Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 124 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
124
Dung lượng
1,23 MB
Nội dung
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ KIM DUNG DẠY HỌC TRUYỆN CỔ TÍCH TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 THEO HƢỚNG TÍCH HỢP LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thái Nguyên - Năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ KIM DUNG DẠY HỌC TRUYỆN CỔ TÍCH TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 THEO HƢỚNG TÍCH HỢP Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học Văn - Tiếng Việt Mã số: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS: Hoàng Hữu Bội Thái Nguyên - Năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN! Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tiến sĩ Hoàng Hữu Bội - Người thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học trường ĐHSP Thái Nguyên, trường ĐHSP Hà Nội I đã nhiệt tình giúp đỡ, khích lệ em trong quá trình nghiên cứu và học tập tại trường. Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Sở giáo dục và đào tạo Thái Nguyên, Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong tổ Ngữ văn trường THPT Ngô Quyền - tỉnh Thái Nguyên, gia đình, bạn bè, đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian qua. Thái Nguyên, tháng 8, năm 2011 Tác giả Nguyễn Thị Kim Dung Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐHSP : Đại học sư phạm HS : Học sinh Nxb : Nhà xuất bản GS : Giáo sư THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TS : Tiến sĩ SGK : Sách giáo khoa SGV : Sách giáo viên VHDG : Văn học dân gian Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 4 3. Mục đích nghiên cứu 11 4. Đối tượng nghiên cứu 11 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 11 6. Phương pháp nghiên cứu 11 7. Bố cục luận văn 12 B. PHẦN NỘI DUNG 13 Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học truyện cổ tích theo hƣớng tích hợp 13 1.1. Đặc điểm của thể loại truyện cổ tích 13 1.1.1. Khái niệm truyện cổ tích 14 1.1.2. Phân loại truyện cổ tích 16 1.1.3. Đặc điểm thi pháp truyện cổ tích 17 1.1.3.1. Đặc điểm thi pháp chung của truyện cổ tích 18 1.1.3.2. Đặc điểm thi pháp riêng của từng loại truyện cổ tích 19 1.1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian 35 1.2. Nguyên tắc tích hợp trong dạy học Ngữ văn ở trƣờng THPT 36 1.2.1. Khái niệm tích hợp 36 1.2.2. Tích hợp trong dạy học Ngữ văn 36 1.2.3. Các kiểu tích hợp trong môn Ngữ văn 38 1.2.3.1. Tích hợp ngang 38 1.2.3.2. Tích hợp dọc 40 Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.2.3.3. Tích hợp văn hóa 42 1.3. Thực tiễn hoạt động dạy học truyện cổ tích ở lớp 10 THPT 43 1.3.1. Mục đích khảo sát 43 1.3.2. Nội dung khảo sát 44 1.3.3. Địa bàn, thời gian khảo sát 44 1.3.4. Phương pháp khảo sát 44 1.3.5. Kết quả khảo sát 44 1.3.5.1. Về chương trình 44 1.3.5.2. Về SGK 45 1.3.5.3. Hoạt động của thầy và trò trong giờ học truyện cổ tích 46 1.3.5.4. Kết quả hoạt động dạy học truyện cổ tích Tấm Cám theo hướng tích hợp (qua phiếu điều tra) 52 Chƣơng II. Định hƣớng tổ chức dạy học truyện cổ tích theo hƣớng tích hợp 54 2.1.Những cách tiếp nhận khác nhau về giá trị của truyện cổ tích Tấm Cám qua ý kiến của các nhà nghiên cứu văn học…………………… 54 2.1.1. Hướng tiếp cận 55 2.1.2. Hành động trả thù của Tấm và đoạn kết của truyện 58 2.1.3. Truyện Tấm Cám trong quan niệm của nhân dân 64 2.2. Định hƣớng tổ chức dạy học truyện cổ tích Tấm Cám của SGV và một số sách tham khảo 64 2.2.1. Giới thiệu tổng quát các sách tham khảo cho dạy và học Ngữ văn 10 đã được ấn hành 65 2.2.2.Tóm lược các phương án dạy học truyện cổ tích Tấm Cám được nêu ra trong các sách tham khảo 65 2.3. Phƣơng án dạy học do luận văn đề xuất 88 2.3.1. Xác định nội dung dạy học 88 Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.3.1.1. Định hướng tiếp cận 88 2.3.1.2. Tổ chức dạy học truyện cổ tíchTấm Cám theo hướng tích hợp 90 2.3.2. Con đường đưa học sinh THPT vào thế giới cổ tích 96 Chƣơng III: Thiết kế bài học và dạy thực nghiệm truyện cổ tích Tấm Cám theo hƣớng tích hợp 99 3.1. Thiết kế bài học truyện cổ tích Tấm Cám trong chƣơng trình Ngữ văn 10 theo hƣớng tích hợp 99 3.2. Dạy thực nghiệm 107 3.2.1. Mục đích thực nghiệm 107 3.2.2. Cách thức thực nghiệm 108 3.2.3. Kết quả thực nghiệm 108 C. PHẦN KẾT LUẬN 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO 115 1 Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Dạy học theo hướng tích hợp ở trường THPT hiện nay là một trong những yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó, môn Ngữ văn là một trong những môn học được xây dựng theo tư tưởng và nguyên tắc tích hợp rõ nhất. Trước đây ba phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn trong môn Văn tách biệt nhau, không gắn bó với nhau trong một chỉnh thể, không hỗ trợ nhau nhằm tạo ra kết quả đào tạo thống nhất, vì thế kết quả dạy học chưa cao. Theo quan điểm tích hợp, các phần Văn học,Tiếng Việt, Làm văn phải gắn kết nhau, hỗ trợ nhau. Nguyên tắc này đã được thực hiện có hiệu quả ở THCS. Tiếp tục thành quả đó, chương trình Ngữ vănTHPT đã hợp nhất ba phần vào một chương trình chung. Làm văn kết hợp với kiểu văn bản ở phần đọc văn, lấy ngữ liệu ở phần đọc văn. Phần Tiếng Việt cũng lấy ngữ liệu ở phần văn, khai thác các hiện tượng ngôn ngữ để nâng cao năng lực đọc văn. Cũng theo quan điểm tích hợp thì các kiến thức đã học ở lớp dưới sẽ được bổ sung, hoàn thiện và nâng cao hơn ở các lớp trên. Quan điểm chỉ đạo thì như vậy nhưng thực tế trong quá trình dạy học cụ thể từng thể loại, từng tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 10 THPT thì tích hợp cái gì và tích hợp như thế nào lại là một vấn đề đối với những giáo viên trực tiếp giảng dạy. Ở THCS, vấn đề tích hợp dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều ở cấp THPT. Bởi vì chương trình và sách giáo khoa đã có sự sắp xếp theo hướng tích hợp cho cả ba bộ phận của môn Ngữ văn (Đọc văn bản, Tiếng Việt, Làm văn). Ví dụ trong chương trình Ngữ văn 6, khi dạy thể loại truyện cổ tích ở các tuần 5, 6, 7, 8 thì có thể lấy ngữ liệu để dạy Làm văn kể chuyện ở tuần 9,10, 11 và có thể kết hợp để dạy phần từ loại (danh từ, cụm danh từ ) ở tuần 11, 12. 2 Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nhưng đến THPT, vấn đề tích hợp phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều vì nội dung kiến thức của Văn học, Tiếng Việt, Làm văn ở THPT được sắp xếp theo hệ thống khoa học của nó. Ở phần Văn học thì sắp xếp theo hai tiêu chí: Lịch sử văn học và thể loại, ví dụ: VHDG -> VH Trung đại -> Văn học hiện đại -> Văn học đương đại, trong đó văn học dân gian lại sắp xếp theo loại thể: Sử thi-> truyền thuyết -> cổ tích -> Truyện cười -> Ca dao Phần Tiếng Việt không đi lại hệ thống ngữ pháp như THCS mà chỉ tập trung dạy học những vấn đề như giao tiếp ngôn ngữ, văn bản, đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, các loại phong cách. Những vấn đề học sinh đã học ở THCS về từ và câu về cơ bản không học lại, khi cần thiết có điều kiện chỉ ôn tập và nâng cao dưới hình thức thực hành. Phần Làm văn ở THCS đã học về 6 loại văn bản, lên THPT coi như đã xong phần lí thuyết chủ yếu là ôn tập, hệ thống hóa và nâng cao thêm các kiến thức và kĩ năng của học sinh. Như vậy là rất khó khăn cho việc tích hợp ngang vì tìm những điểm đồng quy là rất khó. Theo quan điểm tích hợp, dạy truyện cổ tích trong SGK Ngữ văn 10 nằm trong hệ thống truyện dân gian. Trong khi đó thì Tiếng Việt và Làm văn hầu như không liên quan gì. Đấy là chưa kể vấn đề tích hợp liên môn, dạy truyện cổ tích thì tích hợp văn hóa như thế nào? Đây là lí do thứ nhất khiến chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu. 1.2. Truyện cổ tích là một trong những thể loại lớn của văn học dân gian các dân tộc. Về nội dung, chúng giữ vai trò quan trọng trong việc phản ánh đời sống, ước mơ xã hội của nhân dân lao động. Về nghệ thuật, truyện cổ tích có những nét đặc sắc, riêng biệt. Vì thế, thể loại truyện cổ tích ở lớp 6 có học Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh (Việt Nam) và Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng (nước ngoài). Lớp 10 các em tiếp tục được học truyện cổ tích Tấm Cám, đọc thêm Chử Đồng Tử. Chúng tôi đã khảo sát việc dạy học truyện cổ tích ở một số trường THPT của tỉnh Thái Nguyên như: THPT Ngô Quyền, THPT DL Lương Thế 3 Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Vinh, THPT Chuyên thì nhận thấy: Việc dạy học truyện cổ tích có nhiều thuận lợi, được đa số học sinh yêu thích và đón nhận bởi truyện cổ tích vốn quen thuộc với các em từ tấm bé, bởi những đặc điểm thi pháp của truyện cổ tích khiến các em như được sống trong những "giấc mơ đẹp". Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là việc dạy - học truyện cổ tích đã đạt được hiệu quả như mong muốn và đúng với yêu cầu tích hợp hiện nay. Trong những giờ học đó, đa số những câu truyện cổ tích được dạy một cách biệt lập, giáo viên không tích hợp được với Làm văn và Tiếng Việt. Đặc biệt dạy văn mà không gắn được với cuộc sống, bởi thế giới của các em hôm nay là một thế giới hiện đại, đầy thực tế, còn thế giới của truyện cổ tích lại là thế giới của ngày xưa, thế giới của ước mơ với những thần, tiên, bụt Vì vậy khi học xong những tác phẩm truyện cổ tích, các em lại để cho nó trôi vào cái thế giới của ngày xửa ngày xưa, lại cất kĩ nó vào một góc khuất của tâm hồn, mà chưa có tác dụng giáo dục, chưa biến nó thành những bài học cụ thể trong việc hình thành nhân cách của mình. Vậy làm thế nào để đưa bạn đọc thế hệ trẻ ngày nay vào thế giới của truyện cổ tích ngày xưa? Đây là lí do thứ 2 khiến chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này. 1.3. Truyện cổ tích Tấm Cám được đưa vào cả hai bộ sách Ngữ văn 10 (nâng cao và chuẩn) với thời lượng là 2 tiết vì đây là một truyện cổ tích hay, tiêu biểu cho thể loại truyện cổ tích. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề cảm và hiểu truyện Tấm Cám hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Thứ nhất là xu hướng đánh giá có tính chất phê phán hành động của cô Tấm. Theo Phạm Hải Triều, đoạn kết trong truyện Tấm Cám là "mô típ quá xa lạ với tư duy xử thế của người Việt" [17, 489]. Còn theo ông Nguyễn Đổng Chi, đó là "một hành vi trả đũa có phần hả hê nhưng cũng gớm ghiếc" [17, 490]. Thậm chí có nhiều ý kiến còn cho rằng cần phải xét lại hành động trả [...]... SGK ngữ văn 10 theo hướng tích hợp 3 Mục đích nghiên cứu Tìm một phương án dạy học theo nguyên tắc tích hợp các tác phẩm truyện cổ tích trong SGK ngữ văn 10, nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn học dân gian của học sinh và năng lực vận dụng kiến thức Ngữ văn một cách thích hợp vào đời sống 4 Đối tƣợng nghiên cứu Hoạt động dạy - học truyện cổ tích Tấm Cám trong SGK Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp 5 Nhiệm... trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT 1.3 Thực tiễn hoạt động dạy - học truyện cổ tích ở lớp10 THPT theo nguyên tắc tích hợp Chương 2: Định hướng tổ chức dạy - học truyện cổ tích theo hướng tích hợp 2.1 Những cách tiếp nhận khác nhau về giá trị của truyện cổ tích Tấm Cám qua ý kiến của các nhà nghiên cứu văn học 2.2 Định hướng dạy học truyện cổ tích Tấm Cám của SGV và một số sách tham khảo 2.3 Phương án dạy. .. quyết các vấn đề dạy học truyện cổ tích theo hướng tích hợp ở các phần sau 1.1.3 Đặc điểm thi pháp truyện cổ tích Truyện cổ tích là một thể loại của văn học dân gian Như đã trình bày ở phần phân loại truyện cổ tích, thể loại truyện cổ tích được chia thành 3 tiểu loại nhỏ: truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích sinh hoạt, truyện cổ tích về loài vật Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên... phẩm truyện cổ tích Tấm Cám trong SGK Ngữ văn 10) 6 Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận: Tổng hợp các bài viết, các công trình nghiên cứu về truyện cổ tích, về phương pháp dạy học truyện cổ tích trong SGK Ngữ văn 10 Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 6.2 Phương pháp khảo sát: Khảo sát các giờ dạy học truyện cổ tích trong SGK Ngữ văn 10. .. các nội dung sau: - Những đặc điểm của thể loại truyện cổ tích - Lý thuyết về tích hợp trong dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông - Thực tiễn dạy học truyện cổ tích ở lớp 10 THPT theo nguyên tắc tích hợp 1.1 Đặc điểm của thể loại truyện cổ tích Muốn dễ dàng nhận diện truyện cổ tích, từ đó xác định hướng tiếp cận, phân tích các tác phẩm truyện cổ tích, người dạy cần có những hiểu về thể loại này Cụ thể,... giờ dạy 6.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thiết kế bài học truyện cổ tích Tấm Cám trong SGK Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp và dạy thực nghiệm đối chứng 7 Bố cục luận văn: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn này gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy - học truyện cổ tích theo hướng tích hợp 1.1 Đặc điểm của thể loại truyện cổ tích 1.2 Nguyên tắc tích hợp trong. .. Tuy chưa có công trình nào bàn đến vấn đề dạy học truyện cổ tích trong SGK Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp một cách cụ thể, nhưng trong xu Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 thế đổi mới chương trình và sách giáo khoa hiện nay, vấn đề dạy - học tác phẩm văn chương trong chương trình Ngữ văn 10, cụ thể là dạy truyện cổ tích Tấm Cám đã được một số tác giả, tác... Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 1 (in lần thứ tư, Nxb Khoa học xã hội 1972) đưa ra cách phân loại tương đối hợp lí Ông phân làm ba loại: truyện cổ tích thế sự, truyện cổ tích hoang đường, và truyện cổ tích lịch sử Tuy nhiên, theo ông Đinh Gia Khánh trong Văn học dân gian Việt Nam (Nxb giáo dục, 2001) thì truyện cổ tích chỉ nên chia làm 2 loại chính: truyện cổ tích lịch sử và truyện cổ tích thế... dạy học do luận văn đề xuất Chương 3: Thiết kế bài học và dạy thực nghiệm truyện cổ tích Tấm Cám trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp 3.1 Thiết kế bài học truyện cổ tích Tấm Cám 3.2 Dạy thực nghiệm đối chứng Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 B PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC TRUYỆN CỔ TÍCH THEO HƢỚNG TÍCH... việc tích hợp và tác dụng của nó đối với việc dạy học Ngữ văn 2.1.8 Giáo sư Nguyễn Thanh Hùng với bài Tích hợp trong dạy học Ngữ văn đăng trên tạp chí khoa học giáo dục (số 6 tháng 3 năm 2006) đã đánh giá "Tích hợp là điểm nổi bật nhất của chương trình và SGK Ngữ văn mới, đã chi phối cách xây dựng chương trình, chỉ đạo nội dung và phương pháp dạy học Ngữ văn" Cũng trong tài liệu này, giáo sư đã phân tích . dạy - học truyện cổ tích theo hướng tích hợp. 1.1. Đặc điểm của thể loại truyện cổ tích. 1.2. Nguyên tắc tích hợp trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT. 1.3. Thực tiễn hoạt động dạy - học truyện. truyện cổ tích trong SGK ngữ văn 10 theo hướng tích hợp. 3. Mục đích nghiên cứu Tìm một phương án dạy học theo nguyên tắc tích hợp các tác phẩm truyện cổ tích trong SGK ngữ văn 10, nhằm nâng. trong giờ học truyện cổ tích 46 1.3.5.4. Kết quả hoạt động dạy học truyện cổ tích Tấm Cám theo hướng tích hợp (qua phiếu điều tra) 52 Chƣơng II. Định hƣớng tổ chức dạy học truyện cổ tích theo