B. PHẦN NỘI DUNG
1.3.5.4. Kết quả hoạt động dạy học truyện cổ tíchTấm Cám theo hướng
hƣớng tích hợp (qua phiếu điều tra)
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát cảm thụ của học sinh sau khi học truyện cổ tích Tấm Cám (ở hai lớp 10A4 và 10A5 trường THPT Ngô Quyền, thành phố Thái Nguyên) với hệ thống câu hỏi sau:
1.Về cốt truyện: Hãy kể tóm tắt truyện cổ tích Tấm Cám theo trí nhớ của em?
2. Về hình tượng nhân vật Tấm, em nhớ được những sự việc chi tiết nào nói về:
2.1. Tấm bị mẹ con Cám chà đạp và thái độ phản kháng của Tấm trước mỗi lần bị hãm hại? Bụt đã giúp Tấm như thế nào?
2.2. Sau khi bị mẹ con Cám giết chết, Tấm đã hóa thân mấy lần để chiến đấu chống lại mẹ con Cám? Lúc này, Tấm có còn là cô Tấm hiền lành, chỉ biết khóc mỗi khi bị hãm hại nữa không?
- Hình ảnh một cô Tấm mạnh mẽ và quyết liệt hóa thân trở về với cuộc đời để đòi lại hạnh phúc có ý nghĩa gì?
3. Về hàm nghĩa: Người bình dân xưa sáng tác truyện cổ tích Tấm Cám là để gửi gắm ước mơ gì, triết lí gì của người lao động xưa?
4. Về tích hợp:
- Văn bản truyện cổ tích Tấm Cám có thể giúp em những lợi ích gì khi làm văn tự sự và khi học phần Tiếng Việt ở lớp 10? (tích hợp ngang)
- Ở THCS đã học những truyện cổ tích nào? Truyện Tấm Cám có điểm gì giống những truyện cổ tích đã học? Từ đó, hãy định nghĩa về truyện cổ tích và nêu đặc điểm của thể loại này?
53
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tại lớp 10A4 - THPT Ngô Quyền Câu hỏi Trả lời đúng, đủ ý Trả lời đúng, còn thiếu
Trả lời sơ sài, chƣa đúng Không trả lời đƣợc 1 6/48=13% 37/48=77% 5/48=10% 0=0% 2 2/48=4% 31/48=65% 15/48=31% 0=0% 3 10/48=21% 32/48=66% 6/48=13% 0=0% 4 0=0% 4/48=8% 24/48=50% 20/48=42%
Tại lớp 10A5 - THPT Ngô Quyền Câu hỏi Trả lời đúng, đủ ý Trả lời đúng, còn thiếu
Trả lời sơ sài, chƣa đúng Không trả lời đƣợc 1 4/44=9% 29/44=66% 11/44=25% 0=0% 2 1/44=2% 27/44=62% 16/44=36% 0=0% 3 7/44=16% 33/44=75% 4/44=9% 0=0% 4 0=0% 3/44=7% 18/44=41% 23/44=52%
Qua bảng thống kê cho thấy số học sinh hiểu bài, nắm vững cốt truyện, nhân vật, khái quát được ý nghĩa tác phẩm chiếm tỷ lệ thấp, đa số trả lời thiếu ý, hoặc sơ sài. Đặc biệt với câu hỏi về tích hợp các em không trả lời được (để giấy trắng) hoặc có trả lời nhưng không đúng.
Kết quả trên cho thấy, đối với vấn đề tích hợp HS hầu như không biết gì và vận dụng như thế nào. Kết quả đó cũng thể hiện về phía người dạy chưa nắm được yêu cầu tích hợp trong dạy học Văn, đặc biệt là sự thể hiện nguyên tắc đó vào những bài dạy cụ thể trong chương trình.
Đây sẽ là những vấn đề hết sức quan trọng để khi dạy thể nghiệm, chúng tôi chú trọng và quan tâm hơn nữa tới vấn đề này nhằm tìm ra hướng giải quyết triệt để hơn.
54
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG II
ĐỊNH HƢỚNG TỔ CHỨC DẠY HỌC TRUYỆN CỔ TÍCH THEO HƢỚNG TÍCH HỢP
Dựa trên những tiền đề lí luận và thực tế đã trình bày ở chương I, chương II chúng tôi sẽ đưa ra những định hướng cho việc tổ chức dạy học truyện cổ tích theo hướng tích hợp. Do đó nội dung chương II bao gồm:
- Những cách tiếp nhận khác nhau về giá trị của truyện cổ tích Tấm Cám qua ý kiến của các nhà nghiên cứu văn học.
- Định hướng dạy học truyện cổ tích Tấm Cám của SGV và một số sách tham khảo.
- Đề xuất của luận văn.
2.1. Những cách tiếp nhận khác nhau về giá trị của truyện cổ tích Tấm Cám qua ý kiến của các nhà nghiên cứu văn học
Truyện Tấm Cám nằm trong một kiểu truyện thuộc loại phổ biến nhất trên thế giới: Kiểu truyện cô Tro Bếp. Cuối thế kỉ XIX, một nhà sưu tầm truyện dân gian người Anh, đã tập hợp và giới thiệu 345 truyện kiểu Tấm Cám trong cuốn sách: "Truyện cô Tro Bếp, ba trăm bốn lăm dị bản". Đến năm 1938, Mêlêtinxki với cuốn sách "Nhân vật trong truyện cổ tích thần kì " thì con số đó đã lên đến năm trăm. Con số đó chưa chắc đã bao gồm được tất cả các kiểu truyện Tấm Cám lưu hành trên thế giới tính cho đến năm 1958.
Trong di sản truyện dân gian Việt Nam, truyện Tấm Cám cũng thuộc số những truyện tiêu biểu, được yêu thích nhất. Theo thống kê, ở nước ta hiện nay có khoảng 30 kiểu truyện Tấm Cám (Ý Ưởi, Ý Noọng của người Thái là một kiểu truyện Tấm Cám). Truyện đã được chuyển thể nhiều lần thành chèo, cải lương, nhạc kịch, đồng thời cũng là đề tài của thơ ca, nhạc họa...
Đã nhiều năm nay, truyện Tấm Cám được đưa vào chương trình THCS, rồi THPT và được nhiều người quan tâm, nghiên cứu. Trong đó có thể
55
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
coi công trình nghiên cứu của giáo sư Đinh Gia Khánh nhan đề: Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám, xuất bản năm 1968 là công trình nghiên cứu có tính chất toàn diện hơn cả, đề cập đến gần như hầu hết các vấn đề chính của kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam.
Tuy nhiên, không phải mọi vấn đề về truyện Tấm Cám đã có quan niệm thống nhất giữa các nhà nghiên cứu, cụ thể là :
- Hướng tiếp cận.
- Hành động trả thù của Tấm và đoạn kết của truyện.
Sau đây chúng tôi xin trình bày một số ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu về hai vấn đề trên.