Bạch Thông là một trong những huyện có vị trí, vai trò to lớn của tỉnh Bắc Kạn được cuốn sách đề cập khá tỷ mỷ về sự phát triển kinh tế - xã hội Bạch Thông từ năm 1975 - 2005.. Phấn khởi
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Trang 2MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn dề tài 4
2 Lịch Sử nghiên cứu vấn đề 5
3 Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài 7
3.1 Đối tượng nghiên cứu 7
3.2 Phạm vi nghiên cứu 7
3.3 Nhiệm vụ đề tài 8
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 8
4.1 Nguồn tư liệu 8
4.2 Phương pháp nghiên cứu 8
5 Đóng góp của luận văn 8
6 Kết cấu luận văn 9
NỘI DUNG Chương 1: TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BẠCH THÔNG TRƯỚC 1986 1.1 Khái quát huyện Bạch Thông 12
1.1.1 Điều kiện tự nhiện 12
1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 17
1.2 Tình hình kinh tế - xã hội huyện Bạch Thông trước 1986 20
1.2.1 Tình hình kinh tế 20
1.2.2 Tình hình xã hội 31
Trang 3Chương 2: CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ HUYỆN BẠCH THÔNG
TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1986 - 2010)
2.1 Huyện Bạch Thông trong thời kì đổi mới đất nước 37
2.1.1 Bối cảnh lịch sử 37
2.1.2 Đường lối đổi mới của Đảng 38
2.2 Chuyển biến về kinh tế huyện Bạch Thông 40
2.2.1 Nông nghiệp, lâm nghiệp 40
2.2.2 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 58
2.2.3 Thương mại, dịch vụ 62
2.2.4 Tài chính, ngân hàng 66
2.2.5 Xây dựng cơ sở hạ tầng 73
Chương 3: CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI HUYỆN BẠCH THÔNG TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1986 - 2010) 3.1 Giáo dục - đào tạo, văn hóa - thông tin - thể thao 82
3.2 Y tế - môi trường 96
3.3 Lao động - việc làm 103
3.4 Thu nhập - đời sống 106
3.5 Thực hiện các chính sách xã hội 109
3.6 Công tác an ninh - quốc phòng 113
KẾT LUẬN 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO 125
PHỤC LỤC 133
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Kinh tế được coi là thước đo trình độ phát triển của mọi quốc gia trên thế
giới Chính vì thế mà tất cả các quốc gia trên thế giới dù đi theo thể chế xã hội nào cũng đều có những chiến lược để phát triển kinh tế của đất nước
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), nước ta chuyển sang giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội Trong 10 năm đầu (1976 - 1986) đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện hai kế hoạch nhà nước 5 năm do Đại hội IV (12/1976) và Đại hội V (3/1982) của Đảng
đề ra, bên cạnh những thành tựu và ưu điểm, chúng ta gặp không ít khó khăn, yếu kém, cả sai lầm, khuyết điểm Khó khăn của ta ngày càng lớn, sai lầm chậm được sửa chữa, đưa đến khủng hoảng, trước hết về kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải được đổi mới
Đường lối đổi mới của Đảng đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (12/1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (6/1991), Đại hội VIII (6/1996), Đại hội IX (4/2001) Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, đất nước ta
đã thu được rất nhiều thành tựu to lớn: Thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Bạch Thông là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Kạn, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em, có nhiều lợi thế để phát triển một nền kinh tế đa dạng Cách thị xã Bắc Kạn khoảng 18 km về phía bắc với hệ thống đường giao thông tương đối phát triển Trừ một số xã nằm sâu giữa vùng núi non hiểm trở ở hai phía đông và tây, các tổng và các xã còn lại đều nằm dọc các thung lũng, giao thông liên lạc khá thuận tiện Bạch Thông có tiểm năng là một thị trường lớn về cung cấp và tiêu thụ
Trải qua 25 năm (1986 - 2010) thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Bạch Thông đã có nhiều chuyển biến quan trọng về kinh tế - xã hội Điều đó đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù
Trang 5hợp với hoàn cảnh địa phương của nhân dân Bạch Thông Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu vẫn còn tồn tại khá nhiều hạn chế và khó khăn
Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu sự chuyển biến về kinh tế - xã hội của huyện Bạch Thông trong giai đoạn (1975 - 2010) không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà cả về mặt thực tiễn
Thông qua các nguồn tài liệu, luận văn dựng lên bức tranh về chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Bạch Thông từ (1975 - 2010), trên cơ sở đó rút ra những bài học thành công cùng những hạn chế chủ quan và khách quan Đồng thời, mong muốn góp ý kiến nhỏ bé vào việc gợi mở một số giải pháp và phương hướng phát triển của huyện trong tương lai
Nghiên cứu về đề tài này còn để làm rõ hơn truyền thống lịch sử, văn hóa của nhân dân Bạch Thông trong quá khứ và hiện tại Từ đó, giáo dục thế hệ trẻ của huyện thêm trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu đó Một số nội dung của luận văn có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy lịch sử địa phương
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn vấn đề “ Chuyển biến về kinh tế
- xã hội của huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Cạn 1975 - 2010” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của cá nhân, tập thể, các tổ chức viết
về đề tài kinh tế - xã hội
Liên quan đến đề tài là các văn kiện nghị quyết của Đảng, nhất là văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), VII(1991), VIII(1996), IX (2001),
X (2006) Trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX có nêu lên hai nội dung rất quan trọng mang tính chất định hướng cho sự phát triển là “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005” ; đặc biệt là “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000” của Ban chấp hành trung ương Đảng do nhà xuât bản sự thật - Hà Nội xuất bản năm 1991
Ngoài ra còn có nhiều tác phẩm của các nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước viết về vấn đề đổi mới như: “Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và thời
Trang 6đại” của Trường Chinh, nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội 1992; hai cuốn của Nguyễn Văn Linh là: “Đổi mới sâu sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực”, nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội 1987 và “Đổi mới để tiến lên”, Nhà xuất bản Sự Thật Hà Nội 1991….Những tài liệu trên đã nêu lên yêu cầu và định hướng đổi mới kinh
tế - xã hội cho cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng
Phản ánh quá trình vận động cách mạng, xây dựng, bảo vệ tổ quốc của Đảng ở tỉnh Bắc Kạn, có: “Đảng cộng sản Việt Nam, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn (1930 - 1975) tập 1, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2000 Cuốn sách đã phản ánh công cuộc chuẩn bị lực lượng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở tỉnh Bắc Kạn, trong đó có huyện Bạch Thông
Đảng cộng sản Việt Nam, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn (1975 - 2005), tập 2, tỉnh ủy Bắc Kạn xuất bản năm 2005 Cuốn sách đã nói về sự lãnh đạo của Đảng bộ giai đoạn (1975 - 2005), nêu lên những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ trong thời kì đổi mới (1986 - 2005) Bạch Thông là một trong những huyện có vị trí, vai trò to lớn của tỉnh Bắc Kạn được cuốn sách đề cập khá tỷ mỷ về sự phát triển kinh tế - xã hội Bạch Thông từ năm
1975 - 2005
Lịch sử Đảng bộ huyện Bạch Thông (1930 - 1975), Huyện ủy Bạch Thông xuất bản năm 1996 Cuốn sách viết về lịch sử Đảng bộ trong cuộc vận động cách mạng tháng tám 1945, kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước Sự phát triển kinh tế - xã hội trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ
Lịch sử Đảng bộ huyện Bạch Thông (1975 - 2005), Huyện ủy Bạch Thông xuất bản năm 2007 Cuốn sách phản ánh vai trò lãnh đạo của Đảng bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Bạch Thông giai đoạn (1975 - 2005), về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Đây là cuốn sách có nhiều tư liệu liên quan đến
đề tài, đề cập khá toàn diện về sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bạch Thông giai đoạn này
Báo cáo Chính trị của của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Bạch Thông khóa IV, V, VI, VIII, IX, X, XI đã đề cập đến các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ
Trang 7quốc, các đoàn thể nhân dân Các báo cáo đó đã nêu lên những thành tựu, hạn chế, chỉ ra được nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu khóa trước, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và những giải pháp cho nhiệm kì tiếp theo nhằm đưa huyện phát triển toàn diện, vững chắc
Báo cáo tổng kết hàng năm (từ năm 1975 - 2010) của Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông nêu lên kết quả đạt được về công nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường Trên cơ sở đó, có những đánh giá chung tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội hàng năm của huyện
Hệ thống niên giám thống kê của cục thống kê tỉnh Bắc Kạn và phòng thống kê huyện Bạch Thông cũng phản ánh tình hình kinh tế - xã hội hàng năm của huyện
Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu sự chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Bạch Thông từ năm 1975 đến năm 2010
là một vấn đề mới mẻ và cấp thiết
3 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Bạch
Thông trong thời kì năm 1975 - 2010
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu từ 1975 đến 2010 Tuy nhiên để làm
sáng tỏ sự chuyển biến kinh tế của huyện, luận văn còn đề cập khái quát tình hình kinh tế - xã hội trước đổi mới
Về không gian: Luận văn nghiên cứu sự chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn Huyện Bạch Thông gồm 16 xã và 01 thị trấn
Trang 83.3 Nhiệm vụ của đề tài
Thứ nhất, Khái quát về huyện Bạch Thông: Điều kiện tự nhiên, vị trí địa
lí, tài nguyên thiên nhiên, thành phần dân tộc, tình hình kinh tế - xã hội của huyện trước 1986
Thứ hai, Nghiên cứu hệ thống, toàn diện những chuyển biến về kinh tế -
xã hội của huyện từ 1975 - 2010 Qua đó, rút ra mặt mạnh và những hạn chế của huyện Bạch Thông trong phát triển kinh tế - xã hội từ 1975 - 2010
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu:
Luận văn còn kế thừa các nguồn tư liệu, các kết quả nghiên cứu khoa học đăng trên các sách chuyên khảo, bài viết, bài nghiên cứu về đổi mới kinh tế - xã hội đăng trên báo và tạp chí, đặc biệt là các cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn
và lịch sử Đảng bộ huyện Bạch Thông
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các tài liệu điều tra thực địa
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác như: Thống kê, so sánh, điều tra, điền rã, phân tích
5 Đóng góp của luận văn
- Luận văn trình bày hệ thống, sinh động quá trình phát triển, chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Bạch Thông trong giai đoạn từ 1975 - 2010, trọng tâm
là thời kỳ đổi mới (1986-2010)
- Luận văn có thể làm tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương
Trang 96 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Tình hình kinh tế - xã hội huyện Bạch Thông trước 1986
Chương 2: Chuyển biến về kinh tế huyện Bạch Thông trong thời kì đổi mới (1986 - 2010)
Chương 3: Chuyển biến về xã hội huyện Bạch Thông trong thời kì đổi mới (1986 - 2010)
Trang 11BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN BẠCH THÔNG
Trang 12CHƯƠNG 1 TèNH HèNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BẠCH THễNG
TRƯỚC 1986 1.1 Khỏi quỏt về huyện Bạch Thụng
1.1.1 Điều kiện tự nhiờn
Bạch Thụng là huyện miền nỳi nằm ở vựng phớa bắc tỉnh Bắc Kạn, trong
tọa độ địa lý từ 220
06' - 220 19' vĩ độ bắc đến 105039/ - 1060 kinh đông: Phớa đụng giỏp huyện Na Rỡ, phớa tõy giỏp giới huyện Chợ Đồn, phớa nam giỏp huyện Chợ Mới và thị xó Bắc Kạn, phớa Bắc giỏp huyện Ngõn Sơn Độ dài từ đụng sang tõy cỏch nhau 36 km, từ bắc đến nam 20 km, điểm cao nhất so với mặt biển 1.241m [79,tr.2]
Từ đời nhà Trần về trước, Chõu Bạch Thụng là một huyện cú tờn gọi là Vĩnh Thụng Thời thuộc Minh, huyện Vĩnh Thụng thuộc phủ Thỏi Nguyờn Đời
Lờ đổi thành Chõu Bạch Thụng, do phiờn thần họ Hoàng nối đời cai quản Đầu đời Nguyễn Gia Long vẫn giữ như vậy, đến năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) đặt chế độ lưu quan, gồm 9 tổng, 60 xó
Chõu lỵ Bạch Thụng được dựng vào năm Minh Mệnh thứ 16, đặt tại xó Dương Quang Thành lũy được đắp bằng đất, cao 5 thước (khoảng 1,66m) chu
vi là 58 trượng (khoảng 192,56m)
Sau khi đỏnh chiếm và đặt bộ mỏy cai trị trờn địa phận Thỏi Nguyờn, chớnh quyền thực dõn phỏp đó nhiều lần thay đổi đơn vị hành chớnh tỉnh này núi chung
và chõu Bạch Thụng núi riờng
Theo nghị định của toàn quyền Đụng Dương, ngày 10-10-1892 tỉnh Thỏi Nguyờn được tỏch khỏi cỏc đạo quõn sự và kể từ ngày 1-11-1892 được lập thành
3 phủ, 8 huyện, 2 chõu Phủ Thụng Húa gồm cỏc Chõu Bạch Thụng và huyện Cảm Húa Chõu Bạch Thụng cho tới lỳc này vẫn bao gồm cả bộ phận Chợ ró (huyện Ba Bể ngày nay và huyện Chợ Đồn) [41,tr 6]
Ngày 11- 04 - 1900 toàn quyền Đụng Dương ra nghị định thành lập tỉnh Bắc Kạn, gồm cỏc chõu: Bạch Thụng, Chợ ró, Thụng Húa (về sau đổi thành Na rỡ), Cảm Húa (về sau đổi thành Ngõn Sơn)
Trang 13Ngày 25 - 06 - 1901, toàn quyền Đông Dương ra nghị định rút tổng Yên Đĩnh khỏi huyện Phú Lương (Thái Nguyên) nhập vào Châu Bạch Thông (Bắc Kạn) Đến ngày 08-06-1916 (theo nghị định của thống sứ Bắc kỳ) một số tổng thuộc châu Bạch Thông và châu Chợ Rã được tách ra lập thành châu Chợ Đồn
Từ đây cho đến cuối thời Kỳ Pháp thống trị, Bạch Thông là một trong năm châu thuộc tỉnh Bắc Kạn, gồm có 5 tổng và 26 xã
Do bị chia cắt, nên diện tích châu Bạch Thông bị thu hẹp lại rất nhiều Tuy nhiên Bạch Thông vẫn là một châu lớn nhất ở Bắc Kạn Với chiều dài gần 100
km dọc theo thung lũng sông cầu, Bạch Thông bao gồm hầu như toàn bộ phần đất thuộc trung tâm tỉnh Bắc Kạn cả về điều kiện tự nhiên và xã hội
Từ năm 1965 đến 1975, Bạch Thông là một huyện miền núi phía Bắc tỉnh Bắc Thái, phía Đông giáp Na Rì, Phía Tây giáp Chợ Đồn, phía Nam giáp huyện Phú Lương, phía Bắc giáp 2 huyện Ngân Sơn và Ba Bể
Bạch Thông có diện tích tự nhiên là 94.784 ha, được chia thành 2 vùng khác nhau Vùng cao gồm các xã: Tân Sơn, Cao Sơn, Dương Phong, Đôn Phong, Quang Thuận, Mai Lập, Sỹ Bình, Vũ Muộn, Mỹ Thanh, Nguyên Phúc, Lục Bình Vùng thấp gồm các xã: Vi Hương, Phương Linh, Phủ Thông, Tân Tiến, Tú Trí, Hà Vị, Cẩm Giàng, Quân Bình, Hòa Mục, Cao Kỳ, Thanh Vận, Thanh Mai, Nông Hạ, Nông Thịnh, Thanh Bình, Yên Đĩnh, Như Cố, Quảng Chu, Bình Văn, Yên Hãn, Yên Cư [41,tr 8]
Hiện nay, huyện Bạch Thông có diện tích 54.649 km², gồm có 16 xã và 1 thị trấn (Phương Linh, Vy Hương, Sỹ Bình, Vũ Muộn, Đôn Phong, Tú Trĩ, Tân Tiến, Lục Bình, Nguyên Phúc, Quân Bình, Cao Sơn, Hà Vị, Cẩm Giàng, Mỹ Thanh, Quang Thuận, Dương Phong) và thị trấn Phủ Thông Năm 2010 theo số liệu thống kê huyện Bạch Thông có 30.370 người, mật độ 55,57 người/km² [79,tr.5]
Về địa hình: Nằm trong hệ thống kiến tạo hình thành địa hình của tỉnh Bắc
Kạn, huyện Bạch Thông thuộc phần cuối của cánh cung Ngân Sơn Cho nên đồi núi Bạch Thông có độ cao vừa phải, ngoài một số núi đá vôi phần nhiều là đồi núi thấp được cấu tạo bằng các loại sa phiến thạch, sườn thoải, dạng đồi bát úp,
Trang 14hoặc đã được khai phá thành các ruộng bậc thang như hiện nay Địa hình Bạch Thông chia thành hai vùng rõ rệt : Các xã ở khu vực phía Bắc thuộc vùng núi, có địa hình phức tạp, đi lại gặp nhiều khó khăn, thảm thực vật dầy, diện tích tán che phủ rộng phần nhiều là rừng xanh quanh năm Các xã phía Nam huyện thuộc dạng địa hình vùng núi thấp và đồi Vì thế, địa hình của Bạch Thông độ cao giảm dần từ bắc xuống nam
Là một huyện nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Bắc Kạn, có thị xã, thị trấn, phố chợ, nên nhìn chung mạng lưới giao thông ở Bạch Thông tương đối phát triển Trừ một số xã nằm sâu giữa vùng núi non hiểm trở ở hai phía đông và tây, các tổng và các xã còn lại đều nằm dọc các thung lũng, giao thông liên lạc khá thuận tiện
Quốc lộ số 3 là con đường giao thông huyết mạch chạy dọc theo chiều dài của huyện Bạch Thông Nhờ con đường này, từ Bạch Thông người ta có thể đi lại môt cách dễ dàng về phía nam xuống thủ đô Hà Nội, lên phía bắc đến tận Cao Bằng Cùng với quốc lộ số 3, Bạch Thông có nhiều đường đất, đá, đáng chú
ý là đường Thác Giềng - Na Rì, dài 50 km, đường đi Chợ Đồn dài 40 km, đường Phủ Thông - Chợ Rã, dài 60 km… Ngoài ra còn một thống đường mòn tạo thành một mạng lưới giao thông phục vụ nhu cầu đời sống, kinh tế và văn hóa
xã hội của nhân dân các dân tộc trong vùng
Về khí hậu: Bạch Thông nằm trong khu vực gió mùa xích đạo, hàng năm
chia làm 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông Mùa hạ trùng với gió mùa đông nam, từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình từ 25˚C đến 27˚C Mùa đông có gió mùa đông bắc, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tiết trời giá rét, nhiều khi có sương muối, gây ảnh hưởng xấu đến độ sinh trưởng của cây trồng và gia súc Sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa nóng, lạnh tương đối lớn Nhiệt độ trung bình
ở tháng nóng nhất (tháng 7) là 27˚C, ở tháng lạnh nhất 13,7˚C
Tài nguyên thiên nhiên ở huyện Bạch Thông khá phong phú Rừng là nguồn tài nguyên lớn nhất Xưa kia, rừng trải rộng hầu khắp bề mặt đất Bạch Thông và xanh tốt quanh năm Đặc biệt trong những thung lũng núi đá vôi có nhiều loại gỗ nghiến, táu, sến, lim, trai… ở đây thường có nhiều loại cây to với
Trang 15đường kính từ 1m đến 1,5m và còn có vô số các loại tre, vầu, nứa, trúc……Càng xuống thấp thì rừng cây càng rậm rạp bởi nhiều tầng thực vật và dây leo chằng chịt, độ ẩm cao, lớp thảm mục dày, tỷ lệ mùn trong đất khá cao, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng [41,tr.11]
Trong các khu rừng, cách đây vài chục năm ngoài hổ, báo, hươu, nai, còn
có các loại gà gô, gà lôi và các đặc sản quý như, mật ong, sa nhân, nấm hương….Hàng năm nhân dân địa phương lên rừng khai thác và đem ra chợ bán
Sử cũ chép rằng: “Chợ Hà Hiệu, chợ Quảng Khê, chợ Bắc Phấn, chợ Dương Quang (có phố), chợ Yên Đĩnh (phố xá trù mật, người Thanh, người Thổ, người Kinh, người Nùng ở lẫn lộn) đều ở châu Bạch Thông” [41,tr.12-13] Tiếc rằng do khai phá núi đồi bừa bãi, cho nên không chỉ các loại gỗ, mà cả các loài thú rừng
và chim quý ở đây vơi cạn dần và cho đến nay một số loài gần như không còn Trong những năm gần đây với phong trào trồng cây gây rừng, các đồi bãi trọc ở Bạch Thông đang được trả lại màu xanh Nhận rõ thế mạnh của huyện nhà, từ những năm 80 của thế kỷ XX, Đảng bộ Bạch Thông chủ trương tập trung sức mạnh của tất cả các ngành, các cơ sở, khai thác những tiềm năng sẵn có về rừng, đất nông nghiệp, giải quyết vững chắc vấn đề lương thực Mở mang kinh tế vườn rừng để làm giàu cho huyện, tiến tới xây dựng huyện thành đơn vị có cơ cấu kinh tế lâm - nông - công nghiệp Đến năm 1985, Bạch Thông đã trồng được
3340 ha cây mỡ, bồ đề, 1000 ha cây trẩu nay chuyển sang trồng mơ, cam quýt, hồi quế Việc giao đất rừng đã tiến hành được 18 trong tổng số 25 xã Trong lòng đất là nguồn khoáng sản quý hiếm, đáng chú ý là mỏ quặng sắt xã Sỹ Bình [41,tr.12]
Về đất đai: Đất Bạch Thông có nhiều loại: Đất Feralit màu vàng nhạt trên
núi, chủ yếu trên các dẫy núi cao, có độ ẩm ướt lớn, ôn độ thấp hơn so với các nơi khác, tỷ lệ mùn cao Loại đất này thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp Đất Feralit màu đỏ nâu phát triển trên đá vôi chủ yếu ở các xã Vũ Muộn, Cao Sơn, Tân Sơn, Xuất Hóa, Hòa Mục Loại đất này có khả năng trồng các loại đậu tương, ngô, mía, lạc……đất Feralit màu vàng có ở các xã Lục Bình, Đôn Phong, Quang Thuận Một vài nơi có địa thế tương đối thuận lợi được đồng bào địa
Trang 16phương khám phá làm nương rãy, cây trồng chủ yếu là ngô, lúa nương,
sắn….nhìn chung loại đất này sử dụng vào việc trồng cây gây rừng Đất phù xa
sông cầu rải dọc theo các xã Dương Quang, Huyền Tụng, Mỹ Thanh, Cao Kỳ là
loại đất thích hợp các loại rau xanh và nhất là cho việc trồng lúa và hoa màu
Bên cạnh đó, đất phù xa ngòi, suối ở các xã Phương Thông, Tân Tiến, Vi
Hương, Tú Trĩ, Quân Bình, Lục Bình cũng rất hợp với việc trồng lúa nước, ngô,
Chƣa sử dụng
và sông suối núi đá
Đất ở (nông thôn và thành thị)
Bạch Thông có sông, suối và được phân bố đều khắp Dòng sông Cầu bắt
nguồn từ Bằng Viễn (Chợ Đồn), chảy vào đất Bạch Thông qua địa phận các xã
Dương Phong, Quang Thuận, Dương Quang, Huyền Tụng, Mỹ Thanh, Xuất
Hóa, Hòa Mục, Cao Kỳ, rồi đổ về phía nam Hàng năm dòng sông này bồi đắp
cho các xã dọc lưu vực một lớp phù xa khá mầu mỡ Ngoài tác dụng đó, sông
Cầu còn đáp ứng một phần quan trọng sự thông thương nguồn hàng giữa huyện
nhà với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh Hệ thống sông ngòi, khe suối
cũng là một tiềm lăng để xây các trạm thủy điện như suối Na Cù, suối Nậm Cắt,
suối Đôn Phong Từ năm 1982, Bạch Thông khởi công xây dựng trạm thủy điện
Nậm Cắt với công suất 514 KW Ngoài ra còn có nhiều con suối nhỏ len lỏi
trong các làng bản, bảo đảm nước sinh hoạt và phục vụ cho sản xuất của đồng
bào [41,tr.9-10]
Trang 17Bảng 1.2 Tình hình sử dụng đất ở huyện Bạch Thông - Bắc Kạn (từ năm
Các nghề dệt vải, rèn đúc ….cùng với hoạt động thương mại cũng khá phát triển Ngoài các vật phẩm đem ra buôn bán tại các chợ địa phương, đồng bào các dân tộc còn lên rừng khai thác gỗ, tre, nứa đóng thành bè mảng chở về xuôi Thời thuộc pháp, các nhà buôn người Pháp, Việt và Hoa cũng lên tận Bạch Thông để mua các loại lâm sản quý, như củ nâu, sa nhân, song, mây, qủa ép dầu,
Trang 18vỏ ăn trầu, mật ong, nấm hương Ngày nay, hoạt động thương mại ở Bạch Thông phát triển thành một mạng lưới rộng khắp, với nhiều cơ sở dịch vụ và nhiều mặt hàng rất phong phú
Đặc điểm xã hội:
So với các huyện thuộc Bắc Kạn (cũ), Bạch Thông có số dân đông nhất Vào năm 1932, Bạch Thông có 15220 người, trong đó dân tộc Tày là 11600 người, Kinh 1840 người, Dao 1400 người, Hoa 300 người và Nùng 80 người Tính đến tháng 4-1989, dân số Bạch Thông là 58.391 người, thuộc 14 dân tộc anh em Hiện nay, các dân tộc trong huyện thường sống và canh tác xen kẽ nhau Việc hôn nhân giữa các dân tộc khác nhau đã trở thành bình thường [41,tr.13-14]
Bảng 1.3: Thống kê các dân tộc ở huyện Bạch Thông - Bắc Kạn năm 2010
Trang 19Trừ người kinh và người Hoa ở nhà đất, thường sinh sống dọc đường giao thông và các thị trấn, hầu hết các dân tộc đều làm nhà sàn Sống gần gũi với thiên nhiên, người dân Bạch Thông rất yêu thiên nhiên và rất thạo nghề săn bắt, đan lát Đàn ông sử dụng thành thạo chài lưới, cung nỏ và súng kíp Họ tỏ ra rất can đảm và mưu trí trong việc tổ chức vây bắt thú rừng Phụ nữ rất khéo tay trong việc thêu thùa, đan lát Đã có một thời, vải thổ cẩm của Bạch Thông - với những nét hoa văn trang trí, màu sắc rực rỡ, hài hòa - từng nổi tiếng trên thị trường trong và ngoài tỉnh Phụ nữ Bạch Thông rất cần cù, chịu khó trong mọi công việc, từ việc nội trợ gia đình cho đến việc đồng ruộng, nương rãy
Mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán khác nhau Một số phong tục tập quán tốt được hình thành và phát huy qua các thời kì, trở thành truyền thống quý báu Đó là tính cộng đồng, tình đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, trong sản xuất Mỗi khi gia đình nào có việc ma chay, cưới xin, cho đến làm nhà v.v….,bà con các dân tộc trong cùng thôn bản đều rủ nhau đến làm giúp Điều đó được mọi người coi như một lẽ tự nhiên để tồn tại
và phát triển
Dưới chế độ cũ, nhiều phong tục, tập quán lạc hậu còn rất nặng nề Việc cưới xin, ma chay trước đây rất tốt kém Đám cưới được tiến hành theo những thủ tục phiền phức, từ ăn hỏi, treo lễ, xem số và dẫn cưới bằng tiền hoặc hiện vật của nhà trai đưa cho nhà gái [41,tr.14-15]
Cư dân Bạch Thông có đời sống văn hóa tinh thần phong phú đa dạng Họ
có tục thờ cúng tổ tiên, thờ thổ công và các vị thần, kết hợp với các tín ngưỡng dân gian Cư dân Bạch Thông có rất nhiều lễ hội trong năm như: Tết nguyên đán, lễ hội khai xuân, cầu mùa, tết thanh minh Từ sau Cách mạng tháng tám, nhất là khi xây dựng chủ nghĩa xã hội, đời sống mọi mặt của nhân dân các dân tộc được tăng lên Nhờ đó, các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan được xóa bỏ từng bước
Bên cạnh đó, phải nói tới những giá trị tinh hoa, tích cực được thể hiện trong các điệu múa, bài hát then, hát lượn, cho đến những câu truyện cổ tích mà quần chúng đã sáng tác trong quá trình lao động sản xuất Những bài ca, điệu
Trang 20múa ấy nói lên khát vọng của người dân được sống tự do, hạnh phúc, ca ngợi cảnh đẹp của quê hương và mối tình chung thủy lứa đôi, đồng thời nó lên án những thói hư, tật xấu, đả kích mạnh mẽ vào sự bất công, thối nát của xã hội đương thời
Từ sau Cách mạng tháng Tám và nhất là trong thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa, những yếu tố tích cực của văn hóa dân tộc lại càng được vun đắp, phát triển mạnh mẽ
1.2 Tình hình kinh tế - xã hội huyện Bạch Thông trước năm 1986
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, mà đỉnh cao là chiến
dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, giải phóng miền Nam Thắng lợi vĩ đại này đã đưa đất nước ta bước vào kỉ nguyên mới: Độc lập - Thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội Trước mắt cả nước ta khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội,
ổn định đời sống nhân dân, hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước Phấn khởi và tự hào trước những thắng lợi của dân tộc, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Bạch Thông đã hăng hái bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, góp phần cùng nhân dân tỉnh Bắc Kạn thu được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Mặc dầu vậy, với nền kinh tế mang nặng tính chất tự cung, tự cấp và cơ chế quản lý cũ, lại chịu hậu quả nặng nề hai cuộc chiến tranh của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, sự phá hoại của các thế lực thù địch, nên bước vào thời kì lịch sử mới Bạch Thông vẫn là huyện nghèo, kinh tế - xã hội chậm phát triển Là huyện miền núi, trong những năm 1975 - 2010, Bạch Thông có 16 xã và 1 thị trấn, đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân các dân tộc còn gặp rất nhiều khó khăn [42,tr.8]
1.2.1 Tình hình kinh tế
Trong hoàn cảnh lịch sử mới, được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Bắc Thái, Đảng
bộ huyện Bạch Thông tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ III, họp vào tháng 4 năm 1975
Trang 21Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa II khẳng định những thành tích đạt được trên các mặt kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của huyện dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa II, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ mới trong hai năm 1975 - 1977 là: Đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất mới, tổ chức, sắp xếp lại lao động, nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển ngành nghề, nhằm giải quyết vấn đề lương thực, bảo đảm đời sống, đồng thời ra sức phát triển văn hóa, giáo dục, xây dựng nếp sống mới, củng cố an ninh qốc phòng, tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng Đảng vững mạnh về mọi mặt [42,tr.9] Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa III đã nhanh chóng triển khai nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ III đề ra
Về nông nghiệp: Lãnh đạo Huyện ủy đã quán triệt nghị quyết 24 - NQ/TW
tháng 8 - 1975 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III “Về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới” và nghị quyết số 33 - NQ/TU của tỉnh ủy Bắc Thái Về đẩy mạnh sản xuất, củng cố hợp tác xã Nhờ đó,
phong trào lao động sản xuất ở huyện Bạch Thông có những bước phát triển mới
Các hợp tác xã nông nghiệp thực hiện thâm canh cây lúa, đưa giống lúa mới (nông nghiệp 8, bao thai lùn….) vào sản xuất cả hai vụ, đạt 85% diện tích Sản xuất vụ đông - xuân gặp thời tiết khắc nghiệt, rét đậm kéo dài, lúa và mạ bị chết, phải gieo lại nhiều lần tốn trên 70 tấn thóc giống, nhưng vẫn không đạt kết quả Không lùi bước, Huyện ủy đã chỉ đạo các hợp tác xã áp dụng kĩ thuật gieo thẳng trên 70% diện tích Với một số tổ, đội lao động, đây là công việc mới mẻ, song nhờ nhanh chóng nắm bắt được kĩ thuật gieo thẳng, với tinh thần quyết tâm giành vụ chiêm xuân thắng lợi, các hợp tác xã đã hoàn thành kế hoạch đề ra Tranh thủ thời tiết ấm, cây lúa phát triển nhanh, các hợp tác xã đẩy mạnh chăm sóc đồng ruộng, áp dụng khoa học kĩ thuật làm cỏ, sục bùn Tận dụng nguồn phân bón các loại, đồng bào đã thu gom trên 3.920 tấn cho đồng ruộng, bước đầu đáp ứng yêu cầu thâm canh Công tác thủy lợi trong năm 1976, ngoài
Trang 22514 thanh niên và dân quân đi tham gia xây dựng kênh mương hồ núi cốc - là công trình thủy lợi vào loại lớn của tỉnh Bắc Thái, toàn huyện có 17 đội thủy lợi thường xuyên tu sửa kênh mương, chăm sóc đồng ruộng Một số xã phong trào thủy lợi tốt như Dương Quang, Quân Bình Trong 2 năm 1975 - 1976, huyện đã hoàn thành các đập đá: Phai Ngược (xã Xuất Hóa) và Nặm Lẩu (xã Sĩ Bình) Nhờ có nước, diện tích vụ đông - xuân năm 1975 cấy được 1.077,13 ha bằng 101,4% kế hoạch tỉnh giao, cả hai vụ đông xuân và mùa cấy đạt gần 3.471 ha, đồng thời góp phân đẩy mạnh thâm canh [42,tr.11]
Năng suất bình quân 2 vụ lúa đạt trên 22 tạ/ha, trong đó, năng suất lúa vụ mùa đạt trên 26 tạ/ha, bằng 108,3% kế hoạch Tổng sản lượng lương thực (riêng thóc) năm 1975 đạt gần 8.460 tấn, bằng 103,4% kế hoạch tỉnh giao, tăng 4,12%
so với năm 1974
So với năm 1974, sản xuất lương thực năm 1975, cả 3 chỉ tiêu: diện tích, năng suất và sản lượng đều tăng Nhìn chung các địa phương đều cấy hết diện tích, riêng vụ mùa có các xã Sĩ Bình, Vũ Muộn vì thiếu nước nên 13 ha ruộng chuyển sang trồng đậu tương Toàn huyện có 10 hợp tác xã và 29 đội đạt năng suất trên 5 tấn/ha Sản xuất hoa màu có nhiều tiến bộ, một số địa phương, hợp tác xã trồng ngô lai và đậu tương xuống ruộng và ở các soi bãi đạt kết quả tốt, diện tích trồng sắn tăng gấp 4 lần so với năm 1974 Tổng sản lượng lương thực quy ra thóc năm 1975 đạt 10.482 tấn, cao hơn năm 1974 là 937 tấn Năm 1976 phong trào thi đua lao động sản xuất lập thành tích chào mừng thắng lợi của cuộc bầu cử Quốc hội thống nhất, chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IV của Đảng diễn ra sâu rộng trong toàn huyện
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tháng 10 năm 1976 đã khẳng định những cố gắng của các hợp tác xã trong sản xuất: “Nông nghiệp đi vào thâm canh hai vụ lúa, mùa và chiêm xuân… tận dụng ruộng một vụ, đất soi bãi để trồng ngô, dong riềng, đậu tương tại các xã Sĩ Bình, Vũ Muộn, Cao sơn” Nhưng, do hạn hán, năng suất, sản lượng lúa và hoa màu không cao, tổng sản lượng lương thực quy ra thóc năm 1976 mới đạt 9.272 tấn, tuy có vượt kế hoạch, nhưng vẫn giảm so với năm 1975 [42,tr.12-13]
Trang 23Từ ngày 14 đến ngày 20 tháng 12 năm 1976, Đảng cộng sản Việt Nam tiến hành Đai hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch nhà nước 5 năm (1976 - 1980) Nghị quyết chỉ ra nhiệm vụ: “phát triển và cải tạo kinh tế, văn hóa, phát triển khoa học kĩ thuật” Nhằm xây dựng một bước cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước, mà bộ phận chủ yếu
là cơ cấu công - nông nghiệp, cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân lao động
Đại hội còn đề ra nhiệm vụ cụ thể, hàng đầu trong kế hoạch 5 năm nhằm giải quyết vững chắc nhu cầu về lương thực, thực phẩm và một phần quan trọng hàng tiêu dùng cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân, tạo tích lũy cho công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa [42,tr.25-26]
Quán triệt nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IV, phương hướng nhiệm vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ II, căn cứ vào điều kiện
cụ thể của địa phương, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bạch Thông khóa IV đã
đề ra phương hướng nhiệm vụ mới góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm (1976 - 1980) của Đảng
Mục tiêu chung là “Phát huy mọi khả năng trong huyện phấn đấu xây dựng huyện Bạch Thông nhanh chóng trở thành huyện có cơ cấu kinh tế lâm - nông - công nghiệp phát triển toàn diện và giàu mạnh, bảo đảm tự túc lương thực, thực phẩm cho toàn huyện” Nghị quyết Đại hội còn đưa ra những chỉ tiêu phấn đấu cụ thể trên các lĩnh vực từ năm 1977 đến năm 1980 nhằm nhanh chóng tạo ra những chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân
Về nông nghiệp, tập trung cao độ lực lượng giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm, phấn đấu đạt tổng sản lượng lương thực quy thóc là 10.450 tấn, trước mắt phấn đấu đến năm 1978 đạt 9010 tấn thóc, bảo đảm mức ăn bình quân quy thóc cho mỗi người một tháng là 25 kg, riêng khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp là 30kg [42,tr.30]
Sự nỗ lực làm thủy lợi liên tục trong mấy năm liền, đã tạo điều kiện vụ mùa năm 1979 Bạch Thông gieo cấy đạt trên 2.420 ha, bằng 97,5% kế hoạch, tuy
Trang 24nhiên do bị hạn trên diện rộng, vẫn còn hơn 150 ha thuộc các xã Sĩ Bình, Cao Sơn, Nguyên Phúc không có nước phải chuyển sang trồng màu
Từ năm 1976 đến năm 1980, năng suất, sản lượng lương thực năm sau đạt khá hơn năm trước Về lúa mùa năm 1977, năng suất đạt 24,41 tạ/ha, sản lượng thóc đạt gần 5.830 tấn Năm 1979, năng suất lúa xuân toàn huyện đạt 20,14 tạ/ha, sản lượng vụ xuân đạt trên 2.576 tấn Năng suất vụ mùa toàn huyện đạt 26 tạ/ha, tiêu biểu có hợp tác xã Vi Hương năng suất lúa mùa bình quân đạt trên 40 tạ/ha Sản lượng lúa vụ mùa toàn huyện đạt 6.293 tấn, tổng sản lượng thóc cả năm 1979 đạt hơn 8.869 tấn
Thực hiện Nghị quyết số 49 - NQ/TU ngày 1/3/1977 của ban thường vụ
tỉnh ủy Về phát động chiến dịch trồng sắn, ngoài trồng các loại cây hoa màu
ngắn ngày như ngô, khoai lang đậu, các hợp tác xã và hộ gia đình tận dụng mọi diện tích đất ruộng, soi bãi, ven đồi để trồng sắn, góp một phần lương thực đáng
kể cho người và làm thức ăn gia súc Năm 1979, trong khi sản lượng thóc tăng lên, Bạch Thông vẫn có diện tích sắn là 1.260 ha
Từ năm 1977 đến 1979, năng suất và sản lượng lương thực lúa và màu (chủ yếu là sắn) có tăng nhưng tốc độ tăng chậm, tổng sản lượng quy thóc trung bình trong 3 năm (1977 - 1979) là 12600 tấn, chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện khóa IV đề ra Vấn đề lương thực trở nên bức xúc trong đời sống đồng bào các dân tộc, nhất là ở vùng cao Bình quân lương thực quy thóc theo kế hoạch 5 năm (1976 - 1980) của Đảng bộ với khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp mỗi người đạt 30 kg/tháng, phấn đấu đến năm 1980 vẫn chưa đạt được chỉ tiêu đề ra [5,tr.4] Liên tục trong 5 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, huyện Bạch Thông đã xây dựng mới và hoàn thành nhiều công trình thủy lợi nhỏ và vừa Riêng năm 1979, toàn huyện đầu tư vốn 350.000 đồng cho thủy lợi, xây 9 công trình loại nhỏ, một số công trình loại vừa, duy trì 17 trạm bơm dầu, chủ động bảo đảm nước tưới cho vụ đông - xuân 1271 ha và vụ mùa 2.425 ha Với quy mô hợp tác xã toàn xã, huyện Bạch Thông có 12 đội thủy lợi
ở các hợp tác xã, với 350 đội viên và một đội chủ lực tham gia xây dựng nhiều công trình thủy lợi ở trong huyện
Trang 25Về chăn nuôi, chủ trương của Đảng bộ huyện là khắc phục tình trạng chậm phát triển, phát huy mọi tiềm năng của địa phương Những năm 1976 - 1978 đàn trâu mỗi năm duy trì gần 8000 con, đến năm 1979, tăng trưởng nhanh hơn các năm trước, đàn trâu có 8.845 con, bò 100 con, ngựa 150 con Các hợp tác xã kinh doanh nghề cá, năm 1979, nuôi, thả cá trên diện tích 69 ha mặt nước ao hồ, xây dựng ao cá Bác Hồ ở xã Cao Kỳ Về chăn nuôi lợn, Huyện ủy chủ trương phát triển ở cả 3 khu vực kinh tế quốc doanh, tập thể và hộ gia đình Trại lợn quốc doanh Cẩm Giàng (200 con nái) đưa vào sản xuất, theo kế hoạch sẽ cung cấp cho các cơ sở mỗi năm trên 1000 con lợn con, chăn nuôi lợn tập thể ở các hợp tác xã được củng cố, trại lợn giống hợp tác xã Huyền Tụng (quy mô 100 con nái) năm 1980 hoàn thành xây dựng, bắt đầu cung cấp lợn con giống cho các hợp tác xã Đàn lợn không ngừng tăng lên về số lượng, toàn huyện năm
1978 có 17.200 con, năm 1979, vì dịch bệnh và ảnh hưởng chiến tranh đàn lợn
có giảm, nhưng vẫn còn giữ mức 16.600 con Về chất lượng cũng có thay đổi nuôi giống lợn lai ngày càng chiếm ưu thế [5,tr.6]
Để tạo sự đột phá trong sản xuất nông nghiệp, tiếp theo thông báo số
22-TB/TW ngày 21/10/1980 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Về một số công tác
trước mắt trong việc củng cố hợp tác xã nông nghiệp và những vấn đề liên quan đến khoán sản phẩm trong các hợp tác xã nông nghiệp, ngày 13 tháng 1
năm 1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị số 100-CT/TW Về cải tiến
công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động”
trong các hợp tác xã nông nghiệp Chỉ thị nêu rõ mục đích khoán sản phẩm là đảm bảo phát triển sản xuất, củng cố và tăng cường quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nông thôn, không ngừng nâng cao thu nhập và đời sống xã viên, tăng tích lũy cho hợp tác xã, làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước Cải tiến công tác khoán là khuyến khích mạnh mẽ lợi ích chính đáng của người lao động, làm cho mọi người gắn bó với sản phẩm cuối cùng Vấn đề đặt ra là phải hoàn chỉnh chế
độ “ba khoán” (khoán chi phí sản xuất, khoán công điểm và khoán sản phẩm) sao cho hợp lý, đến tận nhóm và người lao động, tránh tình trạng “khoán trắng” Chỉ thị đã đáp ứng được nguyện vọng, quyền lợi và quyền chủ động sản xuất
Trang 26của người nông dân Thúc đẩy năng suất, hiệu qủa lao động, làm cho sản xuất phát triển
Diện tích trồng lúa cả hai vụ năm 1981 đạt 3.771 ha, năm 1982, đạt cao nhất: 3.818 ha Sản xuất nông nghiệp năm 1983 là năm đầu tiên thực hiện nhiệm
vụ của Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện khóa VI năng suất tăng hơn năm 1981 là 9,3% Có nhiều hợp tác xã đạt năng suất khá như Vi Hương, Cao Kỳ, Tân Tiến, Cẩm Giàng, đặc biệt hợp tác xã Tân Lộc tăng 35% so với năng 1981 Nhờ đó, năm 1983 sản lượng lương thực lúa nước cả hai vụ đạt 9.100 tấn, tăng hơn năm
1981 là 700 tấn Từ năm 1984 - 1985 năng suất có tăng hơn, bình quân đạt 25,3 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực cả 2 vụ năm 1984 tính cả hoa màu quy ra thóc đạt 15.063 tấn (riêng thóc 10.053 tấn), được coi là đỉnh cao về sản xuất lương thực của kế hoạch 5 năm (1981- 1985)
Năng suất và sản lượng lương thực nhìn chung còn thấp và thiếu ổn định Nguyên nhân của tình trạng này theo kiểm điểm nhiệm kì của Hội đồng nhân dân huyện Bạch Thông khóa XII (1984 - 1986), tại kỳ họp thứ 6 (tháng 3-1987)
là do huyện còn gặp nhiều khó khăn trong đầu tư tiến bộ khoa học kĩ thuật cho thâm canh, đã vậy, lại thêm “thời tiết khắc nghiệt”, “khoán sản phẩm thiếu chặt chẽ, sâu sát”, “khâu quản lý, phân phối sản phẩm ở một số hợp tác xã thực hiện không đảm bảo yêu cầu ba lợi ích” [10,tr.6]
Bình quân lương thực quy thóc mỗi nhân khẩu nông nghiệp từ 1981 - 1984 qua mỗi năm có tăng chút ít, đến năm 1985 đạt 25 kg/tháng
Về chăn nuôi, đàn trâu có chiều hướng giảm, trong những năm 1981 -
1983, số lượng bình quân mỗi năm đạt gần 7.500, cao nhất là năm 1985, toàn huyện có 8.164 con
Huyện ủy hết sức quan tâm chỉ đạo phát triển đàn lợn như đầu tư vốn, xây dựng các trại lợn giống đáp ứng cơ bản yêu cầu chăn nuôi cho các hợp tác xã, có chế độ khuyến khích phát triển chăn nuôi quốc doanh tập thể và hộ gia đình Do vậy, đàn lợn qua các năm tăng trưởng khá nhanh, năm 1981 mới có 18.450 con, đến năm 1985 đạt 21.380 con, tăng 2.930 con Đó là năm huyện Bạch Thông đạt cao nhất về nuôi lợn trong kế hoạch 5 năm (1981 - 1985), vượt 5% so với mục
Trang 27tiêu kế hoạch Đại hội Đảng bộ huyện khóa V đề ra Nhờ đó bảo đảm cung cấp thịt lợn cho nhà nước và đáp ứng được nhu cầu căn bản về thực phẩm trong nhân dân [42,tr.68]
Các đàn gia súc khác như bò, ngựa, dê số lượng không lớn, nhưng tăng trưởng khá nhanh Chăn nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng trong các hộ gia đình và nuôi
cá tập thể phát triển khá, góp phần quan trọng vào việc giải quyết thực phẩm cho các cơ quan, lực lượng vũ trang và cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc
Về lâm nghiệp Là huyện miền núi, Bạch Thông có thế mạnh về rừng Nghề
rừng có vị trí quan trọng hàng đầu trong cơ cấu kinh tế của huyện Thực hiện nghị quyết 21 - NQ/HU (1975) của Huyện ủy sớm đưa nghề rừng trở thành ngành sản xuất chính, trong những năm 1975 - 1976 về nghề rừng đạt được những kết qủa quan trọng Trồng rừng trong 2 năm 1975 - 1976, có 47 trong tổng số 69 hợp tác xã toàn huyện kinh doanh nghề rừng trồng được 769 ha (trong đó có 460 ha trồng năm 1976) Địa phương có phong trào trồng rừng khá nhất là xã Nguyên Khúc, Vi Hương, Phương Linh, Tân Tiến và thị trấn Phủ Thông Khai thác gỗ từ năm 1975 đến năm 1976, mỗi năm đạt 1vạn m Chỉ tiêu khai thác gỗ, củi, nứa, vàu năm 1975 đều đạt và vượt kế hoạch từ 102 - 106%, giá trị tổng sản lượng vượt hơn năm 1974, đạt trên 1,672 triệu đồng [2,tr.4]
Sáu tháng đầu năm 1976 việc khai thác các nguồn hàng lâm sản tiếp tục tăng từ 10 - 12% kế hoạch Mỗi năm huyện thu nhập từ lâm nghiệp trị giá trên 5.000 tấn thóc Xã Nguyên Phúc có số lao động lâm nghiệp khá lớn, bình quân một lao động đạt 1.000 đồng trong một năm Tại những nơi khác, mặc dầu cấp
ủy, chính quyền địa phương có cố gắng bảo vệ các khu rừng đầu nguồn, song, năm 1976 còn có hàng trăm hộ phát nương, làm rãy gây thiệt hại nặng về rừng Sản xuất lâm nghiệp được coi là thế mạnh của huyện Bạch Thông, trên cả
ba mặt trồng rừng, bảo vệ, tu bổ và khai thác trong kế hoạch 5 năm (1981 - 1985), có nhiều cố gắng, song qua các năm đều không đạt kế hoạch Thực hiện phương hướng và nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ huyện khóa V và VI đề ra, trong 5 năm 1981- 1985, Bạch Thông tập trung trồng 250 ha rừng và trên 30.000 cây
Trang 28phân tán, chăm sóc 1000 ha rừng đầu nguồn nước, rừng già, rừng vầu, nứa….nhằm nhanh chóng tạo ra được vùng nguyên liệu giấy, gỗ cho công nghiệp, nguyên liệu cho xuất khẩu, phục vụ xây dựng cơ bản và đời sống nhân dân
Khâu khai thác tài nguyên rừng các loại đạt và vượt nhiều chỉ tiêu kế hoạch Trung bình mỗi năm khai thác 11.800m gỗ tròn các loại, năm 1985 đạt cao nhất: 14.385 m tăng gần 35% so với mục tiêu kế hoạch của huyện đề ra trong 5 năm (1981 - 1985), khai thác củi đạt 7.000 ste bằng 100% kế hoạch Mỗi năm huyện khai thác hàng triệu cây vàu, nứa và hàng trăm ngàn mét song, mây…, riêng nguyên liệu giấy ở thời điểm cao nhất (1985) mới đạt 3.293 tấn, bằng 27,4% kế hoạch 1981- 1985
Thực hiện nghị quyết 16 của Thường vụ Tỉnh ủy, năm 1983, tỉnh bắt đầu
tổ chức giao khoán rừng và đất rừng cho tập thể và hộ gia đình quản lý kinh doanh Huyện Bạch Thông bước đầu triển khai nghị quyết trên trong một số hợp
tác xã nông, lâm nghiệp Thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư trung ương Về giao
đất giao rừng đến hộ nông dân ra ngày 29 - 01 - 1985 và Chỉ thị cùng ngày của
Ban Bí thư Về củng cố và tăng cường quan hệ sản xuất ở nông thôn miền núi,
nâng cao đời sống của nhân dân vùng cao, cuối năm 1985, Bạch Thông thành lập Công ty lâm nghiệp, củng cố các cơ sở, trạm bảo vệ thực, động vật, chế biến thức ăn gia súc, sản xuất giống cây, con Đồng thời huyện tiếp tục đẩy mạnh phong trào trồng cây, gây rừng, tiến hành giao đất, giao rừng trên 20.000 ha (đạt 135% kế hoạch) cho các hộ kinh doanh nông lâm kết hợp Mặc dầu sản xuất lâm nghiệp của huyện còn có những hạn chế trong các khâu trồng, tu bổ, bảo vệ rừng
và một số chỉ tiêu khai thác chưa đạt kế hoạch, song rừng đã mang lại những giá trị kinh tế quan trọng
Giá trị sản lượng khai thác các nguồn lợi từ rừng qua các năm đều tăng và tăng khá nhanh vào những năm cuối của kế hoạch 5 năm Năm 1981, giá trị tổng sản lượng đạt trên 1,4 triệu đồng, tới năm 1983 đạt hơn 9,3 triệu đồng, tăng cao
nhất là năm 1984, đạt 22 triệu đồng [42,tr.69-70]
Trang 29Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản thiếu vốn, vật tư,
nguyên liệu Nhưng, do cố gắng khắc phục khó khăn, khai thác mọi tiềm năng của địa phương, cải tiến công tác tổ chức, quản lý lao động, nên một số đơn vị hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước năm 1975 như Xí nghiệp cơ điện và Xí nghiệp gỗ, cả hai cơ sở đạt tổng giá trị sản lượng trên 600.000 đồng Năm 1976, nhiều đơn vị sản xuất đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch từ 4 - 19%, đó là Lâm trường Bạch Thông, Xí nghiệp gỗ, Xí nghiệp trúc, Xí nghiệp cơ điện, Bưu điện….Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đáp ứng cơ bản yêu cầu xây dựng Các hợp tác xã thủ công nghiệp làm được nhiều mặt hàng đã góp phần đẩy mạnh sản xuất lâm nghiệp, phục vụ xuất khẩu và đời sống Tổng giá trị sản lượng thủ công nghiệp năm 1975 đạt trên 985.000 đồng bằng 95,9% kế hạch tỉnh giao
Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có nhiều khó khăn về vốn, nguyên vật liệu sản xuất, song các xí nghiệp đã phấn đấu hoàn thành kế hoạch nhà nước, hoặc thấp nhất cũng hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch nhà nước, hoặc thấp nhất cũng hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch các mặt hàng cơ bản Năm 1977, theo nhận định của Ủy ban nhân dân huyện: “có nhiều cố gắng, chuyển biến tốt, tiến
bộ rõ rệt trong việc thực hiện kế hoạch nhà nước” Nhiều cơ sở hoàn thành kế hoạch nhà nước trước thời gian, đạt giá trị tổng sản lượng từ 100% đến 135% kế hoạch, hoàn thành chỉ tiêu nộp ngân sách từ 90% đến 100%, tiêu biểu có: Xí nghiệp trúc, Xí nghiệp gỗ [42,tr.38]
Năm 1979, Đảng bộ ra sức thực hiện các chủ trương của trung ương Đảng
được thể hiện trong các nghị quyết số 20-NQ/TW về “Phương hướng nhiệm vụ
phát triển hàng công nghiệp tiêu dùng và hàng công nghiệp địa phương”
nhằm tạo ra bước phát triển mới trong sản xuất, tìm lối ra trong khủng hoảng kinh tế - xã hội Song, do tác động của cuôc chiến tranh biên giới phía Bắc, sản xuất hàng hóa có nhiều khó khăn, nhất là đầu năm lao động phân tán đã ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch Trừ xí nghiệp cơ điện đạt 109% kế hoạch, còn trong 12 hợp tác xã thủ công chỉ đạt từ 50% đến trên 60% kế hoạch Tính trong 3 năm (1977 - 1979), giá trị tổng sản lượng tăng từ 3 - 10%, bước đầu có chuyển biến về mặt hàng xuất khẩu Hợp tác xã Tân Hương có nhiều tiến bộ
Trang 30trong sản xuất tăm mành xuất khẩu, giá trị xuất khẩu năm 1979 đạt 193.000 đồng vượt 28% kế hoạch huyện giao [42,tr.39]
Sản xuất công nghiệp là một bộ phận trong cơ cấu kinh tế, song trong thực
tế chưa thể hiện được vai trò của ngành đối với kinh tế và đời sống của nhân dân Toàn huyện có 5 xí nghiệp lớn, trong đó tỉnh quản lý 4, huyện quản lý 1, đó
là xí nghiệp giấy Là công nghiệp địa phương, được đầu tư ít, giá trị tổng sản lượng qua các năm nhìn chung là thấp Thực hiện Quyết định 25-CP ngày 21/1/1981 của Hội đồng Chính phủ về một số chủ trương và biện pháp nhằm phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh và quyết định 26-CP của Hội đồng Chính phủ Về mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị kinh doanh của nhà nước đã có tác dụng thúc đẩy các xí nghiệp vươn lên trong sản xuất, kinh doanh và cổ vũ người lao động hăng say làm việc, nâng cao năng suất Năm 1984 tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 10 triệu đồng, trong đó công công nghiệp tỉnh quản lý trên 7,4 triệu đồng bằng 74,53% tổng giá trị sản lượng công nghiệp trên địa bàn huyện Trong hoàn cảnh khó khăn về vốn, vật tư, Xí nghiệp giấy vẫn cố gắng đi vào sản xuất kinh doanh, thực hiện kế hoạch nhà nước, bảo đảm đời sống công nhân, tính riêng năm 1985 xí nghiệp đã hoàn thành sản lượng giấy 29 tấn bằng 72,5% kế hoạch [42,tr.70]
Thủ công nghiệp bao gồm các cơ sở chuyên nghiệp và những cơ sở gắn với hợp tác xã nông nghiệp trong những năm 1981 - 1985, được củng cố, phát triển hơn trước, nhưng chưa khai thác được thế mạnh của địa phương để sản xuất các mặt hàng phong phú về mẫu mã và có chất lượng hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân Tính riêng các cơ sở sản xuất thủ công nghiệp chuyên nghiệp năm 1985, tổng giá trị sản lượng đạt trên 1,3 triệu đồng vượt 39% kế hoạch, sản xuất các mặt hàng chủ yếu như chổi chít, mành, gạch, ngói nung, vôi cục, đá, cát, sỏi, xay sát lương thực [11,tr.4]
Kinh tế huyện Bạch Thông chậm phát triển, do chưa khai thác được các tiềm năng Tổng thu ngân sách qua các năm tuy có tăng lên, nhưng tổng giá trị
Trang 31nhỏ, năm 1981 đạt 3,2 triệu đồng, đến năm 1984 đạt trên 14,5 triệu đồng Tổng chi ngân sách mỗi năm một tăng Năm 1981 trên 2,1 triệu đồng và năm 1984 gần 10 triệu đồng, theo quy định phải điều tiết 35% nguồn thu cho ngân sách tỉnh, nên năng lực tài chính hết sức hạn hẹp, ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở [42,tr.74-75]
1.2.2 Tình hình xã hội
Quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy Bắc Kạn, Đảng
bộ và chính quyền huyện Bạch Thông đã có nhiều chủ trương, biện pháp phát triển văn hóa giáo dục nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong huyện
Quán triệt nghị quyết số 14 NQ-TW của Bộ Chính trị “giáo dục là một bộ phận quan trọng của cách mạng tư tưởng và văn hóa, một nhân tố thức đẩy sự phát triển kinh tế”, Đảng bộ chính quyền các cấp của huyện đều tập trung phát triển giáo dục Phát triển cả ba ngành học: Phổ thông, bổ túc văn hóa, vỡ lòng
Về văn hóa - xã hội: Giáo dục phổ thông các cấp (theo tên gọi cũ), số trường lớp và học sinh không ngừng tăng lên Trong năm 1975 - 1976, huyện
mở thêm 3 trường cấp 2 ở Tú Trĩ, Thanh Vận, và Hòa Mục, một phân trường ở Nông Thượng và hợp nhất trường cấp 1+2 ở Cẩm Giàng Toàn huyện có 64 trường với tổng số 11.963 học sinh, trong đó cấp 3 có một trường với 641 học sinh Hệ vỡ lòng và mẫu giáo có 142 lớp với 2.923 học sinh Nhiều trường vẫn giữ được danh hiệu tiên tiến, tiêu biểu như trường phổ thông cấp 3 Bắc Kạn, các Trường Phổ thông cấp 2 Phủ Thông và Huyền Tụng Với thành tích xuất sắc đạt được về sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong những năm chống Mỹ cứu nước, là trường tiên tiến nhiều năm chống Mỹ cứu nước, là trường tiên tiến nhiều năm của khu vực miền núi phía bắc, năm 1975, Trường Phổ thông cấp 3 Bắc Kạn được hội đồng chính phủ tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba Công tác bổ túc văn hóa tiếp tục được củng cố nhằm không ngừng nâng cao trình độ học vấn cho cán bộ, nhất là ở cơ sở Các lớp mẫu giáo, nhóm giữ trẻ được duy trì Dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, sự quan tâm của các đoàn thể nhân dân, một
số cơ sở mẫu giáo, nhóm trẻ đạt được nhiều thành tích trong nuôi dạy trẻ, trong
Trang 32đó tiêu biểu nhất là Nhà trẻ Khuổi Đeng xã Tân Sơn, được Hội đồng Chính phủ tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba [42,tr.19]
Trong kế hoạch 5 năm (1976 - 1980), Bạch Thông có điều kiện đẩy mạnh phát triển văn hóa giáo dục hơn những năm trước, cơ sở vật chất các trường học được củng cố, nâng cấp nhất là ở các trường trọng điểm: Trường Phổ thông cấp
3 Bắc Kạn, các Trường Phổ thông cấp 2 Huyền Tụng và Phủ Thông, lớp học được xây dựng kiên cố, có sân trường, cảnh quan sạch đẹp Đội ngũ giáo viên các cấp được tăng cường cả số lượng và chất lượng, con em các dân tộc ở độ tuổi đi học ở cả hai địa bàn vùng thấp và vùng cao có điều kiện cắp sách tới trường Từ năm 1977 ở tất cả các xã đều có trường phổ thông cấp 1 hoàn chỉnh,
21 xã, thị trấn có trường phổ thông cấp 2, toàn huyện có một trường phổ thông cấp 3 Bình quân cứ 3 người dân có một người đi học Bạch Thông là một trong những huyện có tỷ lệ người học cao nhất so với số dân Mặc dầu vậy, do những tác động khách quan, tình hình giáo dục phổ thông ít nhiều có biến động Đầu năm 1976 - 1977, tổng số học sinh cấp 1 và câp 2 là 10.946 em, cuối năm học,
cả hai cấp giảm trên 200 học sinh do chuyển vùng và bỏ học [6,tr.5]
Vì nhiều nguyên nhân, học sinh ở các khối lớp, nhất là ở cấp 2 có xu hướng giảm, đến năm học 1978 - 1979, tổng số học sinh cấp 1 và cấp 2 là 9.149
em Năm 1979 khi chiến sự xảy ra ở Cao Bằng, Lạng Sơn đã ảnh hưởng đến việc dạy và học ở hầu khắp các trường trong huyện Khắc phục khó khăn, các trường vẫn hoàn thành chương trình kế hoạch giảng dạy và tổ chức tốt các kỳ thi tốt nghiệp cuối cấp
Các phong trào thi đua “Hai tốt” dạy và học tốt tiếp tục được duy trì Dạy
và học căn ban vẫn được giữ vững cho dù chất lượng giáo dục có phần sa sút, do nhiều nguyên nhân, trong đó cơ sở vật chất, điều kiện dạy và học tập chưa đáp ứng được yêu cầu Tính riêng năm học 1982 - 1983 phổ thông cơ sở có 27 trường tốt nghiệp 95%, khối trung học phổ thông tốt nghiệp 93% Học sinh các cấp tăng chậm, tỷ lệ phát triển giáo dục trong năm 1985 cho thấy cứ 3,5 người dân có 1 người đi học, giảm hơn 16% so với những năm 1977 - 1978
Trang 33Trong nhân dân, nhất là ở vùng cao, số người trong độ tuổi lao động, kể cả một bộ phận thanh thiếu niên mù chữ tự nhiên do không có học và tái mù trở lại khá cao, huyện đã mở “Cuộc vận động ánh sáng văn hóa”, riêng dịp hè 1983 đã xóa mù cho 150 người ở vùng cao và vùng sâu, xa [42,tr.76]
Mạng lưới y tế tiếp tục được củng cố, phát huy tác dụng, đẩy mạnh phòng chống dịch bệnh, chăm lo sức khỏe cho nhân dân Công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em
và cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch được các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo, tạo nên phong trào sâu rộng trong nhân dân Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe
bà mẹ trẻ em, dân số và kế hoạch hóa gia đình nhiều mặt đạt kết quả tốt, tuy nhiên, tỷ lệ sinh dân số tự nhiên còn cao Để phục vụ chiến đấu, năm 1979, mạng lưới y tế được tăng cường, bệnh viện B (Bắc Kạn) được củng cố, hình thành thêm một số trạm cứu thương để cứu chữa kịp thời thương bệnh binh từ tiền tuyến chuyển về
Mạng lưới y tế tiếp tục được củng cố, trong điều kiện có nhiều khó khăn, ngành y tế của huyện vẫn cố gắng bảo đảm cấp 80% cơ số thuốc cho bệnh viện
và các trạm xá, bảo đảm khám và chữa các bệnh thông thường, hàng năm đẩy mạnh thu mua dược liệu đạt khoảng 70% kế hoạch Cơ sở y tế các cấp phối hợp với các ngành, đoàn thể quần chúng, tiếp tục vận động nhân dân ăn ở vệ sinh, phòng bệnh, nhất là bệnh sốt rét, thực hiện ma chay, cưới xin phù hợp với nếp sống văn hóa mới tiết kiệm, lành mạnh
Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch triển khai 100% xã, cơ quan, xí nghiệp
và trường học, hội phụ nữ có vai trò lớn trong công tác tuyên truyền và vận động chị em đăng kí thực hiện Nhờ đó, so với các huyện miền núi trong tỉnh, Bạch Thông có tỷ lệ sinh dân số thấp hơn cả và giảm xuống rõ rệt so với những năm 1980- 1981, năm 1983 tỷ lệ sinh dân số tự nhiên chiếm 1,9%, đến năm 1985 chỉ còn 1,79%, trong khi tỷ lệ sinh dân số tự nhiên toàn tỉnh năm 1980 là 2,4 và năm
1985 là 1,94% [42,tr.77]
Văn hóa, thông tin, truyền thanh cũng có bước chuyển biến mới, khoảng 70% số cơ quan và 50% số xã trong toàn huyện có phong trào thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao Phòng văn hóa thông tin huyện đã tổ chức nhiều buổi
Trang 34chiếu phim, biểu diễn văn nghệ, phát thanh… có tác dụng to lớn trong việc tuyên truyền những chính sách của Đảng và nhà nước, nâng cao nhận thức và cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân Tuy nhiên, so với yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị chưa nhạy bén, kịp thời, mạng lưới tuyên truyền ở cơ sở còn yếu
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ và chính quyền huyện Bạch Thông đã bước đầu quan tâm tới việc xây dựng và cải tạo hệ thống giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng Công tác giao thông vận tải chủ yếu là làm đường giao thông nông thôn Được tỉnh cấp kinh phí năm 1975, huyện mở tuyến đường thị trấn Bắc Kạn - xã Mỹ Thanh, xã Nông Thượng - xã thanh vân, sửa chữa các cầu treo qua sông Cầu Một số hợp tác xã đã tổ chức được đội chuyên làm giao thông để phục vụ sản xuất và đi lại, các xã có phong trào làm đường khá nhất là xã Thanh Vận, xã Nông Thượng và xã Hà Vị
Ngoài các tuyến đường khai thác lâm nghiệp xã Hòa Mục và Đôn Phong được xây dựng bằng ngân sách Nhà nước, năm 1976, bằng đóng góp của nhân dân, huyện Bạch Thông đã làm mới 14 km đường dân sinh, làm mới và sửa chữa nhiều cầu treo Hai hợp tác xã vận tải thô sơ ở thị trấn Bắc Kạn gồm 52 xe trâu
và các xe trâu của các hợp tác xã nông lâm nghiệp góp phần lưu thông, vận chuyển hàng hóa giữa các vùng trong và ngoài huyện
Năm 1979 giao thông vận tải tiếp tục huy động gần 500 người thực hiện 4.892 ngày công, đào đắp trên 6.600 m đất, đá làm tuyến đường Thanh Vận Gần 100 xe trâu của các hợp tác xã vận tải ở thị trấn Bắc Kạn và Phủ Thông mỗi năm chuyên trở trên 8.380 tấn hàng đạt 92% kế hoạch, góp phần phục vụ nhu cầu sản xuất, xây dựng và lưu thông hàng hóa trong huyện Việc quản lý tuyến
xe khách tuyến Bắc Kạn - Thái Nguyên theo nhiệm vụ của tỉnh giao, đã tạo điều kiện thuận lợi cho gần 9 vạn lượt hành khách đi lại trong năm
Năm 1983, khảo sát và xây dựng tuyến đường xã Sĩ Bình - xã Vũ Muộn,
mở thông tuyến xã Nông Thượng - xã Thanh Vận, và xã Thanh Vận - xã Thanh Mai bằng ngân sách địa phương kết hợp với đóng góp lao động và tiền của nhân dân Đến năm 1984, toàn huyện có 91 km đường do trung ương và tỉnh quản lý
Trang 35được nâng cấp, hệ thống đường liên xã kết hợp với đường lâm nghiệp từ huyện
lỵ đến trung tâm xã gồm 25/27 xã có đường ô tô, đi lại tương đối thuận lợi [42,tr.73]
Tổng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản trong 3 năm (1983 - 1985) là 5,6 triệu đồng, tăng 3,5% kế hoạch Nhờ đó thực hiện kế hoạch 5 năm (1981 - 1985), huyện Bạch Thông đã xây dựng được một số công trình khá lớn: Xí nghiệp giấy (công suất 200 tấn/năm), thủy điện Nậm Cắt, các đường giao thông liên xã, một số công trình thủy lợi tưới tiêu cho 262 ha ruộng 2 vụ, gần 20 công trình cho giáo dục, y tế, nhà trẻ và 6 công trình bằng vốn tự có của các cơ quan trong huyện để sửa chữa, nâng cấp công sở (Công an, Huyện ủy, Thống kê, Ngoại thương….) Hai thị trấn Bắc Kạn và Phủ Thông cư dân ngày càng đông, xong thiếu vốn đầu tư quy hoạch hạ tầng cơ sở, gây nên tình trạng xây dựng lộn xộn về nhà cửa và ô nhiễm môi trường, chưa đáp ứng được nhu cầu về điện, nước sinh hoạt trong nhân dân và phục vụ sản xuất Có thể nói trong xây dựng
cơ bản tốc độ phát triển có những tiến bộ nhất định, tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu đang đòi hỏi [42,tr.74]
Với sự cố gắng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Bạch Thông trong khoảng 10 năm từ 1975 - 1985, kinh tế - xã hội của huyện đã có nhiều thay đổi, an ninh, quốc phòng không ngừng được củng cố Đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân các dân tộc được cải thiện, có những mặt tiến bộ rõ rệt Tuy nhiên, Bạch Thông vẫn là một huyện nghèo, đời sống văn hóa tinh thần còn gặp nhiều khó khăn, trình độ văn hóa còn thấp Sự nghiệp văn hóa - giáo dục - y tế chậm phát triển, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nghèo nàn, lạc hậu, các
tệ nạn xã hội và các hủ tục mê tín dị đoan còn phổ biến
Tiểu kết chương 1:
Bạch Thông là một huyện miền núi có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi
để phát triển kinh tế Đảng bộ và chính quyền các cấp trong huyện đã có nhiều
cố gắng, khắc phục khó khăn tạo ra sự ổn định về kinh tế - xã hội của huyện Tuy nhiên do cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, sự chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền còn có những hạn chế nên kinh tế - xã hội của huyện còn chậm phát
Trang 36triển, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của huyện nền nông nghiệp mang tính chất manh mún, công cụ sản xuất lạc hậu, năng suất thấp, chưa đủ ăn Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mang tính chất nhỏ lẻ, sản xuất cầm chừng, chưa
có thị trường xuất khẩu lớn Số người trong độ tuổi lao động không có việc làm chiếm tỷ lệ cao Giáo dục, y tế còn nhiều bất cập, trình độ dân trí nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn thấp, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân còn nhiều hạn chế; đội ngũ lao động có tay nghề kĩ thuật còn thiếu
Những thách thức trên, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Bạch Thông phải có sự chủ động, sáng tạo, đoàn kết, vận dụng linh hoạt đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, để nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện, đưa Bạch Thông sớm trở thành một trong những vùng kinh tế phát triển chủ lực của tỉnh Bắc Kạn Tình hình đó đang đặt ra những vấn đề hết sức bức xúc cần được giải quyết trong sự nghiệp đổi mới đất nước
Trang 37Chương 2: CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ HUYỆN BẠCH THÔNG
TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1986 - 2010)
2.1 Huyện Bạch Thông trong thời kì đổi mới đất nước
2.1.1 Bối cảnh lịch sử
Cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, kéo theo cuộc khủng hoảng chung của toàn thế giới, đặt ra cho toàn thể nhân loại những vấn đề bức thiết phải giải quyết như: Sự bùng nổ dân số, hiểm họa vơi cạn dần những nguồn nhiên liệu cung cấp sự sống cho con người, đặt ra yêu cầu phải đổi mới, thích nghi về kinh tế, chính trị, xã hội trước sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, và sự giao lưu hợp tác quốc tế ngày càng cao
Trong khi các nước tư bản đang đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật nhằm thoát khỏi khủng hoảng thì những nhà lãnh đạo Liên xô và Đông Âu lại cho rằng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa không chịu tác động của cuộc khủng hoảng, do đó chậm thích ứng, chậm sửa đổi Những hiện tượng thiếu dân chủ, thiếu công bằng xã hội, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa, tệ quan liêu độc đoán đã gây nên sự bất mãn trong nhân dân, làm đất nước dần lâm vào “trì trệ” Năm 1985, Liên Xô tiến hành cải tổ nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, xây dựng một chủ nghĩa xã hội dân chủ nhân văn đúng như bản chất của nó Nhưng do những thiếu sót, sai lầm trước đây và những sai lầm trong cải tổ đã làm Liên Xô lâm vào khủng hoảng trầm trọng hơn Cuộc khủng hoảng đã dẫn đến sụp đổ của chủ nghĩa xã hội của Liên Xô và Đông Âu Điều này đã tác động rất lớn đến nước ta
Trải qua 10 năm đi lên chủ nghĩa xã hội, từ năm 1976 đến năm 1985, nước
ta đã đạt được những thành tựu và tiến bộ đáng kể trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Nhưng bên cạnh đó ta cũng gặp không ít khó khăn, yếu kém do sai lầm khuyết điểm gây ra Khó khăn của ta trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng lớn làm cho đất nước từ giữa những năm 1980 lâm vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội Tốc độ phát triển kinh tế chậm lại, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản đều không đạt kế hoạch Lương thực, thực phẩm, hàng
Trang 38hóa vật tư ngày càng khan hiếm Lạm phát ở mức độ “phi mã” Về mặt xã hội, nẩy sinh nhiều vấn đề bức xúc Trong bối cảnh đó, nguồn trợ giúp kinh tế từ các nước xã hội chủ nghĩa giảm dần Mỹ xiết chặt vòng vây, cấm vận Việt Nam, làm cho kinh tế, xã hội ngày càng trở nên gay gắt, đời sống của các tầng lớp nhân dân gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn
Đứng trước những diễn biến mới của tình hình thế giới và trong nước, Đảng ta đã triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (họp từ 15 đến ngày 18/12/1986 tại Hà Nội) Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật”, Đại hội đã nghiêm khắc kiểm điểm và đánh giá đúng tình hình, trên cơ sở đó, Đại hội đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Đại hội xác định cách mạng Việt Nam đang ở chặng đường đầu tiên của thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Đại hội chỉ ra “nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp
hóa xã hội chủ nghĩa ở chặng đường tiếp theo” [32,tr.41-42]
2.1.2 Đường lối đổi mới của Đảng
Theo quan điểm đổi mới của Đảng, đổi mới đất nước trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội “không phải làm thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà làm cho những mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp” [32,tr.19] Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ từ kinh tế, chính trị đến tư tưởng, xã hội Đổi mới về kinh tế không thể không đi đôi với đổi mới về chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới về kinh tế Đổi mới về chính trị phải thận trọng, từng bước, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không được tùy tiện, không được gây mất ổn định
về chính trị, không được làm phương hại đến toàn bộ công cuộc đổi mới
Đổi mới cơ cấu kinh tế: Trên cơ sở nhận thức được thời kì qúa độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là cả một quá trình lâu dài, khó khăn trải qua nhiều chặng, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) chỉ ra: Muốn thực hiện những “nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát” của chặng đường đầu tiên thì 5
Trang 39năm trước mắt (1986 - 1990) cần tập trung sức người, sức của thực hiện bằng được nhiệm vụ, mục tiêu của Ba chương trình về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu [42,tr.88] Nội dung ba chương trình kinh tế là sự
cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên
Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề, nhiều quy
mô trình độ công nghệ với hai bộ phận chủ yếu là công nghiệp và nông nghiệp kết hợp chặt chẽ với nhau
Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế và tạo ra sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế nhiều thành phần
Cải tạo quan hệ sản xuất, các thành phần kinh tế kìm hãm sự phát triển Cải tạo đi đôi với sử dụng và thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa Cải tạo phải được coi là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, trong thời kì qúa độ
Xóa bỏ cơ chế quan liêu, quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước Quản lý kinh tế không phải bằng mệnh lệnh hành chính, mà bằng biện pháp kinh tế, bằng khuyến khích lợi ích vật chất
Thực hiện chính sách mở cửa , mở rộng quan hệ đối ngoại , mở rộng phân công lao động , hợp tác kinh tế , tích cực khai thác nguồn vốn , thị trường, công nghệ
Đổi mới chính tri: Đại hội VI của Đảng nhấn mạnh đến vấn đề dân chủ hóa
xã hội, đến quan điểm “lấy dân làm gốc” , đến việc đổi mới nội dung , phương pháp hoạt động của các đoàn thể quần chúng theo phương châm “dân biết , dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, coi đó là nề nếp hàng ngày của xã hội mới , thể hiện chế độ nhân dân lao động tự quản lý lấy nhà nước của mình
Đổi mới quan hệ sản xuất : Thực hiện chuyển đổi nền kinh tế tự cung , tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần , đó là 5 thành phần kinh tế : Kinh tế nhà nước , kinh tế hợp tác , kinh tế tư bản nhà nước , kinh tế tư bản tư
Trang 40nhân, kinh tế cá thể tiểu chủ Mọi thành phần kinh tế đều được tự chủ trong sản xuất, kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật
Đổi mới cơ chế quản lý : Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng đồng bộ và vận hành có hiệu quả cơ chế thị trường
có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Đổi mới quan hệ đối ngoại: Chủ trương xây dựng nền kinh tế mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, tạo môi trường điều kiện thuận lợi
để phát triển kinh tế - xã hội, “Việt Nam mong muốn làm bạn với tất cả các nước”
Đường lối đổi mới của Đảng được nhân dân đón nhận và ủng hộ, đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, đã đem lại sự thay đổi to lớn về mọi mặt kinh tế - xã hội của đất nước
Quán triệt đường lối đổi mới của Đảng và nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng
bộ tỉnh lần thứ V, thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bạch Thông khóa VII, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Bạch Thông đã giành được nhiều thắng lợi trên các mặt kinh tế - xã hội
Thực hiện Ba chương trình kinh tế được coi là nhiệm vụ trung tâm của kế hoạch 5 năm (1986-1990), nhằm đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm và những mặt hàng thiết yếu cho nhân dân, đẩy mạnh xuất khẩu [42,tr.89-90]
2.2 Chuyển biến về kinh tế huyện Bạch Thông
2.2.1 Nông nghiệp, lâm nghiệp
2.2.1.1 Trong nông nghiệp
Mở đầu thời kì lãnh đạo của Đảng bộ huyện thực hiện đường lối đổi mới
của Đảng, Ban chấp hành Đảng bộ khóa VII coi phát triển sản xuất nông
nghiệp là mặt trận hàng đầu, nhằm giải quyết chương trình lương thực, ổn định đời sống nhân dân và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước Huyện ủy tập trung chỉ đạo phấn đấu đưa hai vụ lúa xuân và mùa đạt 3 chỉ tiêu: diện tích, năng suất, sản lượng [42,tr.90]