Giờ dạy đối chứng:

Một phần của tài liệu bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 6 qua việc dạy học truyện cổ tích (Trang 90 - 111)

Chúng tôi chọn giờ dạy đối chứng là giờ của cô giáo Hoàng Thị Hiền, giáo viên trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Phú Lương thực hiện tại lớp 6B.

Tiến trình giờ dạy GV thực hiện các bước như sau: (Dự giờ ghi lại) Văn bản: Thạch Sanh

(Truyện cổ tích)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học

- GV đọc mẫu

- HS theo dõi văn bản trong SGK - HS đọc phần chú thích (SGK) - GV giải thích thêm một số từ ngữ - Học sinh tóm tắt truyện

- GV hỏi: Thạch Sanh ra đời và lớn lên như thế nào?

(GV gợi ý: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì bình thường, có gì khác thường?)

- HS trả lời - GV khái quát.

I. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích

II. Đọc – hiểu văn bản:

1. Nhân vật Thạch Sanh

a. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh

- Bình thường:

+ Là con người nông dân tốt bụng + Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi - Khác thường:

+ Là thái tử được Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai

- GV hỏi: Nhân dân ta muốn thể hiện điều gì khi kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh?

- GV hỏi: Theo em, những biến cố của Thạch Sanh bắt đầu từ đâu?

- HS trả lời: từ khi gặp Lí Thông

- GV yêu cầu HS liệt kê những thử thách và chiến công của Thạch Sanh - HS trả lời – GV ghi bảng

+ Bà mẹ mang thai trong nhiều năm + Được thiên thần dạy cho võ nghệ

* Ý nghĩa:

- Tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ cho nhân vật

- Thể hiện lòng yêu mến đối với người côi cút, lam lũ

b. Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh:

- Bị Lí Thông lừa đi canh miếu thờ -> giết chết chằn tinh thu được cung tên vàng

- Xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa -> bị Lí Thông lấp cửa hang, cứu được con vua Thủy Tề -> xuống thủy cung, được vua Thủy Tề tặng đàn thần

- Bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù, bị bắt vào ngục, nhờ đàn thần chàng được giải oan

- Chiến thắng quân mười tám nước chư hầu bằng tiếng đàn, mời cơm quân sĩ bằng niêu thần ăn hết lại đầy -> lên

- GV hỏi: Em có nhận xét gì về mức độ, tính chất của những thử thách mà Thạch Sanh phải trải qua và à những chiến công Thạch Sanh giành được? - HS phát biểu

- GV bổ sung, khái quát ý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV hỏi: Trải qua những thử thách ấy Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì? - HS trả lời

- GV khái quát, ghi bảng

- GV hỏi: Nhân vật Lí Thông hiện lên trong truyện là người như thế nào? - HS trả lời

- GV nhấn mạnh ý

- GV hỏi: Truyện có những yếu tố thần kì nào?

- HS trả lời

làm vua

-> Thử thách ngày càng tăng, mức độ ngày càng nguy hiểm, chiến công ngày càng vẻ vang

-> Phẩm chất của Thạch Sanh: Thật thà, chất phác, dũng cảm, nhân hậu, cao thượng, yêu hòa bình.

2. Nhân vật Lí thông

- Lí Thông là một kẻ nhát gan, tham lam, độc ác, nham hiểm (tham giàu, tham sang, tham quyền, tham chức) Biểu hiện: 2 lần lừa Thạch Sanh -> Đối lập với Thạch Sanh

3. Ý nghĩa của các yếu tố thần kì

- GV hỏi: Ý nghĩa của các chi tiết này là gì?

- GV hỏi: Ý nghĩa tượng trưng của chi tiết này?

- HS trả lời

- GV phân tích: Niêu cơm nhỏ nhưng sức chứa lớn (Quân mười tám nước chư hầu ăn mãi không hết; Quân sĩ từ coi thường , chế giễu đến ngạc nhiên, khâm phục)

- Tiếng đàn giúp nhân vật giải oan, giải thoát, vạch mặt kẻ lừ lọc - > Tiếng đàn của công lí

- Tiếng đàn làm quân 18 nước chư hầu phải xin hàng

-> Thể hiện tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân, tượng trưng cho sức mạnh của đạo lí và chính nghĩa. b. Niêu cơm thần kì

-> Tượng trưng cho tấm lòng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta

III. Tổng kết bài học

- HS đọc phần ghi nhớ - Luyện tập

- Hướng dẫn học bài

* Nhận xét về giờ dạy đối chứng:

- Ưu điểm:

+ Đảm bảo nội dung bài học theo chẩn kiến thức, kĩ năng

+ GV xây dựng hệ thống câu hỏi để học sinh phát hiện, chiếm lĩnh nội dung bài học.

+ Học sinh thụ động với các bước tìm hiểu của bài học (không hình dung được những việc mà mình phải làm mà phải đợi những câu hỏi đặt ra và trả lời).

+ Học sinh nắm được các vấn đề chính của bài học như: nhân vật, xung đột, ý nghĩa của yếu tố hoang đường kì ảo nhưng bài học rập khuôn máy móc, thiếu sự gợi dẫn để học sinh hình dung, tưởng tượng về “thế giới cổ tích” trong truyện và khám phá chiều sâu tư tưởng được gửi gắm trong truyện.

3.2. Thực nghiệm sƣ phạm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.1. Dạy thực nghiệm

- Mục đích: Dạy thực nghiệm để xác định tính khả thi của vấn đề mà luận văn đã đề xuất: Học sinh được nghiên cứu bài học theo hướng bồi dưỡng nâng cao năng lực tự nghiên cứu bài học truyện cổ tích nói riêng và tự học văn bản văn học nói chung, để từ đó có kết luận khoa học cho giải pháp đã đề xuất.

- Cách thức: Sau khi thiết kế bài học truyện cổ tích “Thạch Sanh” theo đề xuất của đề tài, chúng tôi tổ chức dạy thực nghiệm ở lớp 6A trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Phú Lương.

3.2.2. Kết quả dạy thực nghiệm:

3.2.2.1. Khảo sát kết quả tiếp nhận bài học:

* Nội dung khảo sát:

- Khảo sát việc hiểu văn bản “Thạch Sanh”: Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm chúng tôi kiểm tra kết quả tiếp nhận bài học của học sinh và đánh giá việc nắm các nội dung của bài học truyện cổ tích “Thạch Sanh” qua phiếu khảo sát số 5 ( phần phụ lục)

- Khảo sát năng lực tự học một văn bản khác ngoài chương trình là truyện cổ tích “Tấm Cám”. Mục đích của việc đưa thêm phiếu khảo sát này là để kiểm chứng qua bài dạy truyện cổ tích “Thạch Sanh” năng lực tự học đã được bồi dưỡng, hình thành ở học sinh như thế nào. (Phiếu khảo sát số 6 – phần phụ lục)

* Kết quả khảo sát:

- Phiếu trả lời về văn bản truyện cổ tích “Thạch Sanh”. So sánh ở hai lớp như sau:

Lớp / Mức độ Mức độ

Đạt yêu cầu Chƣa đạt yêu cầu

Lớp thực nghiệm 30/30 = 100% 0

Lớp đối chứng 22/ 30 = 73,3% 10/30 = 26,7% Cụ thể, ở câu hỏi số 1 và câu 2 của phiếu khảo sát lớp đối chứng rất ít học sinh trả lời đạt yêu cầu.

- Phiếu trả lời về văn bản truyện cổ tích “Tấm Cám”. So sánh ở hai lớp như sau:

Lớp / Mức độ Mức độ

Đạt yêu cầu Chƣa đạt yêu cầu

Lớp thực nghiệm 20/30 = 66,6% 10/30 = 33,4%

Lớp đối chứng 15/ 30 = 50% 15/30 = 50%

3.2.2.2. Kết luận

Như vậy, có thể thấy một điều khả quan là, sau một giờ học về truyện cổ tích “Thạch Sanh” được thực hiện theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học, đa số học sinh đã có thể có khả năng tự học về truyện cổ tích: biết tự đọc văn bản, biết hình dung về “thế giới cổ tích” trong truyện (thể hiện ở việc các em đã biết vận dụng những điều đã biết để tự nghiên cứu Truyện cổ tích “Tấm Cám”). Đó là một thành công bước đầu của đề tài. Tuy chưa phải tất cả các em được hỏi đã trả lời đúng, song chúng tôi tin rằng học hết các bài về truyện cổ tích trong chương trình các em sẽ trau dồi thêm những hiểu biết của mình và sẽ có khả năng tự học tốt hơn.

PHẦN KẾT LUẬN

1. Quá trình triển khai đề tài

Với vấn đề đặt ra trong đề tài: “Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 6 qua việc dạy học truyện cổ tích”, luận văn đã thực hiện được

một số vấn đề sau:

- Nghiên cứu các thành tựu khoa học đã được công bố như: Lí thuyết về vấn đề tự học, lí thuyết về truyện cổ tích, đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh lớp 6, luận văn đã xây dựng thành những tiền đề lí thuyết làm cơ sở cho đề tài.

- Từ những cơ sơ lí luận được nghiên cứu, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát năng lực tự học nói chung, năng lực tự học truyện cổ tích nói riêng và việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua các bài học ở hai trường trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả khảo sát cho thấy, học sinh đa số chưa biết tự học, năng lực tự học còn yếu; việc yêu cầu học sinh tự học và bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua các bài học chưa được giáo viên quan tâm đúng mức.

- Trên cơ sở lí thuyết và cơ sở thực tiễn đã nghiên cứu, luận văn đã đề xuất hướng bồi dưỡng năng lực tự học qua năm bài học về truyện cổ tích trong chương trình Ngữ Văn 6 với hai hoạt động chính: Bồi dưỡng kĩ năng đọc văn bản và bồi dưỡng năng lực thâm nhập vào “thế giới cổ tích” trong truyện.

- Để xem xét tính khả thi của đề xuất trong đề tài, tác giả luận văn đã thiết kế một bài học thực nghiệm và tiến hành dạy có đối chứng ở hai lớp 6 trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Phú Lương. Kết quả bước đầu cho thấy, đề xuất của luận văn có tính khả thi, có tác dụng bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh.

2. Kết quả của quá trình nghiên cứu đề tài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Luận văn đã tìm ra được phương pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 6 qua việc dạy học truyện cổ tích là:

- Thứ nhất: Bồi dưỡng năng lực đọc văn bản. Qua việc tổ chức các hoạt động trong giờ học, giáo viên khơi gợi, định hướng để học sinh phát hiện ra đặc điểm lời kể của văn bản, biết tự đọc văn bản đúng với giọng kể, cách kể…để có thể đọc diễn cảm văn bản, kể lại truyện cho người khác nghe bằng lời của mình nhưng vẫn đảm bảo “hồn” của truyện cổ tích.

- Thứ hai: Bồi dưỡng năng lực thâm nhập vào “Thế giới cổ tích” bằng cách khơi gợi để học sinh hình dung, tưởng tượng về “thế giới cổ tích” đó để từ đó có thể tái hiện hình tượng, cắt nghĩa, lí giải các chi tiết nghệ thuật mang nghĩa và khám phá chiều sâu tư tưởng của truyện. Ở mỗi bài học, giáo viên định hướng để học sinh lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu nhất biểu hiện trong văn bản để xem xét. Điều quan trọng là thông qua bài học, học sinh có năng lực tưởng tượng, hình dung, có kĩ năng phân tích, đánh giá…để có thể tự học những văn bản khác cùng thể loại hoặc có chung đặc điểm.

3. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài

- Thuận lợi: Bản thân tác giả đề tài là người trong cuộc, có nhiều năm trực tiếp giảng dạy và quản lí chuyên môn vì vậy việc tìm hiểu thực trạng tự học và năng lực tự học cũng như tiến hành thực nghiệm được giáo viên và học sinh rất ủng hộ. Kết quả điều tra, khảo sát là kết quả thực tế, kết luận khoa học là đáng tin cậy. Tác giả luận văn cũng nhận được sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn, trong quá trình thực hiện đề tài.

- Khó khăn: Tuy có kinh nghiệm trong giảng dạy nhưng tác giả luận văn nhận thấy năng lực nghiên cứu khoa học còn hạn chế (có thể hiểu vấn đề song cách trình bày chưa khoa học, những luận điểm, luận cứ đưa ra còn thiếu thuyết phục); thời gian tiến hành thực hiện luận văn còn hạn hẹp (vì còn phải tham gia công tác quản lí và giảng dạy) nên chưa toàn tâm toàn ý cho việc nghiên cứu.

4. Hƣớng mở của đề tài

Trên cơ sở đề tài mà luận văn nghiên cứu, tác giả luận văn nhận thấy đề tài có thể mở rộng thêm theo hướng nghiên cứu đề xuất việc bồi dưỡng năng lực tự học các thể loại truyện dân gian và thậm chí hướng tới hướng dẫn học sinh tự học các thể loại văn bản văn chương khác.

Tác giả luận văn mong mong muốn nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TÁC GIẢ TRONG NƢỚC

1. Hoàng Hữu Bội (2002), “Thiết kế bài học Ngữ văn 6 theo hướng tích hợp”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Nguyễn Viết Chữ (2008), “Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể)”, NXB …

3. Nguyễn Đổng Chi (2000), “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Trần Thanh Đạm (1971), “Vấn đề giảng dạy văn chương theo loại thể”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Hồ Ngọc Đại (1983), “Tâm lí dạy học”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Phạm Văn Đồng (1973), “Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục.

7. Nguyễn Bích Hà (1998), “Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Nguyễn Bích Hà (2012), “Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam”, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

9. Nguyễn Thu Hà (2011), “Những biện pháp phát triển năng lưc tự học về văn học sử cho học sinh THPT ở miền núi phía bắc”, TTHL Đại học Thái Nguyên.

10. Nguyễn Trọng Hoàn (2001), “Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

11. Lê Văn Hồng (2008), “Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm”, NXB Thế giới, Hà Nội.

12. Nguyễn Thanh Hùng (2002), “Đọc và tiếp nhận tác phẩm văn chương”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Thanh Hùng (2008), “Giáo trình dạy Ngữ văn THCS”, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

14. Nguyễn Thanh Hùng (2012), “Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Đinh Gia Khánh (1997), “Văn học dân gian Việt Nam”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

16. Nguyễn Xuân Lạc (1998), “Văn học dân gian trong nhà trường”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

17. Phan Trọng Luận (2012), “Phương pháp dạy học văn, tập 1, tập 2”, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

18. Phan Trọng Luận (1999), “Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở trường phổ thông”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

19. Phan Trọng Luận (1978), “Con đường nêu cao hiệu quả dạy văn”, NXB Giáo dục, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

20. Phan Trọng Luận (2011), “Văn học nhà trường – những điểm nhìn”, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

21. Phương Lựu (2011), “Phương pháp luận nghiên cứu văn học”, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

22. Phương Lựu (2000), “Lí luận văn học”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

23. Nguyễn Đăng Mạnh (1994). “Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

24. Bùi Mạnh Nhị (2002), “Văn học Việt Nam, Văn học dân gian – Những công trình nghiên cứu”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

25. Nguyễn Khắc Phi (2012), “Sách giáo khoa Ngữ văn 6”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

26. Nguyễn Khắc Phi (2012), “Sách giáo viên Ngữ văn 6”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

27. Nguyễn Huy Quát (2001), “Một số phương pháp về vấn đề dạy học văn trong nhà trường”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

28. Vũ Tiến Quỳnh (1997), “Văn học dân gian Việt Nam: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười”, NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

29. Vũ Anh Tuấn (2012), “Giáo trình Văn học dân gian”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

30. Nguyễn Cảnh Toàn (2001), “Quá trình dạy – tự học”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Một phần của tài liệu bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 6 qua việc dạy học truyện cổ tích (Trang 90 - 111)