B. PHẦN NỘI DUNG
1.1.3.1. Đặc điểm thi pháp chung của truyện cổ tích
Đặc điểm chung nhất của thể loại truyện cổ tích biểu hiện ở phương diện xây dựng thế giới nghệ thuật đặc thù của nó, đó là "thế giới cổ tích".
Là phản ánh của thế giới thực tại, tất nhiên "thế giới cổ tích" chứa đựng không ít những yếu tố hiện thực của thế giới thực tại. Lê Nin đã nói: "trong
mỗi truyện cổ tích đều có yếu tố của thực tế". Ví dụ trong truyện cổ tích Tấm
Cám, ngoài những yếu tố hoang đường, phi thực tế người ta vẫn nhận thấy những yếu tố của thực tại lắm khi nhức nhối của mối quan hệ dì ghẻ - con chồng trong chế độ gia đình phụ quyền thời cổ. Hay nạn đói kém, nỗi ám ảnh thường trực của những người nông dân nghèo trong những truyện cổ tích sinh hoạt như: Sự tích chim hít cô, Trinh phụ hai chồng...
Nhưng đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích lại nằm ở phần hoang đường của nó. Những yếu tố của thực tế khi đi vào truyện cổ tích đã được trí tưởng tượng dân gian nhào nặn lại, hư cấu, sắp xếp lại theo một trật tự khác, nguyên tắc khác với thế giới thực tại. Kết quả là truyện cổ tích đã sáng tạo ra một thế giới khác hẳn thế giới thực tại ban đầu. Ở thế giới ấy những người ngoài đời thực vốn yếu thế, luôn phải chịu thất bại, bị đè nén không ngoi lên được (Cô Tấm mồ côi, hiền lành, chăm chỉ phải sống trong sự đè nén của mẹ con mụ dì ghẻ độc ác, cay nghiệt, chàng Thạch Sanh nghèo khổ, thật thà, tốt bụng bị những thế lực tàn bạo, hắc ám hãm hại...) thì cuối cùng đều chiến thắng mọi lực lượng thù địch và được hưởng hạnh phúc. Ở thế giới ấy công lí luôn đứng về phía họ, bênh vực, che chở cho họ. Một cô Tấm sau bao lần bị hãm hại, bị giết vẫn trở về với cuộc đời và còn xinh đẹp hơn xưa để sống trọn
19
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đời hạnh phúc. Một cục thịt tròn như trái sọ dừa đang lăn trên mặt đất bỗng thoắt biến thành chàng trai khôi ngô tuấn tú. Một câu thần chú mà có được cây tre trăm đốt, một niêu cơm mà có thể nuôi được quân lính của mười tám nước chư hầu...
Truyện cổ tích là một giấc mơ đẹp. Điều quan trọng đối với người kể và người nghe truyện cổ tích không phải là những điều xảy ra thực ngoài đời. Ở đây người ta hướng về những điều "nên có và có thể có" như ước mơ của mình, như quan niệm của mình về lẽ phải cần xảy ra. Cả người kể và người nghe đều mặc nhiên quy ước với nhau một cách hiểu về thế giới cổ tích: Đây là những điều không thể xảy ra trong thực tế, đây chỉ là những chuyện xảy ra trong thế giới cổ tích thôi. Trong quan niệm nghệ thuật của dân gian, truyền thuyết là truyện thuộc về lịch sử còn truyện cổ tích chỉ là hư cấu. Khi truyện cổ tích bắt đầu bằng cái "Ngày xửa, ngày xưa" thì chính là đã chuẩn bị cho người nghe một tâm thế phù hợp để bước vào cái thế giới của những điều vô lý đầy sức hấp dẫn ấy.