Bồi dưỡng năng lực thâm nhập vào “thế giới cổ tích”trong truyện

Một phần của tài liệu bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 6 qua việc dạy học truyện cổ tích (Trang 40 - 111)

Thế giới cổ tích” là một thế giới không có thực, đó là sự hình dung, là cách nhìn khái quát của tác giả dân gian về hiện thực xã hội. Qua mỗi câu chuyện, tác giả dân gian gửi gắm vào đó những bài học về luân lí, đạo đức; bày tỏ khát vọng sống mãnh liệt và tinh thần lạc quan của con người. Vì vậy, tìm hiểu truyện cổ tích là phải thâm nhập vào “thế giới cổ tích” trong truyện. Việc “thâm nhập” tiến hành thực hiện bằng hai hoạt động sau:

Hoạt động 1: Tưởng tượng, hình dung về thế giới cổ tích ở trong truyện.

Hoạt động 2: Cắt nghĩa, lí giải các chi tiết nghệ thuật kết dệt nên “thế giới cổ tích”.

Cụ thể:

2.1.2.1. Hoạt động 1: Tưởng tượng, hình dung về “thế giới cổ tích” trong truyện

* Tầm quan trọng của hoạt động

Việc tưởng tượng, hình dung, về “thế giới cổ tích” trong truyện giúp các em học sinh có một cái nhìn chung nhất về câu chuyện được kể (Truyện kể về

ai? Kể như thế nào? Kể như vậy để làm gì?). Khi hình dung, tượng tượng được các em mới có thể xác định được việc phải làm tiếp theo khi cắt nghĩa, lí giải các chi tiết nghệ thuật mang nghĩa (phân tích nhân vật nào, xung đột gì, yếu tố hoang đường kì ảo nào… ) để khám phá nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.

* Yêu cầu:

- Biết hình dung, tưởng tượng

- Diễn đạt được bằng lời hình dung của mình * Phương pháp thực hiện hoạt động

Sau khi đọc văn bản, tóm tắt được truyện, GV khơi gợi, dẫn dắt để học sinh tưởng tượng (vì đây là tưởng tượng tái tạo, tức là tưởng tượng dựa trên cơ sở lời kể của văn bản, học sinh thực hiện bởi thao tác hình dung lại).

Ví dụ gợi dẫn là: Đọc xong văn bản, em hình dung như thế nào về câu chuyện được kể? (có những nhân vật nào, được kể ra sao?…)

2.1.2.2. Hoạt động 2: Cắt nghĩa, lí giải các chi tiết nghệ thuật kết dệt nênthế giới cổ tích”.

Hoạt động này đòi hỏi học sinh phải huy động các kĩ năng như: kĩ năng phân tích nhân vật, kĩ năng phân tích xung đột và kĩ năng tổng hợp, khái quát ý nghĩa của truyện…Chúng tôi đề xuất tập trung rèn các kĩ năng này như sau:

* Kĩ năng phân tích nhân vật

*) Tầm quan trọng của việc phân tích nhân vật trong truyện cổ tích

Nhân vật trong văn học nói chung và trong thể loại truyện cổ tích nói riêng là con người được miêu tả trong tác phẩm. Đó có thể là những người có tên hoặc có thể không có tên. Trong truyện cổ tích, thần thoại, đồng thoại đó còn là quái vật, thần linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung và ý nghĩa con người. “Văn học không thể thiếu nhân vật bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng” [22].

Nhân vật trong truyện cổ tích là nhân vật chức năng thường không có đời sống nội tâm, các phẩm chất đặc điểm nhân vật cố định, không thay đổi từ đầu

đến cuối mà chỉ nhằm thực hiện một số chức năng nhất định (Chẳng hạn như các nhân vật anh hùng giết trằn tinh cứu người đẹp; ông bụt thường xuất hiện để an ủi, cho phép màu hoặc thử thách lòng tốt và ban hạnh phúc…). Phân tích các nhân vật trong truyện cổ tích là phải tìm hiểu rõ vai trò và chức năng mang nội dung xã hội thẩm mĩ của chúng, tức là qua nhân vật, tác giả dân gian muốn gửi gắm điều gì. Vì vậy, tìm hiểu truyện cổ tích không thể không phân tích nhân vật. Việc rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật cũng là một cách để bồi dưỡng năng lực tự học truyện cổ tích nói riêng và tự học các văn bản tự sự nói chung.

*) Yêu cầu về kĩ năng

- Biết xác định nhân vật chính

- Biết phân biệt nhân vật chính diện, nhân vật phản diện

- Biết phân tích nhân vật dựa trên phương thức, phương tiện, biện pháp thể hiện (Nhân vật được miêu tả bằng các chi tiết trong truyện: việc làm, hành động, suy nghĩ; nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật khác…). Khi phân tích nhân vật trong truyện cổ tích thần kì cần cắt nghĩa, lí giải ý nghĩa của các yếu tố hoang đường kì ảo trong truyện vì yếu tố hoang đường kì ảo là trợ thủ thần kì phù trợ cho nhân vật.

*) Phương pháp rèn luyện kĩ năng

Các bước để phân tích nhân vật trong cổ tích (Chủ yếu là truyện cổ tích thần kì và truyện cổ tích sinh hoạt) là:

- Xác định nhân vật chính trong truyện.

- Tìm chi tiết miêu tả hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật trong truyện và những biến cố hoặc thử thách mà nhân vật trải qua.

- Qua miêu tả, nhân vật bộc lộ phẩm chất, tính cách như thế nào. - Dụng ý của tác giả khi xây dựng nhân vật.

* Kĩ năng phân tích xung đột trong truyện

*) Tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong truyện, nhân vật gắn liền với xung đột. Xung đột tạo nên tính căng thẳng, hấp dẫn cho câu chuyện và tạo nên sự vận động của nhân vật.

Xung đột càng lớn thì việc giải quyết xung đột càng có ý nghĩa. Giúp học sinh tìm ra được nguyên nhân dẫn đến xung đột và cách tác giả dân gian giải quyết xung đột trong những câu chuyện cổ tích chính là giúp học sinh cảm nhận được nét độc đáo về nghệ thuật và giá trị nhân văn sâu sắc của thể loại văn học này.

*) Yêu cầu về kĩ năng

- Học sinh xác định được xung đột trong truyện (giữa ai với ai, biểu hiện của xung đột…)

- Phân tích làm rõ xung đột đó. *) Phương pháp hình thành kĩ năng

Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi dẫn. Câu hỏi để học sinh có thể tìm ra xung đột trong các truyện cổ tích là: Trong truyện cổ tích này em thấy nổi bật lên mâu thuẫn gì? Giữa các nhân vật nào? Nguyên nhân nào dẫn đến sự mâu thuẫn đó? Mâu thuẫn đó phát triển ra sao trong suốt diễn biến của câu chuyện và có ý nghĩa gì?

* Kĩ năng tổng hợp, khái quát chiều sâu tư tưởng trong truyện cổ tích

*) Tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng

Mỗi câu chuyện cổ tích là một lời nhắn gửi của người xưa tới các thế hệ mai sau. Từ việc tìm hiểu các yếu tố: nhân vật, cốt truyện, xung đột, chi tiết thần kì…các em học sinh đã phần nào khám phá được vẻ độc đáo của nội dung thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản truyện cổ tích từ đó nâng lên thành những nội dung khái quát: Ý nghĩa của truyện. Hoạt động khái quát ý nghĩa của truyện cổ tích cũng có nghĩa là khái quát toàn bộ những phát hiện của học sinh trong quá trình thâm nhập văn bản. Những nội dung khái quát được sẽ là những bài học nhân sinh sâu sắc giàu tính thẩm mĩ trong hành trang cuộc đời của mỗi học sinh

Truyện cổ tích thường có những ý nghĩa sau đây: - Phản ánh đời sống, tâm hồn dân tộc.

- Thể hiện quan điểm của nhân dân về công lí xã hội. - Thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân.

Trong quá trình hướng dẫn học bài và nghiên cứu bài học trên lớp học sinh có kĩ năng khái quát chiều sâu tư tưởng trong truyện cổ tích, có như vậy bài học về truyện cổ tích mới trọn vẹn.

*) Yêu cầu về kĩ năng

- Biết tổng hợp, khái quát vấn đề đã phân tích trên để rút ra ý nghĩa của truyện cổ tích

- Biết vận dụng kiến thức đã học thành bài học thực tiễn cho bản thân *) Phương pháp hình thành kĩ năng

- Gợi dẫn cho học sinh khái quát bằng câu hỏi: Qua tìm hiểu văn bản, em hãy cho biết truyện cổ tích này có ý nghĩa gì? Bài học mà em rút ra qua câu chuyện này như thế nào?

- Tạo cơ hội cho học sinh được trình bày ý kiến của mình trong giờ học để học sinh rèn luyện năng lực diễn đạt và khái quát ý.

Tóm lại, theo đề xuất của luận văn, chúng tôi định hướng việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua việc dạy học truyện cổ tích cần tập trung vào các kĩ năng trên. Một phương pháp quan trọng để hình thành các kĩ năng này cho học sinh, trước mỗi hoạt động giáo viên phải thông báo trước cho học sinh cách thức hoạt động để học sinh hình dung được việc phải làm, chủ động trong tư duy chiếm lĩnh kiến thức. Có như vậy, giờ học mới có ý nghĩa trong việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh.

2.2. Bồi dƣỡng năng lực tự học qua bài học về văn bản “Sọ Dừa

2.2.1. Bồi dưỡng kĩ năng đọc văn bản

* Yêu cầu:

- Nhận ra đặc điểm riêng trong lời kể của truyện: Lời kể trong văn bản vẫn bảo toàn được tính dân gian cổ xưa: cách kể truyện, giọng kể và lời kể là lời ăn tiếng nói hàng ngày của người bình dân. Ví dụ: “Có hai vợ chồng nhà nghèo đi ở

cho một phú ông”, “Còn mày thì chẳng được tích sự gì”, “Lại có chục gia nhân ở dưới nhà chạy lên…”, “Bỗng một chàng trai khôi ngô tuấn tú cùng cô út của phú ông từ phòng cô dâu đi ra”… Khi đọc văn bản này, học sinh có hiểu được các từ ngữ mà người xưa hay nói không? (Ví dụ như đi ở là thế nào? phú ông là ai, thuộc lớp người như thế nào? tích sự là gì? chàng trai khôi ngô tuấn tú là người như thế nào? ….). Vì thế, nghiên cứu bài học truyện cổ tích “Sọ Dừa” phải giải tỏa được những vướng mắc về từ ngữ trong văn bản cho học sinh.

- Học sinh biết đọc diễn cảm toàn bộ văn bản, hiểu được lớp ngôn từ của văn bản, phát hiện được đặc điểm về lời kể trong văn bản và kể lại truyện mà vẫn bảo toàn được tính dân gian cổ xưa (không được dùng ngôn từ hiện đại).

- Biết tóm tắt cốt truyện gồm các chi tiết sau đây: + Sọ Dừa ra đời

+ Sọ Dừa đi ở chăn bò cho phú ông

+ Sọ Dừa lấy con gái út phú ông, trút bỏ lốt sọ dừa đi thi đỗ trạng nguyên, đi sứ và vợ ở nhà lâm nạn.

+ Sọ Dừa gặp lại vợ và hình phạt dành cho hai cô chị.

* Phƣơng pháp:

- Yêu cầu học sinh đọc kĩ văn bản ở nhà. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đến lớp: Giáo viên đọc mẫu hoặc chọn một học sinh có giọng đọc tốt để đọc diễn cảm toàn bộ văn bản. Khi đọc chú ý: lời dẫn truyện, chỗ thay đổi tình huống phải chọn giọng phù hợp với đặc điểm và biểu hiện của các nhân vật (Ví dụ: lời Sọ Dừa khi thấy mẹ muốn vứt mình đi: "Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi tội nghiệp" đọc bằng giọng van nài, cầu khẩn; Giọng than phiền của người mẹ, giọng kẻ cả, mỉa mai của phú ông khi ra lời thách cưới, giọng trịch thượng, tỏ vẻ khinh miệt của phú ông khi muốn tìm cách nuốt lời hứa với Sọ Dừa...); Học sinh nhận xét về đặc điểm lời kể của truyện, yêu cầu học sinh kể lại truyện bằng lời của mình. (GV định hướng việc “ kể bằng lời của mình” các em không được dùng từ hiện đại như thay từ “đi ở” bằng từ “ô

sin”, từ “phú ông” bằng từ “đại gia”, từ “tuấn tú” bằng từ “đẹp giai”…); Giáo viên chú ý lắng nghe, khích lệ, động viên các em. Cách này có thể lôi cuốn học sinh đến với việc tìm hiểu truyện hào hứng hơn.

2.2.2. Bồi dưỡng năng lực thâm nhập vào “thế giới cổ tích” trong truyện

* Yêu cầu:

- Học sinh hình dung, tưởng tượng được về “thế giới cổ tích” trong truyện.

- Phân tích nhân vật Sọ Dừa, người vợ, hai cô chị và cắt nghĩa những chi tiết hoang đường kì ảo, phân tích xung đột trong truyện để hiểu ý nghĩa của hình tượng và nêu được ý nghĩa tư tưởng của truyện.

* Phƣơng pháp:

- GV khơi gợi để học sinh hình dung, tƣởng tƣợng về “thế giới cổ tích” trong truyện.

+ GV nêu vấn đề: Em hình dung như thế nào về “thế giới cổ tích” trong truyện?

+ HS phát hiện, trình bày

+ GV bổ sung, hoàn thiện ý:

Sọ Dừa” một truyện cổ tích thuộc tiểu loại truyện cổ tích thần kì trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. “Thế giới cổ tích” tuy là một thế giới không có thực nhưng ở truyện này thì tính hiện thực lại rất đậm nét. Trước hết, đó là

cảnh sắc làng quê Việt Nam ngày xưa: những khu rừng mà ngày ngày người dân (bố mẹ Sọ Dừa) vào rừng đốn củi; những cánh đồng cỏ xanh mướt có đàn trâu, đàn bò gặm cỏ và những chú bé cưỡi trâu thổi sáo (Sọ Dừa đi chăn bò cho phú ông chàng cũng thường thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ); những cánh đồng với bao người dân lao động miệt mài trồng lúa, trồng khoai (cả tôi tớ nhà phú ông); ở đó còn có cả biển và những hòn đảo vắng nằm giữa biển khơi (để có chuyện hai cô chị rủ em ra biển và đẩy em xuống nước, người em dạt vào hòn đảo vắng)…Đọc truyện, người đọc có thể hình dung được về khung cảnh thiên nhiên qua các chi tiết được kể.

Đó là đời sống sinh hoạt của dân tộc ta thời xa xưa sau lũy tre làng với kẻ giàu (gia đình phú ông), người nghèo (mẹ con Sọ Dừa); ở đó có những tục lệ cổ truyền như cưới hỏi (mẹ Sọ Dừa đi hỏi vợ cho chàng phải có buồng cau; sính lễ để đem đến nhà gái phải đủ lễ vật “một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm” mới được rước dâu về); ở đó còn có những cuộc thi cử để lựa chọn nhân tài nên Sọ Dừa mới ngày đêm đèn sách chờ khoa thi và đỗ trạng nguyên…Chính tính hiện thực trong những chi tiết này giúp người đọc dễ hình dung tưởng tượng và “sống” với “thế giới cổ tích” trong truyện.

Đặc biệt, thâm nhập vào “thế giới cổ tích” trong truyện, người đọc còn thấy được đời sống tâm hồn dân tộc ta thời xa xưa. Đời sống tâm hồn ấy được bộc lộ thông qua hệ thống nhân vật trong truyện: một bà mẹ già hiếm muộn sinh được một đứa con có hình hài kì dị nhưng hết lòng thương yêu con; một chàng Sọ Dừa chăm chỉ, lạc quan, yêu đời, có con mắt nhìn xa trông rộng; một cô út có tấm lòng nhân hậu biết cảm thông với chàng trai nghèo; đó còn là hai cô chị đối lập với cô em về tính cách…

Xây dựng hệ thống nhân vật đối lập với những xung đột, tác giả dân gian bộc lộ thái độ đứng về phía người nghèo hèn, bất hạnh và bênh vực họ. Vì thế, khi miêu tả hành động cũng như số phận của những nhân vật này tác giả dân gian luôn dành cho họ tình cảm yêu thương, trân trọng bởi họ có những người có phẩm chất tốt đẹp.. Kết thúc có hậu của truyện thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác. Đời sống tâm hồn dân tộc ta xưa là vậy: yêu ghét rành mạch, rõ ràng; có khát vọng, có ước mơ.

Như vậy, đến với văn bản truyện cổ tích này trẻ em ngày nay sẽ được đến với làng quê Việt Nam xưa với cảnh sắc thiên nhiên thanh bình, hình dung được cuộc sống sinh hoạt của nhân dân ta xưa, và đặc biệt, hiểu được đời sống tâm hồn tình cảm của cha ông ta thuở trước để từ đó có được những kinh nghiệm sống quý báu, có được những bài học bổ ích cho riêng mình.

- Phân tích các nhân vật trong truyện.

+ Gợi dẫn: Trong truyện có những nhân vật nào? Xây dựng những nhân vật này tác giả dân gian bộc lộ thái độ, tình cảm gì?

+ Học sinh phát hiện

+ GV bổ sung, hoàn thiện ý *) Nhân vật Sọ Dừa

- Sự ra đời của nhân vật: Một bà mẹ nghèo ngoài năm mươi tuổi mà vẫn chưa có con, một hôm vào rừng lấy củi, khát nước quá, thấy một cái sọ dừa có

Một phần của tài liệu bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 6 qua việc dạy học truyện cổ tích (Trang 40 - 111)