Kết quả dạy thực nghiệm:

Một phần của tài liệu bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 6 qua việc dạy học truyện cổ tích (Trang 94 - 111)

3.2.2.1. Khảo sát kết quả tiếp nhận bài học:

* Nội dung khảo sát:

- Khảo sát việc hiểu văn bản “Thạch Sanh”: Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm chúng tôi kiểm tra kết quả tiếp nhận bài học của học sinh và đánh giá việc nắm các nội dung của bài học truyện cổ tích “Thạch Sanh” qua phiếu khảo sát số 5 ( phần phụ lục)

- Khảo sát năng lực tự học một văn bản khác ngoài chương trình là truyện cổ tích “Tấm Cám”. Mục đích của việc đưa thêm phiếu khảo sát này là để kiểm chứng qua bài dạy truyện cổ tích “Thạch Sanh” năng lực tự học đã được bồi dưỡng, hình thành ở học sinh như thế nào. (Phiếu khảo sát số 6 – phần phụ lục)

* Kết quả khảo sát:

- Phiếu trả lời về văn bản truyện cổ tích “Thạch Sanh”. So sánh ở hai lớp như sau:

Lớp / Mức độ Mức độ

Đạt yêu cầu Chƣa đạt yêu cầu

Lớp thực nghiệm 30/30 = 100% 0

Lớp đối chứng 22/ 30 = 73,3% 10/30 = 26,7% Cụ thể, ở câu hỏi số 1 và câu 2 của phiếu khảo sát lớp đối chứng rất ít học sinh trả lời đạt yêu cầu.

- Phiếu trả lời về văn bản truyện cổ tích “Tấm Cám”. So sánh ở hai lớp như sau:

Lớp / Mức độ Mức độ

Đạt yêu cầu Chƣa đạt yêu cầu

Lớp thực nghiệm 20/30 = 66,6% 10/30 = 33,4%

Lớp đối chứng 15/ 30 = 50% 15/30 = 50%

3.2.2.2. Kết luận

Như vậy, có thể thấy một điều khả quan là, sau một giờ học về truyện cổ tích “Thạch Sanh” được thực hiện theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học, đa số học sinh đã có thể có khả năng tự học về truyện cổ tích: biết tự đọc văn bản, biết hình dung về “thế giới cổ tích” trong truyện (thể hiện ở việc các em đã biết vận dụng những điều đã biết để tự nghiên cứu Truyện cổ tích “Tấm Cám”). Đó là một thành công bước đầu của đề tài. Tuy chưa phải tất cả các em được hỏi đã trả lời đúng, song chúng tôi tin rằng học hết các bài về truyện cổ tích trong chương trình các em sẽ trau dồi thêm những hiểu biết của mình và sẽ có khả năng tự học tốt hơn.

PHẦN KẾT LUẬN

1. Quá trình triển khai đề tài

Với vấn đề đặt ra trong đề tài: “Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 6 qua việc dạy học truyện cổ tích”, luận văn đã thực hiện được

một số vấn đề sau:

- Nghiên cứu các thành tựu khoa học đã được công bố như: Lí thuyết về vấn đề tự học, lí thuyết về truyện cổ tích, đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh lớp 6, luận văn đã xây dựng thành những tiền đề lí thuyết làm cơ sở cho đề tài.

- Từ những cơ sơ lí luận được nghiên cứu, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát năng lực tự học nói chung, năng lực tự học truyện cổ tích nói riêng và việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua các bài học ở hai trường trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả khảo sát cho thấy, học sinh đa số chưa biết tự học, năng lực tự học còn yếu; việc yêu cầu học sinh tự học và bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua các bài học chưa được giáo viên quan tâm đúng mức.

- Trên cơ sở lí thuyết và cơ sở thực tiễn đã nghiên cứu, luận văn đã đề xuất hướng bồi dưỡng năng lực tự học qua năm bài học về truyện cổ tích trong chương trình Ngữ Văn 6 với hai hoạt động chính: Bồi dưỡng kĩ năng đọc văn bản và bồi dưỡng năng lực thâm nhập vào “thế giới cổ tích” trong truyện.

- Để xem xét tính khả thi của đề xuất trong đề tài, tác giả luận văn đã thiết kế một bài học thực nghiệm và tiến hành dạy có đối chứng ở hai lớp 6 trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Phú Lương. Kết quả bước đầu cho thấy, đề xuất của luận văn có tính khả thi, có tác dụng bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh.

2. Kết quả của quá trình nghiên cứu đề tài

Luận văn đã tìm ra được phương pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 6 qua việc dạy học truyện cổ tích là:

- Thứ nhất: Bồi dưỡng năng lực đọc văn bản. Qua việc tổ chức các hoạt động trong giờ học, giáo viên khơi gợi, định hướng để học sinh phát hiện ra đặc điểm lời kể của văn bản, biết tự đọc văn bản đúng với giọng kể, cách kể…để có thể đọc diễn cảm văn bản, kể lại truyện cho người khác nghe bằng lời của mình nhưng vẫn đảm bảo “hồn” của truyện cổ tích.

- Thứ hai: Bồi dưỡng năng lực thâm nhập vào “Thế giới cổ tích” bằng cách khơi gợi để học sinh hình dung, tưởng tượng về “thế giới cổ tích” đó để từ đó có thể tái hiện hình tượng, cắt nghĩa, lí giải các chi tiết nghệ thuật mang nghĩa và khám phá chiều sâu tư tưởng của truyện. Ở mỗi bài học, giáo viên định hướng để học sinh lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu nhất biểu hiện trong văn bản để xem xét. Điều quan trọng là thông qua bài học, học sinh có năng lực tưởng tượng, hình dung, có kĩ năng phân tích, đánh giá…để có thể tự học những văn bản khác cùng thể loại hoặc có chung đặc điểm.

3. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài

- Thuận lợi: Bản thân tác giả đề tài là người trong cuộc, có nhiều năm trực tiếp giảng dạy và quản lí chuyên môn vì vậy việc tìm hiểu thực trạng tự học và năng lực tự học cũng như tiến hành thực nghiệm được giáo viên và học sinh rất ủng hộ. Kết quả điều tra, khảo sát là kết quả thực tế, kết luận khoa học là đáng tin cậy. Tác giả luận văn cũng nhận được sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn, trong quá trình thực hiện đề tài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khó khăn: Tuy có kinh nghiệm trong giảng dạy nhưng tác giả luận văn nhận thấy năng lực nghiên cứu khoa học còn hạn chế (có thể hiểu vấn đề song cách trình bày chưa khoa học, những luận điểm, luận cứ đưa ra còn thiếu thuyết phục); thời gian tiến hành thực hiện luận văn còn hạn hẹp (vì còn phải tham gia công tác quản lí và giảng dạy) nên chưa toàn tâm toàn ý cho việc nghiên cứu.

4. Hƣớng mở của đề tài

Trên cơ sở đề tài mà luận văn nghiên cứu, tác giả luận văn nhận thấy đề tài có thể mở rộng thêm theo hướng nghiên cứu đề xuất việc bồi dưỡng năng lực tự học các thể loại truyện dân gian và thậm chí hướng tới hướng dẫn học sinh tự học các thể loại văn bản văn chương khác.

Tác giả luận văn mong mong muốn nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TÁC GIẢ TRONG NƢỚC

1. Hoàng Hữu Bội (2002), “Thiết kế bài học Ngữ văn 6 theo hướng tích hợp”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Nguyễn Viết Chữ (2008), “Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể)”, NXB …

3. Nguyễn Đổng Chi (2000), “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Trần Thanh Đạm (1971), “Vấn đề giảng dạy văn chương theo loại thể”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Hồ Ngọc Đại (1983), “Tâm lí dạy học”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Phạm Văn Đồng (1973), “Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục.

7. Nguyễn Bích Hà (1998), “Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Nguyễn Bích Hà (2012), “Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam”, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

9. Nguyễn Thu Hà (2011), “Những biện pháp phát triển năng lưc tự học về văn học sử cho học sinh THPT ở miền núi phía bắc”, TTHL Đại học Thái Nguyên.

10. Nguyễn Trọng Hoàn (2001), “Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

11. Lê Văn Hồng (2008), “Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm”, NXB Thế giới, Hà Nội.

12. Nguyễn Thanh Hùng (2002), “Đọc và tiếp nhận tác phẩm văn chương”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Thanh Hùng (2008), “Giáo trình dạy Ngữ văn THCS”, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

14. Nguyễn Thanh Hùng (2012), “Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Đinh Gia Khánh (1997), “Văn học dân gian Việt Nam”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

16. Nguyễn Xuân Lạc (1998), “Văn học dân gian trong nhà trường”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

17. Phan Trọng Luận (2012), “Phương pháp dạy học văn, tập 1, tập 2”, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

18. Phan Trọng Luận (1999), “Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở trường phổ thông”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

19. Phan Trọng Luận (1978), “Con đường nêu cao hiệu quả dạy văn”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

20. Phan Trọng Luận (2011), “Văn học nhà trường – những điểm nhìn”, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

21. Phương Lựu (2011), “Phương pháp luận nghiên cứu văn học”, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

22. Phương Lựu (2000), “Lí luận văn học”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

23. Nguyễn Đăng Mạnh (1994). “Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

24. Bùi Mạnh Nhị (2002), “Văn học Việt Nam, Văn học dân gian – Những công trình nghiên cứu”, NXB Giáo dục, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

25. Nguyễn Khắc Phi (2012), “Sách giáo khoa Ngữ văn 6”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

26. Nguyễn Khắc Phi (2012), “Sách giáo viên Ngữ văn 6”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

27. Nguyễn Huy Quát (2001), “Một số phương pháp về vấn đề dạy học văn trong nhà trường”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

28. Vũ Tiến Quỳnh (1997), “Văn học dân gian Việt Nam: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười”, NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

29. Vũ Anh Tuấn (2012), “Giáo trình Văn học dân gian”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

30. Nguyễn Cảnh Toàn (2001), “Quá trình dạy – tự học”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

31. Trung tâm từ điển ngôn ngữ (1992), “Từ điển Tiếng Việt”, NXB Hà Nội.

32. Trung tâm từ điển ngôn ngữ (1996), “Từ điển thuật ngữ Văn học”, NXB Hà Nội.

33. Đỗ Bình Trị (1999), “Những đặc điểm thi pháp của các thể loại Văn học dân gian”, NXB Giáo dục, Hà Nội

34. Thái Duy Tuyên (2008), “Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

35. Trịnh Quang Từ (1995), “Những phương pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên các trường quân sự”, Luận án Tiến sĩ.

36. Hoàng Tiến Tựu (1995), “Giáo trình Văn học dân gian”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

37. Hoàng Tiến Tựu (1997), “Bình giảng truyện dân gian”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

38. Hoàng Tiến Tựu (1997), “Mấy vấn đề về phương pháp giảng dạy, nghiên cứu Văn học dân gian”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

39. Nguyễn Quang Uẩn (2012), “Giáo trình tâm lí học đại cương”, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

B. TÁC GIẢ NƢỚC NGOÀI (DỊCH)

40. M. Gorki, (1970) “Bàn về Văn học – tập 1”, NXB Văn học nghệ thuật, Hà Nội.

PHIẾU SỐ 1

Khảo sát hoạt động tự học truyện cổ tích của học sinh lớp 6

Đề nghị các em học sinh vui lòng trả lời các câu hỏi sau: ( Đánh dấu X vào ô tương ứng câu trả lời em chọn)

1) Trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1 có các bài học về truyện cổ tích. Em có thích các tiết học đó không?

Thích Không thích Bình thường

2) Em đã chuẩn bị bài học về truyện cổ tích như thế nào?

a) Không chuẩn bị gì

b) Chỉ đọc lướt qua văn bản

c) Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài

d) Cố gắng tự suy nghĩ và tự mình đặt câu hỏi và tự trả lời. Nếu không trả lời được sẽ hỏi thầy (cô) giáo trong tiết học hôm sau

3) Em đã tự lực nghiên cứu nội dung bài học như thế nào?

a) Tự mình suy nghĩ về những vấn đề đặt ra trong bài học

b) Tích cực động não suy nghĩ những câu hỏi và sự định hướng của thầy (cô) trong giờ học và trao đổi với bạn bè về nội dung bài học để hiểu sâu sắc hơn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c) Không suy nghĩ mà chờ ghi những điều thầy (cô) giảng để học thuộc

d) So sánh, đối chiếu ý hiểu của mình với định hướng của thầy (cô) và rút ra bài học cho mình

4) Việc tích cực tự nghiên cứu các bài học về truyện cổ tích giúp ích gì cho em?

a) Giúp em nâng cao vốn hiểu biết của mình về kho tàng truyện cổ tích của nhân loại

b) Tìm hiểu nội dung ý nghĩa của bài học để hoàn thiện mình

c) Em có thể vận dụng những hiểu biết tiếp thu qua các bài học vào cuộc sống thực tế và có kỹ năng sống tốt hơn

d) Em học chỉ là để cô giáo kiểm tra không bị điểm kém

5) Sau khi học xong các bài học về truyện cổ tích em có đọc thêm các truyện cổ tích khác không?

a) Hay đọc. Trong giá sách có ít nhất một cuốn truyện cổ tích. b) Thỉnh thoảng có đọc

PHIẾU SỐ 2

Khảo sát năng lực tự học truyện cổ tích của học sinh lớp 6

(Phiếu này chọn văn bản Thạch Sanh trong chương trình để khảo sát trước khi học bài trên lớp – Không có tài liệu tham khảo, chỉ có SGK)

Đề nghị các em học sinh vui lòng trả lời các câu hỏi sau: 1. Nhận xét về đặc điểm lời kể của truyện cổ tích “Thạch Sanh”?

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

2. Hình dung của em như thế nào về“Thế giới cổ tích”trong truyện? ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

3. Phát biểu ấn tượng của em về hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông? ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

4. Qua truyện cổ tích “Thạch Sanh” em biết gì về xã hội xưa và hiểu được điều mà người xưa muốn gửi gắm qua truyện? ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

PHIẾU SỐ 3

Về việc hƣớng dẫn học tự học của giáo viên

Đồng chí vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây:

1) Trong một giờ dạy đồng chí dành bao nhiêu thời gian cho việc hướng dẫn học sinh học bài ở nhà?

a) 5 phút b) 10 phút

c) Linh hoạt theo từng bài học

2) Trong giáo án đồng chí có soạn phần hướng dẫn học bài ở nhà như thế nào? a) Soạn sơ lược

b) Soạn chi tiết

3) Đồng chí yêu cầu học sinh học bài cũ như thế nào?

a) Học thuộc phần ghi nhớ trong Sách giáo khoa, trong vở ghi là đủ b) Học sinh nắm vững kiến thức, biết vận dụng và mở rộng vấn đề 4) Đồng chí yêu cầu học sinh chuẩn bị bài mới như thế nào?

a) Đọc trước bài học, không cần ghi chép

b) Đọc bài, trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài

PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về việc bồi dƣỡng năng lực tự học truyện cổ tích cho học sinh

Đồng chí vui lòng trả lời giúp câu hỏi sau:

1) Theo đồng chí, năng lực tự học của học sinh được hình thành khi nào?

a) Khi học bài ở nhà (trước và sau giờ học)

b) Trong giờ học trên lớp 2) Theo đồng chí, để hình thành năng lực tự học truyện cổ tích cho học sinh cần chú trọng bồi dưỡng những năng lực nào?

a) Năng lực tự đọc văn bản b) Năng lực hình dung, tưởng tượng về “thế giới cổ tích”trong truyện c) Biết phân tích nhân vật d) Phát hiện xung đột trong truyện đ) Biết khái quát chiều sâu tư tưởng trong truyện cổ tích

3) Đồng chí vui lòng chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân về việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh quá quá trình giảng dạy? ... ... ... ... ... ... ... ... ... Trân trọng cảm ơn đồng chí!

PHIẾU SỐ 5

Khảo sát năng lực tự học truyện cổ tích của học sinh lớp 6

Một phần của tài liệu bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 6 qua việc dạy học truyện cổ tích (Trang 94 - 111)