứu kết cấu kinh tế, kết cấu xã hội và văn hoá của làng xã Việt Nam trong đó khi viết về kinh tế thương nghiệp của làng xã Việt Nam tác giả đã đề cập đến hoạt động buôn bán ở các chợ. Tác giả Nguyễn Đức Nghinh với bài viết “Những nét phác thảo về chợ làng qua những tài liệu thế kỉ XVII- XVIII” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 5 năm 1980; “Chợ Làng, một nhân tố củng cố mối liên hệ dân tộc”, đăng trên Tạp chí dân tộc học số 5 năm 1981 và "Chợ Chùa ở thế kỷ XVII" đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 4- 1979. Đề cập đến vấn đề này còn có bài viết "Chợ làng trước cách mạng tháng Tám" của đồng tác giả Trần Thị Hoà, Trần Đức Nghĩa đăng trên Tạp chí Dân tộc học, số 2- 1981. Vấn đề này được thử nghiệm trên địa bàn ba huyện: Bình Lục (Hà Nam), Quỳnh Côi (Thái Bình), Cẩm Giàng (Hải Dương) những năm ba mươi của thế kỷ 20. Bài viết đã nghiên cứu về những tên chợ, thời gian họp chợ, cấu trúc chợ làng, sự phân bố vị trí các loại hàng trong chợ Tác giả Trương Xuân Trường trong bài viết: Chợ nông thôn trước nhu cầu đổi mới, Tạp chí Xã hội học, số 1- 1986, đã khái quát một số thay đổi của chợ thời bao cấp trước nhu cầu đổi mới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Tác giả Nguyễn Thừa Hỷ với bài viết "Mạng lưới chợ Thăng Long- Hà Nội trong những thế kỷ XVII, XVIII, XIX", Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 1- 1983, đã khái quát về hoạt động buôn bán của các chợ ở Thăng Long, Hà Nội. Các bài viết trên đã đề cập tới hoạt động thương nghiệp ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ qua các tư liệu điều tra thực tế tại một số địa phương trong những thập niên cuối của thế kỉ XX, trên cơ sở đó bước đầu đánh giá vai trò của mạng lưới chợ nông thôn với đời sống kinh tế xã hội của các địa phương. Bài viết "Hệ thống chợ làng ở Thừa Thiên Huế dưới thời chúa Nguyễn" của tác giả Trương Thị Thu Hảo, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 12- 2010, đã khái quát hoạt động của các chợ làng thuộc các huyện Hương Trà, Quảng Điền, Phú Vang ở Thừa Thiên Huế. Một số công trình luận văn cao học của trong những năm gần đây đã đề cập tới mạng lưới và hoạt động của các chợ nông thôn ở Thái Nguyên như: luận văn " Mạng lưới chợ nông thôn ở Thái Nguyên từ năm 1954 đến năm 2010" của Phạm Thị Thanh Hảo đã phác thảo một cách chân thực về hoạt động mua bán trao đổi trong các chợ ở Thái Nguyên từ sau khi miền Bắc được giải phóng đến năm 2010. Như vậy cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện về mạng lưới chợ ở huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn từ năm 1986 đến 2010. Bởi vậy, những thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước là những ý kiến gợi mở quý báu, tạo điều kiện cho chúng tôi đi sâu nghiên cứu hoàn thành luận văn: ““Mạng lưới chợ ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn(1986- 2010)" 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu: Thực hiện đề tài ““Mạng lưới chợ ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn(1986- 2010)", tác giả mong muốn khôi phục lại một cách chân thực, sinh động, khoa học hoạt động của các chợ ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn từ 1986 cho đến năm 2010 cũng như vai trò, tác động của nó đối với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn [...]... Ngoài phần mở đầu, Phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung được cấu thành bởi 3 chương Chương 1: Khái lược về huyện Chợ Đồn Chương 2: Mạng lưới chợ ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn từ năm 1986 đến năm 1997 Chương 3: Mạng lưới chợ ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn từ năm 1997 đến năm 2010 KẾT LUẬN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Chương 1 KHÁI LƯỢC VỀ HUYỆN CHỢ ĐỒN... tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên hợp nhất thành tỉnh Bắc Thái, huyện Chợ Đồn nằm trong tỉnh Bắc Thái Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội đã quyết định tái lập tỉnh Bắc Kạn trên cơ sở khu vực địa lý hành chính cũ Ngày 01/01/1997 tỉnh Bắc Kạn chính thức được thành lập, huyện Chợ Đồn trở về với địa giới tỉnh Bắc Kạn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 Ngày nay, huyện. .. định hướng mới của tỉnh Bắc Kạn đối với việc quy hoạch, phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Đối tượng nghiên cứu của Luận văn gồm hoạt động kinh tế, văn hóa, mạng lưới chợ ở huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn từ năm 1986 cho đến năm 2010 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Luận văn tìm hiểu vào mạng lưới chợ ở huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn theo địa danh lãnh thổ hiện nay đó là 21 xã và một thị trấn Phạm... bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 Trong thời kỳ trước năm 1986 ở Chợ Đồn có sáu chợ: Chợ Bằng Lũng, Chợ Bản Mạ (Quảng Bạch), chợ Bản Thi, chợ Đồn (Chợ Phương Viên ngày nay), chợ Bản Cậu (xã Yên Thịnh), chợ Nam Cường Chợ Bằng Lũng và chợ Quảng Bạch là những chợ hình thành sớm nhất ở Chợ Đồn Chợ Đồn cách nay trên nhiều thế kỷ đã có họp chợ, giao lưu buôn bán mở... cách đầy đủ và cụ thể nhất về mạng lưới chợ ở huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn cùng những giá trị kinh tế, xã hội của nó trong tiến trình lịch sử của tỉnh nhà từ quá khứ cho đến hiện tại Luận văn là tài liệu tham khảo cần thiết cho quá trình học tập bộ môn lịch sử, Dân tộc học, Cơ sở văn hóa…cũng như việc giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 7 Cấu trúc của luận văn Luận... nhiên 1.1.1 Vị trí địa lý Chợ Đồn có 22 đơn vị hành chính, bao gồm một thị trấn (Bằng Lũng) và 21 xã Chợ Đồn là huyện vùng cao nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn, phía Bắc giáp Ba Bể, phía Nam giáp huyện Định Hóa của tỉnh Thái Nguyên, phía Đông giáp huyện Bạch Thông, phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa của tỉnh Tuyên Quang 1.1.2 Điều kiện tự nhiên Đất đai: Là huyện miền núi, Chợ Đồn có diện tích tự... cạnh quan trọng của phát triển, các số liệu trong Biểu 1.4 cho thấy, dân số tỉnh Bắc Kạn phân bố không đồng đều và có sự khác biệt khá rõ giữa các huyện và thị xã Bắc Kạn Huyện đông dân nhất là huyện Chợ Đồn, có 48.103 người chiếm khoảng 16,38% tổng dân số của cả tỉnh Theo số liệu điều tra dân số huyện Chợ Đồn 01/04/2009, dân số Chợ Đồn là 48.103 người thuộc 12.719 hộ gia đình, trong đó nam có 24.649... đời sống của người dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 Chương 2 MẠNG LƯỚI CHỢ Ở HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1997 2.1 Những quan niệm về chợ Chợ không biết được hình thành từ khi nào, nhưng ngay khi thời kỳ công xã nguyên thuỷ tan rã đã xuất hiện nền kinh tế giản đơn Một nền kinh tế hàng hoá khi ra đời, dù ở trình độ đơn giản, gần gũi... bằng đã hình thành và nhanh chóng phát triển như: Chợ Lim, Chợ Bình Vọng, Chợ Phương Đình Song ở vùng cao nói chung và Chợ Đồn nói riêng, mạng lưới chợ vẫn chưa hình thành Bởi theo Lê Thánh Tông trong thể lệ họp chợ thì hễ có dân là có chợ nhưng vào những năm trước thế kỷ XIX, dân cư Chợ Đồn vẫn còn thưa thớt Bởi các dân tộc nơi đây sống rải rác khắp huyện, đời sống biệt lập khép kín Nền kinh tế nương... số(người/km2) 4.868,41 Năm Năm Năm 1999 Tỉnh Bắc Kạn Năm 2009 1999 2009 275.165 293.826 57 60 Thị xã Bắc Kạn 137,08 28.897 37.180 211 271 Huyện Pắc Nặm 477,44 24.752 30.059 52 63 Huyện Ba Bể 685,35 45.880 46.350 67 68 Huyện Ngân Sơn 646,96 27.667 27.680 43 43 Huyện Bạch Thông 547,18 29.525 30.216 54 55 Huyện Chợ Đồn 913,17 46.574 48.103 51 53 Huyện Chợ Mới 607,16 36.376 36.747 60 61 Huyện Na Rì 854,07 36.494 37.472 . thành bởi 3 chương. Chương 1: Khái lược về huyện Chợ Đồn Chương 2: Mạng lưới chợ ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn từ năm 1986 đến năm 1997 Chương 3: Mạng lưới chợ ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. của huyện từ 1986 đến 2010 17 Chương 2. MẠNG LƯỚI CHỢ Ở HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1997 22 2.1. Những quan niệm về chợ 22 2.2. Khái quát mạng lưới chợ ở huyện Chợ. người dân Chợ Đồn 47 Chương 3. MẠNG LƯỚI CHỢ Ở HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC KẠN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010 53 3.1. Mạng lưới chợ ở huyện Chợ Đồn từ năm 1997 đến năm 2010 53 3.1.1. Số lượng chợ và

Ngày đăng: 22/10/2014, 10:29

Xem thêm: mạng lưới chợ ở huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (1986-2010)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN