Truyện Tấm Cám trong quan niệm của nhân dân

Một phần của tài liệu dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo hướng tích hợp (Trang 71 - 124)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1.3.Truyện Tấm Cám trong quan niệm của nhân dân

Truyện Tấm Cám đã đi vào tâm trí mỗi người từ thuở ấu thơ, khi ta ngồi trên lòng bà nghe bà kể chuyện bên bếp lửa. Vì thế Tấm Cám là một trong những câu truyện cổ tích quen thuộc và phổ biển nhất của nhân dân ta. Có thể nói, cô Tấm đã đi vào đời sống văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt Nam từ bao đời. Số phận cô được nhân dân cảm thông, chia sẻ. Để rồi từ trong dân gian, cô bước vào trang sách, và rồi từ trang sách cô lại bước vào đời thường, như một nhà thơ nào đó đã từng lắng sâu cảm xúc:" Ở mỗi bài em học hôm

nay - Có buổi trưa đầy nắng - Có cánh cò ngang qua quãng vắng - Cô Tấm têm trầu trong ngày hội làng ta " Hay " Cô Tấm hóa bà hoàng - Chân vẫn lấm bùn đầu làng ngõ xóm".

Đã có không ít những ý kiến đánh giá, nhìn nhận khác nhau về giá trị của truyện Tấm Cám, như tác giả luận văn đã trình bày ở phần trên, nhưng có một điều không thể phủ nhận đó là tình yêu, mối thiện cảm mà mọi người đều dành cho nhân vật. Dù có trải qua bao thăng trầm, cô Tấm vẫn là một hình tượng đẹp trong tâm trí của nhân dân. Bởi cô là một nhân vật văn học do chính nhân dân lao động sáng tạo ra để thể hiện quan niệm, thái độ của mình về cuộc sống, về lẽ công bằng trong xã hội đó là: thiện luôn thắng ác,"ở hiền

gặp lành, ở ác gặp ác". Với suy nghĩ như thế, dân gian không cho rằng hành

động trả thù của Tấm ở cuối truyện là độc ác, thậm chí còn là cần thiết đối với Cám, và kẻ ác cần phải được trừng trị đích đáng.

Vả lại, trong quan niệm của dân gian,"hiền" không có nghĩa là nhút nhát, sợ hãi, chịu khuất phục trước cái xấu, cái ác. "Hiền" trong quan niệm của nhân dân còn là "Đi với Bụt mặc áo cà sa, Đi với ma mặc áo giấy" [24, 76] hay "Vỏ quýt dày có móng tay nhọn".

2.2. Định hƣớng dạy học truyện cổ tích Tấm Cám của SGV và một số sách tham khảo

65

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.1. Giới thiệu tổng quát các sách tham khảo cho dạy và học Ngữ văn 10 đã đƣợc ấn hành văn 10 đã đƣợc ấn hành

- Sách tham khảo do Nxb Giáo dục ấn hành.

. SGV Ngữ văn 10 (bộ chuẩn) Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) . SGV Ngữ văn 10 (bộ nâng cao) Trần Đình Sử (Tổng chủ biên) . Thiết kế bài học Ngữ văn 10, Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) . Thiết kế dạy học Ngữ văn 10, Hoàng Hữu Bội

. Thiết kế bài học Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp, PSG Trương Dĩnh - Sách do Nxb Hà Nội ấn hành.

. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, Nguyễn Văn Đường (Chủ biên)

2.2.2.Tóm lƣợc các phƣơng án dạy học truyện cổ tích Tấm Cám đƣợc nêu ra trong các sách tham khảo

2.2.2.1. Phương án dạy học của SGV (bộ chuẩn), Phan Trọng Luận

(Tổng chủ biên), Nxb Giáo dục 2006, tr 89 - 92

I. Nội dung dạy học 1. Đặc điểm bài học

Tấm Cám là truyện khá dài, có nội dung phong phú, vì vậy, cần chú ý thời gian đọc và việc chọn lọc nội dung để phân tích.

2. Trọng tâm bài học

Phân tích mâu thuẫn, xung đột giữa một bên là Tấm, một bên là người dì ghẻ và Cám. Qua việc phân tích này, sẽ làm rõ được những vấn đề khác của truyện.

II. Tiến trình tổ chức dạy học

a - Phân tích diễn biến các sự kiện để thấy sự phát triển từ thấp đến cao của mâu thuẫn dẫn đến xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám.

GV có thể phân tích theo từng đoạn truyện ứng với những nội dung sau:

66

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Về chiếc yếm đỏ + Về con cá bống

+ Về việc Tấm đi xem hội - thử giầy + Về cái chết của Tấm

+ Về con chim vàng anh

+ Về cây xoan đào và chiếc khung cửi + Về bà hàng nước và quả thị

Khi phân tích cần chú ý: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nêu bật hai xu hướng phát triển thuộc hai tuyến nhân vật.

+ Sự tàn nhẫn, độc ác của mẹ con người dì ghẻ với động cơ muốn chiếm đoạt tất cả những gì thuộc về Tấm, muốn tiêu diệt Tấm đến cùng.

+ Từ sự bị động và phản ứng yếu ớt, Tấm đã có những phản ứng mạnh mẽ hơn và cuối cùng đã hành động quyết liệt.

- Sự phát triển mâu thuẫn trong truyện có hai giai đoạn chính

+ Từ đoạn truyện về chiếc yếm đỏ đến đoạn truyện về Tấm đi xem hội phản ánh mâu thuẫn xoay quanh quyền lợi vật chất và tinh thần.

+ Từ đoạn truyện về cái chết của Tấm trở đi phản ánh mâu thuẫn vì quyền lợi xã hội nên mâu thuẫn đã biến thành xung đột một mất một còn, rất dữ dội, quyết liệt.

b - Phân tích ý nghĩa quá trình biến hóa của Tấm

GV lưu ý mấy điểm sau đây:

- Ý chung nhất: Thể hiện sức sống mãnh liệt của Tấm.

- Sau quá trình biến hóa kì diệu, Tấm trở lại làm người, xinh đẹp hơn xưa. Nếu có vấn đề ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo thì tư tưởng này đã được dân gian cải biến, mang tính thực tiễn cao.

- GV có thể phân tích ý nghĩa của từng hình thức biến hóa của Tấm, tuy nhiên có thể xoáy sâu vào một vài hình thức có giá trị thẩm mĩ cao.

67

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn c - Tổng kết

Cần làm rõ bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện Tấm Cám.

2.2.2.2. Phương án dạy học của SGV (bộ nâng cao), Trần Đình Sử (Tổng chủ biên, Nxb Giáo dục 2006, tr. 97 – 102

I - Nội dung dạy học

1.Tấm Cám thuộc kiểu truyện về người mồ côi trong truyện cổ tích thần kì. Truyện phản ảnh số phận của cô gái mồ côi bất hạnh cùng ước mơ đổi đời và công lí xã hội của nhân dân lao động.

2. Số phận của nhân vật Tấm gắn liền với cuộc đấu tranh chống lại cái ác. Điều đó thể hiện quan niệm về hạnh phúc của nhân dân lao động.

II - Tiến trình tổ chức dạy học

1. Phần mở đầu

GV có thể giới thiệu sự phổ biến của kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam và thế giới để lôi cuốn sự chú ý của học sinh.

2. Phần tổ chức dạy học

GV hướng dẫn HS theo hệ thống câu hỏi trong SGK.

Câu hỏi 1

Truyện có thể chia 2 phần. Phần 1: Trình bày thân phận của Tấm (cô gái mồ côi) và con đường đến với hạnh phúc của cô. Phần 2: Cuộc đấu tranh gian nan, quyết liệt để giành và giữ hạnh phúc của Tấm. Cả hai phần của truyện đều thể hiện mơ ước thiện thắng ác và triết lí về hạnh phúc của nhân dân lao động xưa.

Câu hỏi 2

Mâu thuẫn giữa Tấm với mẹ con mụ dì ghẻ phản ánh mối xung đột thiện ác trong xã hội. Xung đột ấy luôn được truyện cổ tích giải quyết theo hướng thiện thắng ác. Dù nhân vật thiện có phải trải qua bao khó khăn, vất vả, thậm

68

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chí phải chết đi sống lại nhưng cuối cùng bao giờ họ cũng thắng lợi và được hưởng hạnh phúc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu hỏi 3

- Thái độ phản kháng của Tấm trong cuộc đấu tranh gian nan, quyết liệt để giành và giữ hạnh phúc của cô.

Chú ý những chi tiết phản ánh thái độ phản kháng ngày càng cao, cuộc đấu tranh ngày càng gian nan, quyết liệt hơn của Tấm để giành hạnh phúc.

+ Tiếng khóc ấm ức, đó là thái độ phản kháng đầu tiên.

+ Cô Tấm hiền lành lương thiện vừa bị giết chết, một cô Tấm mạnh mẽ, quyết liệt sống dậy, trở về với cuộc đời để đòi hạnh phúc.

+ Tấm hóa vàng anh, cây xoan đào (khung cửi), cây thị (quả thị) chứng tỏ cái thiện không chịu chết một cách oan ức trong im lặng đã vùng dậy. Còn cái ác cũng tìm mọi cách tiêu diệt cái thiện.

+ Sau bao lần hóa thân chiến đấu chống kẻ thù, Tấm trở lại với cuộc đời. Dường như cô hiểu rằng không thể có hạnh phúc trọn vẹn nếu cái ác còn tồn tại. Kết thúc truyện thể hiện rõ triết lí dân gian "ở hiền gặp lành", "ác giả ác

báo".

- Vai trò của yếu tố kì ảo

Khi nói đến ước mơ trong cổ tích, không thể thiếu vai trò của yếu tố kì ảo. Đó là yếu tố hư cấu, tưởng tượng phi hiện thực. Trong Tấm Cám đó là nhân vật Bụt, gà biết nói tiếng người, chim vàng anh, khung cửi, quả thị... Tuy nhiên, yếu tố kì ảo và vai trò của nó ở phần 2 không giống phần 1, qua đó thể hiện quan niệm của nhân dân lao động. Đó là, phải tự mình giành và giữ hạnh phúc thì hạnh phúc mới bền lâu.

Câu hỏi 4

- Tấm trở về với cuộc đời, trở thành hoàng hậu chính là sự phản ánh quan niệm "Ở hiền gặp lành" của nhân dân.

69

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Sự hóa thân để trở về với cuộc đời của Tấm phản ánh ước mơ về công bằng xã hội.

- Sự hóa thân để trở về với cuộc đời của Tấm cũng thể hiện quan niệm và ước mơ hết sức thực tế của người lao động về hạnh phúc.

Câu hỏi 5

- Truyện phản ánh ước mơ về công bằng xã hội. - Truyện phản ánh ước mơ về hôn nhân hạnh phúc. - Kết thúc có hậu là biểu hiện cao nhất của ước mơ.

3. Phần củng cố

Có thể gợi ý HS trả lời một vài câu hỏi nhỏ.

2.2.2.3. Phương án dạy học trong cuốn Thiết kế bài học Ngữ văn 10, Phan Trọng Luận (chủ biên), Nxb Giáo dục 2006, tr. 69 - 77

I. Trọng tâm bài học:

- Phân tích mâu thuẫn, xung đột giữa một bên là Tấm với một bên là người dì ghẻ và Cám. Qua đó thấy được mâu thuẫn và xung đột giữa thiện và ác; giữa dì ghẻ - con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ.

- Phân tích những hình thức biến hóa của Tấm, từ đó hiểu được sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.

-Tìm hiểu ý nghĩa nhân sinh trong hành động trả thù của Tấm đối với Cám.

II. Hoạt động dạy học 1.Tìm hiểu phần tiểu dẫn . Khái niệm "truyện cổ tích"

- GV hỏi: Thế nào là truyện cổ tích? Kể tên một số truyện cổ tích Việt Nam đã học và đọc thêm?

70

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

. Phân loại truyện cổ tích và đặc điểm của "cổ tích thần kì" (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV hỏi: Truyện cổ tích được chia làm mấy loại? Tấm Cám thuộc loại nào? Em biết gì về truyện cổ tích thần kì?

- HS trả lời.

2. Học văn bản

. Tạo không khí thâm nhập "thế giới cổ tích"

- GV tạo dựng môi trường, không khí cổ tích. Gợi HS nhớ lại hoặc tưởng tượng khung cảnh của buổi kể chuyện cổ tích.

. Đọc

- GV gọi HS có khả năng đọc diễn cảm tốt đọc câu chuyện: Yêu cầu giọng đọc thâm trầm, nhẹ nhàng, thay đổi ngữ điệu theo các diễn biến của câu chuyện.

- HS đọc.

- GV gọi 1 HS có năng khiếu kể chuyện kể tóm tắt truyện.

. Phân tích văn bản

a) Mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám a1) Diễn biến của mâu thuẫn

- GV dẫn dắt, nêu vấn đề: Từ cốt truyện, nhất là qua hệ thống những sự

kiện có thể khẳng định truyện Tấm Cám chủ yếu tập trung miêu tả mâu thuẫn giữa các tuyến nhân vật nào? Tại sao nói mâu thuẫn phát triển từ thấp đến cao ngày càng căng thẳng trở thành xung đột gay gắt?

- HS thảo luận nhóm nhỏ (2 HS / nhóm).

+ Mâu thuẫn giữa một bên là cô Tấm mồ côi, hiền lành, xinh đẹp với một bên là người dì ghẻ và Cám độc ác, tàn nhẫn.

+ Mâu thuẫn phát triển từ thấp đến cao, trở thành xung đột gay gắt.

Từ đoạn truyện về chiếc yếm đỏ đến đoạn Tấm xem hội: mâu thuẫn xoay quanh những hơn thua về vật chất, tinh thần.

71

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ đoạn về cái chết của Tấm trở đi: mâu thuẫn biến thành xung đột một mất một còn.

- GV hướng dẫn HS khái quát, đánh giá. - HS nhận xét, khái quát.

a2) Bản chất và ý nghĩa xã hội của mâu thuẫn

- GV hỏi: Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám phản ánh những xung

đột nào trong gia đình, xã hội? Qua cái kết của truyện, hãy cho biết hướng giải quyết xung đột xã hội của nhân dân trong cổ tích và ước mơ đẹp đẽ mà tác giả dân gian gửi gắm trong câu chuyện?

- HS trả lời:

+ Đó là mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ, nhưng nổi bật lên là mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội.

+ Xung đột thiện - ác được tác giả cổ tích giải quyết theo hướng thiện thắng ác.

b. Những hình thức biến hóa của Tấm và ý nghĩa của quá trình biến hóa đó

- GV hỏi: Hãy nhắc lại những hình thức biến hóa của Tấm trong câu chuyện?

- HS tái hiện, đánh giá: + Tấm hóa vàng anh. + Tấm hóa cây xoan đào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tấm hiện thân qua tiếng kêu của con ác bằng gỗ trên khung cửi. + Tấm ẩn mình trong quả thị.

- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm: Đằng sau quá trình biến hóa này

của Tấm, ta hiểu được điều gì về Tấm và dụng ý sâu xa của dân gian?

72

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Cô Tấm hiền lành, nhẫn nhịn là thế, vậy mà có sức sống thật mãnh liệt, có sức trỗi dậy thật phi thường trước sự vùi dập hãm hại của mẹ con Cám.

+ Qua cô Tấm, dân gian muốn khẳng định sức sống mãnh liệt của con người, của cái thiện. Con người không chịu khuất phục, đầu hàng cái ác, cái xấu, sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ công lí.

- GV nêu tiếp vấn đề về nguyên nhân của chiến thắng để HS tiếp tục thảo luận.

- GV hỏi: Những hình ảnh biến hóa của Tấm có điểm nào giống nhau?

đâu là vẻ đẹp của lần biến hóa cuối cùng?

- HS thảo luận:

+ Mỗi lần biến hóa là một lần Tấm hiện hữu với vẻ đẹp và sự tươi mới. + Cô Tấm biến thành quả thị và bước ra từ quả thị là một chi tiết mang tính thẩm mĩ cao. Đó là vẻ đẹp của sự bình dị, vẻ đẹp tươi mới, tràn trề nhựa sống, vẻ đẹp nhân văn, vẻ đẹp đậm đà bản sắc dân tộc, vẻ đẹp kì ảo với trí tưởng tượng bay bổng của dân gian.

- GV hỏi: Từ đây anh (chị) nhận ra một đặc trưng cơ bản nào của thể

loại cổ tích?

- HS trả lời: Sự xuất hiện của yếu tố kì ảo.

c) Hành động trả thù của Tấm và quan niệm, thái độ sống của nhân dân - GV nêu vấn đề dành cho HS khá giỏi:

Về hành động trả thù của Tấm, có HS cho rằng: Với hành động ấy, cô Tấm không hiền lành như chúng ta nghĩ "quả thị thơm cô Tấm rất hiền". Đó là hành động giết người trả thù cũng độc ác không kém hành động giết hại Tấm của mẹ con Cám. Suy nghĩ của em như thế nào?

73

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cô Tấm là nhân vật văn học do nhân dân sáng tạo ra để thể hiện thái độ,

Một phần của tài liệu dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo hướng tích hợp (Trang 71 - 124)