Thiết kế thể nghiệm theo đề xuất của luận văn

Một phần của tài liệu bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 6 qua việc dạy học truyện cổ tích (Trang 78 - 90)

Dựa trên những đề xuất trong chương 2 của luận văn, chúng tôi chọn thiết kế bài học truyện cổ tích “Thạch Sanh” trong chương trình SGK Ngữ Văn 6 (NXBGD - 2013) Tiết 22,23 Văn bản: Thạch Sanh (Truyện cổ tích) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Giúp học sinh lớp 6 biết cách tự học truyện cổ tích “Thạch Sanh” từ việc đọc văn bản đến việc thâm nhập vào “thế giới cổ tích” trong truyện.

2. Giúp các em biết được lời kể trong văn bản truyện cổ tích “Thạch Sanh” là lời kể mang đậm tính dân gian: lời kể, giọng kể, cách kể rất gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người lao động thuở xưa, gần gũi với cách nghĩ, cách cảm của người bình dân Việt Nam.

3. Dẫn dắt trẻ thơ đi vào “thế giới cổ tích” ở trong văn bản với hai nhân vật chính là người đã có tính cách: Thạch Sanh hiền lành, chất phác, cả tin, nhân hậu...còn Lí Thông tham lam, độc ác, bất nhân, bất nghĩa...Xung đột quyết liệt giữa hai nhân vật này có sự tham gia của thế giới thần linh với những chi tiết hấp dẫn, kì thú (cây đàn thần, niêu cơm thần)

4. Qua sự cắt nghĩa, lí giải về nhân vật, xung đột...học sinh hiểu được đời sống tâm hồn của người bình dân Việt Nam thuở xưa và suy nghĩ về một lối sống hướng thiện.

II. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

Bƣớc 1: Chuẩn bị tâm thế cho việc tiếp nhận bài học * Giới thiệu bài:

Thạch Sanh là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam được nhân dân ta rất yêu thích. Đọc truyện, ta được sống trong một “thế giới cổ tích” lung linh, kì ảo; được chứng kiến những chiến công của chàng dũng sĩ Thạch Sanh tài giỏi, giàu lòng vị tha; được thấy một Lí Thông xấu xa, hiểm ác. Các em đều đã được đọc truyện, hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu truyện cổ tích này từ góc độ một văn bản văn học để khám phá chiều sâu tư tưởng tác giả dân gian gửi gắm trong câu chuyện.

* Kiểm tra việc tự học của học sinh ở nhà theo yêu cầu và hƣớng dẫn của giáo viên. * Thông báo về hƣớng đi và cách thức tiến hành bài học thực nghiệm.

Bài học sẽ có các hoạt động sau đây: . Hoạt động 1. Đọc văn bản.

Hoạt động 2: Thâm nhập vào “thế giới cổ tích” trong truyện để cắt nghĩa, lí giải ý nghĩa của hình tượng và chi tiết mang nghĩa từ đó rút ra bài học.

Bƣớc 2: Bồi dƣỡng năng lực tự học qua việc tổ chức các hoạt động của bài học Hoạt động 1: Đọc văn bản

* Thông báo về cách thức hoạt động:

- Thầy đọc mẫu truyện một lần

- Các em học sinh lắng nghe và phát hiện đặc điểm lời kể trong truyện - Các em xem có từ ngữ nào chưa hiểu cần thầy giải thích

- Tóm tắt truyện theo các sự việc chính được kể

* Tiến hành hoạt động:

1.1. GV đọc diễn cảm gây ấn tượng ban đầu ở học sinh 1.2. Giải tỏa những vướng mắc về từ ngữ (nếu có)

+ Học sinh nêu vướng mắc. + GV giải thích.

1.3. Nhận xét về lời kể của truyện

+ GV nêu vấn đề: Em có nhận xét gì về đặc điểm lời kể của truyện? (Về cách dùng từ ngữ, về giọng kể ). GV đọc ví dụ một số câu để học sinh phát hiện (Ví dụ: đọc câu “Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng, tuổi già mà chưa có con ”, tiết tấu đọc nên là “Ngày xưa…/ở quận Cao Bình/có hai vợ chồng/ tuổi già mà chưa có con ”, ngữ điệu trầm, tạo độ lắng, tạo ra sự chờ đợi để đưa người nghe bước vào một thế giới cổ tích lung linh, kì ảo xa xưa, ở đó có những chuyện hoang đường không thể có ở cuộc đời thực).

+ Học sinh phát hiện, phát biểu ý kiến.

+ GV bổ sung, hoàn thiện ý: Đặc điểm về lời kể của truyện cổ tích “Thạch Sanh”: Lời kể của truyện vẫn bảo tồn lời kể dân gian. Điều này thể hiện ở việc lặp lại công thức mở đầu, và công thức trần thuật của truyện cổ tích được lặp lại trong truyện.

Về công thức mở đầu: Truyện bắt đầu bằng “Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con”(lặp lại công thức “Ngày xửa ngày xưa, ở một làng kia, có một…” trong truyện cổ tích). Cách mở đầu này đưa người nghe từ dòng thời gian của cuộc đời thực vào thời gian của câu chuyện, để người đọc nhập thân vào “thế giới cổ tích” ấy bằng hình dung, tưởng tượng của mình.

Về công thức trần thuật: Có công thức về thời gian như: “Khi…”, “Một hôm…”, “Bấy giờ…”, “Nửa đêm…”, “Năm ấy…”, “Từ ngày…”, “Về sau…” để kể vắn tắt các sự việc, hành động của Thạch Sanh trong chuỗi những sự việc mà chàng phải trải qua vào một khoảng thời gian thời gian không xác định; có công thức miêu tả hoàn cảnh thường thấy trong truyện cổ tích như “hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con”, “nhà nghèo”…; có là công thức miêu tả hành động của nhân vật như “thật thà nhận lời đi ngay” “thật thà tin ngay”, “Đến nơi, Thạch Sanh xin xuống hang”

+ Từ đặc điểm trong lời kể, GV hướng dẫn thêm cách đọc: Đọc đúng giọng của truyện cổ tích (tiết tấu, ngữ điệu).

1.4. Tóm tắt cốt truyện theo các sự việc chính được kể trong truyện

Nhân vật chính: Thạch Sanh => Kiểu nhân vật dũng sĩ. Yêu cầu học sinh tóm tắt được các sự việc chính được kể:

1. Thạch Sanh ra đời và trưởng thành

2. Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lý Thông. 3. Thạch Sanh giết chằn tinh được cung tên vàng

4. Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa và con trai vua Thủy Tề, được tặng cây đàn thần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù, bị bắt hạ ngục.

6. Nhờ tiếng đàn giải oan, Thạch Sanh kết hôn với công chúa. 7. Thạch Sanh chiến thắng quân mười tám nước chư hầu 8. Thạch Sanh lên ngôi vua.

Hoạt động 2.Thâm nhập vào “thế giới cổ tích” trong truyện * Thông báo về cách thức hoạt động:

- Qua việc đọc, tưởng tượng, hình dung về “thế giới cổ tích” trong truyện. (Tức là tưởng tượng xem truyện kể gì? Có những ai? Mối quan hệ giữa họ như thế nào? Qua việc xây dựng hình tượng tác giả dân gian gửi gắm điều gì?)

- Tái hiện lại hình tượng (Trong truyện này là nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông) qua sự việc, chi tiết trong truyện.

- Cắt nghĩa, lí giải cách xây dựng hình tượng và ý nghĩa của hình tượng đó cũng như cắt nghĩa lí giải các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của truyện.

*Tiến hành hoạt động:

2.1. Hình dung về thế giới cổ tích trong truyện

- GV gợi dẫn, khơi gợi để học sinh tưởng tượng: Em tưởng tượng, hình dung như thế nào về “thế giới cổ tích” trong truyện? (Truyện có những ai? Mối quan hệ của những nhân vật ấy như thế nào? Trong truyện có những yếu tố hoang đường kì ảo nào?...)

- GV bổ sung, hoàn thiện ý:

Đến với truyện cổ tích “Thạch Sanh”, người đọc sẽ đến với “thế giới cổ tích” với rất nhiều nhân vật thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội có giai cấp: người nông dân (Thạch Sanh, Lý Thông), tầng lớp vua chúa (nhà vua, công chúa, hoàng tử các nước chư hầu); có cả thế giới thần linh (Ngọc Hoàng, vua Thủy Tề, đại bàng, chằn tinh)…Trong thế giới này, người, thần đi lại cõi trần, cõi tiên, giao du, trò chuyện được với nhau (Thiên thần trên trời xuống dạy võ và phép thần thông cho Thạch Sanh; Thạch Sanh cứu thái tử con vua Thủy Tề, cùng thái tử xuống thủy cung, được vua Thủy Tề ban cho cây đàn thần); có đồ vật linh thiêng như đàn thần (kể tội kẻ bạc ác, lừa lọc, minh oan cho người vô tội, khuyên răn con người gìn giữ hòa bình), có niêu cơm ăn hết lại đầy…Đặc biệt, nhân vật trung tâm của “thế giới cổ tích” ở truyện này đều là người và đã có tính cách nhất định: Thạch Sanh thì hiền lành, chất phác, cả tin, nhân hậu còn Lí Thông là kẻ bạc ác với những nét xấu xa rất tiêu biểu: tham lam, nham hiểm, tráo trở, bất nhân…Ở đây có sự xung đột gay gắt giữa cái thiện và cái ác, và cuối cùng cái thiện thắng cái ác. Tác giả dân gian tạo ra xung đột trong truyện là để bộc lộ ước mơ về công lí: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”, người lương thiện sẽ có cuộc sống hạnh phúc, kẻ ác đều bị trừng trị đích đáng. Đó là nét nổi bật trong tâm hồn người Việt Nam ta từ xưa đến nay.

Trong truyện, có những chi tiết hoang đường kì ảo rất lí thú và giàu ý nghĩa: Tiếng đàn và niêu cơm của Thạch Sanh. Đàn thần tượng trưng cho sức mạnh của đạo lí và chính nghĩa, còn niêu cơm thần tượng trưng cho lòng nhân đạo và yêu hòa bình của dân tộc Việt Nam.

2.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhân vật Thạch Sanh:

* Thông báo với học sinh về cách thức hoạt động

- Thứ nhất: Nhìn một cách khái quát về cuộc đời Thạch Sanh (sự ra đời, chặng đời)

Sanh phải trải qua và những chiến công của chàng từ đó làm rõ tính cách của nhân vật.

- Thứ ba: cắt nghĩa,lí giải các yếu tố hoang đường kì ảo trong truyện phù trợ cho nhân vật Thạch Sanh (đàn thần, niêu cơm).

* Tiến hành hoạt động: Khơi gợi, tái hiện lại hình tượng nhân vật bằng việc gợi dẫn để học sinh tư duy, tự lực nghiên cứu, phát hiện và khái quát kiến thức

- Gợi dẫn 1: Truyện kể về những chặng đời nào của Thạch Sanh? - Học sinh phát hiện

- GV bổ sung, hoàn thiện ý: Truyện kể về các chặng đời của Thạch Sanh: ra đời -> sống cuộc sống nghèo khổ bên gốc đa -> Gặp Lí Thông và có những biến cố (Bị lừa, bị cướp công, được minh oan, lấy công chúa, lên làm vua)

- Gợi dẫn 2: Em hãy tìm các chi tiết trong phần đầu văn bản để chứng minh rằng Thạch Sanh ra đời vừa bình thường vừa khác thường? Kể về nhân vật như vậy, tác giả dân gian muốn gửi gắm điều gì?

- HS phát hiện

- GV bổ sung, hoàn thiện ý : Chi tiết: +) Sự ra đời bình thường:

+ Là con của hai vợ chồng già, nhà nghèo, tốt bụng

+ Mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại

+ Hàng ngày kiếm sống bằng nghề đốn củi đem ra chợ bán.

=> Sự ra đời và hoàn cảnh sống như bao người dân lao động nghèo khổ khác. Chàng chăm chỉ làm ăn, sống cuộc sống bình thường, giản đơn, gần gũi với cuộc sống của người lao động.

+) Sự ra đời khác thường:

+ Là thái tử được Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai.

mang thai chín tháng mười ngày). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ngọc Hoàng sai thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

=> Sự ra đời khác thường của Thạch Sanh tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ cho nhân vật.

Mô tip sự ra đời của Thạch Sanh là sự ra đời thần kì nhưng lại gần gũi với người lao động. Tác giả dân gian thể hiện lòng yêu mến đối với những người có số phận bất hạnh, côi cút, lam lũ; qua nhân vật, họ còn gửi gắm ước mơ, niềm tin vào những con người bình thường nhưng có tài lạ.

- Gợi dẫn 3: Cuộc đời của Thạch Sanh phải trải qua những thử thách nào? Qua thử thách gian nan, Thạch Sanh đã bộc lộ những nét phẩm chất gì?

- HS phát hiện

- GV bổ sung, hoàn thiện ý: Những thử thách mà Thạch Sanh phải trải qua và chiến công của chàng.

+) Thử thách thứ nhất: Bị Lí Thông lừa đi canh miếu thờ để thế mạng cho hắn. Bằng võ nghệ và phép thần thông được học chàng giết chết chằn tinh và thu được bộ cung tên bằng vàng.

+ Bàn luận, trao đổi về chi tiết này: Có người cho rằng Thạch Sanh cả tin, ngờ nghệch khi tin ngay lời Lý Thông khi nhờ chàng đi canh miếu thờ, khi lừa chàng là “con trăn ấy của vua nuôi”. Ý kiến của em như thế nào?

+ Học sinh bày tỏ ý kiến

+ GV phân tích, đánh giá: Nhân vật trong truyện cổ tích chưa được khắc họa ở cá tính, chủ yếu là kể việc. Việc hai lần trong thử thách này nói “Thạch Sanh thật thà nhận lời đi ngay”, “lại thật thà đi ngay” là lối trần thuật theo công thức đơn giản bởi nhân vật được xây dựng với bản chất là người thật thà, chất phác. Vì thế cả tin thì có nhưng không thể coi Thạch Sanh là ngờ nghệch được.

+) Thử thách thứ hai: Dẫn đường cho Lý Thông đến hang quái vật, xin xuống hang giết được đại bàng cứu công chúa nhưng cuối cùng lại bị Lý Thông

ra lệnh cho quân sĩ lấp kín cửa hang. Lần này chàng còn cứu được con vua Thủy Tề và được biếu cây đàn thần.

+ Bàn luận, trao đổi thêm về chi tiết này để học sinh có cái nhìn sâu hơn về nhân vật: Vẫn với bản tính thật thà của mình, Thạch Sanh không quan tâm Lí Thông đã lừa mình trước đó, chàng vẫn hành động giúp Lí Thông mà không hề tính toán. Theo em, nếu biết Lí Thông sẽ tiếp tục hại mình Thạch Sanh có dám xuống hang không?

+ Học sinh bày tỏ ý kiến

+ Giáo viên phân tích, đánh giá: Hành động của Thạch Sanh là hành động trượng nghĩa. Chàng làm mà không hề so đo tính toán thiệt hơn hay vì cái gì. Chỉ đơn giản là có người cần cứu và chàng hành động. Vì thế, ta không nên chê trách Thạch Sanh thiếu cảnh giác nên bị lừa dối bởi lẽ theo đặc điểm loại thể tư tưởng nhân vật trong truyện cổ tích chưa đặt ở cá tính mà đặt ở phẩm chất, chuẩn mực của đời sống xã hội. Được thua ở truyện cổ tích nhìn chung không ở cá tính khôn dại mà ở thiện, ác, công lí.

+) Thử thách thứ ba: Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù, Thạch Sanh bị bắt hạ ngục. Nhờ tiếng đàn mà chàng được giải oan và lấy được công chúa.

+ Bàn luận: Đến đây, ta thấy có chi tiết hoang đường kì ảo phù trợ cho chàng vượt qua thử thách. Em có suy nghĩ gì về chi tiết tiếng đàn thần của Thạch Sanh?

+ Học sinh bày tỏ ý kiến

+ Giáo viên phân tích, khái quát: Có thể thấy, âm nhạc thần kì là chi tiết rất phổ biến trong truyện cổ tích như tiếng hát ( Truyện cổ tích Trương Chi), tiếng sáo (Truyện cổ tích Sọ Dừa)…Tùy từng truyện, âm nhạc thần kì có những ý nghĩa khác nhau. Với truyện cổ tích Thạch Sanh, tiếng đàn có ý nghĩa giúp nhân vật giải oan, giải thoát. Sau khi bị Lý Thông lừa gạt, cướp công, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối, nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm nhận ra người cứu mình và nhờ tiếng đàn giải Thạch Sanh đã

được minh oan. Tiếng đàn thần do vậy cũng là tiếng đàn của công lí. Tác giả dân gian đã sử dụng chi tiết tiếng đàn thần để thể hiện ước mơ công lí của mình.

+ Bàn thêm về chi tiết Thạch Sanh tha cho mẹ con Lý Thông: bao lần Lý Thông lừa và hãm hại mình đủ để cho Thạch Sanh trả thù hắn, ấy vậy mà chàng vẫn tha. Điều đó chứng tỏ chàng là người có tấm lòng nhân hậu, bao dung, độ lượng,vị tha…

+) Thử thách thứ tư: Kết hôn với công chúa, chàng bị quân của mười tám nước chư hầu tiến đánh. Chàng đem đàn ra gảy khiến quân sĩ bủn rủn tay chân phải cởi giáp xin hàng. Chàng còn cho dọn một niêu cơm thết đãi họ.

+ Trao đổi, thảo luận về chi tiết này: Ta biết, với võ nghệ cao cường và phép thần thông biến hóa mà Thạch Sanh có, chàng đã giết được cả trằn tinh, giết được đại bàng (những quái vật không một người thường nào có thể chế ngự) tại

Một phần của tài liệu bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 6 qua việc dạy học truyện cổ tích (Trang 78 - 90)