B. PHẦN NỘI DUNG
1.2.3.3. Tích hợp văn hóa
Tích hợp văn hóa không phải là một nguyên tắc dạy học, mà là một phương pháp dạy học. Đây là một trong những phương pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy học Ngữ văn hiện nay.
Nếu như tích hợp là sự phối hợp những tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, để hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc thì văn hóa chính là một trong những tri thức "gần gũi", "có quan hệ mật thiết " với tác phẩm văn học, có trong tác phẩm văn học. Có thể giúp người học, người đọc, hiểu sâu, hiểu rõ hơn tác phẩm văn chương đồng thời củng cố và mở rộng hiểu biết về bản sắc văn hóa của dân tộc Việt nam. Chúng ta có thể tích hợp tri thức văn hóa trong giờ dạy học văn như tích hợp tri thức Tiếng Việt và Làm văn. Trong quá trình dạy học, người dạy có thể linh hoạt trong việc sử dụng những tri thức đó để hỗ trợ cho việc dạy học và nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh.Tuy nhiên, tri thức Tiếng Việt và Làm văn khi được tích hợp trong môn Ngữ văn thì nó là sự hợp nhất, hòa trộn trong nhau, học cái này thông qua cái kia và ngược lại. Tiếng Việt và Làm văn là phân môn của môn Ngữ văn, là tri thức không thể thiếu của môn Ngữ văn. Còn tri thức văn hóa là tri thức có thể linh hoạt sử dụng trong mỗi giờ học văn, không nhất
43
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thiết giờ học nào cũng phải có sự tích hợp văn hóa. Đặc biệt, tích hợp văn hóa nhưng vẫn tôn trọng không làm mất đi nét đặc thù của môn học, vẫn là một giờ dạy học văn chứ không phải một giờ dạy văn hóa. Văn hóa chỉ là một nội dung được tích hợp vào trong bài học một cách tự nhiên và hòa đồng với các đơn vị kiến thức trong bài học.
Những tri thức văn hóa được tích lũy trong VHDG là những yếu tố đậm giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Là bức tranh đời sống với đủ các mặt tự nhiên xã hội, con người hiện lên một cách phong phú, sinh động. Tri thức văn hóa dân gian là mạch nguồn nuôi dưỡng văn học dân gian.Tích hợp văn hóa trong dạy học tác phẩm văn học dân gian có thể giúp học sinh nâng cao năng lực đọc, hiểu, cảm thụ VHDG, nâng cao chất lượng dạy học, khơi nguồn hứng thú cho học sinh đối với VHDG.
Chẳng hạn khi dạy truyện cổ tích Tấm Cám, GV giúp HS nắm được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam như: Tục thờ cúng tổ tiên, mời trầu, trang phục cổ truyền của dân tộc, những triết lí dân gian về ở hiền gặp lành, ác giả ác báo...