Nguyên tắc tích hợp trong dạy học Ngữ vă nở trƣờng THPT

Một phần của tài liệu dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo hướng tích hợp (Trang 43 - 124)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.2.Nguyên tắc tích hợp trong dạy học Ngữ vă nở trƣờng THPT

1.2.1. Khái niệm "tích hợp"

Các nhà nghiên cứu cho rằng:

" Tích hợp là sự phối kết hợp các tri thức thuộc một số môn học có những nét tương đồng vào một lĩnh vực chung, thường là quanh những chủ đề" [1,35].

" Tích hợp là sự phối hợp những tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, để chúng hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau, nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc" [2,25].

" Tích hợp (tức là phương pháp tích hợp trong dạy - học) chỉ quá trình

thống nhất các thành phần kiến thức, các kĩ năng thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau thành một chỉnh thể thống nhất" [28 ,21].

1.2.2. Tích hợp trong dạy học Ngữ văn

Tích hợp là một trong những điểm mới của phương pháp dạy học hiện đại. Đó là một vấn đề lớn không riêng gì của môn Ngữ văn, tuy nhiên môn Ngữ văn là một môn học có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện, bởi:

" Thứ nhất, bản chất văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Tiếng mẹ đẻ là chất liệu để xây dựng nên tác phẩm văn học. Muốn hiểu tác phẩm văn học không thể không thông qua ngôn từ.

Thứ hai, ba phân môn Văn, Tiếng Việt và Làm văn trong nhà trường sư phạm gắn bó với nhau, nằm trong cùng một khoa Ngữ văn, người giáo viên được đào tạo nhằm dạy cả ba phân môn này.

37

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Thứ ba, Nhiều nội dung của ba phân môn liên quan chặt chẽ với nhau, cả nội dung lẫn phương pháp tiếp cận. Chính vì thế, nếu tích hợp sẽ làm sáng tỏ cho nhau mà không trùng lặp, không mâu thuẫn, tiết kiệm được thời gian và thực hiện giảm tải trong dạy và học bộ môn này" [33, 132].

Quan điểm tích hợp được vận dụng vào chương trình Ngữ văn THPT là sự kế thừa và phát triển của chương trình Ngữ văn THCS và các phương hướng chỉ đạo giảng dạy bộ môn từ hàng chục năm nay theo yêu cầu kết hợp ba phân môn để tạo nên sức mạnh tổng hợp của bộ môn. Như các nhà biên soạn chương trình đã nhấn mạnh: "Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ

đạo, tổ chức nội dung chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy" [1, 35].

Quán triệt tư tưởng này, khi biên soạn SGK mới, các tác giả đã hợp nhất ba phần vào một chương trình chung, Làm văn kết hợp với kiểu văn bản ở phần đọc văn, lấy ngữ liệu ở phần đọc văn. Phần Tiếng Việt cũng lấy ngữ liệu ở phần văn, khai thác các hiện tượng ngôn ngữ để nâng cao năng lực đọc văn. Cũng theo quan điểm tích hợp thì các kiến thức đã học ở lớp dưới sẽ được bổ sung, hoàn thiện và nâng cao hơn ở các lớp trên.

Dùng tên gọi Ngữ văn thay thế cho các tên gọi trước đây như Văn học - Tiếng Việt - Làm văn, hoặc Tiếng Việt - Văn học. Với tên gọi này chương trình đã thể hiện rõ định hướng đi theo con đường giảng dạy tích hợp ba phân môn nói trên.

Cả ba phân môn cùng nhằm hình thành bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và hình thành cho học sinh năng lực phân tích, bình giá, cảm thụ văn học nghệ thuật một cách chủ động, tích cực. Trong đó đặc biệt chú ý tới sự hỗ trợ lẫn nhau giữa hai nhóm kĩ năng về tiếng Việt và kĩ năng về Văn học.

Tóm lại, tích hợp trong dạy học Ngữ văn không đơn thuần là sự "lắp

38

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chúng một cách nhuần nhuyễn. Có thể hiểu tích hợp là: "ba phân môn "hợp

nhất" lại, "hòa trộn" trong nhau, học cái này thông qua cái kia và ngược lại"

[33,7].

1.2.3. Các kiểu tích hợp trong môn Ngữ văn

1.2.3.1. Tích hợp theo từng thời điểm - tích hợp ngang

Tích hợp ngang là sự tích hợp trong một bài học, một tiết học. Nghĩa là từ một văn bản văn học, chúng ta khai thác, sử dụng những tri thức nào của Tiếng Việt, Làm văn để phục vụ có hiệu quả cho quá trình đọc hiểu văn bản văn học đó. Ngược lại, khi dạy học Tiếng Việt, Làm văn chúng ta sẽ chọn ngữ liệu nào trong văn bản văn học cho phù hợp với nội dung bài học, có sự liên kết giữa các phân môn để chúng có sự phối hợp, tác động qua lại và có sự hỗ trợ nhau.

Ví dụ: Khi dạy tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh trong SGK Ngữ văn 12 chúng ta có thể tích hợp như sau:

- Tích hợp với Tiếng Việt: Dùng kiến thức của tiếng Việt để phân tích

cách sử dụng từ ngữ chính xác, giàu giá trị biểu cảm, biểu đạt.

+ Trong phần tố cáo tội ác của thực dân Pháp, Người đã vạch ra tám tội ác về chính trị, sáu tội ác về kinh tế trong 80 năm đô hộ nước ta. Các tội ác lần lượt được liệt kê rất rạch ròi và kể ra bằng những lời lẽ đanh thép giống như một bản luận tội của quan tòa. Mỗi tội ác của thực dân Pháp đều được mở đầu bằng từ "chúng". Trong Tiếng Việt, đây là đại từ chỉ ngôi thứ ba số nhiều, có sắc thái ngữ nghĩa khinh bỉ, căm thù, chỉ mặt đặt tên.

+Trong mỗi câu văn còn chứa đựng bao nỗi căm ghét kẻ xâm lược và lòng thương xót các tầng lớp nhân dân của Bác Hồ. Bác kể lần lượt từ "dân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cày", "dân buôn", "các nhà tư sản", công nhân", và luôn dùng chữ "ta": "đất nước ta", "đồng bào ta", "nhân dân ta", "dân ta", "tư bản ta", "công nhân ta".

39

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nước, và cách sắp xếp thứ tự các giai cấp, các tầng lớp nhân dân trong bản tuyên ngôn đã chứng tỏ sự minh mẫn, tinh tế của Bác lúc bấy giờ. Văn nghị luận của Bác giàu tính biểu cảm là ở chỗ đó.

Có thể thấy, qua tiết đọc hiểu văn bản có thể kết hợp để học sinh luyện tập Tiếng Việt, qua Tiếng Việt có thể giúp học sinh hiểu sâu về văn bản văn học. Từ đó có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt (bài học tiếp theo phía sau).

- Tích hợp với Làm văn:

+ Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực (chính luận

là thể văn phân tích, bình luận các vấn đề về chính trị, xã hội đương thời). Nét đặc trưng của thể văn chính luận là viết ra để người ta tin theo mình. Bởi vậy những điều nói ra phải là những tư tưởng đúng đắn, những tình cảm cao cả, những sự thật không ai chối cãi được. Nội dung ấy được trình bày bằng lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng xác thực, và cả giọng văn thể hiện rõ tâm huyết của người viết (Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm chính luận và kĩ

năng viết văn nghị luận).

+ Tuyên Ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu mực nhưng lại giàu

sắc thái văn chương hình tượng. Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc (Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận).

Như vậy, qua văn bản văn học, HS hiểu thêm về cách hành văn nghị luận, nắm được kết cấu bài văn nghị luận, học tập cách lựa chọn và nêu luận điểm, cách lập luận... Điều đó sẽ giúp HS viết văn nghị luận tốt hơn đặc biệt là nghị luận xã hội. Có thể kiểm tra việc vận dụng kiến thức từ việc học tác phẩm văn chương bằng cách cho các em làm bài tập về nhà hoặc bài viết tại lớp về văn nghị luận, để HS có điều kiện thể hiện kiến thức tổng hợp của mình về cả ba phân môn. Qua đó đánh giá được kết quả lĩnh hội kiến thức và

40

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kĩ năng vận dụng kiến thức của HS, phát huy được tiềm năng sáng tạo, năng lực tổng hợp, và khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn.

Vận dụng nguyên tắc tích hợp vào dạy truyện cổ tích, chúng ta có thể sử dụng kiến thức các bài Làm văn: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu, Lập dàn

ý, Tóm tắt văn bản tự sự. Ngược lại từ văn bản truyện Tấm Cám giúp học sinh

học tập về xây dựng cốt truyện gồm 5 thành phần (trình bày - thắt nút - phát triển - đỉnh điểm - mở nút) và học tập về lời kể ngắn gọn, giản dị, giàu chất dân dã. Từ văn bản Tấm Cám có thể giúp học sinh luyện tập về nghĩa của từ, về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt...(Tiếng Việt).

1.2.3.2. Tích hợp theo từng vấn đề - Tích hợp dọc

Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩ năng mới với những kiến thức và kĩ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng trục (còn gọi là vòng tròn đồng tâm). Cụ thể là kiến thức, kĩ năng, bài học lớp học trước, cấp học trước được nhắc lại nhưng đào sâu hơn và nâng cao hơn. Nếu tích hợp ngang chú ý khai thác mối quan hệ giữa văn bản đang dạy với những vấn đề của phân môn khác (như từ văn bản đang học cần chú ý tới kiến thức nào, dùng kĩ năng, phương pháp nào của Làm văn, Tiếng Việt và ngược lại), thì tích hợp theo từng vấn đề tập trung khai thác sâu rộng về mối quan hệ giữa nội dung đang dạy với các nội dung đã dạy hoặc sẽ dạy ở hai phân môn còn lại hay chính phân môn đang dạy. Nghĩa là ôn cũ, lấy cũ để củng cố phát triển, nâng cao giúp HS hiểu sâu và nhìn vấn đề một cách có hệ thống. Hướng tích hợp theo từng vấn đề tôn trọng tính chuyên môn hóa, tính độc lập của mỗi phân môn. Kiến thức có sự kế thừa và phát triển, cái cũ đặt nền móng cho cái mới đang dạy, cái mới đang dạy chuẩn bị cho sự tiếp thu cái mới tiếp theo. Đây không phải một phương pháp dạy học mới, bởi từ trước tới nay, GV khi giảng dạy vẫn liên hệ giữa kiến thức cũ và mới, chỉ có điều việc đó còn diễn ra lẻ tẻ, chưa mang tính chất thường xuyên của người dạy và người học. Tích

41

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hợp dọc tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong việc đưa ra những vấn đề mang tính chất liên thông, tổng quát. Đồng thời giúp HS biết liên hệ kiến thức, rèn luyện tư duy khái quát, tổng hợp và có năng lực chiếm lĩnh tri thức một cách hệ thống từ cũ đến mới, từ cái đã biết đến cái chưa biết.

Trở lại ví dụ về bài Tuyên ngôn độc lập trong SGK Ngữ văn 12. Khi

dạy bài này, GV có thể tiến hành tích hợp theo chiều dọc như sau:

- Tích hợp với kiến thức đã học về tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Văn học sử cung cấp hệ thống khái niệm, tri thức văn học. Song những khái niệm, những tri thức này lại được khái quát lên từ những tác phẩm văn học cụ thể và rồi những tác phẩm văn học ấy lại minh họa, làm sáng tỏ những kiến thức khái quát đó.

- Tích hợp với những tác phẩm đã học, những áng văn bất hủ trong tiến trình phát triển lịch sử dân tộc (Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình ngô đại

cáo, Tuyên ngôn độc lập ). Dạy dọc theo hướng tích hợp là rèn luyện cho học

sinh luôn có thói quen biết liên hệ, so sánh, gắn kết nội dung tri thức của tác phẩm đang học với những tác phẩm khác có chung chủ đề, hoặc có một nét tương đồng nào đó.Thao tác này giúp HS có cái nhìn mở rộng, xuyên thấu và nắm kiến thức một cách tổng hợp, có hệ thống. Với bài Tuyên ngôn độc lập, GV cần tích hợp để HS thấy được từ thuở lập nước, dân tộc Việt Nam đã xây dựng cho mình một bản giá trị trong đó có lòng yêu nước thể hiện qua khí phách dân tộc. Khí phách dân tộc được thể hiện rõ ràng khi có ngoại xâm để giành quyền tự chủ - độc lập. Khí phách ấy được thể hiện ở những mốc son lịch sử chói lọi tiêu biểu cho các thời đại thể hiện qua những áng hùng văn bất hủ: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình ngô đại cáo, Tuyên ngôn độc lập... Từ chỗ đứng hôm nay, thời đại Hồ Chí Minh được mở đầu bằng Tuyên ngôn độc lập, chúng ta nhận rõ tinh hoa dân tộc được phát triển có nguyên nhân từ cội nguồn mà thế hệ ngày nay cần hiểu rõ để vun đắp cho vững vàng, kiên

42 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

định bản lĩnh và phát huy khí phách trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước thời mở cửa.

Vận dụngnguyên tắc tích hợp dọc vào dạy truyện cổ tích trong chương trình Ngữ văn 10, GV giúp HS nhớ lại những truyện cổ tích ở lớp 6, hệ thống hóa những tri thức về thể loại truyện cổ tích (khái niệm, phân loại, đặc điểm về cốt truyện, nhân vật, lời kể). Cốt truyện thường gồm 5 thành phần; nhân vật không mang tính cá thể mà mang tính đại diện cho một loại người nào đó

trong xã hội; lời kể gồm kể, tả, đối thoại...(Lí luận văn học)

1.2.3.3. Tích hợp văn hóa

Tích hợp văn hóa không phải là một nguyên tắc dạy học, mà là một phương pháp dạy học. Đây là một trong những phương pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy học Ngữ văn hiện nay.

Nếu như tích hợp là sự phối hợp những tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, để hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc thì văn hóa chính là một trong những tri thức "gần gũi", "có quan hệ mật thiết " với tác phẩm văn học, có trong tác phẩm văn học. Có thể giúp người học, người đọc, hiểu sâu, hiểu rõ hơn tác phẩm văn chương đồng thời củng cố và mở rộng hiểu biết về bản sắc văn hóa của dân tộc Việt nam. Chúng ta có thể tích hợp tri thức văn hóa trong giờ dạy học văn như tích hợp tri thức Tiếng Việt và Làm văn. Trong quá trình dạy học, người dạy có thể linh hoạt trong việc sử dụng những tri thức đó để hỗ trợ cho việc dạy học và nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh.Tuy nhiên, tri thức Tiếng Việt và Làm văn khi được tích hợp trong môn Ngữ văn thì nó là sự hợp nhất, hòa trộn trong nhau, học cái này thông qua cái kia và ngược lại. Tiếng Việt và Làm văn là phân môn của môn Ngữ văn, là tri thức không thể thiếu của môn Ngữ văn. Còn tri thức văn hóa là tri thức có thể linh hoạt sử dụng trong mỗi giờ học văn, không nhất

43

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thiết giờ học nào cũng phải có sự tích hợp văn hóa. Đặc biệt, tích hợp văn hóa nhưng vẫn tôn trọng không làm mất đi nét đặc thù của môn học, vẫn là một giờ dạy học văn chứ không phải một giờ dạy văn hóa. Văn hóa chỉ là một nội dung được tích hợp vào trong bài học một cách tự nhiên và hòa đồng với các đơn vị kiến thức trong bài học.

Những tri thức văn hóa được tích lũy trong VHDG là những yếu tố đậm giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Là bức tranh đời sống với đủ các mặt tự nhiên xã hội, con người hiện lên một cách phong phú, sinh động. Tri thức văn hóa dân gian là mạch nguồn nuôi dưỡng văn học dân gian.Tích hợp văn

Một phần của tài liệu dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo hướng tích hợp (Trang 43 - 124)