B. PHẦN NỘI DUNG
1.1.3.2. Đặc điểm thi pháp riêng của từng loại truyện cổ tích
a. Truyện cổ tích thần kì
Thi pháp nhân vật
Nhân vật chính trong truyện cổ tích là người, lấy nguyên mẫu trong xã
hội loài người. Nếu có một số nhân vật là thần linh hoặc được xây dựng trên cơ sở nhân cách hóa các hiện tượng thiên nhiên thì đó chỉ là nhân vật phụ. Trong truyện cổ tích thần kì có một số kiểu nhân vật chính sau đây:
- Người em út (ví dụ: Lang Liêu trong Sự tích bánh chưng, bánh giầy; Người em trong Cây khế...)
- Người con riêng (ví dụ: Tấm trong Tấm Cám...) - Người mồ côi (ví dụ: Thạch Sanh ; Chử Đồng Tử ...)
20
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Người đội lốt vật (ví dụ: Sọ Dừa trong truyện cùng tên; nàng Cóc trong truyện Lấy vợ Cóc...)
- Người đi ở (ví dụ: Anh trai cày trong Cây tre trăm đốt; cô gái đi ở
trong Sự tích con khỉ...)
- Người dũng sĩ (ví dụ:`ông Hộ trong Âm dương giao chiến...)
- Nhóm người có tài lạ (ví dụ: Bốn anh tài; Ba chàng thiện nghệ trong các truyện cùng tên...)
Đây là những kiểu nhân vật thường xuất hiện trong hàng loạt truyện cổ tích thần kì có kết cấu về căn bản giống nhau.Về mặt tính cách, họ đều mang trong mình những đạo đức tiêu biểu cho quan niệm về con người của nhân dân: hiền lành, tốt bụng, trung thực, có tài. Về mặt số phận họ đều trải qua những diễn biến giống nhau: sống khổ cực vì bị áp bức, bóc lột - trải qua thử thách - được đền bù bằng một hạnh phúc xứng đáng.
Đối ứng với hệ thống nhân vật chính (là người) ta có hệ thống nhân vật
phụ (cũng là người) thực hiện chức năng làm đối thủ, kẻ thù của nhân vật
chính. Đó là người dì ghẻ (Tấm Cám) người bố dượng (Sự tích chim đa đa), mẹ con Lí Thông (Thạch Sanh)...
Lực lượng thần kì - một kiểu "nhân vật" đặc biệt của truyện cổ tích thần kì.Trong "thế giới cổ tích", sở dĩ mọi điều diễn ra theo xu hướng mà
nhân dân mong muốn như thế và tin chắc rằng sẽ phải như thế đều là nhờ ở sự can thiệp của kiểu "nhân vật" đặc biệt này.
Đặc điểm thi pháp xây dựng nhân vật của truyện cổ tích thần kì là: các nhân vật chia làm hai tuyến thiện - ác, tốt - xấu rành mạch. Nhân vật tốt thì tốt
đến mức lí tưởng, ngược lại nhân vật xấu cũng xấu hết mức. Nó đảm nhiệm chức năng làm biểu tượng cho hai hạng người nghèo - giàu, bị trị - thống trị, thiện - ác...trong xã hội. Nó biểu hiện một kiểu quan niệm nghệ thuật về con người, về thế giới trong xã hội đã phân hóa giai cấp.
21
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thi pháp lựa chọn và xây dựng xung đột
Trong truyện cổ tích thần kì, các nhân vật được đặt vào hai loại xung đột: xung đột giữa nhân vật chính với những trở lực đến từ phía thiên nhiên và xung đột giữa nhân vật chính với những trở lực đến từ phía xã hội. Trong đó xung đột xã hội là đề tài chính của truyện cổ tích thần kì (trái với thần thoại và sử thi cổ đại có đề tài chủ yếu là xung đột giữa con người với những trở lực thiên nhiên).
Đề tài xung đột giữa nhân vật chính với những trở lực đến từ phía thiên nhiên trong truyện cổ tích thần kì có thể coi là sự kế thừa ở hai thể loại thần thoại và sử thi cổ đại. Cũng như ở hai thể loại này, trong truyện cổ tích thần kì, để có thể chiến thắng được loại trở ngại đến từ phía thiên nhiên, nhân vật chủ yếu chỉ sử dụng sức mạnh cơ bắp. Đôi khi sức mạnh đó, khi đi vào thế giới cổ tích, biến hóa thành cái dạng ít nhiều mang màu sắc hư cấu thần kì.
Ví dụ:
+ Chằn tinh, Đại bàng tinh, Hồ tinh (trong Thạch Sanh) để thắng được chúng, người dũng sĩ chủ yếu sử dụng sức mạnh của đôi tay vung rìu (có kèm theo phép thần thông do Tiên ông ban cho - đây là ước mơ về sức mạnh chinh phục thiên nhiên được thần kì hóa theo thi pháp thể loại), tài bắn cung và sức mạnh chiến đấu.
+ Ở Thạch Sanh, những loài thú, chim có hại đã được thần kì hóa thành các loài yêu tinh nên sức mạnh thể lực của người dũng sĩ cần phải kết hợp với phép lạ do tiên ông ban cho. Còn ở Tiêu diệt mãng xà, quái vật thiên nhiên chỉ thuần túy là một lực lượng phá hoại trong thiên nhiên nên chàng trẻ tuổi chỉ cần sử dụng tài võ nghệ là một thanh gươm bình thường cũng đủ chiến thắng.
Đề tài xung đột giữa nhân vật chính với những trở lực đến từ phía xã hội: Đây thực sự là mối xung đột giữa người với người trong thế giới thực tại
22
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
được phản ánh trong thế giới cổ tích. Nguyên tắc nghệ thuật của sự phản ánh đó là:
- Trong thế giới thực tại vốn là xung đột mang tính giai cấp giữa tầng lớp bị trị với tầng lớp thống trị, giữa nghèo với giàu, giữa bị áp bức, bóc lột với áp bức bóc lột... thì vào thế giới cổ tích khúc xạ thành xung đột về đạo đức giữa hiền lành với độc ác, thật thà, tốt bụng với tham lam.
- Trong thế giới thực tại vốn là xung đột mang tính xã hội thì vào thế giới cổ tích bị khúc xạ thành mâu thuẫn, xung đột trong phạm vi gia đình.
Đây là loại xung đột còn đang mới mẻ đối với nhận thức của nhân dân về xã hội. Do vậy, để cái thiện thắng cái ác, người ta phải cầu viện đến những sức mạnh nằm ngoài và vượt lên cao hơn tầm năng lực mình có được. Đó chính là "lí do thi pháp" của việc truyện cổ tích sử dụng loại lực lượng thần kì như một nhân vật phù trợ và dĩ nhiên, đối ứng với nó là lực lượng thần kì
thực hiện chức năng là nhân vật đối thủ thần kì của nhân vật chính.
Ở những truyện mà xung đột cơ bản là xung đột giữa con người với thiên nhiên thì nhân vật chính là người dũng sĩ. Ở những truyện mà xung đột cơ bản là xung đột giữa con người với xã hội thì nhân vật chính là người bất
hạnh. Ngoài ra cũng có những truyện thể hiện cả hai loại xung đột (ví dụ
Thạch Sanh). Ở những truyện ấy nhân vật chính vừa là người bất hạnh vừa là
người dũng sĩ.
Thi pháp kết cấu
Truyện cổ tích thường được xây dựng theo một số sơ đồ chung nhất định căn cứ vào hành động của nhân vật chính. Giáo sư Đỗ Bình Trị trong cuốn Văn học, tập II, Nxb Giáo dục, 1998 đã giới thiệu một trong những kiểu sơ đồ phổ biến hơn cả của truyện cổ tích thần kì (Việt) như sau:
23
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Mô típ a: Sự xuất thân thấp hèn (loại nhân vật bất hạnh: Cây Khế, Tấm Cám, Chử Đồng Tử, Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt...)
- Mô típ b: Sự ra đời thần kì (loại nhân vật kì tài: Thạch Sanh, Anh em
sinh năm...)
Phần giữa: Cuộc phiêu lưu của nhân vật chính trong "thế giới cổ tích"
+ Ra đi:
- Mô típ a: Rời nhà đi xa (Thạch Sanh, Cây khế...)
- Mô típ b: Bước vào tình huống, hoàn cảnh khác thường (sự tích bánh
chưng bánh giầy, Tấm Cám...)
+ Gặp thử thách, lực lượng thù địch:
- Mô típ a: Gặp nhiều (thường là ba) thử thách, địch thủ (Thạch Sanh,
Tấm Cám, Lấy vợ cóc...)
-Mô típ b: Gặp một thử thách, địch thủ (Cây khế, Sự tích bánh chưng
bánh giầy ...)
+ Chiến thắng thử thách, lực lượng thù địch:
- Mô típ a: Nhờ trợ thủ thần kì (Thạch Sanh, Tấm Cám, Sự tích bánh chưng bánh giầy ...)
- Mô típ b: Bằng tài trí, lòng tốt (Ba chàng thiện nghệ, Cây khế...)
Phần kết: Đổi đời hay là sự thay đổi trong "thế giới cổ tích"
- Mô típ a: Thưởng (cho nhân vật chính) và phạt (đối với kẻ ác, lực
lượng thù địch) (Tấm Cám , Thạch Sanh, Cây Khế, Sọ dừa...)
- Mô típ b: Nhân vật chính được đền bù, được giải thoát khỏi sự bất hạnh nhờ sự biến hóa siêu nhiên (Sự tích trầu cau, Trương Chi, Sự tích con
Sam...)
Sơ đồ kết cấu gồm ba phần như trên chính là sự tóm tắt trọn vẹn và đầy tính ước lệ cho diễn tiến một số phận. Theo sơ đồ đó, mọi số phận đều:
24
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thứ nhất - đi từ chỗ thấp hèn, bất hạnh đến chỗ được phần thưởng cao quý (hoặc cùng lắm thì mơ ước cũng thành hiện thực ở thế giới khác).
Thứ 2 - có thể đạt một biển đổi căn bản như thế cho số phận, cho dù có trợ thủ thần kì thì sự nỗ lực phấn đấu của bản thân nhân vật vẫn là nguyên nhân quyết định. Kết thúc truyện là kiểu kết thúc có hậu. Điều đó bị chi phối, quyết định bởi quan niệm của thể loại về thế giới và con người trong đó bao hàm thái độ lạc quan và tinh thần thực tiễn.
Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện cổ tích thần kì
Trong truyện cổ tích, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật là những phạm trù của hình thức nghệ thuật của thể loại, là phương thức tồn tại, vận động, diễn biến của thế giới cổ tích.
- Xét về phương diện bản thể, trong thế giới cổ tích có hai không gian:
Không gian cuộc sống trần thế và không gian kì ảo phi trần thế. Không gian
cuộc sống trần thế trong truyện cổ tích Việt Nam chủ yếu là không gian làng
quê gắn với cuộc sống dân dã. Không gian đó đem đến cho thế giới cổ tích
hơi ấm nhân sinh và màu sắc dân tộc dân dã. Không gian kì ảo thì đa dạng hơn gồm: không gian thiên phủ, không gian thủy phủ, không gian âm phủ.
Điều đáng nói là nhân vật trong truyện cổ tích có thể di chuyển dễ dàng từ không gian trần thế sang cả ba cõi thuộc không gian kì ảo mà không có một bức tường ngăn cách nào, tất cả dường như trong suốt, liền mạch, liền khối, có thể qua lại dễ dàng. Như vậy ta thấy không gian trần thế và không gian kì ảo hợp thành một không gian riêng của truyện cổ tích với những đặc trưng riêng biệt. Đó là không gian nghệ thuật của thể loại, nó thể hiện quan niệm về thực tại và con người của thể loại.
Thời gian trong truyện cổ tích là thời gian quá khứ, luôn là thời gian của "ngày xửa, ngày xưa" không vận động cũng không biến đổi. Tất cả mọi hành động của nhân vật, mọi diễn biến của sự kiện, tình tiết đều gói trọn trong
25
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cái khoảng thời gian quá khứ xa lắc xa lơ ấy. Nhân vật không già đi dù trải qua bao thử thách.Vì thế mà nhân vật không có diễn biến tâm lí.
- Tuy nhiên, xét về phương diện chức năng, đối với việc thể hiện xung đột của truyện, ta lại thấy không gian - thời gian ấy biểu hiện trên hai bình diện: bình diện trực tiếp liên quan đến hành động của nhân vật chính và bình
diện trực tiếp liên quan đến hành động của những lực lượng đối thủ của nhân vật chính.
Trong lòng không gian thuộc bình diện thứ nhất, nhân vật tha hồ di chuyển dễ dàng mà không gặp trở ngại giữa bốn cõi, bao nhiêu sự cố đã xảy ra mà thời gian dường như vẫn ngưng đọng, nhân vật không già đi, không biến đổi.
Bình diện thứ hai là bình diện không gian - thời gian liên quan đến hành động của những lực lượng đối thủ của nhân vật chính.Thời gian ở đây có thể trôi nhanh, khoảng cách giữa không gian sinh tồn của bọn yêu quái với không gian sinh tồn của nhân vật chính là khoảng cách giữa hai không gian khác hẳn nhau về bản thể: một đằng là cõi sống - cõi người - cõi trần thế; còn một đằng là cõi chết - cõi ma quỷ - cõi kì ảo, phi trần thế. Tưởng chừng đó là khoảng cách không thể vượt qua, là ranh giới không thể xóa được của những gì khác nhau về bản chất. Thế nhưng trong truyện cổ tích, khoảng cách đó là có thể vượt qua. Đó là vì chúng đều thuộc về một thế giới - thế giới cổ tích. Chúng chỉ là hai bình diện đối ứng nhau trong một thế giới. Xét về mặt chức năng, không gian, thời gian của lực lượng thù địch chỉ là cái nền cảnh trên đó số phận, hành động của nhân vật chính diễn ra.Vì thế tuy có thể chia thời gian - không gian thành hai bình diện, nhưng bình diện trực tiếp liên quan đến nhân vật chính vẫn đóng vai trò chủ thể, bình diện còn lại chỉ còn làm bối cảnh, góp phần khắc họa số phận nhân vật chính.
26
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tiết tấu của lời kể là một biện pháp nghệ thuật gợi cảm giác, ấn tượng về thời gian nơi người nghe truyện. Tiết tấu tạo ra sự chờ đợi, đưa người nghe vào câu chuyện kể, tiết tấu tạo ra sự căng thẳng khi nhân vật chính đối đầu với thử thách hoặc lực lượng thù địch.
Những công thức cố định trong lời kể chuyện
Tuy không thể có văn bản cuối cùng của truyện cổ tích, nhưng ta vẫn có thể nhận thấy một số công thức lặp đi lặp lại, gần như cố định, trong các ngôn bản.
- Công thức mở đầu: Truyện cổ tích của người Việt thường mở đầu bằng công thức: "Ngày xửa ngày xưa ở một làng nọ, có một...". Truyện cổ tích H'Mông: "Ngày xưa, cái thuở chiếc bành giầy còn biết đánh trống, thổi
khèn..."
Công thức mở đầu ở truyện của mỗi dân tộc một khác nhưng đều giống nhau ở chỗ: phải nêu được cái khung không gian - thời gian của câu
chuyện.Tuy rằng cái khung ấy chẳng có gì cụ thể, chính xác nhưng để chứng tỏ rằng mọi điều sắp kể là có thật, đã xảy ra, là một cách để tạo nên "không
khí cổ tích" thực hư lẫn lộn khiến người nghe bất giác quên mình đang tồn tại
ở đâu, vào lúc nào để dấn mình sâu dần vào thế giới cổ tích tự bao giờ không biết.
- Công thức kết thúc: Một số dân tộc ở châu Âu thường kết thúc truyện bằng cách để nhân vật người kể chuyện tự giới thiệu mình tận mắt chứng kiến những điều vừa kể. Truyện cổ tích của người Việt thường kết thúc bằng cách đưa ra một "dấu vết" xưa cổ còn để lại của những gì vừa kể. Có thể là một câu hát còn lưu truyền, có thể là một nét phong tục tập quán, hoặc một cảnh quan còn lại trên các miền đất nước. Để lại chút dư vị, ám ảnh mơ hồ lẫn lộn xưa với nay... nơi ngưòi đọc, người nghe.
27
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Công thức trần thuật: Những công thức này đa dạng hơn công thức mở đầu và kết thúc. Nó gồm có:
. Những công thức miêu tả hoàn cảnh sống của nhân vật, tình huống xảy ra mọi chuyện của một số phận. Ví dụ: Nhà nghèo đến nỗi...; Tuổi đã cao
mà chưa có con...; Bố mẹ chẳng may mất sớm...
. Những công thức về thời gian. Ví dụ: Một hôm, dì bảo...; Thấm thoát
đã đến ngày...; Ngày nọ, chàng trai đi vào rừng...
. Những công thức miêu tả đặc điểm nhân vật: Truyện cổ tích không đi sâu miêu tả diễn biến tâm trạng mà chỉ phác những nét sơ sài qua biểu hiện bề ngoài, hành động bề ngoài của nhân vật. Ví dụ: Tấm bưng mặt khóc òa...; Cô
bé vừa trở về nhà vừa khóc...; Anh ra về, lòng buồn rầu...
Chính phương thức truyền miệng đã góp phần quan trọng tạo nên lối nói khái quát, ước lệ và công thức đó. Một số người do không hiểu đặc trưng thi pháp này của lời kể truyện cổ tích nên vô hình chung đã kể truyện cổ tích