Địa bàn, thời gian khảo sát

Một phần của tài liệu dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo hướng tích hợp (Trang 51 - 124)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.3.3. Địa bàn, thời gian khảo sát

- Một số giờ học truyện cổ tích ở lớp 10 trường THPT Ngô Quyền, và trường THPT DL Lương Thế Vinh (Thành phố Thái Nguyên).

- Thời gian khảo sát: Học kì I, năm học 2010 - 2011.

1.3.4. Phƣơng pháp khảo sát - Quan sát (dự giờ).

- Trò truyện, trao đổi với GV và HS.

- Phiếu điều tra.

1.3.5. Kết quả khảo sát 1.3.5.1. Về chƣơng trình 1.3.5.1. Về chƣơng trình

Theo quan điểm của các nhà biên soạn, các thể loại của văn học dân gian như truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, tục ngữ, ca dao đều đã từng được học ở các hệ Tiểu học và THCS. Vì vậy về thể loại, SGK Ngữ văn 10 có lặp lại so với các bậc học trước, còn các tác phẩm thuộc về thể loại đó thì không lặp lại. Hơn nữa, ở lớp 10 nội dung kiến thức về tác phẩm và thể loại được đưa vào sâu và rộng hơn. Chẳng hạn, thể loại truyện cổ tích, ở lớp 6 có học Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh (Việt Nam) và Cây bút thần ,

45

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được học truyện cổ tích Tấm Cám (2 tiết), đọc thêm Chử Đồng Tử (1 tiết, trong chương trình nâng cao).

Cách sắp xếp chương trình như vậy là thể hiện sự kế thừa quan điểm tích hợp ở THCS, nhưng chủ yếu là tích hợp dọc, còn tích hợp ngang hầu như không có.

Chương trình Ngữ văn 10 được sắp xếp theo hệ thống thể loại kết hợp với tiến trình lịch sử văn học, còn chương trình Ngữ văn THCS hoàn toàn được sắp xếp theo kiểu văn bản, cụm thể loại nên ở THCS, vấn đề tích hợp dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều ở cấp THPT.

1.3.5.2.Về SGK

SGK Ngữ văn 10 (bộ chuẩn và bộ nâng cao) đều được biên soạn theo hướng tích hợp 3 phần Văn học, Tiếng Việt và Làm văn. Đã thể hiện được tinh thần tích hợp ở một số điểm như sau:

Về kết cấu nội dung, có sự sắp xếp cho gần gũi về nội dung, thuận lợi cho việc so sánh, đối chứng (Ví dụ gắn sử thi Ấn Độ và Ô- đi - xê với sử thi Việt Nam, gắn thơ Đường - Trung Quốc với luật thơ Đường trong phần Tiếng Việt...).

Các bài Làm văn và Tiếng Việt đều tận dụng tối đa các văn bản đọc - hiểu như là những dữ liệu cơ sở cho sự hình thành khái niệm và kĩ năng cần có.

Tuy nhiên, trong từng bài học cụ thể thì vấn đề tích hợp chưa thể hiện rõ rệt. Có thể thấy điều đó qua việc khảo sát phần hướng dẫn học bài ở SGK về truyện Tấm Cám ở hai bộ sách như sau:

Bộ SGK Ngữ văn 10 (chuẩn)

"1. Phân tích diễn biến của truyện để thấy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám đã diễn ra như thế nào (lưu ý các đoạn về cái yếm đỏ, con bống, thử giầy, cái chết của Tấm, chim vàng anh, chiếc khung cửi).

46

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2. Phân tích từng hình thức biến hóa của Tấm. Quá trình biến hóa của Tấm nói lên ý nghĩa gì?

3. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hành động trả thù của Tấm đối với Cám?

4. Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện (Tấm và mẹ con cám đại diện cho các lực lượng đối lập nào, trong gia đình hay ngoài xã hội?)'' [23, 72].

Bộ SGK Ngữ văn 10 (nâng cao):

''1. Truyện Tấm Cám chia làm mấy phần? Tóm tắt nội dung của mỗi phần.

2. Mâu thuẫn giữa Tấm với mẹ con dì ghẻ phản ánh mối xung đột gì trong xã hội? Xung đột ấy thường được truyện cổ tích giải quyết theo hướng nào?

3. Từ mở đầu đến kết thúc truyện, thái độ của Tấm đối với hành vi tàn ác của mẹ con Cám có sự chuyển biến ra sao? Trong quá trình chuyển biến ấy, các yếu tố kì ảo đóng những vai trò khác nhau như thế nào?

4. Sự trở về với cuộc đời của Tấm ở cuối truyện nói lên quan niệm của nhân dân xưa về hạnh phúc như thế nào?

5. Truyện Tấm Cám phản ánh những ước mơ gì của nhân dân? Tìm những chi tiết trong truyện thể hiện ước mơ đó'' [31, 83].

Qua khảo sát SGK, chúng tôi nhận thấy phần hướng dẫn học bài chưa hướng học sinh chú ý vào đặc trưng thể loại của tác phẩm, chưa thực hiện tích hợp trong dạy học văn.

1.3.5.3. Hoạt động của thầy và trò trong giờ học truyện cổ tích

Để có những tài liệu thực tế hoạt động của thầy và trò trong tiến trình bài học ở trường phổ thông trong giờ học truyện cổ tích, chúng tôi đã tiến hành dự giờ một số giờ học Ngữ văn ở trường THPT (THPT Ngô Quyền,

47

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

THPT DL Lương Thế Vinh, Thành phố Thái Nguyên). Sau đây là ghi chép của chúng tôi về hoạt động của thầy và trò trong giờ học truyện cổ tích Tấm Cám(Ở lớp 10A4 - THPT Ngô Quyền, Tỉnh Thái Nguyên, ngày 16/10/2010). Ghi chép của chúng tôi bao gồm các mặt sau đây:

- Thầy và trò hoạt động trong một tiến trình giờ học như thế nào? (các khâu trong tiến trình giờ học).

- Nội dung bài học bao gồm những nội dung gì?

- Hoạt động của thầy và trò trong tiến trình bài học và trong quá trình chiếm lĩnh các nội dung bài học đó như thế nào? (thầy làm gì? trò làm gì?)

Sau đây là ghi chép cụ thể của chúng tôi:

a. Thầy và trò hoạt động trong một tiến trình giờ học như sau:

- Khâu thứ nhất: Lời vào bài - Khâu thứ 2: Giới thiệu chung - Khâu thứ 3: Đọc - hiểu văn bản - Khâu thứ 4: Tổng kết

b. Nội dung bài học bao gồm:

- Thân phận Tấm và những mâu thuẫn xung đột chủ yếu.

- Diễn biến xung đột

+ Khi còn ở nhà

+ Khi Tấm trở thành hoàng hậu

- Tổng kết

c. Hoạt động của thầy và trò trong tiến trình bài học và trong quá trình chiếm lĩnh các nội dung bài học

- Khâu thứ nhất: Lời vào bài: Sau khi ổn định tổ chức, GV nói lời giới

thiệu vào bài và ghi tên đầu bài lên bảng, HS ngồi nghe.

- Khâu thứ 2: Giới thiệu chung

48

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

GV: Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm truyện cổ tích, phân loại truyện cổ tích.

HS : Đọc SGK và trả lời. GV: Chốt lại, ghi bảng.

- Khâu thứ 3: Đọc hiểu văn bản

Hoạt động của thầy và trò trong khâu này gồm:

Bước 1: Đọc tác phẩm.

GV: Đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc một đoạn. GV: Yêu cầu HS chia bố cục.

HS: Chia bố cục 3 đoạn.

+ Đoạn1: Giới thiệu nhân vật chính và hoàn cảnh của truyện. + Đoạn 2: Diễn biến truyện, xung đột giữa Tấm và Cám. + Đoạn 3: Tấm trở lại làm người và giành lại hạnh phúc.

Bước 2: Phân tích tác phẩm:

+ Phân tích nội dung thứ nhất: Thân phận Tấm và mâu thuẫn xung đột

chủ yếu.

Hoạt động của thầy ở nội dung này là nêu ra các câu hỏi, hoạt động của trò là suy nghĩ và trả lời, cụ thể như sau:

GV hỏi: Cuộc đời và thân phận Tấm được miêu tả như thế nào? Cảm

nhận của em về cuộc đời và số phận của Tấm?

HS trả lời: Thân phận Tấm là bất hạnh, cha mẹ chết sớm, phải làm lụng vất vả, bị hắt hủi, vùi dập.

GV chốt lại: Thân phận Tấm tiêu biểu cho những kiếp người nhỏ bé, cô đơn, yếu đuối, trong gia đình và xã hội.

GV hỏi: Những mâu thuẫn, xung đột trong truyện diễn ra giữa ai với ai?

49

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

HS trả lời: Giữa Tấm và mẹ con Cám (HS liệt kê những chi tiết: bắt tép, nuôi bống, không cho đi xem hội, hãm hại Tấm ).

GV chốt lại: Tác giả dân gian đã mượn mâu thuẫn gia đình để phản ánh mâu thuẫn xã hội. (Phần này GV kết luận hơi vội vàng và áp đặt đối với HS)

+ Phân tích nội dung thứ 2: Diễn biến xung đột

. Khi còn ở nhà

GV hỏi: Nêu những sự việc mâu thuẫn chính khi Tấm còn ở nhà?(Câu hỏi này có vẻ như lặp ý câu hỏi trên).

HS trả lời: Các sự việc: đi bắt tép, nuôi bống, đi xem hội (Lặp lại ý câu trả lời trên).

GV chia bảng làm đôi, tự phân tích (có lẽ vì sợ thiếu thời gian).

Hết tiết 1, chuyển tiết 2.

. Khi Tấm trở thành hoàng hậu:

GV định hướng: Mẹ con Cám rắp tâm giết Tấm và giết cả những kiếp hồi sinh của Tấm.

GV hỏi: Kể những chi tiết hồi sinh của Tấm? Những chi tiết đó cho ta

biết điều gì về cuộc đời Tấm?

HS trả lời được vế 1 của câu hỏi, còn vế hai lúng túng không trả lời được.

GV: Tấm chết -> vàng anh-> xoan đào-> khung cửi-> quả thị

Tấm khổ đến cùng cực, mẹ con Cám ác đến tận cùng của cái ác. Mâu thuẫn và xung đột càng trở nên căng thẳng giữa cái thiện và các ác.

GV: Quá trình biến hóa của Tấm có ý nghĩa như thế nào? HS không trả lời được.

GV tự trả lời:

Tấm hiền lành, mạnh mẽ, quyết liệt để đấu tranh cho hạnh phúc. Hóa vàng anh báo hiệu sự có mặt của mình.

50

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hóa xoan đào tuyên chiến với kẻ thù cướp chồng của mình.

Không còn sự giúp đỡ của Bụt: Tự giành lấy hạnh phúc: Hóa thành vàng anh, khung cửi, xoan đào, quả thị (Tấm gửi linh hồn để đấu tranh quyết liệt giành lấy hạnh phúc).

Đôi giày: Vật trao duyên Miếng trầu: Vật nối duyên

Tấm khóc: Nhận ra số phận cay đắng, đứng thẳng dậy đấu tranh giành hạnh phúc cho mình.

- Khâu thứ 4: Tổng kết

GV hỏi: Nêu những nét chính về nội dung, nghệ thuật của truyện cổ

tích Tấm Cám?

HS trả lời qua loa, không đầy đủ.

GV cho ghi: Truyện làm rung động lòng người bởi cốt truyện hấp dẫn và nỗi niềm bất hạnh, đáng thương của cô gái mồ côi có ý thức vươn lên mạnh mẽ để đấu tranh không khoan nhượng cho hạnh phúc. Truyện đã phản ánh ước mơ và tinh thần lạc quan của ông cha ta.

Trên đây là toàn bộ hoạt động của thầy trò trong giờ đọc hiểu văn bản truyện cổ tích Tấm Cám.

Qua thực tế hoạt động của thầy và trò trong giờ học truyện cổ tích ở trường phổ thông, chúng tôi có một số nhận xét sau đây:

Về tiến trình bài học

- Khâu vào bài: Mặc dù GV đã thực hiện khâu vào bài nhưng chưa thật sự cuốn hút học sinh. Lời vào bài hoặc quá sơ sài (chỉ nêu tiết, tên bài) hoặc lại quá dài dòng nên chưa có hiệu quả. Chưa gây được hứng thú và sự tập trung bước đầu của HS vào bài giảng.

- Khâu đọc diễn cảm: GV chưa quan tâm đề cao đúng mức khâu này. GV cho HS đọc chỉ là để có, cho đủ các hoạt động chứ không thực sự nhằm

51

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vào mục đích diễn cảm và đánh thức trí tưởng tượng, cảm xúc của HS. GV cho HS đọc rất ít vì sợ thiếu thời gian, không nhận xét và uốn nắn về giọng đọc của HS. Khi tìm hiểu tác phẩm, cả thầy và trò còn thoát ly văn bản.

- Khâu phân tích tác phẩm: Đây là một truyện cổ tích thần kì rất tiêu biểu cho thể loại và phổ biến trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Vì vậy khi dạy tác phẩm này, GV cần phải gắn với đặc trưng thể loại. Tuy nhiên ở đây, GV chưa thật sự quán triệt phương pháp tiếp cận này vì thế HS tuy học truyện cổ tích nhưng vẫn không hiểu về đặc trưng thể loại.

Về nội dung bài học

Nội dung bài học còn dàn trải, GV chưa xác định được trọng tâm, chưa thực hiện các nội dung cần tích hợp trong bài học (tích hợp với Tiếng Việt, Làm văn). Do đó hiệu quả giờ dạy chưa cao.

Về hoạt động của thầy và trò trong giờ học truyện cổ tích:

- Về cơ bản, GV đã có sự đổi mới phương pháp dạy học, đã hướng tới việc phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh. Tuy nhiên sự đổi mới về phương pháp mới chỉ ở hình thức bên ngoài, GV còn lầm tưởng cứ gọi HS đứng lên nhiều, liên tục là phát huy tính tích cực. Hệ thống câu hỏi của GV còn vụn vặt, trong số các câu hỏi, quá nhiều câu chỉ đơn giản là tái hiện, chưa thật sự đặt ra những tình huống có vấn đề để HS tìm tòi, suy nghĩ.

- GV sử dụng chủ yếu là phương pháp thuyết trình, và làm việc quá nhiều trong giờ học. Vì thể không khí giờ học rất căng thẳng, mệt mỏi.

- GV cũng không có sự gợi dẫn cho HS khi các em lúng túng trước những câu hỏi đặt ra trong giờ học, mà lại trả lời hộ luôn cho các em khi gặp câu hỏi khó. Vì thế HS còn thụ động khi lĩnh hội tác phẩm.

- Hoạt động của thầy và trò chưa thực thi tích hợp trong dạy học. Giờ đọc văn đã diễn ra một cách hoàn toàn tách biệt với hai phân môn Tiếng Việt

52

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và Làm văn. Các kiến thức về Tiếng Việt, Làm văn không được đề cập đến, cũng không được vận dụng vào quá trình đọc hiểu văn bản.

1.3.5.4. Kết quả hoạt động dạy học truyện cổ tích Tấm Cám theo hƣớng tích hợp (qua phiếu điều tra) hƣớng tích hợp (qua phiếu điều tra)

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát cảm thụ của học sinh sau khi học truyện cổ tích Tấm Cám (ở hai lớp 10A4 và 10A5 trường THPT Ngô Quyền, thành phố Thái Nguyên) với hệ thống câu hỏi sau:

1.Về cốt truyện: Hãy kể tóm tắt truyện cổ tích Tấm Cám theo trí nhớ của em?

2. Về hình tượng nhân vật Tấm, em nhớ được những sự việc chi tiết nào nói về:

2.1. Tấm bị mẹ con Cám chà đạp và thái độ phản kháng của Tấm trước mỗi lần bị hãm hại? Bụt đã giúp Tấm như thế nào?

2.2. Sau khi bị mẹ con Cám giết chết, Tấm đã hóa thân mấy lần để chiến đấu chống lại mẹ con Cám? Lúc này, Tấm có còn là cô Tấm hiền lành, chỉ biết khóc mỗi khi bị hãm hại nữa không?

- Hình ảnh một cô Tấm mạnh mẽ và quyết liệt hóa thân trở về với cuộc đời để đòi lại hạnh phúc có ý nghĩa gì?

3. Về hàm nghĩa: Người bình dân xưa sáng tác truyện cổ tích Tấm Cám là để gửi gắm ước mơ gì, triết lí gì của người lao động xưa?

4. Về tích hợp:

- Văn bản truyện cổ tích Tấm Cám có thể giúp em những lợi ích gì khi làm văn tự sự và khi học phần Tiếng Việt ở lớp 10? (tích hợp ngang)

- Ở THCS đã học những truyện cổ tích nào? Truyện Tấm Cám có điểm gì giống những truyện cổ tích đã học? Từ đó, hãy định nghĩa về truyện cổ tích và nêu đặc điểm của thể loại này?

53

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tại lớp 10A4 - THPT Ngô Quyền Câu hỏi Trả lời đúng, đủ ý Trả lời đúng, còn thiếu

Trả lời sơ sài, chƣa đúng Không trả lời đƣợc 1 6/48=13% 37/48=77% 5/48=10% 0=0% 2 2/48=4% 31/48=65% 15/48=31% 0=0% 3 10/48=21% 32/48=66% 6/48=13% 0=0% 4 0=0% 4/48=8% 24/48=50% 20/48=42%

Tại lớp 10A5 - THPT Ngô Quyền Câu hỏi Trả lời đúng, đủ ý Trả lời đúng, còn thiếu

Trả lời sơ sài, chƣa đúng Không trả lời đƣợc 1 4/44=9% 29/44=66% 11/44=25% 0=0% 2 1/44=2% 27/44=62% 16/44=36% 0=0% 3 7/44=16% 33/44=75% 4/44=9% 0=0% 4 0=0% 3/44=7% 18/44=41% 23/44=52%

Qua bảng thống kê cho thấy số học sinh hiểu bài, nắm vững cốt truyện,

Một phần của tài liệu dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo hướng tích hợp (Trang 51 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)