Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phô thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; b
Trang 1MỤC LỤC Trang phụ bìa
Lời cam đoan
1 Lido chon dé taic cceccececcsccscsscscssesscsessesessescstsecsesseseseesussesacsvsuessecsevansasseeevsneaes 4
2 Lich str van dé nghién COU .ecceccecceccessessessessessessessecsessecsessessessecssssesanssessesesasesess 5
3 Mục tidu ctta dé tai oeeeececcccccsecscssescesesececsecsrsucsusscsesscsuescssssesensecsteuesesessecanseceeeees 7
4 Gid thuyét khoa hOC ccscessssssesssessssssessvesssessesssessesssesssessesssesssssetssessecssessseesessses 7
bi u61 7
co ôi 8
8 Phurong phap nghién COU oo 8
9 Cấu trite ctta dE tai eee ceeeeccseecsseeeessneeesseeeessneecssseessnseessnseessnseestnecensneeesaneensneeesens 8
NOI DUNG
CHƯƠNG 1: CO SO Li LUAN VA THUC TIEN CUA VIEC BOI DUGNG
NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 Iineu n0 n3 10
1.1.1 Thí nghiệm vật lí và vai trò của nó trong quá trình dạy học 10
1.1.2 Tự học và năng lực tự học
1.1.4 Vai trò của thí nghiệm trong bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh 19 1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Nhận thức của giáo viên và học sinh về tự học và thực trạng của việc bồi
dưỡng năng lực tự học cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông hiện nay .23 1.2.2 Thực trạng về vấn đề sử dụng thí nghiệm để bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh ở các trường Trung học phô thông hiện nay - 22 2522522252 24
1.2.3 Thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng thí nghiệm đề bồi dưỡng năng lực
tự học cho học sinh - ¿+ + 132211332113 121 112 1% 811121111 1111 11g ng ng cv 25
Trang 21.3 Kết luận chương L -2¿- 2 ©22+SE+2EE2EE2EEE2112711271E 2117112112112 E1 xe 26 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM THEO HUGNG BOI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG
“ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG” VÀ “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐÔI ” 27 2.1 Khái quát nội dung chương “Điện tích - Điện trường” và “Dòng điện không
2.2 Khai thác thí nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Điện tích - Điện trường” và “Dòng điện không đổi” 30 2.3 Các biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông
thông qua việc sử dụng thí nghiệm
2.3.1 Tăng cường sử dụng thí nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong khâu mở đầu và nghiên cứu kiến thức mới 2-22 42 2.3.3 Tăng cường sử dụng thí nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho
học sinh trong khâu kiểm tra đánh giá tự học
2.4 Thiết kế một số bài dạy học sử dụng thí nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực
2.5 Kết luận chương 2
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 22 52222£+2+t+e+xezesezezxesee 62
3.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm - ¿+ ++++s+x++x>+ 62 3.2 Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm ¿+ ++s++>++>+ 62
3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm - - 5 ¿+ 5< + *££*v£+£+eeseeeeeesxe 63 3.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm - 2-2222 EEE£+EEEEEEeEEEEEezEErrErrrxrrrrrri 64 3.5 Kết luận chương 3 - 2-22 22222EE22EE2E112712211712271711.21.1121E 1 ca 69
0n 70 I)08)2000179 18970 72
PHỤ LỤC
Trang 3BANG GHI CHU CAC CHU VIET TAT
Trang 4pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp
tư duy sáng tạo của người học” [30] “Mục tiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục toàn
điện đạo đức, trí dục, thể duc ở tat cả các bậc học Hết sức coi trọng giáo dục chính
trị tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành” [1] Ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, mục đích giáo dục hiện nay không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ cho học sinh (HS) những kiến thức, kĩ năng loài người đã tích lũy được mà còn đặt biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng khả năng tư duy sáng tạo, năng lực thực hành và năng lực giải quyết vấn đề Một trong những biện pháp
quan trọng đề thực hiện đường lối trên là đưa học sinh vào vị trí chủ thể của hoạt động nhận thức, thông qua hoạt động tự lực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực trí tuệ
Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phô thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo
nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
Thực trạng giáo dục ở nước ta qua nghiên cứu cho thấy việc giảng dạy kiến thức cho HS nói chung và kiến thức vật lí nói riêng vẫn còn theo lối: “Thầy đọc trò chép”, HS phổ thông có quá ít điều kiện nghiên cứu, quan sát và tiễn hành các thí nghiệm vật lí Giáo viên (GV) vẫn còn duy trì các phương pháp dạy học truyền thống, coi trọng kiến thức bài giảng hơn là đề cập đến phương pháp tự học của HS
Trang 5Trong xã hội hiện đại ngày nay, những hiểu biết của chúng ta rất mau chóng trở thành lạc hậu, nên mỗi con người sống trong xã hội hiện đại phải biết cập nhật thông tin Một trong những cách khắc phục hiệu quả nhất là phải biết tự học Vì vậy, giáo viên phải có chiến lược bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh Việc rèn luyện cho học sinh khả năng tự học còn là một biện pháp giúp ta giải quyết một khó khăn rất lớn là: mâu thuẫn giữa một bên là những yêu cầu cao về việc bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng và một bên là sự hạn hẹp của thời gian đành cho mỗi môn
học
Vật lí là một khoa học thực nghiệm Việc sử dụng thí nghiệm vật lí trong quá
trình đạy học là cần thiết và trở thành nhiệm vụ cấp bách của giáo viên vật lí Thực tiễn dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới hiện nay, việc sử dụng các thí nghiệm trong quá trình dạy học vật lí gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh Trong dạy học vật lí có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau để bồi dưỡng năng lực tự học cho HS trong đó phương pháp sử dụng hệ
thí nghiệm được coi là quan trọng vì nó tạo ra được sự chuyển biến từ học tập thụ
động sang học tập chủ động
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu sứ dụng thí nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Điện tích - Điện trường” và “Dòng điện không đổi”, Vật lí 11 nâng cao Trung
học phố thông” làm đề tài luận văn thạc sĩ giáo dục học
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc sử dụng thí nghiệm trong dạy Vật lí ở trường phô thông như:
Luận án tiến sĩ của Lê Văn Giáo “Nghiên cứu quan niệm của học sinh về một
số khái niệm vật lí trong phần Quang học, Điện học và việc giảng dạy các khái niệm
đó ở trường Trung học cơ sở” Luận án đã xây dựng hệ thống cơ sở lí luận về thí
nghiệm thực hành vật lí và sử dụng thí nghiệm tự tạo đề khắc phục quan niệm sai
lệch của học sinh trong dạy học vật lí Từ đề tài này có thé lam co sé dé nghiên cứu
cơ sở lí luận về thí nghiệm thực hành vật lí
Luận án tiến sĩ của Huỳnh Trọng Dương “Nghiên cứu xây dựng và sử dụng thí
nghiệm theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học
Trang 6vật lí ở trường trung học cơ sở”, trong luận án của mình tác giả nghiên cứu vai trò của thí nghiệm vật lí với việc phát huy tính tích cực hóa hoạt động nhận thức của
học sinh ở trường phổ thông, qua đó đã xây dựng và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí ở trường Trung học cơ sở
Luận án tiến sĩ của Trần Văn Thạnh “Nghiên cứu sử dụng phối hợp thí nghiệm
vật lí với các phương tiện nghe nhìn trong dạy học vật lí lớp 9 Trung học cơ sở”,
nghiên cứu xây dựng qui trình sử dụng phối hợp thí nghiệm vật lí với các phương
tiện nghe nhìn nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trên giờ lên lớp Luận văn thạc sĩ của Lương Thị Thanh Thanh “Nghiên cứu khai thác và sử
dụng thí nghiệm tự tạo trong dạy học phần Nhiệt học ở Trung học cơ sở”, trong luận văn của mình tác giả cũng nghiên cứu sử dụng thí nghiệm tự tạo nhằm tích cực hoá
hoạt động nhận thức của học sinh khi dạy “Nhiệt học” ở THCS
Về cơ sở lí luận về tự học thì các tác giả như Nguyễn Kỳ, Lưu Xuân Mới, Trần
Bá Hoành, Nguyễn Quang Lạc, Nguyễn Cảnh Toàn, Thái Duy Tuyên, Lê Công Triêm, Lê Đình, Trần Huy Hoàng, Võ Chấp đã xây dựng khá hoàn chỉnh, đã coi
tự học là một hình thức, một phương pháp học tập cơ bản và cốt lõi đối với người học Đặc biệt, trong các nghiên cứu của mình các tác giả rất chú trọng đến việc bồi
dưỡng năng lực tự học cho HS, sinh viên bằng nhiều biện pháp khác nhau
Các luận văn nghiên cứu về vấn đề tự học và các biện pháp tổ chức hoạt động
tự học cho HS THPT như luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thiên Nga với đề tài
"Nâng cao hiệu quả dạy học vật lí ở trường THPT thông qua các biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho HS" Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Phú Đồng “Nghiên cứu sử
dụng bài tập vật lí theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy
học phần “Dòng điện không đổi”, Vật lí 11 Trung học phổ thông” trong luận văn của mình tác giả tuyên chọn và xây dựng được hệ thống các bài tập vật lí phần
“Dòng điện không đồi” theo hướng rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh trung học phô thông (THPT) và các biện pháp sử dụng bài tập vật lí có hiệu quả nhằm bồi dưỡng năng lực tự học, góp phần nâng cao chất lượng học tập phần “Dòng điện không đổi” của học sinh THPT
Tuy nhiên, do xuất phát từ các mục đích khác nhau nên các công trình nghiên cứu trên chưa đi sâu vào việc sử dụng có hiệu quả thí nghiệm nhằm bồi dưỡng năng
Trang 7lực tự học cho HS trong dạy học vật lí ở trường THPT Với dé tài của mình, chúng
tôi sẽ kế thừa những cơ sở lí luận của các công trình nghiên cứu trước đây, điểm mới ở đây là chú trọng nghiên cứu sử dụng các thí nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học, góp phần nâng cao chất lượng học tập của HS khối lớp II nói riêng
và của HS bậc THPT nói chung
3 Mục tiêu của đề tài
Xác định được các biện pháp sử dụng thí nghiệm có hiệu quả nhằm bồi dưỡng
năng lực tự học, góp phần nâng cao chất lượng học tập chương “Điện tích - Điện
trường” và “Dòng điện không đổi” của học sinh THPT
4 Giá thuyết khoa học
Nếu tăng cường sử dụng thí nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho
HS trong quá trình dạy học thì sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động của HS trong học tập, góp phần nâng cao chất lượng day học vật lí ở trường THPT
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Nghién cứu cơ sở lí luận về thí nghiệm trong dạy học vật lí
- _ Nghiên cứu cơ sở lí luận về vấn đề tự học
- _ Nghiên cứu nội dung, chương trình và sách giáo khoa vật lí II
- Điều tra thực trạng về vấn đề sử dụng thí nghiệm trong việc bồi dưỡng năng lực tự học cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng thí
nghiệm để bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh THPT
- Thiết kế một số bài dạy học chương “Điện tích - Điện trường” và “Dòng
điện không đổi” theo hướng sử dụng thí nghiệm để bồi dưỡng năng lực tự học cho HS lớp II THPT
-_ Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả và rút ra kết luận
6 Đối tượng nghiên cứu
Trang 8Hoạt động dạy học chương “Điện tích - Điện trường” và “Dòng điện không
đổi”, Vật lí 11 nâng cao THPT theo hướng sử dụng thí nghiệm đề bồi dưỡng năng
lực tự học cho HS
7 Phạm vỉ nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm trong chương “Điện tích - Điện trường” và
“Dòng điện không đổi” vật lí 11 nâng cao THPT
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu những văn kiện của Đảng, các Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, các sách, bài báo, tạp chí chuyên ngành về dạy học và đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT
Nghiên cứu cơ sở lí luận về đổi mới phương pháp dạy học vật lí phổ thông, các luận văn có liên quan đến đề tài
Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, sách bài tập, tài liệu tham khảo vật
li lop 11 THPT
§.2 Phương pháp điều tra
Điều tra bằng phiếu thăm dò về việc sử dụng thí nghiệm ở trường THPT và
năng lực tự học của học sinh ở một số trường phô thông trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng
8.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) tại một số trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
§.4 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học đề xử lí các kết quả TNSP nhằm kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập của hai nhóm đối tượng (/hực nghiệm và đối chứng)
9 Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận
Mở đầu
Nội dung
Trang 9Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh dạy học vật lí
Chương 2: Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực tự
học cho học sinh trong dạy học chương “Điện tích - Điện trường” và “Dòng
điện không đôi”
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phần phụ lục
Trang 10NOI DUNG CHUONG 1: CO SO Li LUAN VA THUC TIEN CUA VIEC BOI DUONG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Thí nghiệm vật lí và vai trò của nó trong quá trình dạy học
1.1.1.1 Thí nghiệm vật lí
Thí nghiệm vật lí là sự tác động có chủ định, có hệ thống của con người vào
các đối tượng của hiện thực khách quan Thông qua sự phân tích các điều kiện mà
trong đó đã diễn ra sự tác động và các kết quả của sự tác động, ta có thể thu nhận
được tri thức mdi [5]
1.1.1.2 Vai trò của thí nghiệm vật lí
Thí nghiệm vật lí có thê được sử dụng ở tất cả các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học: dé xuất vấn đề nghiên cứu, hình thành kiến thức kĩ năng mới, củng có
kiến thức, kĩ năng đã thu được và kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS
Ở giai đoạn định hướng mục đích nghiên cứu, thí nghiệm vật lí được sử dụng để đề xuất vấn đề cần nghiên cứu Đặc biệt có hiệu quả là việc sử dụng thí
nghiệm vật lí dé tạo tinh huống có vấn đề Kết quả của những thí nghiệm được
sử dụng trong giai đoạn này thường mâu thuần với kiến thức, kinh nghiệm có
sẵn của HS, do đó tạo nhu cầu hứng thú tìm tòi kiến thức mới của HS Trong
giai đoạn hình thành kiến thức mới, thí nghiệm sẽ cung cấp một cách có hệ thống các cứ liệu thực nghiệm, để từ đó khái quát hóa quy nạp, kiểm tra được tính đúng đắn của giả thuyết hoặc hệ quả logic rút ra từ giả thuyết đã đề xuất, hình thành kiến thức mới Trong giai đoạn củng cố kiến thức, kĩ năng của HS thí nghiệm vật lí có vai trò không những kiểm tra kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo mà còn đánh giá khả năng tự lực, sáng tạo của HS trong quá trình thí nghiệm [II], [13]
Theo quan điểm của lí luận nhận thức, thí nghiệm là phương tiện của việc thu
nhận tri thức, là phương tiện đề kiểm tra tính đúng đắn của tri thức, và là phương
tiện dé vận dụng tri thức vào thực tiễn
Trang 11Ngày nay, trong dạy học không chỉ chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho HS mà còn quan tâm đến việc phát triển nhân cách toàn diện cho HS Chúng ta biết rằng thí nghiệm thường có mặt trong quá trình nghiên cứu các
hiện tượng, quá trình vật lí, định luật vật lí nên HS thu nhận kiến thức có tính chính
xác, tính khái quát, tính bền vững và tính vận dụng được Do đó, góp phần nâng cao
chất lượng kiến thức rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo về vật lí cho HS [13]
Bên cạnh đó, thí nghiệm được sử dụng dé phát hiện và khắc phục các quan
niệm sai lầm của HS Bởi như chúng ta biết rằng, HS trước khi đến trường, trước
giờ học đã có những hiểu biết, những quan niệm về các hiện tượng, khái niệm và
quá trình vật lí sắp được nghiên cứu trong giờ học Song đa số những hiểu biết, quan niệm ấy đều sai lệch ra khỏi bản chất vật lí hoặc nó không có đủ các cơ sở để hiểu những vấn đề sẽ nghiên cứu trong giờ học
Đối với các thí nghiệm tự mình tiến hành, HS có nhiều cơ hội đề rèn luyện kĩ
năng, kĩ xảo thực hành góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho HS Qua
quá trình làm việc tự lực với thí nghiệm của HS sẽ gợi sự hứng thú nhận thức, lòng
ham muốn nghiên cứu, tạo niềm vui của sự thành công khi giải quyết được nhiệm
vụ đặt ra và góp phần phát triển động lực quá trình học tập của HS
Tóm lại, thí nghiệm vật lí giữ vai trò quan trọng trong dạy học vật lí ở trường phô thông có tác dụng lớn trong việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS [2]
Vì vậy, dạy học vật lí cần phải gắn với thí nghiệm vật lí Thí nghiệm vật lí không
chỉ là nguồn tri thức, là phương tiện có nhiều sức mạnh trong nghiên cứu vật lí, là tiêu chuẩn chân lí của các kiến thức về thế giới tự nhiên mà còn tạo ra kích thích hứng thú, kích thích tính tích cực, tự giác và sáng tạo của HS đồng thời cũng là một phương pháp dạy học sát với thực tế giáo dục của Việt Nam: “Học đi đôi với hành,
lí luận gắn với thực tiễn” [11]
1.1.2 Tự học và năng lực tự học
1.1.2.1 Tự học
Khái niệm về tự học (Self Directed Learning — SDL) bắt nguồn từ việc giáo
dục cho người trưởng thành, là một giải pháp thực hiện bởi học viên người lớn ở tiểu học và trung học Hiện nay, việc định nghĩa về tự học đã có nhiều thay đổi
nhưng tựu trung lại có một số quan điểm sau:
Trang 12Theo Bolhuis và Garrison thì “Tự học là sự tích hợp của việc tự quản lí với tự kiểm soát của người học, đó là quá trình mà người học tự theo dõi, đánh giá và điều chỉnh chiến lược nhận thức của mình Người học là chủ thể trong sự hợp tác chặt
Tác giả Lưu Xuân Mới cho rằng “Tự học là hình thức hoạt động nhận thức của
cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kĩ năng do chính bản thân người học tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình và sách
giáo khoa đã được qui định” [I8]
Nguyễn Kỳ viết “Tự học nghĩa là người học tích cực chủ động tự mình tìm ra bằng hành động của mình, tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn, học bạn, học thầy và học mọi người Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí của
người tự nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn dé dat ra cho minh dé nhận biết vấn đề, thu thập xử lí thông tin cũ, xây dựng các giải pháp giải quyết vấn
đẻ, thử nghiệm các giải pháp ” [16]
Như vậy có thể hiều, tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng,
kĩ xảo , kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người nói chung và của chính bản thân
người học Đó là hoạt động nhận thức mang tính tích cực, chủ động, tự giác, phát huy cao độ vai trò của người học với sự hợp tác của thầy cô, bạn bè và các điều kiện học tập
Có nhiều cách tự học khác nhau như [18]:
-Tự học giáp mặt: Những hoạt động học như nghe giảng, ghi chép bài, thảo
luận nhóm, làm việc với sách, làm thí nghiệm, quan sát của HS, được HS thực hiện một cách chủ động, tích cực thì đều được gọi là hoạt động tự học, hoạt động
này diễn ra ngay trong quá trình dạy học với sự điều khiển trực tiếp của GV đứng
lớp nên gọi là tự học giáp mặt
Trang 13-Tự học không giáp mặt: Đó là sự tự học không có sự điều khiền trực tiếp của
GV mà do HS tự mình độc lập tiến hành với sự hỗ trợ của các phương tiện học tập
đề tự mình chiếm lĩnh tri thức và tự mình đạt được các mục đích, nhiệm vụ học tập
Tự học loại này có thể tồn tại ở ba mức:
+Tự học mức cao: Người học tự học qua sách, qua các phương tiện thông tin
Người học tự học tập một cách độc lập hoàn toàn
+Tự học với sự hướng dẫn (hay điểu khiển từ xa): Người học có sách giáo khoa, có các tài liệu hướng dẫn học tập hay có sự hướng dẫn thông qua các phương tiện thông tin như băng ghi hình, ghi tiếng, ti-vi, mạng, các phần mềm dạy học Sự
hướng dẫn tự học chủ yếu là sự hướng dẫn tư duy trong việc chiếm lĩnh tri thức,
hướng dẫn phương pháp học tập, hướng dẫn tra cứu, hướng dẫn thí nghiệm Dưới
sự hướng dẫn từ xa ay, người học tự mình tiến hành các hành động học tập đề hoàn thành các nhiệm vụ học tập Hiện nay hình thức tự học này rất được khuyến khích
nhưng chất lượng của nó là van dé can quan tam
+Tự học có sự hướng dẫn trên lớp ctia thay: HS nhan nhiém vu va tu hoc 6
nhà để tự mình hoàn thành các nhiệm vụ học tập Có thể gọi hình thức này là tự học
có hướng dẫn hay tự học sau giờ lên lớp
Đối với người học nói chung và đối với HS nói riêng thì tự học có vai trò rất
quan trọng, tự học là chìa khóa tiến vào thế kỉ XXI, một thế kỉ với quan niệm học
suốt đời, xã hội học tập [27] Tự học là phương châm cơ bản, là mục tiêu chiến lược của giáo dục Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung [18]:
-Tự học đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng kiến thức và
hiệu quả học tập
Khi tự học, người học phải vận dụng các năng lực trí tuệ tới mức tối đa đề tự
mình giải quyết vấn đề Điều này đòi hỏi người học tự tìm tòi, đào sâu suy nghĩ,
động não từ đó tạo điều kiện cho việc thấu hiểu kiến thức sâu sắc hơn Lê-nin đã
viết: “Không có sự lao động tự lực thì không thể tìm thay chan li trong bat ki van đề
hệ trọng nào và ai sợ tốn công sức thì không sao tìm ra sự thật được”
-Tự học là nội lực của người học, đóng vai trò cốt lõi của hoạt động học
Trang 14Như đã nói, kết quả của tự học bao giờ cũng là sự chiếm lĩnh kiến thức, biến
kiến thức chung của nhân loại thành kiến thức riêng của mình Người biết tự học là người có khả năng thu thập và xử lí thông tin, biết vận dụng thông tin và biết tự kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của mình Vì thế, người biết tự học là người có khả năng tự giải quyết vấn đề tốt, có khả năng tự làm giàu kiến thức cho mình -Tự học góp phân rèn luyện kĩ năng, cách học
Khi tự học, các thao tác tư duy và thao tác chân tay được lặp đi lặp lại nhiều
lần góp phần hình thành kĩ năng, phương pháp học cho người học Tự học là cốt lõi
của cách học Bác Hồ đã từng nói: “Về cách học phải lay tự học làm cốt”
-Tự học có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện tư duy
Khi tự học, người học phải sử dụng các thao tác tư duy đề giải quyết vấn đề, vì thế tư duy được rèn luyện một cách thường xuyên Các nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao cùng với lượng kiến thức, kĩ năng, năng lực thu được ngày càng nhiều sẽ góp phan nang cao dan kha năng tư duy của HS
-Tự học có vai trò fo lớn trong sự sinh tần của mỗi người
Ngày nay nguồn cung cấp thông tin rất đa dạng và phong phú, từ sách, mạng
internet, băng, đĩa CD nên nếu có kĩ năng tự học tốt thì sẽ tận dụng được nguồn
thông tin phong phú, đa dạng đó trong việc thu nhận khiến thức cho mỗi cá nhân Trong thời đại bùng nồ thông tin như hiện nay, tự học có vai trò quan trong hơn bao giờ hết, tự học là điều kiện quyết định sự thành công của mỗi người Một triết gia đã từng nói: “Anh đang tư duy nghĩa là anh đang tồn tại” Vì thế con người muốn tồn
tại đúng nghĩa thì phải tự học, tự học là tự cứu lấy mình
1.1.2.2 Năng lực tự học
Theo từ điển Tiếng Việt thì: “Măng lực là phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” [25]
Xét theo sự chuyện môn hóa, năng lực gồm hai loại: năng lực chung và năng lực riêng Năng lực chung là những năng lực cần thiết cho nhiều hoạt động khác nhau; năng lực riêng là những năng lực có tính chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu của một lĩnh vực chuyên biệt nào đó
Trang 15Ví dụ, năng lực sư phạm của một GV sẽ có những đặc điểm sau: có kiến thức
chuyên môn sâu, rộng, vững vàng, có lòng yêu nghề, yêu trẻ, biết ứng xử nhanh nhạy trong những tình huống sư phạm, ngôn ngữ phong phú, phong cách tự tin, có
đầu óc tổ chức, cần mẫn, kiên trì,
Năng lực luôn được xem xét trong mối quan hệ với hoạt động hoặc quan hệ nhất định nào đó Cấu trúc của năng lực gồm ba bộ phận cơ bản: tri thức về lĩnh vực
hoạt động hay quan hệ đó; kĩ năng tiến hành hoạt động hay xúc tiến, ứng xử với
quan hệ nào đó; những điều kiện tâm lí để tô chức và thực hiện tri thức, kĩ năng đó
trong một cơ cầu thống nhất và theo một định hướng rõ ràng
Như vậy, có thể nói năng lực là sự kết hợp linh hoạt, độc đáo của nhiều đặc
điểm tâm lí, tạo thành những điều kiện chủ quan thuận lợi, giúp cá nhân tiếp thu dễ
đàng, tập dượt nhanh chóng và hoạt động hiệu quả trong một lĩnh vực nào đó Theo PGS TS Lê Công Triêm: “Năng lực tự học là khả năng tự mình tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng
cao” [27]
Năng lực tự học cũng là một khả năng, một phẩm chất tâm sinh lí của con người, vừa như là cái tự nhiên bắm sinh “vốn có”, vừa như là sản phẩm của lịch sử, hơn nữa là sản phẩm của lịch sử phát triển xã hội Năng lực tự học là cái vốn có của mỗi con người nhưng phải được đào tạo, phải được rèn luyện trong hoạt động thực
tiễn mới trở nên một sức mạnh thật sự của người học
Như vậy, năng lực tự học có thể được hiểu là: phẩm chất sinh lí và tâm lí tạo cho con người khả năng hoàn thành hoạt động học tập với chất lượng cao
Như chúng ta biết, quá trình đào tạo ở trường phô thông chỉ là sự đào tạo ban
đầu, là nền tảng cho những quá trình đào tạo tiếp theo như đào tạo Đại học, Sau đại học Trong quá trình đào tạo đó thì tự học, kĩ năng tự học và năng lực tự học của mỗi HS sẽ đóng vai trò quyết định đến sự thành đạt của các em trong tương lai Vì vậy, các kĩ năng tự học, năng lực tự học của HS nếu được hình thành trên cơ sở nắm
vững các kiến thức trong chương trình đào tạo ở phố thông sẽ là tiềm lực để các em
tự học suốt đời
Trang 161.1.3 Kĩ năng tự học
1.1.3.1 Khái niệm kĩ năng
Theo Từ điển Từ và Ngữ Hán Việt: “Kĩ năng là khả năng vận dụng những
kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn ” [17]
Kĩ năng có bản chất tâm lí nhưng có hình thức vật chất là hành vi hoặc hành
động Kĩ năng chính là biểu hiện của năng lực vì dựa vào kĩ năng có thể biết được năng lực của người học một cách cụ thé
1.1.3.2 Hệ thống các kĩ năng tự học
Những kiến thức và kĩ năng cần thiết cho cuộc sống và lao động của con người trong xã hội hiện đại đang ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng Trong quá trình dạy học, những kiến thức và kĩ năng trong chương trình SGK tuy đã được chọn lọc cân thận, tuy nhiên không thê đầy đủ nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống Chính vì vậy, trong quá trình dạy học, GV nên coi trọng việc rèn luyện kĩ năng cho
HS, nhất là kĩ năng tự học ngang tầm với việc truyền thụ kiến thức cho HS Nếu
như trong nhà trường, GV chỉ dạy HS những nguyên tắc đại cương, thì khi vào đời các em sẽ không ứng xử được những tình huống phức tạp và đa dạng Thực tế đó,
đặt ra cho GV nhiệm vụ phải rèn luyện những kĩ năng tự học cho HS bên cạnh việc
truyền thụ kiến thức, để các em có cơ hội tự hoàn thiện bản thân mình nhằm đáp ứng những nhu cầu của thực tiễn
Thực tế cho thấy một kĩ năng nào đó thường là tổ hợp của nhiều kĩ năng con hợp thành Kĩ năng tự học cũng không nằm ngoài quy luật đó, cũng bao gồm nhiều
kĩ năng khác hợp thành, mà có thể chỉ ra là [6], [7]: kĩ năng thu thập thông tin, kĩ
năng xử lí thông tin và kĩ năng vận dụng tri thức vào thực tiễn
- Kĩ năng thu thập thông tin
Trước sự đa dạng và phong phú thông tin như hiện nay thì việc chọn lọc thông
tin tự học là hết sức quan trọng vì quá trình tự học được bắt đầu từ đây Thông tin
này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: quan sát thực tiễn xung quanh, quan sát thí nghiệm, hình vẽ, đọc sách, nghe GV giảng, ghi chép và ghi nhớ, nghe và thu thập thông tin từ bạn học, từ mọi người xung quanh, từ các phương tiện nghe - nhìn, truy cập trên mạng internet Ngày nay, tri thức vật lí hiện có khối
Trang 17lượng đồ sộ và thuộc nhiều lĩnh vực chuyên sâu khác nhau Vì vậy để người học có
thể lựa chọn đúng, đủ, chọn cái thật sự cần thiết, chọn những thông tin liên quan trực tiếp, gián tiếp để phục vụ cho việc tự học có hiệu quả thì đòi hỏi người học
phải có một kĩ năng thu thập thông tin Thông qua các hoạt động thu thập thông tin
đó thì các kĩ năng thu thập thông tin tương ứng sẽ được hình thành
Nhờ những kĩ năng quan sát như vậy, HS sẽ nhanh chóng nắm bắt các quy luật, nhanh chóng nắm bắt và phát hiện van đề
Đối với những thông tin từ sách, từ thầy giáo, từ bạn bè những thông tin này có thê đã ở dạng là những kết luận, những khái niệm, những quy tắc, những định luật thì kĩ năng thu thập thông tin đòi hỏi người học cần biết chọn lọc thông tin, thu thập đầy đủ những thông tin cần thiết Những thông tin này được sắp xếp theo hệ thống, một trình tự logic, biết phân tích, nhóm ý chính, ý phụ, ý nào bổ sung cho ý nào Từ đó các em sẽ hiểu được từng từ, từng ý, từng đoạn, và hiểu ý của tác giả đồng thời luôn có sự liên hệ, đối chiếu những thông tin thu nhận được với vốn
hiểu biết của các em và với thực tiễn
Kĩ năng thu thập thông tin còn thể hiện ở kĩ năng sắp xếp thông tin Nhờ các kĩ năng này mà việc xử lí thông tin của các em sẽ dễ dàng hơn
- Kĩ năng xử lí thông tin
Sau khi thu thập thông tin thì bước tiếp theo là người học phái xử lí những thông tin thu nhận được Thông tin sau khi xử lí thì mới có thể sử dụng được, khi tiến hành xử lí thông tin thì người học phải biết phân loại và sắp xếp các thông tin
theo một ý đồ và một mục đích nhất định
Bởi lẽ đó, để tự thu nhận được kiến thức và có thể vận dụng vào trong thực
tiễn, người học cần phải sắp xếp những kiến thức thu nhận một cách có hệ thống
Muốn vậy, khi xử lí thông tin, người học phải thực hiện một loạt các thao tác trí tuệ như: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, suy luận diễn dịch, Từ đó,
những kĩ năng xử lí thông tin tương ứng như: kĩ năng phân tích, kĩ năng tổng hợp,
kĩ năng so sánh, kĩ năng khái quát hóa sẽ được hình thành và phát triên
Quá trình tự học không phải chỉ thu nhận tri thức mà cần biến những tri thức này thành tri thức của riêng bản thân người học Quá trình này, đòi hỏi người học
Trang 18phải biết phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa Như vậy, kĩ
năng xử lí thông tin trong tự học liên quan mật thiết với các kĩ năng tư duy Vì thế việc rèn luyện các kĩ năng xử lí thông tin không thể tách rời với việc rèn luyện các
kĩ năng sử dụng các thao tác tư duy Điều này càng đòi hỏi phải dé cao vai trò chủ động, tích cực của người học trong quá trình dạy học nói chung
Người học có khả năng xử lí thông tin tốt sẽ làm cho những thông tin thu được vững chắc, đồng thời sẽ tạo điều kiện cho việc thu thập thông tin tiếp theo hiệu quả hơn, việc thu thập thông tin tốt có vai trò quan trọng đến kết quả của khâu xử lí thông tin
Như vậy, có thé nói, thu thập và xử lí thông tin là hai hoạt động diễn ra đan
xen nhau, tiếp nối nhau và có thể tạo thành một chuỗi các sự đan xen, tiếp nối Qua nhiều thao tác thu thập và xử lí thông tin đó, người học sẽ nhận ra được các dấu hiệu bản chất của vấn đề, từ đó tìm ra những quy luật của hiện tượng và sẽ giải
quyết được vấn đề
- Kĩ năng vận dụng trì thức vào thực tiễn
Vận dụng thông tin là bước tiếp theo và tất yếu của thu nhận và xử lí thông tin Sau khi thu nhận và xử lí thông tin, người học có thêm những tri thức mới, tuy nhiên nếu không được sử dụng thì những tri thức đó sẽ bị lãng quên hoặc mai mot
Vì thế, việc vận dụng tri thức vào thực tiễn vừa là mục đích tự thân của việc học,
vừa là quá trình bổ sung, mở rộng, đào sâu, làm giàu tri thức cá nhân Vận dụng tri
thức vào thực tiễn bao gồm cả việc vận dụng kiến thức đã có để giải quyết các vấn
đề thuộc về nhận thức Đồng thời cũng sẽ vận dụng những kiến thức đó vào thực
tiễn sản xuất đời sống, sinh hoạt hàng ngày Chắng hạn như: lắp đặt, sửa chữa các mạng điện đơn giản trong gia đình, giải thích các hiện tượng gần gũi trong cuộc
sống như hiện tượng sam sét, hién tuong cau vong, hiện tượng dính ướt và không dính ướt,
Như vậy, khi tự học, kết quả cuối cùng của việc học đó là người học với những kiến thức thu nhận được sẽ vận dụng ngay vào thực tiễn cuộc sống, cải tạo thực
tiễn Khi người học có kĩ năng vận dụng tốt thì người học sẽ nghiên cứu, khám phá, thu nhận thêm kiến thức mới trên cơ sở kiến thức và phương pháp đã có
-_ Kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá
Trang 19Trong quá trình tự học, người học tự mình tìm tòi và thu nhận kiến thức, cho
nên kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá là một kĩ năng quan trọng Kĩ năng này sẽ thực hiện chức năng hỗ trợ là chấn đoán, điều chỉnh cho những kĩ năng trước đó, từ đó sẽ giúp cho quá trình tự học của các em trở nên có hiệu quả hơn
Việc tự học của HS là một quá trình diễn ra một cách thường xuyên và lâu dài,
thường mang yếu tố tự phát và tự giác Bởi vậy, cần phải có quá trình tự kiểm tra đánh giá để các em tự hoàn thiện, tự bổ sung kiến thức và kĩ năng của mình Chính
vì vậy, người học cần có kĩ năng tự kiểm tra đánh giá, nó có tính chất thúc day,
cung cố, mở rộng vốn kiến thức, chỉnh lí, sửa chữa và nâng cao kiến thức của chính
bản thân người học
Đối với HS thì trong hoạt động học tập các em sẽ không tránh khỏi những sai
sót, hiểu sai lệch vấn đề Tuy nhiên, nếu các em tự nhận ra sai sót, đám nhìn nhận
vào vấn đề mà chỉnh sửa những sai sót, những quan niệm sai lệch và sẽ nâng cao hiệu quả tự học khi có quá trình tự kiểm tra đánh giá song hành
1.1.4 Vai trò của thí nghiệm trong bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh
1.1.4.1 Thí nghiệm là phương tiện rèn luyện cho học sinh kĩ năng thu thập thông tin
Khi giải thích một hiện tượng vật lí, tiến hành một thí nghiệm, HS phải huy động được nguồn kiến thức liên quan như: các định nghĩa, các khái niệm, các thuyết vật lí, các công thức , và hình thành mối liên hệ giữa cái “đã biết” với cái “chưa
biết”, từ đó giải quyết được các yêu cầu do thí nghiệm đặt ra Thí nghiệm trở thành phương tiện rèn luyện cho HS kĩ năng thu thập thông tin qua việc nắm bắt những
yếu tố như: diễn biến của các hiện tượng, quá trình thí nghiệm, những sự thay đổi
của đối tượng tham gia vào quá trình, hiện tượng trên; sự biến đổi của đại lượng vật
li nay theo các đại lượng vật lí khác; sự giống nhau, khác nhau giữa những biêu hiện của nguyên nhân, kết quả trong những điều kiện, những lần thí nghiệm khác nhau
Kĩ năng thu thập thông tin còn thể hiện ở kĩ năng lựa chọn tài liệu (thiết bị thí
nghiệm, dụng cụ đo ), kĩ năng sắp xếp thông tin Thí nghiệm là phương tiện tốt giúp HS rèn luyện các kĩ năng này bởi vì trong quá trình học tập môn vật lí, HS phải trực tiếp đo nhiều đại lượng Kết quả đo được dùng đề tính toán các đại lượng khác hay giúp HS kiểm tra một hệ quả vật lí , để HS có thể đáp ứng được yêu cầu
này trong một tiết học thì HS phải biết ước lượng giá trị của các đại lượng cần đo,
Trang 20chọn dụng cụ đo phù hợp; đồng thời phải biết sắp xếp chúng một cách hợp lí để từ
đó xác lập ra mối liên hệ giữa những cái “đã cho” với những cái “cần tìm”
Ví dụ: khi đo suất điện động của pin thì HS phải nắm được công thức tính suất điện động £=U-Ir, can biét phải đo những đại lượng gì và cần sử dụng những
Trong các thí nghiệm biểu diễn của GV, để rèn luyện cho học sinh kĩ năng xử
lí thông tin trước hết GV yêu cầu HS dự đoán kết quả thí nghiệm từ các thông tin
thu được, các kiến thức đã học hay quan niệm của HS Khi tiến hành thí nghiệm sẽ
có kết quả và tiến hành đối chiếu với dự đoán ban đầu, để đưa ra những giải thích
cụ thể để xác định chân lý của vấn đề đòi hỏi người học phải sử dụng các thao tác trí tuệ như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, mô hình hóa, suy luận, diễn
dịch Từ đó, kĩ năng xử lí thông tin cụ thể tương ứng như kĩ năng phân tích, kĩ năng tổng hợp, kĩ năng so sánh, kĩ năng khái quát hóa được hình thành và phát triển
Ví dụ: Khi GV đưa thanh kim loại nhiễm điện lại gần núm kim loại của điện nghiệm thì yêu cầu HS dự đoán hai lá kim loại của điện nghiệm có xòe ra không?
HS có thể dự đoán hai lá kim loại của điện nghiệm chỉ mới xòe ra khi thanh kim loại nhiễm điện tiếp xúc với núm kim loại của điện nghiệm, để giải thích đúng thì
HS phải biết nắm được nguyên tắc hoạt động của điện nghiệm, hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng
Trang 21Khi HS tiến hành thí nghiệm thì không những các em được rèn luyện các kĩ năng như: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa mà cả những kĩ năng về
thao tác chân tay, như kĩ năng, kĩ xảo thực hành thí nghiệm Như vậy, thí nghiệm là
phương tiện tốt đề rèn luyện cho HS kĩ năng xử lí thông tin thu thập
1.1.4.3 Thí nghiệm vật lí là phương tiện rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng
tri thức vào thực tiễn
Sau quá trình xử lí thông tin, người học có thêm những hiểu biết, những kiến thức mới Để càng hiểu sâu sắc hơn những tri thức đã được thu nhận là người học phải vận dụng những tri thức đó vào thực tiễn Chính trong quá trình vận dụng
những tri thức đó vào thực tiễn, tư duy của người học sẽ được tích cực hơn và năng lực làm việc của người học sẽ được nâng lên rõ rệt, bên cạnh đó cũng có thể giúp
cho người học thu nhận, khám phá những kiến thức mới, những hệ quả mới
Vật lí là môn học có liên quan chặt chẽ với đời sống và kĩ thuật và là môn học
có hệ thống thí nghiệm rất đa dạng và phong phú nên việc sử dụng thí nghiệm có thé rèn luyện cho các em những kĩ năng vận dụng như:
-Kỹ năng vận dụng những kiến thức đã biết đề giải thích những hiện tượng thực tế
-Kĩ năng sử dụng các công thức đề tính toán
-Kĩ năng chế tạo, thiết kế những thiết bị đơn giản trong đời sống
-Kĩ năng tìm hiểu những ứng dụng của vật lí trong kĩ thuật và đời sống
-Kĩ năng vận dụng những kiến thức đã biết dé phát hiện những vấn đề mới, những qui luật mới
Ví dụ: HS có thể dùng kiến thức về sự tán sắc ánh sáng để giải thích hiện tượng “cầu vồng bảy sắc”, ứng dụng của lực tương tác giữa các điện tích dé chế tạo
ra máy lọc bụi, công nghệ sơn tĩnh điện
Để rèn luyện HS kĩ năng vận dụng tri thức vào thực tiễn một cách sáng tạo, hiệu quả và làm cho việc rèn luyện tri thức tri thức trở nên bền vững hơn thì trong
quá trình dạy học GV phải tận dụng đối đa các thí nghiệm vật lí Ngoài ra, GV phải khuyến khích HS tìm hiểu những ứng dụng của vật lí trong kĩ thuật và đời sông,
Trang 22đồng thời chế tạo các thiết bị thí nghiệm đơn giản thông qua các kiến thức đã học vào cuộc sống
1.1.4.4 Thí nghiệm vật lí là phương tiện rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự kiểm tra,
đánh giá và tự điều chinh
Tự kiểm tra, đánh giá và tự điều chỉnh là một kĩ năng quan trọng của người học, vì thông qua kĩ năng này người học có thể tự đánh giá đề biết được trình độ tự
học của mình đạt đến mức độ nào và mức độ vận dụng kiến thức của bản thân để tự
điều chinh cách học sao cho đạt hiệu quả hơn
Đề thực hiện tốt việc tự kiểm tra, đánh giá, người học cần có các kĩ năng sau:
kĩ năng xây dựng và chọn lựa tiêu chí; kĩ năng so sánh, đối chiếu sản phẩm của mình với chuẩn; kĩ năng phát hiện những sai sót và kĩ năng tự điều chinh Đây là những kĩ năng khó đối với HS vì thế cần phải được bồi dưỡng, rèn luyện dân trong quá trình học tập [6]
Trong quá trình dạy học vật lí, thí nghiệm có thể được coi là phương tiện quan
trọng để rèn luyện kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá cho người học Sau mỗi chương
học, bài thí nghiệm thực hành vật lí không những có tác dụng giúp người học ôn
tập, đào sâu những kiến thức cơ bản của chương, mà giúp người học sẽ tự biết được mình nắm được vấn đề đó đến đâu, nguyên nhân của những sai sót, kiến thức nào còn “hồng” để từ đó tìm cách bồi đắp cho lỗ hồng đó Ngoài ra, người học có thé kiểm tra đánh giá kĩ năng quan sát; kĩ năng thiết kế phương án; kĩ năng sử dụng
dụng cụ TN, mô hình; kĩ năng đo đạc xác định các đại lượng; kĩ năng lập luận lôgiïc Dan dan, người học sẽ biết cách tự kiểm tra, đánh giá mình và tự điều chỉnh những
sai sót cho mình Có như vậy “sự học” mới tiến bộ không ngừng và kiến thức mới ngày càng đầy đủ và chuẩn xác
Tuy nhiên, thực tế trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS hiện nay thí
nghiệm và bài tập thí nghiệm chưa được chú ý Việc kiểm tra đánh giá như vậy vẫn chủ yếu thiên về kiến thức, chưa thực sự quan tâm đến mặt kĩ năng thực hành của
HS Để có thể kiểm tra đánh giá năng lực thực hành của HS, trong giảng dạy cần
chú ý đến thí nghiệm và đưa ra hệ thống các bài tập thí nghiệm cho HS giải
Trang 231.2 Cơ sở thực tiễn
Để tìm hiểu nhận thức của GV và HS về vai trò của tự học, việc sử dụng thí
nghiệm đề bồi dưỡng năng lực tự học cho HS và thực trạng việc sử dụng thí nghiệm
ở các trường THPT hiện nay Chúng tôi đã tiến hành điều tra 25 GV và 438 HS ở cả
ba khối: lớp 10 (170 HS), lớp 11 (147 HS), lớp 12 (121 HS) của ba trường THPT: Hoàng Hoa Thám, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Hiền trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng
Bước đầu chúng tôi thu được một số kết quả về thực trạng của việc sử dụng thí nghiệm để bồi dưỡng năng lực tự học cho HS THPT trong dạy học môn vật lí
Từ những số liệu thu được, kết hợp với phỏng vấn GV và HS, chúng tôi rút ra được một số nhận xét sau:
1.2.1 Nhận thức của giáo viên và học sinh về tự học và thực trạng của việc bồi
dưỡng năng lực tự học cho học sinh ở các trường Trung học phô thông hiện nay
- Hầu hết HS và GV đều hiểu đúng khái niệm về tự học và nhận thức đúng vai
trò của tự học đối với quá trình học tập nhằm chiếm lĩnh các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo một cách chủ động Tuy nhiên, rất ít GV và HS nắm được các khái niệm: năng lực tự học, kĩ năng tự học
- Đa số trong quá trình dạy học GV chưa chú trọng đến việc bồi dưỡng năng
lực tự học cho HS, trong khi đó hầu hết HS lại cho rằng việc tự học của họ thường
gặp khó khăn, mắt nhiều thời gian và không hiệu quả
- Phần lớn GV chưa tổ chức hoặc tổ chức chưa tốt các PPDH tích cực Trong các tiết học, HS rất ít có điều kiện tự suy nghĩ, trao đổi, thảo luận về những vấn đề
kiến thức của bài học mà hầu hết các câu hỏi GV được đưa ra rồi tự GV giải quyết
- Trong quá trình dạy học, GV ít chú ý bồi dưỡng năng lực tự học cho HS, hầu
hết GV cố gắng truyền đạt hết nội dung SGK Điều này dẫn đến năng lực tự học của các em không được bồi dưỡng trong quá trình học tập, biểu hiện là các em lúng túng
khi phải tự đọc sách, tự làm thí nghiệm và đặc biệt là chưa có kĩ năng thu thập, xử
lí, vận dụng thông tin vào đời sống thực tế cũng như kĩ năng tự kiểm tra đánh giá và
tự điều chỉnh quá trình học tập của bản thân
Trang 241.2.2 Thực trạng về vấn đề sử dụng thí nghiệm để bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông hiện nay
Thí nghiệm là phương tiện tốt đề bồi dưỡng năng lực tự học mà cụ thể là rèn
luyện các kĩ năng tự học cho HS Tuy nhiên, qua thăm dò, điều tra thì thực trạng
của vấn để sử dụng thí nghiệm để bồi dưỡng năng lực tự học cho HS ở các trường
THPT hiện nay còn nhiều hạn chế
- Đa số GV đều nhận thức được tầm quan trọng của thí nghiệm trong quá trình dạy học Tuy nhiên việc khai thác thí nghiệm đề bồi dưỡng năng lực tự học cho HS
hầu như chưa được chú ý
- Hầu hết GV chưa quan tâm đến việc sử dụng thí nghiệm đề rèn luyện kĩ năng
tự học cho HS Đa số GV tự tiến hành các thí nghiệm có minh họa trong SGK mà không hướng dẫn HS độc lập suy nghĩ tìm kiếm các phương án thí nghiệm để từ đó
rèn luyện cho HS kĩ năng tự học, tư duy độc lập
- Hầu hết GV ít sử dụng thí nghiệm trong việc kiểm tra, đánh giá HS
- Phần lớn GV chưa có sự đầu tư khai thác những thí nghiệm
* Một số nguyên nhân cơ bản
-Về phía GV
+ Mặc dù GV nhận thức được tầm quan trọng của thí nghiệm trong quá trình dạy học nhưng GV chưa có sự đầu tư đúng đắn
+ Nhiều GV vẫn quen dạy theo lối cũ, ngại đổi mới PPDH do đó việc sử dụng
thí nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho HS đòi hỏi GV phải tốn thời gian và công sức đề sưu tầm và tuyển chọn hệ thống thí nghiệm phù hợp với các
hình thức dạy học
+ Các giáo án của GV chỉ mang tính hình thức và chỉ tóm tắt lại nội dung chính trong SGK mà chưa thiết kế giáo án theo một tiến trình cụ thể bằng hệ thống
các thí nghiệm đề hình thành kiến thức cho HS
+ Chế độ kiểm tra, thi cử, đánh giá kết quả học tập chưa kích thích được khả
năng tư duy và ý thức tự học của các em vì một bộ phận không nhỏ các GV vẫn đạy theo quan niệm “thi gì, dạy nấy” Vẫn còn nạn chạy đua theo thành tích, tuy không
nhiều nhưng cũng tác động rất lớn đến việc tự học của các em
Trang 25duy lôgïc trong quá trình giải thích các hiện tượng và giải bài tập vật lý, vận dụng
kiến thức vào các vấn đề kĩ thuật đơn giản; năng lực thực hành
1.2.3 Thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng thí nghiệm để bồi dưỡng năng lực
tự học cho học sinh
* Những thuận lợi
- Sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi Giáo dục phải tạo ra được những con người năng động, sáng tạo, có khả năng chiếm lĩnh tri thức và làm chủ tri thức
Chính vì vậy mà vấn đề tự học, rèn luyện các kĩ năng tự học cho HS đề từ đó bồi
dưỡng cho các em năng lực tự học được các cấp chính quyền và xã hội quan tâm
đúng mức
- Cùng với sự đôi mới chương trình, nội dung là sự đổi mới về PPDH nên hiện
nay nhiều trường phố thông đã được đầu tư, trang bị khá đầy đủ về cơ sở vật chat,
trang thiết bị, đảm bảo cho GV có thể tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng
tích cực
- Môn Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, có nhiều thí nghiệm phong
phú và gắn liền với thực tiễn và đời sống nên GV dễ dàng khai thác thí nghiệm theo
hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho HS
* Những khó khăn
Ngoài những thuận lợi nêu trên, khi sử dụng thí nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho HS ở các trường THPT GV thường gặp những khó khăn sau:
- Nhiều trường THPT đã trang bị đầy đủ cho GV thực hiện tốt đồi mới PPDH,
tuy nhiên còn nhiều GV còn lúng túng trong việc sử dụng các thiết bị dạy học Việc
sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học Vật lí gặp nhiều khó khăn cho việc tổ
chức hoạt động nhận thức của HS
Trang 26- Sử dụng thí nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho HS đòi hỏi
GV phải tốn nhiều thời gian để sưu tầm và tuyển chọn thí nghiệm phù hợp
- GV rất ngại làm thí nghiệm, vì khi sử dụng thí nghiệm trong một tiết dạy đòi hỏi GV cần phải chuẩn bị từ 2 đến 3 buổi dé chuẩn bị thí nghiệm
1.3 Kết luận chương 1
Trong chương này chúng tôi đã tập trung nghiên cứu và trình bày một cách có
hệ thống những cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng thí nghiệm theo hướng
bồi dưỡng năng lực tự học cho HS ở các trường THPT hiện nay, cụ thể là:
- Làm rõ được các khái niệm tự học, năng lực tự học, kĩ năng tự học, hệ thông các kĩ năng tự học trong dạy học vật lí Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo , kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người nói chung và của chính bản thân người học; đó là hoạt động nhận thức mang tính tích cực, chủ động,
tự giác, phát huy cao độ vai trò của người học với sự hợp tác của thầy cô, bạn bè và
các điều kiện học tập
- Trong quá trình dạy học vật lí, thí nghiệm có vai trò rất quan trọng: thí nghiệm là phương tiện rèn luyện cho HS các kĩ năng như thu thập thông tin; xử lí
thông tin; vận dụng tri thức vào thực tiễn; tự kiểm tra, đánh giá và tự điều chỉnh
- Đánh giá được thực trạng sử dụng sử dụng thí nghiệm để bồi dưỡng năng lực
tự học cho học sinh ở một số trường trong Thành phố Đà Nẵng
Trang 27CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM THEO HƯỚNG BOI DUONG NANG LUC TU HQC CHO HQC SINH TRONG DAY HQC
CHUONG “DIEN TICH - DIEN TRUONG” VA
“DONG DIEN KHONG DOI”
2.1 Khái quát nội dung chương “Điện tích - Điện trường” và “Dòng điện không đối”
Chương “Điện tích - Điện trường” và “Dòng điện không đổi” là hai chương đầu trong chương trình vật lí 11 nâng cao THPT
Chương “Điện tích - Điện trường” được giảng dạy trong 12 tiết, với 8 tiết lí
thuyết và 4 tiết bài tập Ỏ chương trình vật lí THCS, học sinh đã được học một số
kiến thức trong chương này tuy nhiên chỉ ở mức độ cơ bán, các kiến thức trong chương này là tiền đề cho những chương sau Nội dung chính của chương này bao gồm những khái niệm cơ bản về điện tích, điện trường, mối liên hệ giữa điện tích và
điện trường; thuyết electron và định luật bảo toàn điện tích; định luật Cu-lông;
cường độ điện trường, điện thế, hiệu điện thế và mối liên hệ giữa chúng, vật dẫn và
điện môi trong điện trường, điện dung của tụ điện Chương “Điện tích - Điện
trường” có nhiều thí nghiệm mà giáo viên cần tiễn hành trên lớp Tuy nhiên toàn bộ
học sinh trong lớp khó có thể quan sát thí nghiệm do giáo viên thực hiện (ví dụ: học
sinh ở cuối lớp có thể không nhìn thấy rõ thí nghiệm hai lá kim loại của điện
nghiệm xòe ra khi đưa vật nhiễm điện chạm vào núm kim loại, ), vì thé giao vién
có thể kết hợp cả thí nghiệm thực và trinh chiéu videoclips vé thi nghiém do dé ca lớp đều quan sát rõ ràng Hoặc những thí nghiệm chưa thực hiện được vì điều kiện trang thiết bị (như thí nghiệm về điện phd), các quá trình vật lí mà học sinh khó hình dung (như sự dịch chuyên của clectron trong vật dẫn ) trong quá trình dạy
học Vì vậy, giáo viên nên có một số hình ảnh động hoặc những đoạn phim thí
nghiệm đề học sinh quan sát, từ đó học sinh có thể ghi nhớ bài đễ dàng hơn và nắm
vững kiến thức hơn
Những nội dung chính của chương có thể được tóm tắt bằng sơ đồ sau:
Trang 28
|Điện tích
Định Phân Sự Định ||Í[ Định Khái || | Cường || | Đướng ||||Nzuyên !/|| [| Vật dân nghĩa |||| toại [|| nhiễm ||Ìluạt báo||Ì điện ÍÌÌ toàn || | cu- tuật niệm || |[qô điện|| | sức || chònẽ | và điện
trường || || điện ||Fra»z l|| môi
Hình 2.1 Sơ đồ kiến thức chương “Điện tích - Điện trường”
Chương “Dòng điện không đôi” được giảng dạy trong 13 tiết, trong đó 7 tiết lí thuyết, 2 tiết thực hành và 4 tiết bài tập Kiến thức của chương là sự nối tiếp các kiến thức của chương “Điện tích - Điện trường” Nội dung chương này đề cập đến những vấn đề cơ bản về dòng điện không đổi, là cơ sở để nghiên cứu các vấn đề khác về dòng điện Phần lớn kiến thức của chương được kế thừa và phát triển từ
chương trình vật lí THCS như các khái niệm dòng điện, cường độ dòng điện, điện năng tiêu thụ, định luật Ôm đối với đoạn mạch điện trở và các kĩ năng vận dụng ở
mức độ đơn giản Ngoài ra, chương này trình bày những vấn đề mới về nguồn điện,
về sự tạo thành suất điện động của các nguồn điện, về máy thu điện và suất phản
28
Trang 29điện, đặc biệt là việc thiết lập và vận dụng định luật Ôm cho các loại đoạn mạch
Kiến thức của chương rất gần gũi với thực tế cuộc sống hàng ngày mà HS thường gặp, thường thấy như nguồn điện ở pin, ac-qui, các mạch điện mắc nối tiếp, song song, các tác dụng của dòng điện
Những nội dung chính của chương có thể được tóm tắt bằng sơ đồ sau:
Hình 2.2 Sơ đồ kiến thức chương “Dòng điện không đồi”
Trang 302.2 Khai thác thí nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Điện tích - Điện trường” và “Dòng điện không đối”
Thí nghiệm 1: Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát
- Cọ xát mảnh vải dạ vào quả bóng Hình 2.3
- Đưa quả bóng chạm vào bức tường bóng bị dính vào tường
- Cọ xát ống hút vào mảnh vải len Hình 2.4
- Đưa ống hút lại gần trang sách > trang sách bị hút về phía ống hút
Thí nghiệm 2: Hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc
- Đưa ống hút lại tiếp xúc với núm kim loại của điện Hình 2.5
nghiệm > hai lá kim loại của điện nghiệm xòe ra
- Lay éng hút ra khỏi điện nghiệm hai lá kim loại của điện nghiệm vẫn xòe ra
Thí nghiệm 3: Hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng
30
Trang 31- Cọ xát cây thước nhựa vào mảnh vải len
- Đưa cây thước nhựa lại gần núm kim loại của điện nghiệm > hai lá kim loại của
điện nghiệm xòe ra
- Lay cây thước nhựa ra khỏi điện nghiệm > hai lá kim loại của điện nghiệm không
XÒ€ Ta
Thí nghiệm 4: Sự nhiễm điện của các vật
Với 3 dụng cụ: thanh nhựa, mảnh nilon PE và tua tĩnh điện,
hãy tiến hành các thí nghiệm về hiện tượng nhiễm điện do cọ
xát, nhiễm điện do tiếp xúc và nhiễm điện do hưởng ứng?
* Tiến hành:
+ Dùng mảnh nilon cọ xát với một đầu thanh nhựa
+ Đưa đầu thanh nhựa vừa cọ xát lại gần các sợi dây tua tĩnh điện
+ Kết quả: các sợi dây tua tĩnh điện bị hút lại gần đầu thanh nhựa ->thanh nhựa đã
bị nhiễm điện do cọ xát với mảnh nilon
- Thí nghiệm 2:
+ Dùng mảnh nilon cọ xát với một đầu thanh nhựa
31
Trang 32+ Đưa đầu thanh nhựa vừa cọ xát lại gần quả cầu gắn ở đầu tua tĩnh điện
+ Kết quả: các sợi dây tua tĩnh điện xòe ra quả cầu đã bị nhiễm điện do hưởng ứng
- Thí nghiệm 3:
+ Dùng mảnh nilon cọ xát với một đầu thanh nhựa
+ Dua dau thanh nhựa vừa cọ xát tiếp xúc với quá cầu gắn ở đầu tua tĩnh điện
+ Kết quả: các sợi dây tua tĩnh điện xòe ra quả cầu đã bị nhiễm điện do tiếp xúc
Thí nghiệm 5: Vật dẫn điện và vật cách điện
* Dung cu:
- 2 điện nghiệm
- 1 sợi đây đồng, 1 sợi dây nhựa
- 1 thanh nhựa êbônit, I mảnh vai len
* Tiến hành:
- Thí nghiệm 1:
+ Nói 2 núm kim loại của 2 điện nghiệm bằng sợi dây đồng
+ Cọ xát thanh nhựa vào mảnh vải len
+ Đưa thanh nhựa tiếp xúc với núm kim loại của điện
nghiệm A ->cả 2 kim của 2 điện nghiệm đều quay > sợi
- Thí nghiệm 2:
+ Nối 2 núm kim loại của 2 điện nghiệm bằng sợi dây nhựa
+ Cọ xát thanh nhựa vào mảnh vải len
+ Đưa thanh nhựa tiếp xúc với núm kim loại của điện
nghiệm A chỉ có kim của điện nghiệm A quay > soi day
nhựa là vật cách điện
Hình 2.10 Thí nghiệm 6: Chuyên động của con lắc giữa hai bản tụ điện
32
Trang 33- Treo con lắc vào giá đỡ
- Lay 2 day nối, mỗi dây một đầu gắn vào bản tụ điện, đầu còn lại kẹp vào điện cực
của máy phát tĩnh điện
- Đặt hai bản tụ điện cách nhau khoảng §em
- Quay máy phát tĩnh điện => con lắc dao động qua lại giữa hai bản tụ điện
* Từ thí nghiệm trên GV có thể yêu cầu HS tự chế tạo thí
nghiệm đơn giản từ các vật liệu như: lon nước ngọt, nắp
khoen lon nước ngọt, thanh gỗ và sợi chỉ
- Cọ xát mảnh vải len vào ống hút
- Mo voi cho nước chảy thành dòng nước nhỏ
- Đưa ống hút lại gần dòng nước đang chảy - dòng nước bị hút về đầu ống hút
nhựa
* Các câu hỏi thực tế dùng củng có bài học [10]
Câu 1: Các ôtô chở xăng dầu, khả năng cháy né rat cao Khả năng này xuất phát từ
cơ sở vật lí nào? Người ta làm gì để phòng chống cháy nổ cho các xe này?
33
Trang 34Cơ sở vật lí: các vật nhiễm điện trái dấu có thể phóng tia
lửa điện qua nhau
Xe chở xăng dầu khi chuyển động, xăng dầu cọ xát
nhiều với bồn chứa làm chúng tích điện trái đấu Khi các
điện tích đủ lớn chúng sẽ phóng tia lửa điện gây ra cháy
nổ Thực tế, để chống cháy nổ do phóng điện, người ta Hình 2.14
thường dùng một dây xích sắt nối với bồn chứa và kéo lê trên đường Đây là biện pháp nối đất cho các vật nhiễm điện để chống sự phóng tia lửa điện giữa chúng
Câu 2: Những người đi biển gọi những đốm lửa xuất hiện một cách kì lạ trên ngọn
các cột buồm vào những lúc có giông là lửa của thánh Enmơ (Staint Elme) Thực chất của các đốm lửa này là sự biểu hiện của một hiện tượng vật lí Hãy cho biết đó
là hiện tượng gì?
Trong các đám mây giông thường có tích điện Tàu thuyền ở dưới những đám mây
ấy bị nhiễm điện do hưởng ứng, ở đỉnh cột buồm tập trung nhiều điện tích (do phân
bố nhiều ở những chỗ mũi nhọn) Điện tích ở đó day nhau rất mạnh khiến cho một
số điện tích bị đây ra khỏi vật, các hạt mang điện bị đây ra đó chuyên động rat
nhanh, khi va chạm với không khí đã làm cho chúng phát sáng, tạo thành những
“dém hia” bám ở trên đỉnh cột buồm Hiện tượng này quan sát ban đêm thấy rất rõ Câu 3: Vào những thời tiết hanh, khô nếu chải đầu bằng lược nhựa, ta nghe tiếng
“lắc rắc” và trông thấy nhiều tia lửa từ tóc và lược tóe ra Nhiều HS làm thử, nhưng không nhận thấy hiện tượng đó Dường như ở đây lí thuyết mâu thuẫn với thực nghiệm chăng? Hãy giải thích?
Không mâu thuẫn gì Thực ra hiện tượng trên chắc chắn xảy ra nếu chú ý hơn về các điều kiện sau đây:
- Tóc phải sạch và khô (nếu được sấy nóng thì càng tốt)
- Lược phải khô và khô bám những cặn ban
- Chai toc phải mạnh hơn một chút, dé co xát giữa lược với tóc diễn ra thuận lợi cho việc nhiễm điện
34
Trang 35Thí nghiệm 8: Một ắcqui bị mắt kí hiệu các cực âm và dương Chỉ bằng hai dây dẫn và một cốc nước, làm cách nào đề có thể xác định lại các cực của ắcqui Hãy
nêu phương án thực hiện
Hình 2.15
* Phương án tiến hành: nối các đầu dây dẫn vào hai điện cực của ắcqui Cạo sạch lớp cách điện hai đầu dây còn lại cỡ 5cm mỗi đầu và nhúng vào cốc nước ở hai
thành đối diện Quan sát đầu dây nào có nhiều bọt khí hơn đó là cực âm Cực của
ắcqui nối với dây này là cực âm, cực còn lại là cực dương
* Giải thích: Khi mắc mạch điện như trên dưới tác dụng hóa học của dòng điện, các ion dương HỶ dịch chuyền về cực âm, các ion âm O? dịch chuyển VỀ cực dương
và được giải phóng Vì một phân tử nước có hai nguyên tử Hiđrô và một nguyên tử Oxi do đó phân số phân tử Hiđrô được giải phóng ở cực âm nhiều hơn gấp đôi Vì
vậy suy ra điện cực âm là điện cực có nhiều bọt khí sủi lên hơn
Thí nghiệm 9: Dùng Ôm kế đo điện trở của bóng đèn 220V-100W khi chưa mắc
2
vào nguồn điện là 30O, nhưng khi dùng công thức tinh R = Vin =484Q Hãy giải
dm
thích tại sao lại có mâu thuẫn giữa lí thuyết và thực nghiệm?
* Giải thích: Không mâu thuẫn gì Giá trị 30O là điện trở của bóng đèn khi không làm việc Khi đèn sáng, nhiệt độ của dây tóc bóng đèn tăng nhanh sau đó ôn định (khoảng 2000°C) đo đó điện trở của bóng đèn cũng tăng lên rất nhanh R=484O là điện trở tương ứng với bóng đèn khi làm việc bình thường
Thí nghiệm 10: Cho một nguồn điện một chiều, hai vôn kế giống nhau có điện trở rất lớn, một điện trở đã biết trị số Rạ, một điện trở chưa biết trị số R„, dây nói, khóa K Hãy đề xuất phương án xác định giá trị điện tro R,?
* Xây dựng phương án
- Mắc mạch điện theo hình 2.16 , các vôn kế mắc song song vào hai dau R, va R,
Trang 36- Đóng khóa K,đọc giá trị Uạ, U„của các vôn kế chỉ và ghi vào bảng kết quả đo
- Thế các giá trị đó vào công thức R, = m Rạ., tìm được R,
* Giải thích: Do điện trở của vôn kế rất lớn nên khi mắc vôn kế vào mạch, cường
độ dòng điện trong mạch không đổi Mạch ngoài gồm RontR,
Ta cóUạ =IRạ, U, =IR, suyra R, = = Ro
0
Thí nghiệm 11: Cho điện trở đã biết trị số Rạ, điện trở chưa biết trị số R.„, hai vôn
kế có điện trở rất lớn, nguồn điện, dây nói Hãy lập phương án xác định công suất tiêu thụ trên R2
* Xây dựng phương án: giống thí nghiệm 10
Trang 37* Giai thich: Vi dién tro cua ampe kế rất bé nên khi mắc ampe kế vào mạch có thể
bỏ qua điện trở các ampe kế Khi đó, mạch ngoài chỉ còn Rạ mắc song song voi Rx
I
Tacé U, =1,R,, U, =1,R, va U, =U, suyra Ry = Ro
Thí nghiệm 14: Cho điện trở da biét tri sé Ro, điện trở chwa biét tri sé R,, hai
ampe kế có điện trở rất nhỏ, nguồn điện một chiều, dây nối, khóa K Hãy lập
phương án xác định công suất tiêu thụ trên R,?
Xây dựng phương án: giống thí nghiệm 13
Thay biểu thức: R == R, vào P, =I‡R, =I,I,Rạ
Thí nghiệm 15: Mắc bóng đèn 3V — 3W vào mạch điện như hình 2.20, hiện tượng
8ì xảy ra với bóng đèn khi đóng khóa K?