1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo hướng giao tiếp

69 1,7K 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 9,51 MB

Nội dung

Trang 1

MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài

Phần tiếng Việt nhằm mục đích cuối cùng là rèn cho học sinh sử dụng đúng, hay tiếng Việt vào hoạt động giao tiếp trong đời sống Tiếng Việt cung cấp cho học sinh những tri thức về ngôn ngữ như các lớp từ vựng, các quy tắc sử dụng ngôn ngữ vào trong hoạt động giao tiếp Chính nhờ những tri thức này mà học sinh mới biết cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp với nội dung cần

trình bày Có thể nói dạy tiếng Việt là dạy cho học sinh cách sử dụng phương

tiện cần thiết để thực hiện quá trình giao tiếp Mặt khác phần này còn giúp

cho học sinh tiếp nhận và diễn đạt những kiến thức khoa học trong nhà

trường Dạy tiếng Việt ở trường phố thông hiện nay gặp rất nhiều khó khăn Có một thời gian dài người giáo viên dạy tiếng Việt cho học sinh quá thiên về tri thức lí thuyết một cách máy móc mà quên rằng tất cả những tri thức lí thuyết ấy cần được vận dụng trong đời sống thực tế Mặt khác chương trình cũng không chú ý đến nhu cầu, thị hiếu của học sinh cho nên đa số nội dung của các bài tiếng Việt giáo viên đưa ra không gắn với đời sống thực tế mà gắn với tác phẩm văn chương Người dạy chưa tìm hiểu xem học sinh có nhu cầu

bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình không? Chính điều này đã làm cho học

sinh trở nên thụ động, hạn chế khả năng giao tiếp, đồng thời gây cho học sinh cảm giác nhàm chán, không thích học tiếng Việt

Từ trước đến nay người ta bàn rất nhiều về phương pháp dạy tiếng Việt ở trường phô thông: phương pháp giao tiếp, phương pháp vận động, phương

pháp tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh Trong đó người ta đặc

Trang 2

phái biết ứng dụng vào các hoạt động giao tiếp trong đời sống thực tế Vì vậy kể từ khi quan điểm giao tiếp được đưa vào phương pháp dạy học thì kết qua dạy tiếng Việt đã đạt được những bước tiến đáng ké so với trước đó

Chúng tôi nhận thấy rằng giao tiếp đóng một vai trò quan trọng trong việc dạy và học tiếng Việt Giao tiếp sẽ phát huy được khả năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh, phát huy tư duy sáng tạo đồng thời tạo hứng thú cho học sinh trong các giờ học tiếng Việt Chúng tôi suy nghĩ rằng đổi mới phương pháp dạy học tiếng Việt đang là vấn đề cần thiết Hiện nay chúng tôi đã khẳng định tính ưu việt của phương pháp giao tiếp trong dạy học tiếng Việt nhưng việc dạy và học tiếng Việt ở trường phổ thông hãy còn hạn chế Phần lớn giáo viên đều nhận thấy được tầm quan trọng của việc dạy tiếng Việt theo hướng giao tiếp nhưng lại không nắm được lí thuyết về giao tiếp, chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng, hiệu quả của phương pháp này, đặc biệt là trong dạy học tiếng Việt Điều này đã làm hạn chế rất nhiều đến kết quả dạy

và học tiếng Việt

Như vậy qua những vấn đề nêu trên, cá nhân tôi là một sinh viên sư phạm

Ngữ văn sắp ra trường đã nhận ra vai trò, sự cần thiết của việc vận dụng

hướng giao tiếp vào dạy từng bài cụ thể của môn Ngữ văn THPT Cùng với

những vấn đề khoa học và thực tiễn nói trên, nBười viết chọn để tài “Dạy học

bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong SGK Ngữ văn 10 theo hướng giao tiếp” với mong muốn sẽ góp một phần nào vào quá trình đổi mới phương

pháp dạy học và phố biến nó một cách sâu rộng hơn nữa, đem lại hiệu quả cao

cho các bài phong cách nói riêng và phần tiếng Việt nói chung 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trang 3

chính sách mới ra đời, nó phải được thực tiễn chứng minh Quan điểm dạy học theo hướng giao tiếp cũng khơng nằm ngồi quy luật đó, bởi nó là một quan điểm mới ra đời trong giai đoạn đổi mới giáo dục nên nó nhận được rất nhiều sự quan tâm Trong số các tác giả nghiên cứu về dạy học tiếng Việt theo hướng giao tiếp thì có tác giả quan tâm về mặt phương tiện (phương pháp dạy

của giáo viên) cũng có tác giả quan tâm về mặt mục đích của việc dạy tiếng

Việt theo hướng giao tiếp

Trong sách “Những thủ thuật trong dạy học - các chiến lược nghiên cứu và lí thuyết về dạy học dành cho các giảng viên Đại học và Cao đẳng” Wilbrt J.Mckeachie đã dựa trên quan điểm thực tiễn của phương pháp dạy học hiện nay mà cho rằng “Theo chương trình dạy tiếng Pháp, phải dựa trên việc thực hành ngôn ngữ trong và ngoài lớp học tiếng Pháp, học sinh phải luôn luôn

được đặt vào tình huống giao tiếp” Ở một đoạn khác, tác giả đặc biệt nhắn mạnh “Cơ bản là phải đặt học sinh trong một tình huống giao tiếp làm sản

sinh hoặc thông hiểu lời nói” Điều đó có nghiã là việc dạy học theo hướng

giao tiếp được áp dụng rộng rãi ở nhiều môn học Để có thê hướng quá trình dạy học vào hoạt động giao tiếp thì người giáo viên cần thiết phải tạo ra những tình huống có vấn đề để học sinh tham gia vào hoạt động giao tiếp tình huống là một điều kiện quan trọng đề sản sinh ra hoạt động giao tiếp, không có tình huống thi học sinh không thẻ giao tiếp Đây là nhận định có ý nghĩa quan trọng để người giáo viên có thể tô chức quá trình dạy học tiếng

Việt đạt hiệu quả cao

Trong cuốn “Phương pháp dạy học tiếng Việt”, các tác giả Lê A,

Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán đã đưa ra một số phương pháp dạy học

Trang 4

hướng dẫn học sinh vận dụng lí thuyết được học vào thực hiện các nhiệm vụ

của quá trình giao tiếp, có chú ý đến đặc điểm và các nhân tổ tham gia vào hoạt động giao tiếp” [1, 69-70] Đặc biệt các tác giả còn nhắn mạnh “Phương pháp này có thê được áp dụng khi dạy học từ ngữ, câu, phong cách và đặc biệt là trong các bài học thuộc phân môn tiếng Việt” Từ những ý kiến trên, ta thấy rằng các tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của phương pháp giao tiếp Phương pháp này có thể giúp cho học sinh vận dụng được những lí thuyết đã học để thực hành các văn bản trong quá trình giao tiếp Phương pháp giao tiếp là phương pháp có vai trò rất lớn và đang được sử dụng rộng rãi trong dạy học tiếng Việt Khi vận dụng phương pháp này trong dạy học tiếng Việt thì người giáo viên cần chú ý đến hai mặt chủ yếu là phải giúp học sinh vận dụng được các lí thuyết giao tiếp và ý thức được các nhân tố giao tiếp

Hai tác giả Phan Phương Dung và Đặng Kim Nga trong cuốn “Hoạt

động giao tiếp với dạy học tiếng Việt ở tiểu học” đã đề cập một cách sâu sắc về quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt ở tiểu học Bên cạnh việc

cung cấp những kiến thức cơ bản về giao tiếp và hoạt động giao tiếp, hai tác giả còn chỉ ra sự chỉ phối của quan điểm giao tiếp với nội dung và việc tổ

chức dạy học tiếng Việt ở tiểu học Trong đó tài liệu đã chỉ rõ: “Irong dạy học tiếng Việt ở tiểu học, giao tiếp vừa là cách thức vừa là mục đích học tập

Thông qua giao tiếp và bằng con đường giao tiếp trong các tình huống nói năng gần với hiện thực, học sinh thường xuyên luyện tập sử dụng lời nói, từ đó kĩ năng giao tiếp của các em được hình thành một cách toàn điện và bền vững” Mặc dù tài liệu chủ yếu nghiên cứu phương pháp dạy học tiếng Việt tiểu học nhưng cũng góp phần định hướng cho việc xây dựng cơ sở lí luận của

đề tài

Trang 5

Nguyễn Trí, Lê A, Nguyễn Phương Nga đã đi sâu nghiên cứu các nội dung như: giao tiếp và hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, những cơ sở của quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt Các tác giả đã nhấn mạnh: “Quan điểm giao tiếp là quan điểm cơ bán nhất trong việc tổ chức dạy học tiếng việt ở trường phố thông Quan điểm này chi phối toàn bộ chương trình dạy học từ việc lựa chọn nội dung, phương pháp đến hình thức dạy học” [13, 11] Tài liệu đã cung cấp cho chúng tôi những tiền dé lí thuyết quan trọng để nghiên cứu dé tai này

Ở SGV Ngữ văn 10 - tập 1, người viết sách cũng đưa ra những định hướng, gợi ý về mặt phương pháp giảng dạy cho giáo viên Mặc dù SGV chưa chỉ rõ giao tiếp như thế nào nhưng nguyên tắc giao tiếp đã được quán triệt một cách rõ ràng khi dạy từng phân môn

Tóm lại giao tiếp chính là một quan điểm dạy học hiện đại Và có rất

nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu về quan điểm này, quán triệt nó trong việc xây dựng nội dung chương trình và SGK Nhưng những tài liệu ở trên chỉ mang tính chất định hướng khái quát Còn nghiên cứu về từng bài dạy cụ thể của môn Ngữ văn theo hướng giao tiếp thì vẫn chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu Vì vậy người viết quyết định tìm hiểu đề tài “ Dạy học bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong SGK Ngữ văn 10 theo hướng giao tiếp” với hi vọng sẽ đóng góp một phần nào đó vào việc nghiên cứu, áp dụng hướng giao tiếp vào bài dạy nói trên, từ đó nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt nói riêng và Ngữ văn nói chung

3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài nói trên, chúng tôi nhằm các mục đích cụ thể như sau:

Trang 6

- Đưa việc dạy học theo hướng giao tiếp đến gần hơn nữa với giáo viên

và học sinh

- Nhằm triển khai việc đạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh họat” theo hướng giao tiếp có hiệu quả hơn, góp phần nâng chất lượng bài học nói riêng và tiếng Việt nói chung

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Khi thực hiện đề tài này, người viết đi vào nhiệm vụ cụ thể sau:

- Hệ thống hoá các tài liệu nghiên cứu đề kế thừa, vận dụng giải quyết

vấn đề

- Xác định được cụ thể cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

- Trình bày những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ sinh hoạt

- Áp dụng hướng giao tiếp vào việc day hoc đặc biệt ở bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”

- Tổ chức thực nghiệm bằng việc thiết kế giáo án bài “Phong cách ngôn

ngữ sinh hoạt” thê hiện rõ hướng giao tiếp 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” trong SGK Ngữ văn 10 tap 1 5.2 Phạm vỉ nghiên cứu

Trong khuôn khổ của một khố luận, chúng tơi chỉ đi vào nghiên cứu

vấn đề áp dụng hướng giao tiếp trong việc dạy bài “Phong cách ngôn ngữ sinh

hoạt” ở SGK Ngữ văn 10 6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp thống kê

Phương pháp này được sử dụng để phân loại và phân tích kết quả khảo

Trang 7

Phương pháp này nhằm hệ thống hoá các tri thức lí thuyết về giao tiếp, về ngôn ngữ sinh hoạt dưới góc độ ngôn ngữ học trong SGK Ngữ văn 10

6.3 Phương pháp so sánh đối chiếu

Phương pháp sử dụng để so sánh khi phân tích các nhân tố của ngôn

ngữ sinh hoạt khi tiến hành thiết kế thực nghiệm

6.4 Phương pháp thực nghiệm

Phương pháp này nhằm tổ chức thực nghiệm để kiểm chứng tính khả

thi của thiết kế, từ đó rút ra kết luận chung

7 Đóng góp của khoá luận

Khoá luận đóng góp một phần nhỏ bé vào việc đối mới phương pháp

dạy học tiếng Việt hiện nay trong nhà trường THPT 8 Bố cục của khoá luận

Trang 8

NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN CÚA VIỆC

DAY HOC TIENG VIET THEO HƯỚNG GIAO TIẾP

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Lý thuyết hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

1.1.1.1 Giao tiếp là gì?

Sống trong xã hội, con người không chỉ có quan hệ với thế giới sự vật, hiện tượng bằng hoạt động có đối tượng mà còn có quan hệ giữa con người vời con người, giữa con người với xã hội - đó là quan hệ giao tiếp

Có thể hiểu một cách giản dị rằng: Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ người này sang người khác, với một mục đích nhất định nào đó

Sự giao tiếp được thể hiện giữa hai hoặc hơn hai người với nhau trong một bối cảnh nhất định và bằng một phương tiện giao tiếp chung

Các kết quả nghiên cứu về sinh lý học và tâm lý học cho thấy rằng: Ở con người, nhu cầu giao tiếp dường như mang tính bẩm sinh Khi giao tiếp, người ta

trao đổi tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, sự hiểu biết với nhau và tác động đến nhau

PChính nhờ thế mà con người mới tập hợp với nhau thành cộng đồng xã hội, các tổ chức và các hoạt động của xã hội, những tư tưởng và trí tuệ của người này, thế hệ này mới truyền tới người khác thế hệ khác được

Các nhà nghiên cứu cho tới nay đã xây dựng rất nhiều định nghĩa về sự giao tiếp Mỗi tác giả, tùy theo phạm trù nghiên cứu của mình (y học, tâm lí học,

xã hội học, tổ chức kinh doanh) đã định nghiã sự giao tiếp và làm nỗi bật khía

cạnh nào đó của vấn đề:

Trang 9

phát tin mã hóa một số tín hiệu, người tiếp nhận giải mã, một bên truyền một ý

nghĩ nhất định, để bên kia hiểu được”

2 Diệp Quang Ban, Đinh Trọng Lạc (1991) định nghĩa: “Sự giao tiếp là sự tiếp xúc với nhau giữa cá thể này với cá thể khác trong một cộng đồng xã hội Cộng đồng không có giao tiếp chỉ là một quần thể không có tính chất xã hội Loài động vật cũng có thể làm thành những xã hội vì chúng sống, có giao tiếp

với nhau, như xã hội loài ong, xã hội loài kiến ”

3 Laswell (dẫn theo Gruere) đã xác định: “Giao tiếp nói theo nghĩa hẹp là truyền đi một thông điệp, nhưng tới nay được hiểu là sự làm cho hai con người cùng chấp nhận một cái gì là chung nhờ một quá trình hai chiều”

4 Nhà nghiên cứu về sự giao tiếp ở trẻ em Perdonia (1963) đã định nghĩa giao tiếp gắn liền với khái niệm “thông tin” Ông viết: “Giao tiếp là xác lập mối quan hệ thông tin và tương hỗ giữa hai cá nhân hoặc giữa một cá nhân với một nhóm người Ở đây cần tránh sự hiểu lập lờ do sự định nghĩa đơn giản từ “thông tin”, không sử dụng từ này với ý nghĩa thông dụng trong báo chí, tức là thông báo về một biến có xảy ra ở đâu đó Thông tin là sự biểu hiện cảm nhận được của một chức năng cao cấp nhất của con người, là sự biểu hiện ý tưởng”

Đối với các nhà tâm lý học ứng dụng, sự giao tiếp được xem là một tập hợp các quá trình nhằm truyền đạt và tri giác các thái độ, các niềm tin và các ý định,

dựa vào bộ máy sinh học - tâm lý chung của loài người, làm sao để cho các bên

đối thoại hiểu được nhau và đạt được các mục tiêu giao tiếp

Đối với các nhà tâm lý học nhân cách, giao tiếp là quá trình tác động qua lại giữa người với người, thông qua sự tiếp xúc tâm lí thể hiện và các quan hệ liên

nhân cách được cụ thể hóa

[9, 65]

Như vậy có thé thấy các định nghĩa nêu trên đều đã:

- Nêu bật được các đặc tính của giao tiếp

Trang 10

- Nêu rõ được các cấp độ của giao tiếp

Trong giao tiếp, con người không chỉ nhận thức được người khác, nhận thức được các quan hệ xã hội mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự

đối chiếu, so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản

thân mình như là một nhân cách, để hình thành năng lực tự ý thức

Ở khoá luận này, chúng tôi sử dụng quan niệm của Nguyễn Quang Uan trong cuốn “Tâm ly hoc dai cương” NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996 - một quan niệm phản ánh được phương diện cốt lõi của giao tiếp ngôn ngữ Đó là: “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau Hay nói khác đi, giao tiếp là xác lập và vận hành các quan hệ người - người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể

khác” [14, 35]

1.1.1.2 Các nhân tô trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Trong quá trình giao tiếp, có nhiều nhân tố tham gia và ảnh hưởng đến các phương diện của hoạt động giao tiếp Những nhân tô này vừa góp phần thực hiện hoạt động vừa ảnh hưởng chỉ phối đến hoạt động Đó là các nhân tố: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp

a Nhân vật giao tiếp

- Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào cuộc giao tiếp gồm người nói và người nghe

- Nhân vật giao tiếp có các đặc điểm sau:

Trang 11

Trong một cuộc giao tiếp, người nói luôn luôn là một còn người nghe có thể là một hoặc một số Giữa người nói và người nghe cùng tác động ràng buộc vào nhau và cùng hướng tới hiện thực được nói đến

Trong quá trình giao tiếp có sự đôi vai giữa người nói và người nghe (luân phiên nhau)

b Nội đung giao tiếp

Là những sự vật, sự việc, hiện tượng mà cả người nói và người nghe đều hướng đến trong giao tiếp, người nói hướng tới để truyền đạt thông tin, người nghe hướng tới để nhận tin

c Hoàn cảnh giao tiếp

Là những điều kiện không gian, thời gian trong đó xảy ra cuộc giao tiếp Hoàn cảnh giao tiếp là một nhân tố hết sức phức tạp bởi ngoài điều kiện không gian, thời gian ra còn bao gồm những điều kiện về mặt lịch sử, địa lí, dân tộc; phức tạp vì trong hoàn cảnh giao tiếp còn có hoàn cảnh khách quan và chủ quan

Các nhân tố trong hoàn cảnh giao tiếp luôn chỉ phối các hoạt động giao tiếp: từ việc lựa chọn nội dung đến cách thức thể hiện và cả những nghi thức trong giao tiếp

d Mục đích giao tiếp

Là đích cuối cùng của cuộc giao tiếp (cái hướng tới) Theo như khái niệm về mục đích giao tiếp gồm hai phương diện: phương diện nhận thức và phương điện hành động (từ sự nhận thức, người nghe có hành động hoặc ứng xử với hiện thực được nói tới) Hai phương diện này luôn luôn tồn tại trong một cuộc giao

tiếp, có cái hành động là chính, có cái giao tiếp là chính Bắt kì một cuộc giao

tiếp nào cũng đều có mục đích nhất định

Mục đích thông tin, thông báo: giao tiếp truyền đạt thông tin làm cho người nghe nhận được thông tin (hướng vào nhận thức) Đa số các cuộc giao tiếp

Trang 12

Mục đích tạo lập quan hệ: chủ yếu để tạo mối quan hệ giữa người nói với người nghe Mục đích này bao gồm cả sự làm quen

Mục đích bộc lộ hay biểu hiện: giao tiếp để bộc lộ những điều chất chứa

trong lòng mà chưa bao giờ được nói ra

Mục đích giải trí: giao tiếp cũng chính là một hình thức giải trí để bớt đi

nỗi vất vả, nhọc nhẳn

Có nhiều loại mục đích tùy theo từng loại, từng cuộc giao tiếp mà có những mục đích khác nhau Nhưng cuộc giao tiếp nào cũng có mục đích “ không có lời nói nào đơn thuần là lời nói” (một nhà văn Nga)

Có thể nói bốn nhân tố trên đây đóng vai trò làm tiền đề cho giao tiếp, nếu không có một trong bốn nhân tố này thì không thể có giao tiếp

e Phương tiện và cách thức giao tiếp

Phương tiện giao tiếp là các phương tiện được sử dụng trong cuộc giao tiếp, có thể là ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ Ngôn ngữ (nói, viết) được xem là phương tiện giao tiếp tối ưu nhất Tuy nhiên, để cuộc giao tiếp đạt hiệu quả tốt nhất cần phải chú ý tới cả các phương tiện phi ngôn ngữ như: cử chỉ, nét mặt, điệu bộ đặc biệt ngày nay, để thuận tiện và đạt hiệu quá cao trong giao tiếp con người sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng vào giao tiếp Vì vậy trong quá trình giao tiếp, người tham gia giao tiếp phải tính đến những ảnh hưởng tích cực cũng

như tiêu cực của các nhân tố này

Cách thức giao tiếp là cách sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp Trong hoàn cảnh giao tiếp khác nhau ta có cách thức giao tiếp khác nhau

Tóm lại hoạt động tạo lập văn bản để giao tiếp bị chỉ phối bởi các nhân tố kể trên Các nhân tô đó không chỉ chỉ phối việc tạo lập văn bản ở người nói/

Trang 13

nhân tô tham gia hoạt động giao tiếp với việc sử đụng ngôn ngữ Có như vậy việc tạo lập và lĩnh hội văn bản mới hiệu quả

1.1.1.3 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

a Khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Là hoạt động của người nói đùng ngôn ngữ đẻ truyền đạt cho người nghe những nhận thức tư tưởng, thái độ, tình cảm của mình về thực tế khách quan nào đó làm cho người nghe cũng có nhận thức tư tướng, thái độ tình cảm như người

nói về hiện thực khách quan đó, để từ đấy người nghe có được hành động

hoặc ý định hành động đối với hiện thực khách quan đó như người nói mong

muốn

b Lí thuyết hoạt động giao tiếp

Trong giao tiếp hàng ngày, giao tiếp miệng cũng như giao tiếp viết, chúng ta có thé tạo ra những sản phẩm ngôn ngữ với dung lượng lớn nhỏ hay với kích thước ngắn đài tuỳ ý nhưng không thể nhỏ hơn một câu Điều đó gây lên ấn tượng rằng, dường như trong giao tiếp, chúng ta chỉ cần tạo ra một câu là đủ Nhưng thực tế không phải như vậy Lời nói của chúng ta ít khi là một câu, thường đó là một chuỗi câu, một văn bản Chúng ta thể hiện tư tưởng của mình, ý nghĩ của mình và trao đổi với người khác phổ biến dưới đạng văn bán Có thể nói rằng văn bản là đơn vị giao tiếp cơ bản nhất của ngôn ngữ Hơn nữa, không có nhu cầu giao tiếp thì không ai lại nói và viết thành văn bán Như vậy, rõ ràng tiếng Việt có quan hệ mật thiết với lí thuyết giao tiếp ngôn ngữ Nội dung của lí thuyết này có thể tóm tắt trong một số luận điểm sau:

Trang 14

được đầy đủ các thông điệp được người phát gửi đến Nhiều ý nghĩa thông báo

của hoạt động giao tiếp ngôn ngữ ân đi mà chỉ còn sự tác động đến người nhận về tư tưởng, tình cảm, hành động

Thứ hai mã hoá đúng quy tắc ngôn ngữ là điều kiện cần thiết để đạt đến

mục đích giao tiếp Các đơn vị ngôn ngữ được hình thành bởi những quy tắc từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa Hoạt động giao tiếp ngôn ngữ không phải nhằm chuyển tải các quy tắc đó (trừ khi quy tắc ngôn ngữ là nội dung giao tiếp) Một giao tiếp ngôn ngữ thông thường chỉ thật sự thành công khi cả người phát và người nhận đều lĩnh hội thông điệp theo cùng một nội dung Sử dụng đúng quy tắc ngôn ngữ là điều kiện căn bản để chuyển tải đúng nội dung giao tiếp mà người phát mong muốn

Thứ ba, hiệu quả giao tiếp ngôn ngữ tỉ lệ thuận với sự hiểu biết về đối tượng giao tiếp Đối tượng giao tiếp trong thực tế rất đa dạng, có thể là một hoặc nhiều người Có người chủ động hào hứng lại có người bị động khiên cưỡng Nếu người nói đón được thị hiếu, sở thích của người nghe thì sẽ chủ động lựa chọn nội dung nói, cách nói phù hợp làm cho người nghe thấy dễ hiểu hơn Hiểu

biết về đối tượng giao tiếp gồm nhiều mặt: tâm lí lứa tuổi, giới tính, sở thích,

nghề nghiệp, vị trí xã hội Sự hiểu biết về đối tượng giao tiếp càng kĩ lưỡng bao nhiêu thì hiệu quả giao tiếp cũng theo đó mà tăng lên bấy nhiêu Thực tế chứng minh rang các đối tượng giao tiếp khác nhau sẽ quan tâm đến nội dung giao tiếp khác nhau theo những yêu cầu và mức độ khác nhau và họ cũng đòi hỏi cách

thức điễn đạt khác nhau

c Li thuyết ngôn ngữ học văn bản

Để hiểu rõ hơn vì sao ngôn ngữ học văn bản lại được coi là một tiền đề lí thuyết quan trọng của việc dạy học tiếng Việt, chúng ta hãy xem xét quá trình giao tiếp bằng văn bản diễn ra như thế nào Chúng ta có thể hình dung sơ đồ của

việc giao tiếp sẽ diễn ra như sau:

Nội dung |Mã hoá Văn bản Giải mã Nội dung

thong bao A thong bao A’

Xây dựng Phân tích t

Trang 15

Người phát, khi đã chuẩn bị được nội đung sẽ tìm cách truyền nội dung đó tới cho người nhận Nội dung ở đây được hiểu là sự phản ánh một thực tế nào đó

về thế giới được người phát nhận thức Vì vậy nội dung vừa mang tính khách

quan (phản ánh thực tế), vừa mang tính chủ quan (nhận thức của cá nhân) Vì nội dung thông báo là sự phản ánh hiện thực vào ý thức của người phát cho nên nó thuộc hệ thống tỉnh thần, tồn tại một cách trừu tượng và gắn liền với cơ quan đã sản sinh ra nó là bộ não

Để thực hiện giao tiếp, người phát phải tìm cách truyền đi nội dung trừu tượng ấy đến người nhận Làm được việc đó, người phát buộc phải chuyển nội dung thông báo thành một hệ thống thể chất cụ thể Chỉ thông qua hệ thống tín

hiệu có tính thể chất, người nhận mới nắm được nội dung người phát thông báo

Hệ thống đó chính là ngôn ngữ

Quá trình chuyển nội dung thông báo thuộc hệ thống tỉnh thần sang hệ thống ngôn ngữ có tính vật chất được gọi là quá trình mã hoá nội dung Để có thể giao tiếp được, nội dung thông báo trừu tượng phải được chuyển thành hệ thống các tín hiệu ngôn ngữ Sự mã hố này khơng thể tiến hành bằng một từ

hoặc một câu mà thường bằng một văn bản Vì vậy muốn thực hiện giao tiếp, nội

dung thông báo cần được mã hoá thành văn bản Quá trình này được gọi là quá trình xây dựng văn bản

Về phía người nhận, quá trình giao tiếp lại bắt đầu từ việc tiếp nhận văn

bản đã được mã hoá Khi tiếp xúc với văn bản dưới dạng một chuỗi kí hiệu,

Trang 16

Như vậy quá trình giao tiếp xác lập khi có người phát tin truyền đi một nội dung thông báo nhất định đến người nhận tin nhằm một mục đích nào đó Ở đây người phát tin và người nhận tin đều có quan hệ chặt chẽ với văn bản Hiệu quả của việc giao tiếp - người phát có trình bày đúng, đầy đủ ý định của mình hay không, có đạt được mục đích đề ra hay không và người nhận có hiểu chính xác, hiểu mọi khía cạnh của nội dung thông báo hay không gắn liền với việc xây dựng và luận giải văn bản

Ngôn ngữ học văn bản nghiên cứu rất nhiều vấn đề về văn bản từ nội dung - ngữ nghĩa đến hình thức - kết cấu Văn bản được xem dưới hai góc độ: tĩnh và động Ở dạng tĩnh, các nhà nghiên cứu đã tìm ra những mô hình, sơ đồ, công thức của văn bản Ở dạng động, văn bản lại được xem xét ở các mặt, từ hành vi lập ý xét về mặt nội dung, hành vi xây dựng kết cấu xét về mặt cấu tạo, đến hành vi tác động xét về mặt dụng học Rõ ràng với một nội dung nghiên cứu như vậy, ngôn ngữ học văn bản đã góp phần đắc lực cho việc đề xuất những nội dung lí thuyết và đặt ra những kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh trong môn tiếng Việt trong nhà trường

1.1.2 Nguyén tic giao tiếp và dạy học tiếng Việt theo hướng giao tiếp 1.1.2.1 Khái niệm nguyên tắc giao tiếp

Nguyên tắc giao tiếp là hệ thống những quan điểm chỉ đạo, định hướng thái độ, hành vi ứng xử đồng thời chỉ đạo việc lựa chọn các phương pháp, phương tiện giao tiếp của cá nhân Nguyên tắc giao tiếp mạng tính bền vững và tương đối ồn định Nguyên tắc giao tiếp được hình thành từ thói quen và từ vốn sống kinh nghiệm cá nhân và được rèn luyện trong thực tế

1.1.2.2 Dạy học tiếng Việt theo hướng giao tiếp

Giao tiếp là hoạt động thường ngày không thể thiếu được trong sinh hoạt hàng ngày của con người Thông qua giao tiếp, con người mới hiểu và thông cảm nhau, cùng nhau thống nhất hành động và ý chí Vả lại, chỉ có trong giao

Trang 17

Nói một cách khác, chỉ có quan sát ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp, chỉ có trực tiếp sử dụng ngôn ngữ vào giao tiếp, các em học sinh mới có dịp quan

sát, phát hiện và chiếm lĩnh được các tri thức và hình thành kĩ năng sử dụng

tiếng Việt

Trong quá trình tổ chức dạy học tiếng Việt theo nguyên tắc giao tiếp, cần phải thực hiện một số yêu cầu sau:

- Đặt các đơn vị của hệ thống tiếng Việt vào hệ thống hành chức của nó Từ là

đơn vị có sẵn, mỗi từ có thể có nhiều nghĩa và nghĩa của nó rất trừu tượng khái

quát Từ được sử dụng trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định sẽ mắt đi tính đa

nghĩa trong đại đa số các trường hợp nhưng bù vào đó, các sắc thái phong cách, sắc thái tình cảm lại được thể hiện cụ thể hơn Các đơn vị ngữ chính phụ, câu cũng có đặc điểm tương tự như vậy Bởi vậy, không thể học dạy từ, câu và các đơn vị khác một cách biệt lập mà phải quan sát chúng trong các đơn vị lớn hon, trong lời nói sinh động của giao tiếp

- Tổ chức cho học sinh sử dụng các ngôn ngữ vào hoạt động giao tiếp Hoạt động giao tiếp vừa là mục đích vừa là phương tiện của quá trình dạy học tiếng Việt Học tiếng Việt, học sinh không phải chỉ nghiên cứu, phát hiện ra các đặc

điểm của nó mà chủ yếu là phải biết sử dụng nó với tư cách là một phương tiện

giao tiếp và tư duy Như vậy, giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh được hoạt động nói năng trong giờ tiếng Việt Muốn đạt được yêu cầu này, cần phải tạo ra bằng được các tình huống giao tiếp phù hợp để kích thích học sinh, tạo động cơ về giao tiếp cho học sinh

Trang 18

1.1.3 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt dưới sự nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học

1.1.3.1 Khái niệm phong cách

Khái niệm phong cách được dùng khá phô biến và được hiểu là những biểu hiện của hành vi hay hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần thành một thói

quen, có khả năng phân biệt với những hành vi, hoạt động khác ở cá nhân này hay cá nhân khác [11, 145]

1.1.3.2 Khải niệm phong cách ngôn ngữ

Khái niệm phong cách ngôn ngữ chỉ những dấu hiệu hành vi và hoạt động ngôn ngữ thể hiện ở cách lựa chọn và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ có màu sắc riêng (biến thể ngôn ngữ) được lặp đi lặp lại ở một cá nhân, môi trường giao tiếp và một cộng đồng ngôn ngữ, có khả năng phân biệt ngôn ngữ của cá nhân này với ngôn ngữ của cá nhân khác, môi trường này với môi trường khác và ngôn ngữ này với ngôn ngữ khác [11, 145]

1.1.3.3 Khái niệm “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”

Ngôn ngữ được coi là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người Cũng vì vậy khi phân chia các phong cách chức năng ngôn ngữ, các nhà khoa học đã không quên chức năng này Bởi thế mà phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách luôn được các nhà nghiên cứu đề cập tới Có thể nói phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi và phố biến nhất

Trang 19

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày được chia ra làm hai kiểu nhỏ là là phong cách sinh hoạt hàng ngày tự nhiên và phong cách sinh hoạt văn hóa Khác ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày tự nhiên (tự nhiên, thoải mái) ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày văn hóa, được trình bày do yêu cầu xã hội có trình độ văn hóa cao, được dùng trong hoàn cảnh nghỉ thức, trong tình thế “vai bằng nhau” và “vai không bằng nhau” của người tham gia giao tiếp Đối với kiểu ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày văn hóa, người giao tiếp phải tuân theo những quy tắc xã hội Vì vậy, ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày chủ yếu được dùng trong kiểu ngôn ngữ viết và nói nghệ thuật)

Ngôn ngữ được sử dụng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tồn tại cả hai dạng nói và viết trong đó dạng nói là chủ yếu Tôn tại đưới dạng nói là những lời trò chuyện, tâm sự, thăm hỏi, đánh giá tồn tại dưới dạng viết là những dòng thư, tin nhắn, những dòng lưu niệm, nhật kí

Giống như phong cách chức năng ngôn ngữ, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt mang những chức năng riêng như: chức năng giao tiếp lí trí (cụ thể là trao đổi thông tin, tình cảm), chức năng cảm xúc và chức năng tạo tiếp (biểu hiện chú ý của người nói đến sự hiện diện của người thứ hai) Khi xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng có nhiều nhu cầu trao đổi với nhau về những van dé phức tạp, trừu tượng của xã hội, của cuộc sống thì ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày càng phát huy được sức mạnh của mình

1.1.3.4 Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Trang 20

là những lời nói hay trong phong cách sinh hoạt Vậy phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có những đặc trưng nào?

a Tính cụ thể

Đây là đặc trưng nổi bật nhất của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Phong cách sinh hoạt không dùng những lời nói chung chung trừu tượng mà ưa dùng những lời nói sinh động, cụ thể Dé là lời nói giàu âm thanh, giàu màu sắc mang dấu ấn rõ rệt của những tình huống giao tiếp hàng ngày để gây ấn tượng Nói cách khác đặc điểm nổi bật trong sử dụng từ ngữ của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là ưa dùng những từ ngữ mang tính cụ thể, giàu hình ảnh và màu sắc cảm xúc Nhờ có tính cụ thể mà giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày trở nên dễ dàng, nhanh chóng ngay trong trường hợp đề cập đến những vấn đề trừu tượng, những van để tế nhị, khó nói

Có thể nói, không phong cách ngôn ngữ nào mà số lượng các biệt ngữ xã hội, những cách diễn đạt theo lối “thời thượng” lại xuất hiện và thay thế nhau nhanh chóng như ở phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Ví dụ: Trong những năm gần đây

xuất hiện những lối nói có vẻ ngược đời kiểu như: hơi bị đẹp, đẹp kinh khủng,

đẹp dã man

Như vậy, tính cụ thể của ngôn ngữ sinh hoạt là cơ sở tạo ra sự chính xác về hoàn cảnh, về nhân vật giao tiếp, lời nói, từ ngữ, cách diễn đạt

b Tính cảm xúc

Bên cạnh tinh cy thé trong ngôn ngữ, ngôn ngữ trong sinh hoạt giao tiếp hàng ngày còn có tính cảm xúc Có thể nói tính cảm xúc gắn chặt với tính cụ thé Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đời sống được sứ dụng vô cùng cụ thé, sinh động truyền đạt những tư tưởng, tình cảm hết sức phong phú đa dạng của con người gắn với những tình huống giao tiếp cụ thể, muôn hình, muôn vẻ Đó là

tình cảm, thái độ của người nói, người viết đối với đối tượng được đề cập, với

người nghe người đọc Chính thái độ và cảm xúc làm thành nội dung biểu hiện,

Trang 21

nội đung cơ bản và nhất là mục đích, ý nghĩa lời nói Chính nó đem lại phong cách ngôn ngữ sinh hoạt sự ý nhị, duyên dáng sâu xa, hấp dẫn, thể hiện cách cảm, cách nghĩ của những người cụ thẻ

Tính cảm xúc của ngôn ngữ sinh hoạt còn được thể hiện qua việc sử dụng

nhiều ngữ khí từ với nhiều màu sắc tình cảm khác nhau để thực hiện chức năng

tạo tiếp (đấy, nhỉ, nhé, nào, thôi ) Ví dụ: “Anh đi đâu đấy?” (hỏi người đang

ở trước mặt), hoặc: “Tôi chết mất thôi!” (với ý than văn) Mặt khác phong cách ngôn ngữ sinh hoạt sử dụng nhiều từ cảm thán biểu thị những sắc thái, tình cảm,

cảm xúc, thái độ khác nhau vốn làm thành nội dung biểu hiện bổ sung ý nghĩa

của lời nói Nó mang lại cho phong cách này những ý nhị, duyên dáng, sâu xa, hấp dẫn Ví dụ: “A! Mẹ đã về kia rồi!” (đùng khi reo mừng) để tạo ra tính cảm xúc Trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt từ láy giàu sắc thái cụ thê, gợi hình, gợi cảm (loanh quanh, luẫn quần, hấp tấp, hớt hơ hớt hải ) được sử dụng nhiều

Ví dụ: “Đi đâu mà hớt hơ hớt hải thế?” Và để thể hiện tính cảm xúc người nói

sử dụng câu cảm thán (ví dụ: “Ôi mừng quá!”)

Như vậy, tính cảm xúc trong ngôn ngữ sinh hoạt là việc sử dụng từ ngữ, âm

thanh, cách diễn đạt giàu sắc thái tình cảm để biểu thị thái độ tình cảm của

mỗi người khi giao tiếp c Tính cá thể

Không chỉ có tính truyền cảm, ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt còn thể hiện đậm nét tính cá thể Tính cá thể của ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện ở vẻ riêng của mỗi người khi trao đổi, trò chuyện, tâm sự với người khác Người này thường nói từ tốn, khoan khai, nghiêm túc, chính xác, người kia

hay nói hấp tấp, qua loa, đại khái Xét về khía cạnh này, lời ăn tiếng nói thể

Trang 22

chạy, mượn gió bẻ măng, cá lớn nuốt cá bé ) Ta thấy ở một số địa phương có cách nói biến thể ngữ âm, từ địa phương (không nói “nhưng ma” ma noi “dung

À?3 & 739 ce ẨẢ¡?

mà”, “cái chối” gọi là “cái chủi”, “quả 6i” gọi là “quả ủi”, “bảo” nói là “bầu” ) Đó cũng là tính cá thể ở mỗi địa phương

Trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, lời nói đẹp là lời nói tự nhiên, sinh động Trong thực tế giao tiếp hàng ngày, không ai nói giống ai, mỗi người có một đặc điểm riêng trong lời nói, trong cách diễn đạt Những nét riêng tỉnh túy ấy dần trở thành cai tinh túy của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Bởi vậy các nhà văn thường dùng lời nói như một phương tiện để khắc họa tính cách nhân

vật

Ba đặc trưng trên đây của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện rõ rệt trong đặc điểm ngôn ngữ phong cách này Sự biểu hiện này có những mức độ khác nhau trong hoàn cảnh giao tiếp khác nhau

1.1.4 Đặc điểm tâm li của học sinhTHPT khi tham gia hoạt động giao tiếp Lira tuéi hoc sinh THPT 1a lứa tuổi có sự trưởng thành về mat thé luc

Các em đang tự khẳng định mình để trở thành người lớn Các quan hệ xã hội của các em được mở rộng - ở nhà trường mỗi môn học là một thầy cô giảng dạy, bè bạn của các em cũng tăng dần Vốn ngôn ngữ ngày càng giàu có, vì

thế nhu cầu giao tiếp của các em với mọi người tăng lên Kĩ năng giao tiếp

của các em cũng tốt hơn, các em đã biết ứng xử sao cho chuẩn mực, đúng với

vị thế xã hội Đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về mặt tâm lí Và sự thay đôi

ấy chính là nguồn gốc nảy sinh nhu cầu giao tiếp của các em

1.1.4.1 Những nhân tô khích lệ quá trình giao tiếp a Dong cơ học tập của học sinh THPT

Động cơ học tập của học sinh THPT tương đối bền vững Các em đã hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình Chú ý có chủ định phát triển và chiếm ưu thế, có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập

Trang 23

Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao Quan sát trở lên có mục

đích, có hệ thống và toàn diện hơn Quá trình quan sát đã chịu sự điều khiển

của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và không tách khỏi tư duy ngôn ngữ

Các em có khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng

tạo trong những đối tượng đã quen biết đã được học ở trường Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn

c Sự phát triển tự ý thức của học sinh THPT

Ở lứa tuổi THPT, các em không chỉ nhận thức về cái tôi của mình trong hiện tại mà còn nhận thức cái tôi của mình trong xã hội, trong tương lai Các em không chỉ có nhu cầu đánh giá mà còn có khả năng đánh giá sâu sắc những phẩm chất mặt mạnh, mặt yếu của những người cùng sống và của chính mình

d Những nhu cầu có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đặc điểm giao

tiếp của học sinh THPT

Ở lứa tui THPT, sự phát triển tâm lí có nhiều thay đổi Trước hết, là sự

phát triển ý thức và tự ý thức, tiếp theo là ý chí Đời sống xúc cảm và tình cảm được xây dựng và chỉ đạo bởi nhận thức, nhận thức lí tính tham gia vào quá trình

biểu lộ các sắc thái cảm xúc Độ nhạy cảm trong đời sống sinh hoạt con người tăng lên đáng kể, đây là nguồn gốc của một số nhu cầu ở học sinh Những nhu cầu có ảnh hưởng trực tiếp đến đặc điểm giao tiếp ở học sinh đối với giáo viên:

- Nhu cầu hòa nhập vào nhóm bạn bè: Nhu cầu giao tiếp bạn bè thân tình là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi này Không chỉ trong thời gian rảnh rỗi, mà có khi ngay trong lớp học các em cũng tìm cách trò chuyện, trao đổi với nhau những thông tin về học tập, sinh hoạt

- Nhu cầu được đánh giá là người lớn: là nhu cầu có cường độ mạnh, mà đối tượng chủ yếu hướng vào những người xung quanh, thường ngày gần gũi

như cha, mẹ, thầy cô giáo, các bạn cùng lứa tuổi hoặc lớn tuổi Để tỏ ra mình là

Trang 24

- Nhu cầu được tôn trọng: Theo điều tra xã hội học quý 4/1995 của chủ

nhiệm đề tài khoa học cấp thành phố Nguyễn Đức Thạc có đến 65% số ý kiến học sinh mong muốn được cha, mẹ tôn trọng mình Các em mong muốn có điều kiện cùng bàn bạc với gia đình

- Nhu cầu thực hiện và đòi hỏi mọi người hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội Đây là cội nguồn của phẩm chất đạo đức Ở lứa tuổi này, học sinh đễ nhạy cảm với các chuẩn mực hành vi đạo đức, các em đòi hỏi người lớn,

cha mẹ, thầy cô giáo nói và làm thống nhất

- Nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật, vui chơi giải trí Vào các hoạt động này các em học tập ở bạn bè nhiều hành vi ứng xử đẹp, hành vi ngôn ngữ

mang tính lứa tuổi hóm hỉnh, vui nhộn

- Nhu cầu thành đạt: Học sinh THPT đã có ý thức rèn luyện phấn đấu trong học tập, trong thực hiện các công việc được giao theo các phương thức của người lớn (dùng trí tuệ, quan hệ hợp tác bè bạn, đùng kinh tế )

e Đặc điểm ngôn ngữ của học sinh THPT

- Ở lứa tuổi này các em có sự phát triển mạnh mẽ về ngôn ngữ:

+ Về vốn từ: Vốn từ của các em ngày càng giàu có, các em hiểu được nghĩa của các từ và dùng từ chính xác hơn lứa tuôi thiếu niên Các em sử dụng được nhiều mẫu câu thậm chí cả những mẫu câu phức tạp, viết câu đúng ngữ pháp Vì thế khả năng giao tiếp của các em cũng tốt hơn

+ Về mặt âm thanh: Các em lĩnh hội và phát âm đúng nhiều âm vị, phát âm từ, câu chính xác hơn Các em đã biết điều chỉnh tốc độ, cường độ giọng nói,

diễn đạt lôgic, mạch lạc hơn 1.1.4.2 Kết luận

Trang 25

1.2 Cơ sớ thực tiễn

1.2.1 Điều tra thăm dò dự giờ giáo viên

Đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những yêu cầu cấp thiết

mà Đảng và nhà nước đặt ra đối với ngành giáo đục Làm thế nào để giờ học trở

nên hấp dẫn sinh động gây được hứng thú học tập đối với học sinh là một trong những điều mà nhiều nhà giáo phải quan tâm Và một trong những quan điểm dạy học được coi là hữu hiệu lôi cuốn hứng thú học tập nói chung và môn Ngữ văn nói riêng của học sinh là dạy học theo hướng giao tiếp Đây là phương pháp dạy học mới mẻ được nhiều giáo viên hướng tới và bước đầu đạt hiệu quả cao Để làm rõ hơn về phương pháp dạy học này, chúng tôi đã tiến hành một cuộc thăm dò đối với giáo viên giảng dạy Ngữ văn và trực tiếp dự giờ của họ Cụ thể như sau:

1.2.1.1 Phát phiếu thăm dò ý kiến giáo viên - Cách thức tiền hành:

Giáo viên là người đầu tiên tiếp nhận sự thay đôi sách cũng như định hướng đổi mới phương pháp dạy học Cho nên chúng tôi đã tiến hành điều tra về phía giáo viên xung quanh ván đề đổi mới phương pháp và việc dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” ở SGK Ngữ văn 10 (tập) theo hướng giao tiếp Chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra cho giáo viên với những câu hỏi xoay quanh vấn đề giao tiếp (Nội dung phiếu xem phần phụ lục)

Trang 26

1.2.1.2 Dự giờ của giáo viên

Bên cạnh việc phát phiếu thăm đò ý kiến của giáo viên chúng tôi đã tiến hành dự giờ bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” tại lớp 10C4 Bai hoc nay được giáo viên giảng dạy theo hướng giao tiếp Qua dự giờ chúng tôi nhận thấy:

- Dạy học theo hướng giao tiếp bước đầu đem lại hiệu quả khá cao Nó tạo nên một không khí học tập sôi nổi, thoải mái Giữa giáo viên và học sinh có một mỗi quan hệ khăng khít trong giờ học

- Khi đạy bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” giáo viên đã biết vận dụng các ngữ liệu gần gũi, quen thuộc trong đời sống hàng ngày để tạo nên tình huống giao tiếp, kích thích nhu cầu giao tiếp của các em Giáo viên đã biết tổ chức các hoạt động giao tiếp trong giờ học có hiệu quả Việc làm này giúp học sinh hứng thú hơn trong giờ học và nắm bắt nội dung bài học nhanh hơn Tuy nhiên đôi lúc giáo viên chưa hiểu rõ về giao tiếp nên còn lan man, máy móc, biến giờ học

thành giờ vẫn đáp

Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt°ở SGK Ngữ văn 10 theo hướng giao tiếp đã đem lại được những kết quả bước đầu Tuy nhiên việc dạy học theo hướng này trên diện rộng vẫn chưa có hiệu quá như mong muốn Chính vì vậy học sinh chưa hiểu hết về những kiến thức trong bài Là một người giáo viên, chúng ta cần phải có một cái nhìn đúng đắn và mới mé về việc dạy học theo hướng này trong từng bài cụ thể trong SGK

1.2.2 Điều tra, kháo sát đối tượng học sinh

Việc dạy học theo hướng giao tiếp có thành công hay không ta không thể nhận xét một cách phiến điện về phía giáo viên, mà sự thành công của bài

dạy nằm phần lớn ở học sinh Thể hiện ở việc đánh giá trình độ kiến thức và

năng lực thực hành ứng dụng của học sinh sau bài học Vì học sinh chính là trung tâm, là đối tượng của quá trình dạy học Chính vì vậy, chúng tôi tiến

Trang 27

Đối tượng điều tra, khảo sát học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn

Khuyến, huyện Vĩnh Bảo - thành phố Hải Phòng Chúng tôi tiến hành điều tra không khí học tập của học sinh bằng cách dự giờ của giáo viên trước và trong quá trình giảng đạy bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” để có cơ sở so sánh

Thứ nhất qua dự giờ, chúng tôi nhận thấy dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” theo hướng giao tiếp được các em học sinh rất hưởng ứng Các em học tập sôi nồi, hứng thú với bài học, làm chủ được giờ học Nhưng trước những tình huống giao tiếp của giáo viên đưa ra thì một số em còn gặp nhiều lúng túng trong việc xác định các tri thức giao tiếp Chính vì vậy mà giáo viên mắt nhiều thời gian để gợi dẫn Nhìn chung ở trên lớp các em đã nắm được kiến

thức một cách cơ bản, biết vận dụng kiến thức đề tiến hành phân tích các tri thức

theo các nhiệm vụ giao tiếp mà giáo viên đưa ra Nhưng để các em có thể liên kết các kiến thức, kĩ năng với nhau và vận dụng vào thực hành một cách thành thạo thì giáo viên cần ôn luyện kĩ phần lí thuyết đồng thời đưa thêm nhiều tình huống giao tiếp dé các em khắc sâu tri thức và có khả năng tạo ra sản phẩm giao tiếp mới

Trang 28

luyện phong cách cho các em Để làm được việc này không có cách nào tốt hơn ngoài cách dạy hướng vào giao tiếp khi dạy bài học này

Tóm lại về thực tiễn điều tra phía học sinh, chúng tôi nhận thấy việc dạy học theo hướng giao tiếp được các em học sinh rất hưởng ứng, giờ học sôi nổi

va rat higu qua Mac du con nhiéu han ché va bat cập trong việc dạy học theo

hướng giao tiếp ở bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” nói riêng và dạy học tiếng Việt nói chung, nhưng tôi tin chắc rằng với sự định hướng đôi mới phương pháp và sự tìm tòi của giáo viên cũng như của học sinh thì bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” nói riêng và các bài tiếng Việt nói chung sẽ trở nên lí thú, bổ ích với các em học sinh

1.2.3 Kết luận

Trang 29

CHƯƠNG 2: DẠY HỌC BÀI “PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOAT” TRONG SGK NGU VAN 10 THEO HUONG GIAO TIEP

2.1 Chương trình và nội dung dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” trong SGK Ngữ văn 10

2.1.1 Chương trình

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là một hoạt động quan trọng trong

đời sống xã hội con người Chính vì vậy nó được nghiên cứu giảng dạy trong chương trình Ngữ văn THPT Trong đó bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” thuộc phần tiếng Việt được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 10 với thời

lượng là 2 tiết trong tổng số là 12 tiết tiếng Việt

2.1.2 Nội dung dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” trong SŒK Ngữ văn 10

2.1.2.1 Mục tiêu bài học

- Nắm chắc khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

- Rèn luyện và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày

- Giáo dục cho học sinh ý thức sử dụng tiếng Việt trong đời sống hàng ngày để các em thêm yêu tiếng Việt

2.1.2.2 Nội dung bài học

a Ngôn ngữ sinh hoạt

* Khái niệm

Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng đề thông tin, trao đôi ý nghĩ, tình cảm đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống

Trang 30

Ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện chủ yếu ở dạng nói (độc thoại, đối thoại)

nhưng một số trường hợp ở đạng viết (nhật kí, hồi ức cá nhân, thư từ)

Trong các tác phẩm văn học có đạng lời nói tái hiện, tức là dạng mô phỏng

lời thoại tự nhiên, nhưng được sáng tạo theo các thể loại văn bản khác nhau:

kịch, tudng, chéo, truyén, tiểu thuyết Khi tái hiện, lời nói tự nhiên được biên cải phần nào theo thể loại văn bản và ý định chủ quan của người sáng tạo

b Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

* Tính cụ thể

Dấu hiệu đặc trưng thứ nhất của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là tính cụ thé: cụ thể về hoàn cảnh, về con người, về cách nói năng và từ ngữ diễn đạt Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt không dùng lời nói chung chung trừu tượng mà ưa dùng lời nói sinh động, cụ thể Đó là lời nói âm thanh, giàu màu sắc mang dấu ấn rõ rệt của những tình huống giao tiếp hàng ngày dé gây ấn tượng

* Tính cảm xúc

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đời sống được sử dụng vô cùng cụ thể, sinh động, truyền đạt những tư tưởng, tình cảm hết sức phong phú đa dạng của con người gắn với tình huống giao tiếp cụ thể, muôn hình muôn vẻ Đó là tình cảm của người nói, người viết đối với đối tượng được đề cập là người nghe, người đọc Chính thái độ và cảm xúc làm thành nội dung biểu hiện, bố sung ý định của người nói giúp người nghe có thể hiểu nhanh chóng, hiểu sâu sắc nội dung cơ bản và nhất là mục đích ý nghĩa của lời nói

Tính cảm xúc gắn với ngữ điệu (giọng nói), vốn là biểu hiện tự nhiên

của hành vi nói năng Không có lời nói nào mà không thể hiện một thái độ,

Trang 31

Tính cảm xúc còn thể hiện ở những hành vi kèm lời như: vẻ mặt, cử

chỉ, điệu bộ Vì vậy ngôn ngữ hội thoại gắn với phương tiện giao tiếp đa kênh

Người tiếp nhận nhờ những yếu tố cảm xúc mà hiểu nhanh hơn, cụ thể hơn những gì được nói ra

* Tính cá thể

Tính cá thể của ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện ở vẻ riêng của mỗi người

khi trao đối, trò chuyện, tâm tình với người khác trong lời ăn tiếng nói hàng

ngày Ngoài giọng nói thì cách dùng từ ngữ, cách lựa chọn kiểu câu của mỗi

người cũng thể hiện tính cá thể Mỗi người thường có vốn từ ngữ ưa dùng

riêng, có những cách nói riêng Qua giọng nói, qua từ ngữ và cách nói quen

ding, ta co thể biết được lời nói của ai thậm chí đoán biết được tuổi tác, giới tính, cá tính, địa phương của họ

Lời nói là vẻ mặt thứ hai, diện mạo thứ hai của con người để phân biệt

người này với người khác, người quen hay người lạ, thậm chí người tốt hay người xấu

Như vậy phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách mang những dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày Ba

đặc trưng: tính cụ thể, tính cảm xúc và tính cá thể thể hiện lặp đi lặp lại trong

ngôn ngữ của mọi người, ở mọi tình huống giao tiếp ngôn ngữ trong sinh hoạt hàng ngày đã tạo nên phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Ba đặc trưng đó làm nên sự khác biệt giữa ngôn ngữ sinh hoạt với ngôn ngữ của các lĩnh vực giao

Trang 32

2.2 Định hướng chung vào dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” trong SGK Ngữ văn 10 theo hướng giao tiếp

2.2.1 Dạy học bài “Phong cách ngôn ngũ sinh hoạt” trong SŒK Ngũ văn 10 theo hướng giao tiếp phải gắn li thuyét với thực hành giao tiếp của học sinh

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Học với hành phải đi đôi Học

mà không hành thì vô ích Hành mà không học thì hành không trôi chảy” Câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thấy tầm quan trọng của việc học gắn lí thuyết với thực hành và lấy thực hành làm chính Bởi lẽ học mà không hành thì lí thuyết sẽ mãi là lí thuyết suông, không hữu dụng Ngược lại hành mà không học thì không thê đem lại hiệu quả cao Do đó lí thuyết và thực hành phái đi liền với nhau, lí thuyết chính là cơ sở, là tiền đề cho thực hành, giúp

việc thực hành hiệu quả hơn

Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy lí thuyết gắn với thực hành

trong quá trình dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”, chúng tôi cũng hết sức lưu ý Khi dạy những bài thực hành, chúng tôi tiễn hành đan xen với lí thuyết nhằm khắc sâu kiến thức đã học và giúp các em vận dụng vào bài tập

tốt hơn Giáo viên nên tránh việc rèn luyện chỉ thiên về minh hoạ một khía

cạnh mà cần có sự phối hợp cả hai yếu tố Giáo viên có thể cho học sinh làm những bài tập mang tính chất luyện tập tổng hợp, củng có và làm sáng rõ cho

nhiều vấn đề lí thuyết dé các em nắm nội dung bài học chắc chắn hơn

Như vậy đạy học gắn lí thuyết với thực hành là một nguyên tắc dạy học quan trọng và cần thiết, không chỉ được áp dụng cho phần tiếng Việt mà còn áp dụng trong tất cả các bộ môn khác Nó giúp người học khắc sâu kiến thức lí thuyết, vận dụng vào thực hành thuận lợi hơn

Trang 33

Quá trình đổi mới giáo dục đặt ra nhiều yêu cầu để chất lượng giáo dục

được nâng cao, trong đó có yêu cầu về đạy học phát huy tính chủ động, tích

cực, sáng tạo của học sinh

Luật giáo dục 24.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phô thông phải phát

huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc

điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ

năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm

vui hứng thú học tập cho học sinh”

Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nghĩa là

phái thay đối cách dạy và cách học, chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm Trong cách dạy này, học sinh

là chủ thể hoạt động, giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức tạo nên sự tương

tác giữa người dạy và người học Dạy học tích cực là điều kiện tốt khuyến khích sự tham gia chủ động, sáng tạo và ngày càng độc lập của học sinh vào

quá trình học tập Cách dạy này sẽ mang lại cho học sinh giờ học lí thú, trang

bị cho các em những kiến thức và kĩ năng cơ bản cần thiết của người lao động mới đáp ứng yêu cầu của xã hội, của đất nước trong hội nhập quốc tế

Dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” theo hướng giao tiếp, giáo

viên cần phát huy cao độ chủ thể, tích cực, sáng tạo của học sinh Giáo viên

có thể tạo ra những tình huống giao tiếp cụ thể để các em tìm tòi, độc lập suy nghĩ Trong cách dạy này, giáo viên chỉ là người gợi mở còn học sinh là

người suy nghĩ đề nhớ lại kiến thức kĩ năng đã được học ở bài trước, tận dụng tối đa những điều đã học dé xây dựng bài mới Chính cách làm như vậy giúp học sinh nhớ các kiến thức cũ không bị lãng quên khi học kiến thức mới

Trang 34

2.2.3 Day học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” trong SŒK Ngữ văn 10 theo hướng giao tiếp phải tổ chức các hoạt động giao tiếp cho học sinh trong giờ học có hiệu qua

Trong quá trình dạy học, người giáo viên không chỉ có nhiệm vụ cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh mà còn phải biết cách tổ chức giờ dạy sao cho

hào hứng, sôi nổi, thu hút được nhiều học sinh tham gia Một người giáo viên

có năng lực không chỉ đòi hỏi vững về chuyên môn mà còn cần có sự thuần thục về phương pháp Khi dạy bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”, giáo viên không chỉ cung cấp cho các em kiến thức cơ bản có trong SGK mà còn phái biết cách tổ chức các hoạt động giao tiếp cho học sinh trong giờ học có hiệu quả

Như chúng ta đã biết ngôn ngữ sinh hoạt là ngôn ngữ hàng ngày vô cùng gần gũi với mỗi học sinh Vì vậy người giáo viên cần tận dụng cái vốn có ấy để tổ chức các hoạt động giao tiếp cho học sinh trong giờ học có hiệu quả

Giáo viên là người tô chức, chỉ đạo, hướng dẫn học sinh, thông qua đó học

sinh tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp

thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt Khi dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”, giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức lí thuyết cho các em mà còn hướng dẫn các em tham gia vào hoạt động giao tiếp sao cho hiệu quả nhằm giúp các em tích cực, chủ động trong giờ học đồng thời gây sự hứng thú cho các em Từ đó các em sẽ có một tiết học sôi nồi, lí thú và đầy hấp dẫn Làm được việc này đòi hỏi mỗi giáo viên phải phát huy khả

năng vốn có của mình, phải tổ chức giờ học sao cho khéo léo, hiệu quả để các em hào hứng trong giờ học và hiểu bài nhanh hơn Áp dụng vào bài học này,

Trang 35

tích cực tham gia vào hoạt động giao tiếp và nắm bắt nội dung của bài một cách nhanh nhất Giáo viên đừng biến giờ học thành giờ vẫn đáp như vậy sẽ gây áp lực dẫn đến sự nhàm chán, mệt mỏi cho các em Hãy tổ chức giờ học tiếng Việt làm sao đề giảm bớt sự khô khan và tăng thêm phần sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh thêm yêu tiếng Việt, hăng say hơn trong phần học này

Có thể nói tổ chức các hoạt động giao tiếp cho học sinh trong giờ học là việc làm vô cùng cần thiết Thông qua việc tổ chức đó, giáo viên có thê hiểu rõ hơn về khả năng giao tiếp với bạn bè, thầy cô của mỗi em đồng thời hiểu

được tâm trạng, cảm xúc, tính cách, năng lực, trình độ tri thức của từng em từ

đó có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp Vì thế khi dạy bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”, giáo viên cần tổ chức các hoạt động giao tiếp cho học sinh trong giờ học có hiệu quá để mỗi tiết học của các em thêm phần lí thú và hấp dẫn

2.3 Tổ chức dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” trong SGK Ngữ văn 10 theo hướng giao tiếp

Bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” là bài học về lí thuyết Bình thường để dạy một vấn đề lí thuyết phong cách, người ta thực hiện theo những quy trình chung: bước | (phân tích ngữ liệu), bước 2 (nội dung lí thuyết), bước 3 (luyện tập) Tuy nhiên trong khóa luận này, chúng tôi không làm theo quy trình như trên mà tìm hiểu dưới ánh sáng của quan điểm giao tiếp Đề đạy bài học này, giáo viên phải tuân thủ theo các bước sau:

- Bước 1: Tạo tình huống kích thích nhu cầu giao tiếp và định hướng giao tiếp cho học sinh

- Bước 2: Học sinh xác định hướng giao tiếp và tiến hành phân tích các tri

Trang 36

- Bước 3: Rút ra nhận xét, yêu cầu của bài học và đánh giá hiệu quả giao tiếp

- Bước 4: Thực hành giao tiếp theo các nhiệm vụ giao tiếp mới - Bước 5: Đánh giá sản phẩm giao tiếp

2.3.1 Tạo tình huỗng kích thích nhu cầu giao tiếp và định hướng giao tiếp cho học sinh

Dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” theo hướng giao tiếp chính là đạy cho học sinh cách tổ chức giao tiếp bằng ngôn ngữ một cách hiệu quả trong những tình huống điền hình va cu thé

“Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” là bài học về lí thuyết, do vậy nó khác hoàn toàn so với dạy học bài thực hành theo hướng giao tiếp Dạy bài lí thuyết, người giáo viên không chỉ cung cấp về mặt lí thuyết cho học sinh mà còn giúp cho học sinh biết cách tạo ra sản phẩm giao tiếp Để dạy tốt bài học

này, giáo viên phải chuẩn bị một tình huống giao tiếp tiêu biêu dé học sinh dé

tiếp nhận

Như chúng ta đã biết ngôn ngữ sinh hoạt rất gần gũi với lời ăn tiếng nói

hàng ngày, do đó khi dạy bài này giáo viên cần tạo ra tình huống gần gũi với

học sinh Giáo viên phải có sự đầu tư về ngữ liệu, ngữ liệu đó phải chứa được

đầy đủ các nhân tố giao tiếp (nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp) Đây là bước khởi đầu của việc dạy theo hướng giao tiếp vì thế nó vô cùng quan trọng và cần thiết Giáo viên có tạo ra được tình huống giao tiếp, học sinh mới thấy được sản phẩm giao tiếp được hình thành như thế nào hay nói cách khác học sinh mới nắm được cách thức tiếp nhận sản phẩm giao tiếp một cách hiệu quả

Trang 37

Khi dạy bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”, giáo viên có thê đưa ra tinh huống bằng ngữ liệu trong SGK Đây là tình huống cụ thể và khá gần gũi với

các em học sinh:

Ngữ liệu l:

“(Budi trưa, tại khu tập thé X, hai bạn Lan và Hùng gọi Hương đi học) - Hương ơi! Đi học đi!

(Im lặng)

- Hương ơi! Đi học đi! (Lan và Hùng gào lên)

- Gì mà ầm ầm lên thế chúng mày! Không cho ai ngủ ngáy nữa à! (tiếng một người đàn ông nói to)

- Các cháu ơi, khẽ chứ! Đề cho các bác ngủ trưa với

- Nhanh lên con, Hương (tiếng mẹ Hương nhẹ nhàng ôn tồn) - Đây rồi! Ra đây rồi! (tiếng Hương nhỏ nhẹ)

- Gớm, chậm như rùa ấy! Cô phê bình chết thôi! (tiếng Lan càu nhàu) - Hôm nào cũng chậm Lạch bà lạch bạch như vịt bầu thế (tiếng Hùng

tiếp lời)”

Ngữ liệu 2: “8-3- 69

Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây Nghĩ gì đấy Th ơi? Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm Qua ánh trăng mờ Th thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp, ca những cận cảnh êm đềm của những ngày sống giữa tình thương trên

mảnh đất Đức Phố này Rồi cảnh chia li, cảnh đau buồn cũng đến nữa

Trang 38

(Nhat ki Dang Thuy Tram, NXB H6i Nha văn, Hà Nội, 2005) Ngoài ra trong qua trinh day, giáo viên có thé tao ra các tình huống giả định bằng cách cho học sinh đóng vai thực hiện các tình huống giao tiếp

Có thể nói, dạy học tiếng Việt nói chung và dạy bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” nói riêng, giáo viên cần tạo ra tình huống giao tiếp để kích thích nhu cầu giao tiếp của các em Sử dụng tình huống giao tiếp cụ thể để học sinh rèn luyện kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Việt, luyện tập kĩ năng tạo sản phẩm giao tiếp là các ngôn ngữ cơ bản ở dạng nói và dạng viết

2.3.2 Học sinh xác định hướng giao tiếp và tiến hành phân tích các tri thức tiếng Việt theo các nhiệm vụ giao tiếp

Sau khi giáo viên đưa ra tình huống giao tiếp, bước tiếp theo học sinh cần xác định hướng giao tiếp và tiến hành phân tích các tri thức tiếng Việt theo nhiệm vụ giao tiếp Đây là việc làm vô cùng cần thiết khi dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” Bởi lẽ nếu không xác định được hướng giao tiếp, học sinh không thể tiếp nhận và tạo lập được sản phẩm giao tiếp một cách chính xác Bước này giúp học sinh biết cách khai thác các nhân tố giao tiếp

trong một tình huống giao tiếp cụ thể, từ đó các em rút ra được kết luận cần thiết của bài học Để thực hiện điều đó, giáo viên cần hướng dẫn các em phân

tích các tri thức tiếng Việt bằng hệ thống các câu hỏi sau:

- Cuộc hội thoại diễn ra trong hoàn cảnh nào?

- Các nhân vật giao tiếp gồm những ai? Và họ có quan hệ với nhau như

thé nào?

- Nội dung, hình thức và mục đích của cuộc hội thoại là gì?

- Trong hoạt động giao tiếp, người tham gia giao tiếp sử dụng âm

thanh, từ ngữ, ngữ điệu, cử chỉ, câu như thé nao dé biéu thị nội dung giao tiếp

Để làm rõ tính cá thể, giáo viên có thể cho học sinh đóng vai một người

Trang 39

ngôn ngữ của từng bạn, xem giọng nói của người già như thé nao, giong

người trẻ như thế nào nhằm giúp các em hiểu được ảnh hưởng của nhân vật giao tiếp đến cá thể từng người

Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và đưa ra đáp án đúng nhất

cho học sinh

Dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” theo hướng giao tiếp, giáo

viên cần hướng dẫn học sinh xác định hướng giao tiếp nhằm giúp các em tích cực, chủ động, sáng tạo trong giờ học đồng thời nắm kiến thức trong bài chắc

chắn hơn Hơn nữa việc làm này còn có tác dụng định hướng cho việc tạo lập sản phẩm theo đúng yêu cầu của người tiếp nhận

2.3.3 Rút ra nhận xét, yêu cầu của bài học và đánh giá hiệu quả giao tiếp Sau khi hướng dẫn học sinh phân tích tỉnh huống giao tiếp, giáo viên cần rút ra những kết luận cần ghi nhớ dé học sinh hiểu rõ nội dung bài học Đây là kết quả của bước một và bước hai nên nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi dạy bài này Bởi lẽ nếu giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh phân tích các tri

thức tiếng Việt mà không đưa ra kết luận cần ghi nhớ thì học sinh không thể

nắm được nội dung cốt lõi của bài học Ở bước này, học sinh cần rút ra những kiến thức trọng tâm của bài học Đó là khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt và các

đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tính cụ thê, tính cảm xúc, tính cá thể)

Có thê nói với việc tao ra tình huống kích thích nhu cầu giao tiếp của các

em học sinh, giáo viên không chỉ đem lại cho các em giờ học hứng thú, sôi

nổi mà còn rèn luyện khả năng giao tiếp của các em Đây là lúc các em có điều kiện diễn đạt tư tưởng của mình bằng những hình thức ngôn ngữ khác nhau Quá trình giao tiếp giúp cho học sinh tự tin hơn trong học tập, trao đôi

suy nghĩ bán thân và rèn luyện cho học sinh khả năng điễn đạt lưu loát, mạch

Trang 40

2.3.4 Thực hành giao tiếp theo các nhiệm vụ giao tiếp mới

Ở các bước trên, người học đã nắm được cách thức tạo ra hoạt động giao

tiếp Các em được giáo viên cung cấp cho những kiến thức trọng tâm của bài học như: khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, các đặc trưng của phong cách ngôn

ngữ sinh hoạt một cách khá đầy đủ tức là các em đã được tường minh về mặt

lí thuyết Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở việc cung cấp lí thuyết thì chưa đủ, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh thông qua phần thực hành Bởi lẽ một hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình: tạo lập văn bản và tiếp nhận văn bản Do đó dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” theo hướng giao tiếp, giáo viên cần đảm bảo hai quá trình này cho học sinh đề rèn luyện kĩ năng tao sản phẩm giao tiếp cho các em

Nếu như ở các bước trên, giáo viên rèn luyện cho học sinh kĩ năng tiếp nhận văn bản thông qua tình huống giao tiếp thì ở bước này, giáo viên cần rèn

luyện cho học sinh kĩ năng tạo lập văn bản thông qua phần thực hành Đề làm

được điều đó, giáo viên yêu cầu học sinh viết một đoạn văn có sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt (có thể là một bức thư ngắn hoặc một đoạn nhật kí cá nhân) Để thống nhất, giáo viên có thể đưa ra một chủ đề chung cho cả lớp như: “Hãy

viết một đoạn nhật kí cá nhân miêu tả việc làm một ngày của bạn” (trong

đoạn văn có sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt) Sau khi các em hoàn thành sản

phẩm tạo lập, giáo viên cho học sinh trình bày rồi nhận xét, đánh giá, rút ra

kết luận cần thiết

Có thể nói đây là bước không thể thiếu khi đạy bài lí thuyết theo hướng

giao tiếp Bước này giúp các em vận dụng kiến thức lí thuyết đã được học để đi tạo lập văn bản theo đúng yêu cầu đề ra Các em không chỉ nắm được cách thức tiếp nhận sản phẩm giao tiếp mà còn biết cách tạo ra sản phẩm giao tiếp

Ngày đăng: 04/11/2014, 09:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w