B. PHẦN NỘI DUNG
2.3.1. Xác định nội dung dạy học
2.3.1.1. Định hƣớng tiếp cận
- Tiếp cận tác phẩm văn chương: Là từng bước khai thông con đường đi vào tác phẩm. Trong quá trình tiếp nhận, tác phẩm văn học được coi là một đối tác mà người tiếp nhận phải tìm con đường gần nhất, đúng đắn nhất để tìm hiểu. Tiếp cận, do đó, là giai đoạn đầu tiên không thể thiếu trên con đường chiếm lĩnh tác phẩm.
- Tiếp cận truyện cổ tích: Qua việc trình bày những đặc điểm thi pháp truyện cổ tích, chúng tôi muốn khẳng định rằng: Con đường hiệu quả nhất để tiếp cận truyện cổ tích là là con đường thi pháp. Bởi bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng được biểu hiện dưới một hình thức nhất định. Nghiên cứu thi
89
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
pháp truyện cổ tích là nghiên cứu hệ thống nguyên tắc nghệ thuật nhằm biểu hiện nội dung của nó. Nói khác đi là nghiên cứu tính quan niệm của hình thức truyện cổ tích. Nghiên cứu truyện cổ tích bằng con đường thi pháp thể loại sẽ chú trọng tất cả các phạm trù thi pháp: nhân vật, xung đột, kết cấu, không gian, thời gian, thực tai - hư cấu, những công thức cố định trong lời kể. Nói khác đi là tìm hiểu tiếng nói của người xưa gửi gắm qua cách xây dựng thế giới cổ tích của họ. Điều đó cho phép "giải mã " một cách đầy đủ, thấu đáo các tác phẩm thuộc thể loại. Theo chúng tôi, việc tiếp cận truyện cổ tích theo con đường thi pháp thể loại bao gồm: nghiên cứu nhân vật - cốt truyện, xung đột - giải quyết xung đột, các chi tiết thần kì, kì ảo (đối với truyện cổ tích thần kì). Cắt nghĩa các chi tiết, cách xây dựng cốt truyện, xung đột để khái quát ý nghĩa của tác phẩm.
Đối với truyện cổ tích Tấm Cám, khi tổ chức cho học sinh tiếp cận truyện cổ tích này, GV cũng cần có những định hướng dạy học như sau:
Văn bản này là một văn bản tự sự, một truyện cổ tích thần kì rất tiêu biểu cho thể loại cổ tích, một kiểu truyện phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới.
Về mặt thể loại, tác phẩm truyện gồm 3 yếu tố: Cốt truyện, nhân vật và lời kể. Cốt truyện là hệ thống các sự kiện, ở "Tấm Cám " gồm các sự kiện về hai chặng đời của nhân vật Tấm. Chặng đời sống với hai mẹ con Cám với
những đày ải độc ác của hai mẹ con Cám, nhưng nhờ Bụt giúp đỡ nên trở thành hoàng hậu. Và chặng đời sau khi chết với những đấu tranh quyết liệt với mẹ con Cám để giành lại hạnh phúc.
Câu truyện đó được kể với những lời kể giản dị, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc: "Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mẹ Tấm chết từ hồi
Tấm mới biết đi..." lối kể ấy cùng với những yếu tố kì ảo đã tạo nên giá trị
90
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bằng câu chuyện trên, người bình dân xưa bày tỏ ước mơ của họ về hôn nhân hạnh phúc, về công bằng xã hội (cái thiện phải thắng cái ác).
Như vậy, ở hoạt động tiếp cận, GV cần hướng dẫn HS thâm nhập vào hình tượng nhân vật Tấm ở hai chặng của cuộc đời cô với hệ thống những sự kiện và chi tiết hấp dẫn, được kể bằng những lời kể giản dị, trong sáng, dân dã (tiếp cận tác phẩm từ đặc trưng thể loại: cốt truyện, nhân vật, lời kể).
2.3.1.2. Tổ chức dạy học truyện cổ tích Tấm Cám theo hƣớng tích hợp
. Tích hợp với Làm văn và Tiếng Việt (Tích hợp ngang) - Khả năng tích hợp với Làm văn
Chúng ta đều biết phần Làm văn cùng với phần Văn học và Tiếng Việt thực hiện mục tiêu cơ bản quan trọng nhất của môn Ngữ văn là đọc, nghe, nói, viết, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và năng lực tư duy độc lập, sáng tạo khả năng tự học cho học sinh.
Với văn bản truyện cổ tích Tấm Cám, chúng ta có thể tích hợp với các bài Làm văn: Tóm tắt văn bản tự sự (theo nhân vật chính); Chọn sự việc chi
tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự; Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự...
Cụ thể như sau:
Đầu tiên muốn tìm hiểu nội dung cốt truyện, sau khi cho học sinh đọc văn bản, GV có thể gọi một HS có năng khiếu kể chuyện, kể tóm tắt truyện theo nhân vật chính, có thể gợi ý HS bám sát các ý chính sau:
+ Ngày xửa, ngày xưa có cô Tấm hiền lành, xinh đẹp, mồ côi cha mẹ từ nhỏ phải sống với dì ghẻ và cô em cùng cha khác mẹ là Cám.
+ Tấm luôn bị mẹ con Cám ghen ghét và ngược đãi. Một lần đi hớt tép, Tấm bị cám lừa trút hết giỏ tép. Biết Tấm nuôi cá bống, mẹ con Cám đã lừa Tấm giết chết cá bống. Ngày hội, dì ghẻ trộn gạo lẫn thóc bắt Tấm phải nhặt xong mới được đi. Mỗi lần như thế Tấm đều được Bụt hiện lên an ủi, giúp đỡ.
91
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Tấm đi xem hội, đến chỗ lội, đánh rơi một chiếc giày xuống nước. Nhờ chiếc giày, Tấm được vua biết và lấy làm vợ.
+ Tấm về giỗ cha, mẹ con cám lập mưu giết Tấm rồi đưa Cám vào thế chân chị.
+ Tấm chết hóa thành chim vàng anh. Chim vàng anh bị Cám giết lại hóa thành cây xoan đào. Khi Cám chặt xoan đào đóng thành khung cửi thì mỗi khi dệt cửi, con ác bằng gỗ trên khung cửi lại kêu: "Cót ca cót két - Lấy
tranh chồng chị - chị khoét mắt ra". Cám đốt khung cửi đổ tro ra xa, từ đống
tro mọc lên cây thị, chỉ có một quả. Một bà cụ bán hàng nước nhặt được thị mang về nhà.
+ Mỗi khi bà cụ đi vắng, một cô gái - tức là Tấm - từ quả thị chui ra quét dọn, nấu ăn giúp bà.
+ Một hôm, vua đi chơi, ghé vào quán nước của cụ, nhờ miếng trầu, vua đã gặp lại Tấm và đưa Tấm về cung.
+ Tấm trở lại, hạnh phúc bên vua còn mẹ con Cám phải trả giá một cách đích đáng: Cám bị dội nước sôi chết. Thấy Cám chết, mụ dì ghẻ cũng lăn đùng ra chết.
Tiếp đến phần phân tích văn bản, để làm rõ những mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám, GV cần gợi dẫn để HS tìm các sự việc và chi tiết tiêu biểu (ở hai chặng của cuộc đời cô Tấm):
+ Chặng thứ nhất: Tấm bị mẹ con Cám đọa đày và sát hại, có các sự việc và chi tiết tiêu biểu như: chiếc yếm đỏ, giỏ tép, con cá bống, đi xem hội... + Chặng thứ hai: Những lần hóa thân của Tấm (4 lần): Tấm hóa vàng anh, Tấm hóa xoan đào, Tấm hóa khung cửi, Tấm hóa quả thị...
Như vậy khi ta lựa chọn được những sự việc, chi tiết tiêu biểu trong truyện sẽ có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật, tập trung
92
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thể hiện chủ đề của truyện. Qua đó HS hiểu rõ hơn tác dụng của những sự việc, chi tiết tiêu biểu đối với cốt truyện.
Bên cạnh đó, trong văn bản truyện cổ tích Tấm Cám, tác giả dân gian cũng sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. Nhờ thế, câu chuyện trở nên sinh động hấp dẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ.
Nhìn chung, dạy bài Tấm Cám, khi được tích hợp với các bài Làm văn tự sự (như đã phân tích ở trên) HS sẽ hiểu sâu hơn nội dung của văn bản, đồng thời cũng nắm chắc hơn những đặc điểm của thể loại cổ tích, từ đó có thể vận dụng để khám phá những văn bản cùng thể loại khác.
Từ văn bản truyện cổ tích Tấm Cám, học sinh học tập được cách xây dựng cốt truyện gồm năm thành phần: trình bày - thắt nút - phát triển - đỉnh điểm - mở nút. Học tập về lời kể ngắn gọn, giản dị, giàu chất dân dã.
- Khả năng tích hợp với Tiếng Việt
Trong ba phần Văn học, Tiếng Việt, Làm văn thì "tiếng Việt được xem là
mẫu số chung: với Văn học, đó là tiếng Việt nghệ thuật; với Tiếng Việt đó là tiếng Việt khoa học; với Làm văn đó là tiếng Việt văn bản có tính thực hành. Việc tích hợp ba phân môn vào một chỉnh thể Ngữ văn tạo điều kiện cho HS rèn luyện năng lực trí tuệ tổng hợp, thói quen liên kết năng lực nghe, nói, đọc, viết... làm cho năng lực học Ngữ văn gắn lí thuyết với thực hành, từ đó phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt từ đúng đến thích hợp (trong giao tiếp), đến hay (trong nghệ thuật), đến thống nhất (trong đọc - hiểu và tạo lập văn bản)"
[7, 3 - 4].
Đối với văn bản truyện Tấm Cám, tiến trình dạy học có thể tích hợp với Tiếng Việt ở các bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, Luyện tập về nghĩa của
từ. Cụ thể là:
Vận dụng những kiến thức về nghĩa của từ vào việc đọc hiểu văn bản. Ví dụ: Khi HS thâm nhập vào hình tượng nhân vật Tấm ở chặng thứ nhất, để
93
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thấy Tấm đã bị mẹ con Cám đày đọa như thế nào và phản ứng của Tấm ra sao, GV có thể cho HS nhận xét về "tiếng khóc" của Tấm. Mất tôm cá, Tấm
khóc hu hu; mất bống Tấm lại òa lên khóc; phải nhặt thóc khỏi gạo, Tấm khóc một mình; không có quần áo đi hội, Tấm lại nức nở khóc.
Lúc thì tiếng khóc của một cô bé ngây thơ khi thất vọng (khóc hu hu), lúc thì tiếng khóc từ nỗi đau đột ngột (òa lên khóc), lúc thì tiếng khóc mong được chia sẻ (khóc một mình), lúc thì tiếng khóc như tuyệt vọng (nức nở
khóc)...Tiếng khóc dù khác nhau ở từng trạng thái nhưng đều biểu hiện một
cô Tấm yếu đuối, bất lực trước con đường đi đến hạnh phúc.
Hoặc có thể dùng văn bản truyện Tấm Cám làm ngữ liệu cho bài Phong
cách ngôn ngữ sinh hoạt, Vì lời thoại của các nhân vật là dạng tái hiện, mô
phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày đậm chất dân gian. Sự xen kẽ của những câu văn vần có tác dụng giúp cho các sự việc dễ nhớ hoặc là thêm chất thơ cho truyện, hoặc là biểu hiện của sự tích hợp ca dao - dân ca và truyện trong văn học dân gian.
Tóm lại, qua văn bản truyện cổ tích Tấm Cám, HS biết khai thác, phân tích từ ngữ, hình ảnh, trong tác phẩm bằng sử dụng kiến thức của Tiếng Việt. Từ sự kết hợp kiến thức của hai phân môn trên, HS biết sắp xếp diễn đạt câu văn, ý văn, hiểu thêm về cách hành văn tự sự, nắm được kết cấu bài văn tự sự dân gian (truyện cổ tích). Cũng từ hai phân môn Văn và Tiếng Việt, có thể giúp HS thực hành viết đoạn văn, bài văn tự sự theo yêu cầu đề ra (Bài viết số 2, 3).
.Tích hợp dọc
Truyện cổ tích thần kì là một trong những thể loại của văn học dân gian được đưa vào giảng dạy ở cả cấp Tiểu học và THCS. Vì thế lên THPT, khi dạy học truyện Tấm Cám, gợi ý học sinh liên hệ dọc với những tác phẩm truyện cổ tích đã học. Ngoài ra, HS được học truyện cổ tích sau khi đã học sử
94
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thi, truyền thuyết. Sự phân biệt thể loại đã học, đang học và sẽ học từng bước và thường xuyên là rất cần thiết đối với yêu cầu nắm vững thể loại trong việc đọc - hiểu văn bản ở bậc THPT. Vì thế cũng cần có sự liên hệ dọc truyện cổ tích với các thể loại đã học trước đó để khắc sâu kiến thức về thể loại.
Cụ thể là: Trong mục tiểu dẫn, GV có thể kết hợp kiểm tra kiến thức cũ về truyện cổ tích với những câu hỏi sau:
- Ở lớp 6, các em đã học các truyện cổ tích nào? Các truyện đó có chủ đề như thế nào? Các truyện đã học thường có nhân vật gì? Các truyện đã học thường có cốt truyện như thế nào?
Trên cơ sở đó, hệ thống hóa những tri thức về thể loại truyện cổ tích (khái niệm, phân loại, đặc điểm về cốt truyện, nhân vật, lời kể).
HS sẽ nhớ lại các truyện đã học là: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh... Chủ đề của nó là đề cao giá trị chân chính của con người (Sọ Dừa);
ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội (Thạch Sanh); Đề cao sự thông minh, trí khôn dân gian... Nhân vật thường là người đội lốt vật, người dũng sĩ, người thông minh, người có tài lạ... Nhân vật không mang tính cá thể mà mang tính đại diện cho một loại người nào đó trong xã hội. Cốt truyện thường diễn biến theo sự việc, các mâu thuẫn giữa các sự việc hay tính cách nhân vật. Thường kết thúc có hậu với các nhân vật tốt và có sự xuất hiện của các yếu tố kì ảo.
Tiếp theo, khi HS tiếp xúc với văn bản có thể kết hợp cho HS đọc và kể tóm tắt cốt truyện với 5 thành phần: Phần trình bày giới thiệu tình huống có mâu thuẫn dẫn đến sự kiện. Thắt nút là sự kiện xảy ra báo hiệu một thay đổi chứa đựng những nguy cơ, dẫn đến sự kiện khác. Phát triển là chuỗi sự kiện xảy ra tiếp theo sau thắt nút cho đến đỉnh điểm. Đỉnh điểm (cao trào) là sự kiện đánh dấu mâu thuẫn gay gắt đến mức bùng nổ. Mở nút là sự giải quyết
95
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong truyện Tấm Cám, đoạn giới thiệu hoàn cảnh của Tấm là phần trình bày. Sự kiện Tấm lừa lấy giỏ tép của Tấm là thắt nút. Các sự kiện Tấm nuôi cá bống, bống bị giết, chôn xương cá... đều là sự phát triển. Tấm trở về với Vua là đỉnh điểm. Cám và mẹ chết là mở nút. Đây là mô hình truyện khép kín. Còn cốt truyện trong tác phẩm hiện đại không nhất thiết có đủ các thành phần và tuân theo trật tự cố định.
GV cũng có thể kết hợp cho HS nhận xét về lời kể trong truyện. Lời kể gồm kể, tả, đối thoại...
. Tích hợp văn hóa
Văn hóa để lại dấu ấn trong văn học một cách sâu đậm. Phần VHDG ở SGK Ngữ văn 10 là kho tàng lưu giữ đời sống tâm hồn dân tộc hết sức phong phú, đồng thời là kho tàng tri thức thuộc lĩnh vực đời sống tự nhiên, xã hội và con người. Con người Việt Nam trong VHDG là biểu hiện của văn hóa ứng xử kín đáo, thân tình. Nét nổi bật của văn hóa dân gian là tinh thần cộng đồng cao, lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử, không gian văn hóa của VHDG là sân đình, cây đa, bến nước, đường làng...
Tri thức văn hóa được tích lũy trong văn học dân gian là những yếu tố đậm giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Bức tranh đời sống với đủ các mặt tự nhiên, xã hội, con người hiện lên một cách phong phú sinh động. Vì thế, dạy truyện cổ tích không thể không tích hợp văn hóa.
Những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam chứa đầy trong truyện cổ tích Tấm Cám, đó là:
- Tục thờ cúng tổ tiên (Tấm về cúng giỗ cha). - Tục mời trầu (bà cụ hàng nước mời trầu nhà vua).
Nhờ miếng trầu têm cánh phượng mà nhà vua nhận ra người vợ đảm đang khéo léo của mình. Miếng trầu là hình ảnh quen thuộc trong đời sống
96
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
văn hóa gắn với phong tục hôn nhân. Nhận trầu và ăn trầu là nhận lời giao ước, kết đôi:
+Miếng trầu nên dâu nhà người. +Miếng trầu ăn ngọt như đường
Đã ăn lấy của phải thương lấy người.
Vì vậy, miếng trầu mang ý nghĩa giao duyên không thể không có mặt trong sự hội ngộ giữa nhà vua và Tấm.
- Trang phục của người phụ nữ Việt Nam xưa trong ngày thường và đi lễ hội (cái yếm đỏ và bộ đồ đi trẩy hội của Tấm).
- Hội hè đình đám đông vui (nhà vua mở hội tuyển người vào cung)