Việc bồi dưỡng năng lực tự học thể loại này qua việc dạy học các bài học trong chương trình sẽ giúp các em có một phương pháp tìm hiểu văn bản sâu hơn và có cái nhìn khái quát hơn khi đọ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHAN THỊ PHƯƠNG LY
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 6
QUA VIỆC DẠY HỌC TRUYỆN CỔ TÍCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHAN THỊ PHƯƠNG LY
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 6
QUA VIỆC DẠY HỌC TRUYỆN CỔ TÍCH
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt
Mã số: 60 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS HOÀNG HỮU BỘI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là khách quan, trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác
Tác giả
Phan Thị Phương Ly
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS Hoàng Hữu Bội
- Người thầy đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Ngữ văn, Khoa Sau đại học trường ĐHSP Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Sở giáo dục và đào tạo Thái Nguyên; Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Phú Lương, THCS thị trấn Đu và gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua
Thái Nguyên, ngày 14 tháng 04 năm 2014
Tác giả
Phan Thị Phương Ly
Trang 5
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt iv
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7
1.1 Cơ sở lí luận 7
1.1.1 Lí thuyết về tự học 7
1.1.2 Truyện cổ tích và quan điểm dạy học truyện cổ tích trong chương trình Ngữ Văn 6 11
1.2 Cơ sở thực tiễn 18
1.2.1 Đặc điểm tiếp nhận bài học về thể loại truyện cổ tích của học sinh lớp 6 18
1.2.2 Thực trạng hoạt động tự học, năng lực tự học thể loại truyện cổ tích của học sinh lớp 6 và việc hướng dẫn học sinh tự học của giáo viên 21
Tiểu kết chương 1 30
Chương 2 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 6 QUA CÁC BÀI HỌC VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH 32
2.1.1 Bồi dưỡng kĩ năng đọc văn bản 32
2.1.2 Bồi dưỡng năng lực thâm nhập vào “thế giới cổ tích” trong truyện 33
2.2 Bồi dưỡng năng lực tự học qua bài học về văn bản “Sọ Dừa” 37
2.2.1 Bồi dưỡng kĩ năng đọc văn bản 37
2.2.2 Bồi dưỡng năng lực thâm nhập vào “thế giới cổ tích” trong truyện 39
2.3 Bồi dưỡng năng lực tự học qua bài học về văn bản “Thạch Sanh” 44
2.3.1 Bồi dưỡng kĩ năng đọc văn bản 44
Trang 62.3.2 Bồi dưỡng năng lực thâm nhập vào “thế giới cổ tích” trong truyện 45
2.4 Bồi dưỡng năng lực tự học qua bài học truyện cổ tích “Em bé thông minh” 50
2.4.1 Bồi dưỡng kĩ năng đọc văn bản 50
2.4.2 Bồi dưỡng năng lực thâm nhập vào “thế giới cổ tích” trong truyện 52
2.5 Bồi dưỡng năng lực tự học qua bài học về truyện cổ tích “Cây bút thần” 56
2.5.1 Bồi dưỡng kĩ năng đọc văn bản 56
2.5.2 Bồi dưỡng năng lực thâm nhập vào “thế giới cổ tích” trong truyện 58
2.6 Bồi dưỡng năng lực tự học qua bài học về truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” 62
2.6.1 Bồi dưỡng kĩ năng đọc văn bản 63
2.6.2 Bồi dưỡng năng lực thâm nhập vào “thế giới cổ tích” trong truyện 64
Tiểu kết chương 2 Error! Bookmark not defined Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 71
3.1 Thiết kế bài học 71
3.1.1 Thiết kế thể nghiệm theo đề xuất của luận văn 71
3.1.2 Giờ dạy đối chứng: 83
3.2 Thực nghiệm sư phạm 87
3.2.1 Dạy thực nghiệm 87
3.2.2 Kết quả dạy thực nghiệm: 87
PHẦN KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 PHỤ LỤC
Trang 8ông ta xưa đã đúc kết những câu tục ngữ nói về sự học như “ Học ăn, học nói,
học gói, học mở”, “Học đi đôi với hành”, “Học một biết mười” hay “Không thầy đố mày làm nên”, “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” Lênin cũng đã
dạy: “Học, học nữa, học mãi” Có thể nói, trong một xã hội hiện đại, nhu cầu
học tập của con người ngày một tăng cao, mọi người muốn học để biết, học để làm việc và sống tốt hơn, học để tự khẳng định mình và để hòa nhập được với
xã hội ngày càng phát triển Vấn đề đặt ra là việc học đó như thế nào để thu được hiệu quả tốt nhất
Thực tế cho thấy, có nhiều cách để học: Học trực tiếp từ nhà trường do thầy cô giáo truyền thụ và tự học từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống
Gibbon – Sử gia người Anh (1737 - 1794) đã từng nói: “Mỗi người đều phải
nhận hai thứ giáo dục, một thứ do người khác truyền cho, một thứ quan trọng hơn – do chính mình tạo lấy” (Dẫn theo“Những biện pháp phát triển năng lực
tự học về văn học sử cho học sinh THPT ở miền núi phá bắc” của tác giả
Nguyễn Thị Thu Hà (DDC 373.238/HA - TTHL Đại học Thái Nguyên; 2011) Câu nói này muốn nói đến việc tự học của mỗi người vì dù ta được học dưới bất kì hình thức nào, yếu tố quan trọng phải là tự học
Trên thực tế, đã có nhiều nhà nghiên cứu bàn đến vấn đề tự học và việc bồi dưỡng năng lực tự học cho người học nhưng chưa có công trình nghiên cứu
Trang 91.2 Về thực tiễn
1.2.1 Thế giới đã bước sang một thiên niên kỉ mới, thiên niên kỉ của nền
văn minh trí tuệ và sự bùng nổ của khoa học công nghệ Thực tiễn đó đòi hỏi
giáo dục phải có sự thay đổi để đáp ứng được yêu cầu của thời đại Người giáo viên không chỉ truyền thụ kiến thức mà phải dạy cho học sinh biết cách tự học một cách tích cực, chủ động, sáng tạo và có kỹ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống Tự học là kỹ năng cần có của học sinh
1.2.2 Đối với học sinh lớp 6, các em ở lứa tuổi 11 – 12, lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khỏe và tâm lý Chuyển từ trường tiểu học lên THCS các em được tiếp xúc với phương pháp dạy học mới, mỗi môn học có một giáo viên giảng dạy, mỗi thầy cô có một phương pháp khác nhau; nội dung các môn học nhiều hơn đòi hỏi khả năng tự học cũng nhiều hơn Thực tế cũng cho thấy kỹ năng tự học của các em học sinh lớp 6 còn yếu nhưng việc hướng dẫn học sinh tự học lại chưa được giáo viên chưa quan tâm đúng mức
1.2.3 Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam và thế giới vô cùng phong phú, hấp dẫn nhiều thế hệ bạn đọc, đặc biệt là trẻ em Trong chương trình Ngữ văn 6 chọn giảng năm câu chuyện, thời lượng học trên lớp là 10 tiết (mỗi tiết 45 phút) chưa đủ để khai thác hết chiều sâu ý nghĩa cũng như đặc sắc nghệ thuật của truyện Việc bồi dưỡng năng lực tự học thể loại này qua việc dạy học các bài học trong chương trình sẽ giúp các em có một phương pháp tìm hiểu văn bản sâu hơn và có cái nhìn khái quát hơn khi đọc các câu truyện cổ tích khác trong kho tàng truyện cổ tích nhân loại Hơn thế, khi đã có kĩ năng tự học văn bản truyện
cổ tích các em có được một phương pháp nghiên cứu hay nói cách khác là có được năng lực tự học các văn bản văn chương khác
Bởi vậy, là giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn ở trường phổ thông, chúng
tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 6 qua việc dạy học truyện cổ tích” nhằm đóng góp một chút ít vào lí luận về vấn
đề tự học nói chung và việc bồi dưỡng năng lực tự học qua việc dạy học truyện
Trang 10cổ tích cho học sinh lớp 6 nói riêng, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hiện nay
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Vấn đề tự học
Trên thực tế, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề tự học Ngay
từ năm 1973, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng qua bài viết “Dạy văn là một quá
trình rèn luyện toàn diện”(Tạp chí NCGD, số 11/1973) đã nêu lên nhận thức
mang tính lí luận về việc đổi mới tư duy trong giảng dạy môn văn Bài viết đã
phê phán lối dạy học kiểu xưa cũ, theo điệu “sáo”, từ đó tác giả đề nghị không
nên dạy học theo kiểu đọc chép vì như vậy học sinh bị sa vào lối học bắt chước, thụ động mà phải tạo ra cho học sinh phương pháp học tập, rèn luyện và vận dụng tốt bộ óc của mình trong việc chiếm lĩnh kiến thức
Cố Giáo sư Phan Trọng Luận trong một số công trình nghiên cứu khoa học
như: “Con đường nâng cao hiệu quả giảng dạy văn” (NXB Giáo dục - 1978), “Cảm
thụ văn học, giảng dạy văn học” (NXB Giáo dục - 1983) đã nhấn mạnh đặc biệt
quan điểm: Phải tạo cho học sinh vị thế chủ động, tự lập, sáng tạo nhất định trong quá trình dạy học văn; Giáo viên cần đóng vai trò là người hướng dẫn, gợi ý tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực của mình
Cuốn sách “Quá trình dạy – tự học” của giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn đã khẳng định: “Cốt lõi của học là tự học, hễ có học là có tự học vì không ai có
thể học hộ người khác được”[30]
Ngoài ra, còn có khá nhiều đề tài nghiên cứu về việc rèn luyện năng lực
tự học cho học sinh đã được công bố như đề tài luận văn thạc sĩ “Những biện
pháp phát triển năng lực tự học về văn học sử cho học sinh THPT ở miền núi phá bắc” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (DDC 373.238/HA - TTHL Đại học
Thái Nguyên; 2011); Luận văn thạc sĩ “Biện pháp hướng dẫn học sinh tự học
các bài ca dao trong chương trình lớp 10 THPT” của tác giả Phạm Thái Linh
Ngọc (DDC 371.3/NGO – TTHL Đại học Thái Nguyên; 2012)
Trang 112.2 Vấn đề dạy học truyện cổ tích trong chương trình Ngữ văn 6
Truyện cổ tích là một thể loại văn học nằm trong bộ phận Văn học dân gian Để có được hiệu quả trong dạy học thể loại này cần phải quan tâm đến đặc trưng thể loại Đã có rất nhiều nghiên cứu bàn đến việc dạy học văn
chương theo đặc trưng thể loại Tác giả Trần Thanh Đạm đã xác định: “Nhà
văn đã sáng tác theo loại thể thì người đọc cũng cảm thụ theo loại thể Nói một cách khác, phương thức cấu tạo hình tượng mà tác giả đã sử dụng khi sáng tác quy định phương thức cảm thụ hình tượng đó của người đọc và cũng từ đó quy định phương thức giảng dạy của chúng ta” [4] Với quan điểm ấy, tác giả đã
trình bày khá cặn kẽ về tầm quan trọng của việc nắm bắt các đặc trưng loại thể văn học, những chú ý đặc biệt về giảng dạy các tác phẩm thuộc loại tự sự, trữ tình, kịch cùng các thể như thơ, hịch, cáo…
Trong cuốn “Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại
thể)” tác giả Nguyễn Viết Chữ đã xác định: “Loại và thể là vấn đề mấu chốt trong dạy học tác phẩm văn chương Xác định loại thể là xác định“chất của loại”trong thể” [2] Tuy nhiên, cũng như Trần Thanh Đạm, tác giả Nguyễn
Viết Chữ khẳng định: “Không có loại, thể nào thuần túy, triệt để, giữa chúng
luôn có sự chuyển hóa, thâm nhập lẫn nhau” [2] Vì vậy khi tìm hiểu văn bản
văn học ta không nên đi tìm biên giới dứt khoát giữa các thể loại mà chủ yếu chú ý đến đặc trưng của thể loại đó
Trong cuốn “Thiết kế bài học Ngữ văn 6 theo hướng tích hợp”[1], tiến sĩ
Hoàng Hữu Bội đã thiết kế các bài học trong chương trình theo đặc trưng thể loại Với quan điểm khai thác giá trị của các văn bản văn học từ đặc trưng thể loại tác giả đã đưa ra những hiểu biết cần thiết khi dạy các thể loại trong chương trình, hướng tiếp cận các văn bản đó như thế nào cho hiệu quả và phát huy được khả năng tư duy sáng tạo của học sinh Phần khai thác các văn bản truyện cổ tích cũng đã được tác giả dày công nghiên cứu và đưa ra những định hướng rất cụ thể
và trên thực tế nhiều giáo viên vận dụng trong giảng dạy rất thành công
Trang 12Trong khuôn khổ của đề tài này, người viết quan tâm đến việc bồi dưỡng năng lực tự học truyện cổ tích cho học sinh lớp 6 từ đặc điểm thi pháp của truyện cổ tích
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Năng lực tự học của học sinh lớp 6
- Hoạt động tự học của học sinh lớp 6 đối với truyện cổ tích và việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua các bài học về truyện cổ tích
4 Mục đích nghiên cứu
Tìm kiếm một phương pháp dạy học có khả năng bồi dưỡng năng lực
tự học nói chung và năng lực tự học truyện cổ tích nói riêng cho học sinh lớp 6
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu vấn đề tự học truyện cổ tích trên bình diện lí thuyết, gồm:
- Thực tiễn về năng lực tự học của học sinh lớp 6
- Thực tiễn việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh của giáo viên
5.3 Thực nghiệm sư phạm
- Thiết kế bài học
- Dạy thực nghiệm theo đề xuất của luận văn
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến đề tài
- Phương pháp phân tích, so sánh, thống kê các số liệu khảo sát
Trang 136.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Khảo sát thực tiễn bằng phiếu khảo sát và việc trao đổi, dự giờ của giáo viên
- Thiết kế bài học thể nghiệm
7 Đóng góp mới của luận văn
Luận văn đã đề xuất việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 6 qua việc dạy học truyện cổ tích tập trung vào hai vấn đề cụ thể, đó là: Bồi
dưỡng kĩ năng đọc văn bản và bồi dưỡng năng lực thâm nhập vào “thế giới cổ
tích”dựa trên đặc điểm thi pháp của thể loại
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và phần Thư mục Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn có kết cấu 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
Chương 2 Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 6 qua các bài
học về truyện cổ tích
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm.
Trang 14Thế nào là tự học? Có nhiều cách định nghĩa về khái niệm này Xin dẫn
ra các quan điểm sau đây:
Theo giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não, sử dụng
các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, cả thế giới quan (trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biết biến khó khăn thành thuận lợi) để chiếm lĩnh một lĩnh vực nào
đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”[30]
Tác giả Thái Duy Tuyên quan niệm: “Tự học là hoạt động chiếm lĩnh
kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo…và kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người nói chung
và của chính bản thân người học” [34, tr 302] Theo tác giả, có nhiều cách tự
học khác nhau: Tự học dưới sự hướng dẫn của thầy; Tự học không có sự hướng dẫn của thầy; Tự học trong cuộc sống Tác giả cho rằng: hình thức, đối tượng của tự học hết sức phong phú và đa dạng và mỗi con người trong suốt cuộc đời
có lẽ đều phải trải qua các dạng tự học trên
Tác giả Trịnh Quang Từ trong đề tài nghiên cứu luận văn Tiến sĩ
“Những phương hướng tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên các trường
quân sự” đưa ra nhận định: “Tự học là quá trình nỗ lực chiếm lĩnh tri thức của bản thân người học bằng hành động của chính mình, hướng tới những mục đích nhất định” [35]
Như vậy, có thể thấy, có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về tự học,
Trang 15tích cực, tự giác ở mức độ cao, tức là qua quá trình tự học người học tự biến
đổi mình, tự làm phong phú giá trị cho mình bằng sự say mê học tập của cá nhân nhằm tích lũy kiến thức từ kho tàng tri thức của nhân loại và biến nó
thành kinh nghiệm sống, vốn sống của mình
Từ những cách định nghĩa đã dẫn ở trên, chúng tôi nhận thức rằng:
“Tự học” là một bộ phận, một thành phần của “học”; khi nói đến “học” bao giờ cũng gắn với “tự học” Đặc điểm cơ bản, quan trọng không thể thiếu
của tự học là sự tự giác và kiên trì cao; sự tích cực, độc lập và sáng tạo của người học trong hoạt động học
Tự học có thể diễn ra ở bất cứ thời gian và địa điểm nào; Tự học có nhiều mức độ: Tự học hoàn toàn hoặc tự học có người hướng dẫn hoặc sự giúp
đỡ của một số yếu tố như giáo viên hoặc công nghệ giáo dục hiện đại
Người học là chủ thể tự mình chiếm lĩnh tri thức Kết quả tự học cao hay thấp phụ thuộc vào năng lực tự học của cá nhân đó Với học sinh phổ thông thì việc tự học thường có sự hướng dẫn của giáo viên
Chúng ta có thể kể đến những tấm gương tự học như Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898) – nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục, nhà khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam Ông là người có khả năng tự học rất cao, tri thức uyên bác, biết và sử dụng thông thạo 27 ngoại ngữ, là một trong những người biết nhiều ngoại ngữ nhất thế giới Hay như Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tấm gương sáng ngời về tinh thần tự học, với tinh thần lấy “tự học làm cốt” Bác đã không ngừng tự học mọi lúc mọi nơi để có được tri thức uyên thâm và vốn sống phong phú Và ngày nay, rất nhiều những tấm gương tự học, tự tìm tòi, sáng tạo trên nhiều lĩnh vực khác nhau, họ đã và đang cống hiến trí tuệ của mình để làm cho thế giới ngày một phát triển
1.1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của người học Cũng
theo tác giả Thái Duy Tuyên trong cuốn “Phương pháp dạy học truyền thống
Trang 16Thứ nhất, đó chính là bản thân người học Người học phải xác định được
động cơ, nhu cầu học tập của bản thân, cộng với tố chất sẵn có như năng khiếu, khả năng ghi nhớ của người học, trình độ lý luận và trải nghiệm thực tiễn, kỹ năng tự học, ý chí, xúc cảm…
Thứ hai, đó là nhân tố xã hội Nhân tố này gồm rất nhiều đối tượng như
thầy cô, cha mẹ, anh em họ hàng, bạn bè…Thầy cô giáo ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tự học qua nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học; Gia đình là nguồn động viên tinh thần cũng như vật chất cho người học; Bạn bè trao đổi, tranh luận làm nảy sinh những vấn đề mới…
Thứ ba, đó là các điều kiện về vật chất và tinh thần Đây là nhân tố không
thể thiếu trong hoạt động tự học bởi sách vở, thời gian, tài chính, môi trường lành mạnh của gia đình, nhà trường và xã hội là những yếu tố quan trọng làm nền cho cho sự phát triển nhân cách nói chung và cho việc tự học nói riêng
1.1.1.3 Năng lực tự học và việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh
* Thế nào là người có năng lực tự học?
Hoạt động tự học muốn diễn ra đạt hiệu quả thì một yêu cầu đặt ra là người học đó phải có một năng lực tự học nhất định bởi chỉ khi có một năng lực nhất định người học mới có thể chủ động, độc lập, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức
Trước hết, cần hiểu thế nào là năng lực? Theo từ điển Tiếng Việt: “Năng
lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”[31]
Giáo trình “Tâm lý học đại cương” do tác giả Nguyễn Quang Uẩn chủ biên chia khả năng của con người thành ba mức độ khác nhau là “năng lực”,
“tài năng” và “thiên tài” “Năng lực là một mức độ nhất định của con người,
biểu thị khả năng hoàn thành có kết quả một loại hoạt động nào đó thì tài năng
là mức độ năng lực cao hơn biểu thị sự hoàn thành một cách sáng tạo một hoạt động nào đó Còn thiên tài là mức độ cao nhất của năng lực, biểu thị mức kiệt
Trang 17Vậy, có thể khái quát như sau: Người có năng lực tự học là người có khả
năng tự tìm tòi, nghiên cứu, tự động não suy nghĩ các vấn đề cần thiết phục vụ cho nhu cầu hiểu biết cũng như nhu cầu làm việc của bản thân
Một học sinh có năng lực tự học là phải biết vượt qua những cản trở trong quá trình tự học để tìm cho mình sự hứng thú, say mê với việc học; biết cách tự mình khám phá, tìm hiểu kiến thức mà mình có nhu cầu
* Sự cần thiết của việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh
Việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh là hết sức cần thiết Ngạn
ngữ cổ Hy Lạp có câu: “Dạy học không phải là rót kiến thức vào một cái thùng
rỗng mà là thắp sáng lên những ngọn lửa” Học thuyết về phản xạ có điều kiện
chủ động của B F Skinner cũng đã nghiên cứu hai thí nghiệm nổi tiếng là thí nghiệm dạy chim bồ câu tự tìm lấy thức ăn trong các hạt có hình thù giống nhau nhưng mầu sắc khác nhau và thí nghiệm chuột đạp cần câu cơm để nói về việc tự học Theo học thuyết này, bài học là vì lợi ích của chính người học; mục đích học, nội dung học là do chính nhu cầu của người học Chim bồ câu và chuột trong thí nghiệm là hình ảnh của người học tích cực, chủ động tìm ra kiến thức bằng hành động của mình Học thuyết cũng khẳng định việc học (tự học) thực chất là một quá trình tự tìm ra ý nghĩa, làm chủ các kỹ xảo nhận thức, tạo
ra các cầu nối trong tình huống học từ đó tự biến đổi mình, tự làm phong phú mình bằng cách thu lượm và xử lý thông tin từ môi trường sống xung quanh mình Còn việc dạy thích hợp với quá trình tự học nói trên là một quá trình có bản chất là cộng hưởng dạy học với tự học tạo ra chất lượng và hiệu quả giáo dục cao
Comenski (1852 - 1879) người Slovakia luôn đòi hỏi người giáo viên tạo
ra cho học sinh môi trường hứng thú học tập và tự lực cố gắng dành lấy kiến
thức Ông tâm sự: “Tôi thường bồi dưỡng cho học sinh của tôi tư tưởng độc
lập trong quan sát, trong đàm thoại và trong việc ứng dụng vào thực tiễn”
(Dẫn theo cuốn “Phương pháp dạy học ngữ văn THPT những vấn đề cập nhật”
Trang 18Như vậy, công việc dạy học của người thầy không phải là nhồi nhét cho người học những kiến thức mà mình đã thu lượm được mà phải trao cho họ chiếc chìa khóa để mở các cánh cửa tri thức đó một cách chủ động Nói một cách hình ảnh là trao họ cái cần câu chứ không phải là cho họ con cá Trong thời đại mà khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nhà trường
dù tốt đến mấy cũng không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người học Vì vậy, việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh là điều rất quan trọng và cần thiết Có năng lực và kỹ năng tự học, các em học sinh có thể nắm vấn đề một cách chắc chắn và bền vững, không những thế các em còn có thể phát huy khả năng sáng tạo của mình để giải quyết các vấn đề một cách linh hoạt Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh là một việc làm cần thiết mà mỗi giáo viên cần quan tâm trong việc dạy học của mình
1.1.2 Truyện cổ tích và quan điểm dạy học truyện cổ tích trong chương trình Ngữ Văn 6
1.1.2.1 Khái niệm truyện cổ tích
Để có thể hướng dẫn học sinh tự học và bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua việc dạy học truyện cổ tích, cần phải xác định được khái niệm truyện cổ tích và đặc điểm thi pháp của thể loại này
“Từ điển thuật ngữ văn học” định nghĩa về truyện cổ tích như sau:
“Truyện cổ tích là một thể loại truyện dân gian nảy sinh từ xã hội nguyên thủy
nhưng chủ yếu phát triển trong xã hội có giai cấp với chức năng chủ yếu là phản ánh và lý giải những vấn đề xã hội, những số phận khác nhau của con người trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng, có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh xã hội quyết liệt” [32, tr 250]
Giáo trình Lịch sử Văn học Việt Nam - Tập I (NXB Giáo dục - 1978)
cho rằng: “Truyện cổ tích là loại truyện xuất hiện sớm từ cổ xưa, chủ yếu do
các tầng lớp bình dân sáng tác, trong đó óc tưởng tượng (bao gồm cả huyễn tưởng) chiếm phần quan trọng, tuy rằng huyễn trưởng ở đây đã khác hẳn với
Trang 19yếu tố huyễn tưởng trong thần thoại Có thể có yếu tố hoang đường, kỳ diệu hoặc không Truyện cổ tích trình bày – với một phong cách thường kết hợp với hiện thực và lãng mạn – cuộc sống với những con người trong những tương quan của xã hội có giai cấp” (Dẫn theo tác giả Hà Thị Phương Bắc trong đề
tài luận văn thạc sĩ “Dạy – học truyện cổ tích ở trường THCS - Thực trạng và
giải pháp”, TTHL Đại học Thái Nguyên)
Tác giả Hoàng Tiến Tựu, trong cuốn “Giáo trình Văn học dân gian” định nghĩa: “Truyện cổ tích là một loại truyện kể dân gian ra đời từ thời kỳ cổ
đại, gắn liền với quá trình tan rã của công xã nguyên thủy, hình thành của gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội: Nó hướng vào những vấn đề
cơ bản, những hiện tượng có tính phổ biến trong đời sống nhân dân, đặc biệt là những xung đột có tính chất riêng tư giữa người với người trong phạm vi gia đình và xã hội Nó dùng một số tưởng trượng và hư cấu riêng (có thể gọi là tưởng tượng và hư cấu cổ tích) kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù khác để phản ánh đời sống và ước mơ của nhân dân trong những thời kỳ, những hoàn cảnh lịch sử khác nhau của xã hội có giai cấp (ở nước ta chủ yếu
là xã hội phong kiến)” [36]
Tác giả Nguyễn Bích Hà trong cuốn “Giáo trình Văn học dân gian Việt
Nam”có dẫn giải: “Cổ có nghĩa là cũ, tích là dấu vết còn để lại” và dựa vào
những nghiên cứu về truyện cổ tích tác giả “tạm định nghĩa”: “Truyện cổ tích
là những truyện kể có yếu tố hoang đường kỳ ảo Nó ra đời từ sớm nhưng đặc biệt nở rộ trong xã hội có sự phân hóa giàu nghèo, xấu tốt Qua những số phận khác nhau của nhân vật, truyện trình bày kinh nghiệm sống, quan niệm đạo đức, lý tưởng và ước mơ của nhân dân lao động về một xã hội công bằng, dân chủ, hạnh phúc” [8, tr 75]
Tác giả Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn “Giáo trình Văn học dân gian
Việt Nam” nhận định: “Truyện cổ tích là sáng tác dân gian thuộc loại hình tự
sự, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thật kỳ ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của
Trang 20nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như về công lý xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động” [14, tr 116]
Sách giáo khoa Ngữ văn 6 đưa ra khái niệm: “Truyện cổ tích: loại truyện
dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: Nhân vật bất hạnh (như: người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí, ); Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ; Nhân vật thông minh
và nhân vật ngốc nghếch; Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người) Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công”[25]
Như vậy, có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về truyện cổ tích Tuy nhiên, có thể thấy, các khái niệm được đưa ra ở trên có một số điểm thống nhất là:
Điểm thứ nhất: Truyện cổ tích là những sáng tác dân gian thuộc loại hình
tự sự, nảy sinh trong xã hội nguyên thủy nhưng phát triển trong xã hội có giai cấp nên chủ đề chủ yếu là phản ánh nhận thức của nhân dân về cuộc sống, có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp
Điểm thứ hai: Truyện cổ tích biểu hiện cách nhìn hiện thực của nhân dân
đối với thực tại đồng thời nói lên quan điểm đạo đức, ước mơ về một xã hội công bằng mà ở đó công lý được thực hiện
Điểm thứ ba: Truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú
của nhân dân Các câu chuyện đều có các yếu tố hoang đường kỳ ảo, đây là đặc
trưng nổi bật trong phương thức phản ánh hiện thực của truyện cổ tích
Để phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh lớp 6, trong đề tài này, chúng tôi chọn khái niệm trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 (NXB Giáo dục năm 2012)
để làm cơ sở giúp nhận diện truyện cổ tích từ đó định hướng cách tiếp cận các văn bản truyện cổ tích trong chương trình và bồi dưỡng năng lực tự học về thể loại truyện cổ tích nói riêng, năng lực tự học nói chung cho học sinh lớp 6
Trang 211.1.2.2 Đặc điểm thi pháp chung của thể loại truyện cổ tích
Nghiên cứu về truyện cổ tích, Giáo sư Đỗ Bình Trị trong cuốn “Những
đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian” cho rằng: “Trong hệ thống phân loại văn học dân gian, truyện cổ tích thường được xác định là một
thể loại” và đặc điểm chung về thi pháp của thể loại này là “thế giới cổ tích”
[33, tr.7]
Có thể thấy “thế giới cổ tích” là sáng tạo độc đáo của trí tưởng tượng
dân gian Thế giới ấy vừa có những yếu tố của thực tế vừa được nhào nặn trong
một chất “phụ gia” đặc biệt gọi là “hư cấu” để xây dựng nên một thế giới khác
với thế giới thực tại “Thế giới ấy – dù ở truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích
về loài vật hay truyện cổ tích sinh hoạt – là thế giới không có thực” [33, tr.8]
Đọc những câu chuyện cổ tích, người đọc bị hấp dẫn bởi thế giới cổ tích thần kì với những ông bụt, bà tiên, những phép biến hóa khôn lường; bởi sự dũng cảm, tài hoa, thông minh của các nhân vật chính diện Không những thế, người đọc còn hả hê, sung sướng khi cái xấu, cái ác bị trừng trị: Mụ dì ghẻ và Cám (Truyện cổ tích Tấm Cám) vì tham lam, đố kị mà cuối cùng phải chuốc lấy cái chết; Người anh (Truyện cổ tích Cây khế) cũng vì tham lam mà rơi xuống biển sâu; Mụ vợ (Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng) vì tham lam, bội bạc nên
dù đã được cá vàng đáp ứng cho thành Nữ hoàng sống trong cung điện nguy nga cuối cùng lại ngồi bên cái máng lợn sứt mẻ trước túp lều nát ban đầu… Truyện cổ tích ca ngợi, bênh vực cho đạo đức của con người thông qua việc xây dựng hệ thống nhân vật chính diện ăn ở hiền lành, thật thà chất phác, vị tha, độ lượng, hay giúp đỡ người khác Còn hệ thống nhân vật phản diện tượng trưng cho cái xấu, cái ác bao giờ cũng bị trừng phạt ở cuối truyện Qua việc thưởng phạt phân minh ấy, truyện cổ tích bao giờ cũng khuyên nhủ, dạy bảo con người về đạo lý Những triết lý sống như “Ở hiền gặp lành” “Ác giả ác báo” “Tham thì thâm” …đều được rút ra từ những câu truyện cổ tích một cách
tự nhiên, không gò ép Nói như Gu – xep: “Truyện cổ tích khái quát hóa kinh
Trang 22nghiệm sống của nhân dân dưới một hình thức mọi người có thể tiếp thu được
và có hiệu lực về mặt thẩm mĩ đồng thời trong đời sống của bản thân nhân dân,
nó là một phương tiện giáo dục quan trọng đối với thế hệ trẻ ” (Dẫn theo luận
văn thạc sĩ của tác giả Hà Thị Phương Bắc “Dạy – học truyện cổ tích ở trưởng
THCS – Thực trạng và giải pháp”, TTHL Đại học Thái Nguyên)
Hư cấu là bản chất mang tính thẩm mỹ, là đặc trưng nổi bật của thể loại truyện cổ tích Nếu như thần thoại và truyền thuyết chú ý đến mảng hiện thực
rộng lớn, những đề tài cao cả, những nội dung hoành tráng mang tính cộng đồng thì truyện cổ tích quan tâm đến những quan hệ giữa con người với con người trong sinh hoạt đời thường, những bon chen đố kị, những lợi ích cụ thể của những thành viên trong gia đình và xã hội Tuy nhiên, khác với hiện thực ngoài đời, các yếu tố thực tế trong truyện cổ tích luôn đan xen với yếu tố kì ảo, tạo ra một “thế giới cổ tích”, “không khí cổ tích” rất đặc trưng và hấp dẫn dù đó
là truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt hay là truyện cổ tích loài vật
Đó là một thế giới lý tưởng mà ở đó con người vừa bình thường vừa lạ lùng, các sự kiện vừa quen thuộc vừa phi lý không thể lý giải được bằng tư duy thông thường Dường như những gì phi lý nhất không thể có ở ngoài đời thật đều có thể dễ dàng được chấp nhận trong thế giới riêng của truyện cổ tích, như: một cô Tấm hiền lành, nhân hậu thì không thể chết, dù bị hại nhiều lần cô vẫn được hóa thân và trở lại kiếp người để trừng trị cái ác; một Thạch Sanh thật thà chất phác, dũng cảm thì dù có bị làm vật thế thân, dù có bị chèn đá nhốt dưới hang sâu, bị tống giam vào ngục thì cuối cùng vẫn được được đền bù xứng đáng; một cậu bé Mã Lương nghèo mà tài ba mà tốt bụng thì được ban phép nhiệm màu;
hay một con cá vàng dưới biển sâu biết nói tiếng người… “Truyện cổ tích
không xa rời hiện thực, thường bắt rễ từ hiện thực, nhưng cái nổi bật nhất trong nó, điểm sáng lung linh chiếu dọi những tác phẩm văn học dân gian này chính là sự trình bày những ước mơ kỳ diệu, bay bổng, đứng trên và vượt xa thực tại” [8] M Gorki trong cuốn “Bàn về Văn học” có viết: “Truyện cổ tích
Trang 23mở ra trước mắt tôi một cánh cửa nhìn vào cuộc đời, trong đó có một lực lượng
tự do không biết sợ sệt, đang tồn tại và hoạt động, mơ ước một cuộc sống tốt
đẹp hơn” [40, tr 472]
Như vậy, truyện cổ tích là loại truyện hư cấu có chủ tâm và mang tính
nghệ thuật Bản chất của truyện cổ tích là xây dựng một thế giới nghệ thuật
trong trí tưởng tượng kì ảo phi hiện thực để thực hiện lý tưởng về xã hội công bằng, một thế giới nên có và cần có cho con người
Cũng theo giáo sư Đỗ Bình Trị [33], tìm hiểu “thế giới cổ tích” cần tập
trung làm rõ đặc điểm thi pháp của truyện ở năm yếu tố sau:
Thứ nhất: Nhân vật trong truyện cổ tích
Thứ hai: Xung đột trong truyện cổ tích
Thứ ba: Kết cấu trong truyện cổ tích
Thứ tư: Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện cổ tích
Thứ năm: Những “công thức” cố định trong truyện cổ tích
Giải mã được các yếu tố trên trong từng câu chuyện cổ tích sẽ giúp người đọc có khả năng tự chiếm lĩnh, khám phá để hiểu đúng, hiểu sâu sắc truyện cổ tích Vì thế, chương 2 của luận văn chúng tôi sẽ căn cứ theo hướng nghiên cứu này để bồi dưỡng năng lực tự học truyện cổ tích cho học sinh
1.1.2.3 Việc dạy học truyện cổ tích trong chương trình Ngữ văn 6
Trong chương trình Ngữ văn 6, năm truyện cổ tích được lựa chọn vào sách giáo khoa:
- Truyện cổ tích Thạch Sanh
- Truyện cổ tích Sọ Dừa
- Truyện cổ tích Em bé thông minh
- Truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Truyện cổ tích Cây bút thần
Chúng tôi nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn (Sách giáo viên và một số sách thiết kế của một số tác giả) xin được tóm tắt một số quan điểm về việc dạy
Trang 24Theo quan điểm được trình bày trong sách giáo viên Ngữ văn 6 tập 1,
các tác giả viết sách thống nhất quan điểm: “Sách giáo khoa Ngữ văn không
chỉ chú ý cung cấp kiến thức mà còn chú ý hình thành kỹ năng tự học, tự tìm hiểu ở học sinh Với việc tổ chức học tập và giảng dạy theo thể loại, sách mong muốn giúp học sinh không chỉ học một biết một mà thông qua các tác phẩm cụ thể (nhưng tiêu biểu cho một thể loại) đã học, học sinh biết cách cảm thụ, tìm hiểu và tiếp nhận các tác phẩm tương tự về đặc điểm thể loại, hệ thống, thi pháp, cách thức thể hiện…; có nghĩa là không chỉ chú ý giúp học sinh học cái
gì mà còn giúp họ học như thế nào cho có hiệu quả cao” [26, tr.18]
Theo quan điểm đó, ở phần dạy học truyện cổ tích, các tác giả yêu cầu giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu và nắm được sơ lược khái niệm truyện
cổ tích, phân loại truyện cổ tích Qua việc tổ chức các hoạt động trên lớp, giáo viên định hướng cho học sinh tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của các truyện cổ tích
cụ thể được chọn trong chương trình; thấy được một số đặc điểm tiêu biểu của các kiểu nhân vật trong truyện Các hoạt động của giờ học chủ yếu tập trung trả lời các câu hỏi ở phần hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa
Cuốn “Thiết kế bài học Ngữ văn 6 theo hướng tích hợp” [1] tiến sĩ
Hoàng Hữu Bội trình bày quan điểm: Dạy truyện cổ tích giáo viên phải nắm chắc thể loại này từ khái niệm, phân loại đến đặc điểm thi pháp của truyện cổ tích Từ việc có những hiểu biết cơ bản ấy, theo tác giả, phương pháp tiếp cận truyện cổ tích thầy và trò phải trải qua các hoạt động sau:
1) Giải tỏa hàng rào ngôn ngữ và khoảng cách về lịch sử - văn hóa (nếu
có, với học sinh miền núi điều này là cần thiết)
2) Thâm nhập vào “thế giới cổ tích”
Trang 253) Phân tích các biện pháp nghệ thuật
+ Sự lặp lại, tăng tiến các tình huống
+ Sư đối lập giữa các nhân vật
+ Sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường
4) Khám phá ý nghĩa của truyện
+ Ý nghĩa phản ánh đời sống dân tộc, tâm hồn dân tộc
+ Quan điểm của nhân dân về công lý xã hội
+ Niềm tin, mơ ước của nhân dân
Từ phương pháp tiếp cận chung này, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo khi dạy từng văn bản cụ thể
Như vậy, cả hai quan điểm trên đều dựa trên đặc điểm thi pháp của truyện cổ tích để tiếp cận Ở đề tài này, chúng tôi cũng chọn hướng tiếp cận từ đặc điểm thi pháp để bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 6 qua việc dạy học truyện cổ tích
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Đặc điểm tiếp nhận bài học về thể loại truyện cổ tích của học sinh lớp 6
1.2.1.1 Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 6
Ngày nay, với quan điểm dạy học hướng vào người học thì việc phải hiểu đối tượng mà người thầy đang tác động vào (học sinh) là điều vô cùng cần thiết, không chỉ cho công việc dạy học mà cho cả công tác giáo dục Cuốn
“Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm” có phân tích rất kỹ đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh trung học cơ sở Các tác giả nhận định: “Học sinh THCS có
độ tuổi từ 11, 12 đến 14,15 tuổi Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi thiếu niên và
nó có một vị trí đặc biệt quan trọng trong trong thời kì phát triển của trẻ em Vị trí đặc biêt này được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau của nó (thời kì quá độ, tuổi khó bảo, tuổi khủng hoảng, tuổi bất trị…) Những tên gọi đó nói lên tính phức tạp và tầm quan trọng của lứa tuổi này trong quá trình phát triển của trẻ em”[11, tr 27] Cụ thể là:
Trang 26Sự biến đổi về mặt giải phẫu sinh lý: Sự phát triển của hệ xương, hệ
thống tim mạch, tuyến nội tiết, hệ thần kinh dẫn đến sự tăng trưởng mạnh về chiều cao, trọng lượng cơ thể Tuy nhiên, người lớn (cha mẹ, thầy, cô giáo, người nuôi dưỡng trẻ) phải ý thức rằng, những phát triển trong cơ thể trẻ lúc này diễn ra chưa đồng bộ với diện mạo “to cao” bên ngoài như vậy, các em vẫn chưa là người lớn thực thụ về tất cả các chức năng trong cơ thể
Về trí tuệ, hoạt động trí tuệ của các em phát triển hơn so với lứa tuổi
trước Các em có khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp hơn khi tri giác các sự vật, hiện tượng Trí nhớ cũng được nâng lên một trình độ cao hơn, ghi nhớ máy móc dần dần nhường chỗ cho sự ghi nhớ lôgic và ghi nhớ ý nghĩa Vì thế, hiệu quả ghi nhớ trở nên tốt hơn Khả năng tập trung sức chú ý của các em cũng mạnh hơn, bền vững hơn Tuy nhiên, tính lựa chọn sự chú ý phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của đối tượng tri giác và mức độ hứng thú của các em với đối tượng đó Khả năng tư duy cũng cao hơn rất nhiều, tư duy trừu tượng, tư duy khái quát phát triển mạnh Chính những đặc điểm này đã nâng hoạt động học tập của các em lên một tầm cao mới trở thành hoạt động chủ đạo
Về tâm lí, vì không còn là trẻ con nên các em học sinh ở lứa tuổi này
thường có tâm lí muốn khẳng định mình và muốn được xem là người lớn Các em bắt đầu biết ý thức về bản thân, biết tự đánh giá những mặt tốt và mặt chưa tốt của mình Suy ngẫm về thế giới nội tâm không còn đơn giản mà đã mở rộng sang cả lĩnh vực xúc cảm gắn với sự phân tích đánh giá điều mà mình đã trải nghiệm Sự
tự ý thức và nhận thức về thực tiễn cuộc sống đã hình thành ở các em khả năng tự giáo dục Các em có khát vọng muốn làm chủ những phản ứng, những cảm xúc và toàn bộ hành vi của mình Cùng với hướng phát triển đó, đời sống tình cảm của các em cũng sâu sắc và phức tạp hơn, thường đa cảm, mơ mộng, mơ ước lý tưởng đẹp, dễ cảm phục những điều cao đẹp, có khuynh “thần tượng” một ai đó
Những đặc điểm tâm sinh lí đặc trưng về lứa tuổi như đã phân tích ở trên cho thấy, lứa tuổi này, đúng như nhận định của nhiều nhà nghiên cứu trước đây
Trang 27là „lứa tuổi khó dạy” Tuy nhiên, trẻ có phát triển bình thường hay không trong
tương lai phụ thuộc vào chính sự quan tâm và cách giáo dục của người lớn với trẻ Người làm công tác giáo dục cần phải định hướng cho các em để các em xác định động cơ và thái độ học tập đúng đắn
Mặt khác, các em vừa từ bậc Tiểu học sang bậc học Trung học cơ sở, một môi trường học tập hoàn toàn khác Nếu như ở bậc Tiểu học các em hàng ngày chủ yếu được tiếp xúc với một thầy cô giáo lên lớp hầu hết các môn (Hiện
đã có một số giáo viên dạy chuyên môn như Nhạc, Họa, Thể dục nhưng chủ yếu là các môn năng khiếu) thì ở bậc Trung học cơ sở các em được tiếp xúc với nhiều thầy cô giáo, mỗi thầy cô dạy một môn học Nội dung các bài học phức tạp hơn, phương pháp giảng dạy của giáo viên mang tính tổng hợp khái quát cao hơn đòi hỏi các em phải động não, suy nghĩ độc lập và tư duy cao hơn Để hoạt động học tập của các em học sinh lớp 6 đạt được chất lượng và hiệu quả cao người giáo viên cần phải hướng dẫn cho các em phương pháp tiếp thu và ghi nhớ tài liệu học tập, hình thành ở các em các kĩ năng học đặc biệt là phải bồi dưỡng cho các em năng lực tự học thì các em mới có thể tiếp thu được kho tàng tri thức rộng lớn của nhân loại
1.2.1.2 Đặc điểm tiếp nhận bài học về thể loại truyện cổ tích của học sinh lớp 6
Trong các thể loại truyện dân gian, có thể nói truyện cổ tích là thể loại được trẻ em yêu thích nhất Thực tế cho thấy, đặc điểm nổi bật nhất ở lứa tuổi
10 đến 12 là trí tưởng tượng rất phát triển trong khi tính tích cực tư duy lại chưa phát triển Lứa tuổi này các em rất say mê truyện cổ tích Khả năng liên tưởng, tưởng tượng và sự nhạy cảm giúp các em dễ nhập thân vào thế giới kỳ diệu của truyện cổ tích Những em học sinh mươi mười hai tuổi ấy thường bị cuốn hút với những kỳ tích, những hành động cao cả của những người anh hùng, những cuộc phiêu lưu trong các câu chuyện sẽ in đậm trong trí nhớ của các em Điều làm nên sự thích thú ở các em chính là tính chất khác thường, tính chất kỳ lạ
của “thế giới cổ tích” Thế giới ấy không có thực, khác hẳn thế giới hàng ngày
Trang 28các em đang sống nhưng đem đến cho các em niềm tin và ước mơ bởi ở đó cái thiện luôn chiến thắng cái ác, kẻ yếu được bênh vực, được giúp đỡ, người tốt
được hưởng hạnh phúc… “Dạy truyện cổ tích là đem đến cho thế hệ trẻ cái thế
giới lý tưởng ấy để họ được sống trong những ảo giác êm đẹp đầy chất thơ lãng mạn của người xưa…” [16, tr.74] Có học sinh đã viết: “Khi đọc truyện cổ tích, em quên mọi thứ trên đời; em tưởng tượng tự thấy mình ở vào địa vị của nàng công chúa, vô cùng xúc động về số phận của những người anh hùng lâm nguy và thành thật vui sướng với đoạn kết thúc tốt đẹp Truyện cổ tích dạy em: hãy làm điều tốt và em sẽ là người hạnh phúc, yêu đời và không bao giờ chán nản” (Bài làm của học sinh) Điều đó chứng tỏ rằng, thế giới cổ tích với những
điều hết sức kỳ diệu là cơ sở tạo ra sự hứng thú, say mê tiếp nhận cho các em học sinh Việc đưa học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 6 đến với thế giới cổ tích như thế nào để các em cảm thấy không bị gò bó, ép buộc theo ý người lớn là nhiệm vụ khó khăn không ít đối với mỗi giáo viên đứng lớp Người dạy phải biết dẫn dắt, khêu gợi sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú, bay bổng của học
sinh để giúp các em nhập thân một cách hồn nhiên vào “thế giới cổ tích” đó, để
trong cái thế giới ấy các em đem cái thiện chí của mình chống chọi với cái thiện, cái ác, và khi từ cái thế giới ấy bước ra các em có thể tự bộc lộ cảm nhận, nêu những nhận xét, đánh giá của mình
1.2.2 Thực trạng hoạt động tự học, năng lực tự học thể loại truyện cổ tích của học sinh lớp 6 và việc hướng dẫn học sinh tự học của giáo viên
Để tìm hiểu thực trạng của việc tự học và việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 6 qua việc dạy học truyện cổ tích, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng việc sử dụng phiếu điều tra cho giáo viên và học sinh lớp 6 hai trường THCS trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên Đó là: Trường THCS Thị trấn Đu (5 giáo viên và 60 học sinh trả lời) ; Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Phú Lương (3 giáo viên và 60 học sinh trả lời); Phương pháp 2: Dự giờ dạy học truyện cổ tích của 2 giáo viên 2 trường
Trang 291.2.2.1 Hoạt động tự học và năng lực tự học các bài học về thể loại truyện cổ tích của học sinh lớp 6
*Nội dung các phiếu khảo sát: (Phiếu số 1 và số 2 phần phụ lục)
c) Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn
d) Cố gắng tự suy nghĩ và tự mình đặt câu hỏi và tự trả lời Nếu
không trả lời được sẽ hỏi thầy (cô) giáo trong tiết học hôm sau 0
Câu 3: Em đã tự lực nghiên cứu nội dung bài học như thế nào?
a) Tự mình suy nghĩ về những vấn đề đặt ra trong bài học 25/60 = 41,7%
b) Tích cực động não suy nghĩ những câu hỏi và sự định
hướng của thầy (cô) trong giờ học và trao đổi với bạn bè về
nội dung bài học để hiểu sâu sắc hơn
35/60 = 58,3%
c) Không suy nghĩ mà chờ ghi những điều thầy (cô) giảng để
d) So sánh, đối chiếu ý hiểu của mình với định hướng của
Trang 30Câu 4: Việc tích cực tự nghiên cứu các bài học về truyện cổ tích giúp ích
gì cho em?
a) Giúp em nâng cao vốn hiểu biết của mình về kho tàng
b) Tìm hiểu nội dung ý nghĩa của bài học để hoàn thiện mình 60/60 = 100%
c) Em có thể vận dụng những hiểu biết tiếp thu qua các bài học
vào cuộc sống thực tế và có kỹ năng sống tốt hơn 60/60 = 100% d) Em học chỉ là để cô giáo kiểm tra không bị điểm kém 0
Câu 5: Sau khi học xong các bài học về truyện cổ tích em có đọc thêm
Năng lực tự nghiên cứu nội dung
bài học về truyện cổ tích
Mức độ Đạt yêu cầu Chƣa đạt yêu cầu
Năng lực phát hiện, xác định yêu cầu của câu
hỏi hướng dẫn (nhận diện về đặc điểm lời kể,
Năng lực thu thập thông tin, phân tích các dữ
liệu trong bài học (để nêu ấn tượng về nhân vật
phải phân tích được nhân vật, xung đột…)
15/60
(25%)
45/60
(75%)
Năng lực khái quát và khả năng vận dụng kiến
thức, kỹ năng (Khái quát chiều sâu tư tưởng
trong truyện, rút ra bài học…)
20/60
(33,3%)
40/60
(66,7%)
Trang 31- Ở trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Phú Lương:
c) Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn
học bài
55/60 = 91,7%
d) Cố gắng tự suy nghĩ và tự mình đặt câu hỏi và tự trả lời
Nếu không trả lời được sẽ hỏi thầy (cô) giáo trong tiết học
hôm sau
0
Câu 3: Em đã tự lực nghiên cứu nội dung bài học như thế nào?
a) Tự mình suy nghĩ các vấn đề đặt ra trong bài học 30/60 = 50%
b) Tích cực động não suy nghĩ những câu hỏi và sự định
hướng của thầy (cô) trong giờ học và trao đổi với bạn bè về
nội dung bài học để hiểu sâu sắc hơn
35/60 = 58,3%
c) Không suy nghĩ mà chờ ghi những điều thầy (cô) giảng để
d) So sánh, đối chiếu ý hiểu của mình với định hướng của
thầy (cô) và rút ra bài học cho mình 15/60 = 25%
Trang 32Câu 4: Việc tích cực tự nghiên cứu các bài học về truyện cổ tích giúp ích
gì cho em?
a) Giúp em nâng cao vốn hiểu biết của mình về kho tàng
b) Tìm hiểu nội dung ý nghĩa của bài học để hoàn thiện mình 60/60 = 100%
c) Em có thể vận dụng những hiểu biết tiếp thu qua các bài học
vào cuộc sống thực tế và có kỹ năng sống tốt hơn 60/60 = 100% d) Em học chỉ là để cô giáo kiểm tra không bị điểm kém 0
Câu 5: Sau khi học xong các bài học về truyện cổ tích em có đọc thêm
Năng lực phát hiện, xác định yêu cầu của
câu hỏi hướng dẫn (nhận diện về đặc điểm
lời kể, hình dung về “thế giới cổ tích”…)
8/60
(13,3%)
52/60
(86,7%)
Năng lực thu thập thông tin, phân tích các
dữ liệu trong bài học (để nêu ấn tượng về
nhân vật phải phân tích được nhân vật,
Năng lực khái quát và khả năng vận dụng
kiến thức, kỹ năng (Khái quát chiều sâu tư
tưởng trong truyện, rút ra bài học…)
15/60
(25%)
45/60
(75%)
Trang 33* Kết luận:
Qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy các vấn đề sau:
- Về hoạt động tự học:
+ Việc chuẩn bị bài học: Nếu các thầy cô giáo giao nhiệm vụ, yêu cầu học
sinh soạn bài trước thì phần lớn học sinh có ý thức nghiên cứu bài học và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa Số học sinh không đọc hoặc chỉ đọc lướt qua không nhiều, chủ yếu rơi vào trường hợp học sinh lười học ở trường THCS Thị trấn Đu Với học sinh trường dân tộc nội trú các em có nhiều thời gian dành cho việc tự học và có sự quản lý chặt chẽ hơn cho nên việc tự nghiên cứu bài học tốt hơn (91,7% soạn bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa, chỉ có 8.3% học sinh đọc lướt qua trong khi đó ở trường THCS Thị trấn Đu có tới 12% không chuẩn bị gì, 25% chỉ đọc lướt qua văn bản)
+ Việc tự lực nghiên cứu nội dung bài học: Đa số các em có hứng thú
trong việc tự nghiên cứu nội dung bài học theo câu hỏi hướng dẫn học bài hoặc theo sự định hướng của giáo viên trong giờ học Tuy nhiên, sau khi được nghiên cứu bài học tại lớp theo sự định hướng của giáo viên, về nhà nhiều em học bài cũ một cách máy móc bằng hình thức học thuộc lòng (học vẹt) để thuộc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa phục vụ cho việc kiểm tra của giáo viên ở tiết sau, chưa có ý thức nghiên cứu kỹ bài học một cách sâu sắc và liên hệ, mở rộng vấn đề với các bài học có liên quan Đặc biệt, các em rất ít đọc thêm các văn bản ngoài chương trình
Qua dự giờ của giáo viên, chúng tôi cũng nhận thấy việc học sinh tham gia các hoạt động nghiên cứu bài học dưới sự tổ chức của giáo viên chưa đồng đều, chủ yếu là các em học sinh khá đóng vai trò chủ chốt
- Về năng lực tự học: Sự nỗ lực của học sinh trong tự học chưa cao, khi
gặp vấn đề khó hầu hết các em bỏ qua, một số ít hỏi bạn hỏi thầy, số học sinh
tự mình mày mò, tiếp tục suy nghĩ tìm tài liệu để giải quyết vấn đề là rất ít chứng tỏ năng lực tự học, tự nghiên cứu không có Các em chưa có các kỹ năng
Trang 34Riêng với trường Phổ thông dân tộc nội trú thì việc tự học được diễn ra trong môi trường tập trung có sự quản lý, theo dõi có nề nếp nhưng năng lực tự học của các em không bằng ở trường THCS Thị trấn Đu Khả năng tư duy của các em chậm, kém nhanh nhạy và thiếu linh hoạt, nhiều khi máy móc, dập khuôn Các em thường có thói quen thỏa mãn với cái có sẵn, thụ động trong tiếp nhận bài học Đặc biệt, khả năng diễn đạt của các em chưa mạch lạc, lỗi lặp từ nhiều, dùng từ chưa chính xác
Đối với việc tự học truyện cổ tích phiếu khảo sát cho thấy đa số các em bộc lộ sự yêu thích với thể loại này, tuy nhiên khi trả lời các câu hỏi các em lại chưa biết phát hiện vấn đề trong bài học, khả năng khái quát ý và vận dụng kiến thức chưa tốt nên trả lời chiếu lệ, hời hợt, khả năng diễn đạt yếu tương đối nhiều Các em chưa có kiến thức chung về thể loại nên câu trả lời trong phiếu khảo sát trả lời chưa đạt yêu cầu
1.2.2.2 Việc hướng dẫn học sinh tự học của giáo viên:
Để tìm hiểu về thực trạng việc hướng dẫn học sinh tự học của giáo viên, chúng tôi căn cứ vào các kênh thông tin sau:
- Kết quả khảo sát với giáo viên ở hai trường: THCS Thị trấn Đu, trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS trên địa bàn huyện Phú Lương, Thái Nguyên
- Dự giờ dạy học truyện cổ tích: 2 tiết
- Tham khảo giáo án của giáo viên phần truyện cổ tích
*Nội dung khảo sát Phiếu khảo sát số 3 và số 4 phần phụ lục
Trang 35Câu 2: Trong giáo án đồng chí có soạn phần hướng dẫn học bài ở nhà như thế nào?
Câu 3: Đồng chí yêu cầu học sinh học bài cũ như thế nào?
a) Học thuộc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa, trong vở ghi là đủ 3/8 = 37,5%
Câu 4: Đồng chí yêu cầu học sinh chuẩn bị bài mới như thế nào?
Kết quả khảo sát ở cả 2 phiếu:
- Ở câu hỏi 1, 100% giáo viên được hỏi đều đồng ý với câu hỏi, năng lực
tự học của học sinh được hình thành ở cả hai khâu: khi học sinh học bài ở nhà
và cả trong giờ học trên lớp Đa số các giáo viên được hỏi đều đồng ý với ý
kiến: để hình thành năng lực tự học truyện cổ tích cho học sinh cần chú trọng
bồi dưỡng các kĩ năng: kĩ năng đọc văn bản; kĩ năng phân tích nhân vật, cắt nghĩa, lí giải các yếu tố hoang đường kì ảo trong truyện; kĩ năng phân tích xung đột; kĩ năng khái quát chiều sâu tư tưởng trong truyện cổ tích Tuy nhiên,
theo họ các giờ học về truyện cổ tích giáo viên có hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện cổ tích theo hướng này nhưng chưa khái quát thành kĩ năng để học sinh
có thể khai thác các văn bản khác cùng thể loại
Ngoài ra, giáo viên cũng chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân về việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh nhưng chủ yếu dừng ở khâu kiểm tra bài học
Kết luận:
Qua các kênh thông tin trên, chúng tôi có các nhận xét như sau:
- Phần lớn giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học từ truyền thống sang dạy – tự học song do ảnh hưởng của
Trang 36lối dạy truyền thống đã quá quen thuộc nên việc soạn bài và dạy học phát huy tính tích cực của người học chưa thật rõ rệt Cá biệt, có giáo viên chưa tiếp cận được với các phương pháp và kỹ thuật dạy học mới nên hạn chế rất nhiều trong việc phát huy năng lực tự học của học sinh
- Một bộ phận giáo viên chỉ yêu cầu học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài mới theo câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa, không yêu cầu cao trong việc
Tóm lại, qua nghiên cứu thực trạng của hoạt động tự học, năng lực tự
học thể loại truyện cổ tích của học sinh lớp 6 và việc hướng dẫn học sinh tự học của giáo viên như trên, chúng tôi thấy rằng năng lực tự học nói chung và năng lực tự học truyện cổ tích nói riêng của học sinh lớp 6 còn yếu và chưa được quan tâm đúng mức Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thực trạng này như việc quản lý thời gian tự học của gia đình và nhà trường chưa chặt chẽ; sự hứng thú, đam mê với bộ môn của học sinh còn ít; giáo viên giảng dạy chưa chú trọng việc rèn luyện, hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu và cá biệt có giáo viên chưa quan tâm và hiểu sâu sắc về phương pháp dạy – tự học Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học ở các trường được khảo sát chưa đáp ứng được yêu cầu (Tài liệu ít, phương tiện dạy học hiện đại còn thiếu thốn…)
Từ thực trạng trên, chúng tôi thấy rằng việc bồi dưỡng năng lực tự học nói chung và năng lực tự học truyện cổ tích nói riêng cần phải được quan tâm, chú trọng để không ngừng nâng cao chất lượng học tập nói chung và chất lượng học bộ môn văn nói riêng
Trang 37Tiểu kết chương 1
1 Về cơ sở lí thuyết, luận văn đã làm sáng tỏ:
- Tự học là một thành phần của hoạt động học mà trong đó người học
là chủ thể tự mình chiếm lĩnh tri thức với sự độc lập, tích cực, tự giác ở mức
độ cao Với học sinh phổ thông thì việc tự học thường có sự hướng dẫn của giáo viên
- Năng lực của một con người thể hiện ở sự huy động các kĩ năng vào việc giải quyết các vấn đề trong một tình huống cụ thể Học sinh có năng lực tự học là có sự hứng thú, say mê với việc nghiên cứu bài học, có các kĩ năng cơ bản để tự học hiệu quả
- Việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh là cần thiết Khi có năng lực tự học (tức là có các kĩ năng) các em có thể nắm vấn đề một cách chắc chắn
và bền vững và có thể phát huy khả năng sáng tạo để giải quyết vấn đề một cách linh hoạt Trong quá trình tổ chức dạy học giáo viên phải hướng vào việc hình thành kỹ năng, phương pháp tự học cho học sinh
2 Về cơ sở thực tiễn, kết quả khảo sát về tự học nói chung và tự học truyện cổ tích nói riêng cho thấy:
- Học sinh chưa tích cực và chưa biết cách tự học; năng lực phân tích các
dữ liệu trong bài học, thu tập và xử lí thông tin, vận dụng kiến thức…trong bài học còn yếu Giáo viên chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng hình thành các kĩ năng nghiên cứu bài học để học sinh có năng lực tự học
- Về năng lực tự học truyện cổ tích của học sinh lớp 6: Học sinh chưa biết cách tự học truyện cổ tích, thiếu kĩ năng nghiên cứu bài học (có nhiều lí do, một trong những lí do đó là học sinh không có kiến thức về đặc điểm thi pháp
truyện cổ tích nên chưa biết hình dung, tưởng tượng về “thế giới cổ tích” trong
truyện) Vì vậy, quá trình tổ chức giờ học về truyện cổ tích, theo chúng tôi, giáo viên phải dựa trên đặc điểm thi pháp của truyện cổ tích để tổ chức các hoạt
Trang 38năng đọc văn bản, năng lực thâm nhập vào “thế gới cổ tích” (gồm nhiều kĩ
năng như: phân tích nhân vật, phân tích xung đột, cắt nghĩa các yếu tố hoang đường kì ảo trong truyện…) từ đó khám phá chiều sâu tư tưởng của truyện
Chương 2 của luận văn chúng tôi sẽ đi theo hướng này để đề xuất việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 6 qua các bài học về truyện cổ tích
Trang 39Chương 2 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 6
QUA CÁC BÀI HỌC VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH
2.1 Định hướng chung
Trong một giờ học về truyện cổ tích, để khai thác trọn vẹn các đặc trưng
cơ bản của truyện cổ tích thể hiện qua văn bản là một điều khó có thể làm được, nhất là với đối tượng học sinh lớp 6 Vì vậy, chúng tôi đề xuất việc bồi dưỡng năng lực tự học cho các em tập trung vào hai vấn đề sau:
- Bồi dưỡng kĩ năng đọc văn bản
- Bồi dưỡng năng lực thâm nhập vào “thế giới cổ tích”trong truyện
2.1.1 Bồi dưỡng kĩ năng đọc văn bản
2.1.1.1 Tầm quan trọng của việc đọc văn bản
Trong việc tiếp nhận tác phẩm văn chương nói chung và tiếp nhận truyện
cổ tích nói riêng, đọc văn bản là một khâu không thể thiếu vì đây là con đường duy nhất để học sinh “dấn thân” vào thế giới nghệ thuật trong văn bản bằng khả năng liên tưởng, tưởng tượng phong phú của mình Vì vậy, bồi dưỡng kĩ năng đọc văn bản truyện cổ tích để các em biết đọc đúng từ ngữ, đọc diễn cảm (lời kể, giọng
kể, đối thoại…), bắt trúng cái “giọng” của truyện để làm bật ra ý nghĩa câu chữ
Hơn thế, từ việc đọc các em biết cách tự tra cứu tài liệu để giải quyết những vướng mắc về từ ngữ, tri thức văn hóa, lịch sử trong văn bản Có hiểu được những điều
ấy các em mới có thể tích cực hơn trong việc thâm nhập vào “thế giới cổ tích”,
mới có khả năng khái quát chiều sâu tư tưởng được gửi gắm trong truyện
2.1.1.2 Yêu cầu và phương pháp bồi dưỡng kĩ năng đọc văn bản
* Yêu cầu chung về kĩ năng đọc văn bản
- Đọc đúng từ ngữ trong văn bản, hiểu được nghĩa hiển ngôn của văn bản thể hiện trên câu chữ
- Nhận biết được đặc điểm lời kể của văn bản để đọc diễn cảm
Trang 40* Phương pháp bồi dưỡng kĩ năng:
- Yêu cầu học sinh tự đọc ở nhà: Việc tự đọc văn bản ở nhà yêu cầu
các em tra cứu tài liệu để hiểu được từ khó, ghi chép những vướng mắc, kể lại được truyện
- Đọc trên lớp:
+ GV nêu yêu cầu của hoạt động đọc để các em hình dung việc phải làm + Tiến hành các bước của hoạt động đọc: Giáo viên có thể đọc mẫu văn bản hoặc chọn một học sinh đọc tốt đọc trước lớp để học sinh khác theo dõi Việc đọc diễn cảm toàn bộ văn bản tốt sẽ tạo cho học sinh hứng thú với bài học Sau khi đọc văn bản, yêu cầu các em đọc phần chú thích trong sách giáo khoa và nêu những vướng mắc về từ ngữ để thầy cô giảng giải; yêu cầu học sinh tóm tắt các sự kiện chính của truyện Cách làm này sẽ giúp các em nhớ được nội dung cốt
truyện, tưởng tượng, hình dung về “thế giới cổ tích” trong truyện
2.1.2 Bồi dưỡng năng lực thâm nhập vào “thế giới cổ tích” trong truyện
“Thế giới cổ tích” là một thế giới không có thực, đó là sự hình dung, là
cách nhìn khái quát của tác giả dân gian về hiện thực xã hội Qua mỗi câu chuyện, tác giả dân gian gửi gắm vào đó những bài học về luân lí, đạo đức; bày
tỏ khát vọng sống mãnh liệt và tinh thần lạc quan của con người Vì vậy, tìm
hiểu truyện cổ tích là phải thâm nhập vào “thế giới cổ tích” trong truyện Việc
“thâm nhập” tiến hành thực hiện bằng hai hoạt động sau:
Hoạt động 1: Tưởng tượng, hình dung về thế giới cổ tích ở trong truyện
Hoạt động 2: Cắt nghĩa, lí giải các chi tiết nghệ thuật kết dệt nên “thế
giới cổ tích”
Cụ thể:
2.1.2.1 Hoạt động 1: Tưởng tượng, hình dung về “thế giới cổ tích” trong truyện
* Tầm quan trọng của hoạt động
Việc tưởng tượng, hình dung, về “thế giới cổ tích” trong truyện giúp các