TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYỄN THỊ HOÀI THU NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BÀI TẬP THEO HƯỚNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH PHẦN NHIỆT HỌC VẬT LÍ 8 THCS KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S PHẠM THỊ THANH HƯƠNG QUẢNG BÌNH, NĂM 2014 i Lời đầu tiên em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến các giảng viên trong bộ môn Vật lí KTCN - khoa Khoa học tự nhiên, Trường Đại học Quảng Bình đã tạo điều kiện để em được tiếp thu những kinh nghiệm quý giá trong thời gian học tập tại trường Thầy cô đã trang bị cho em những kiến thức hữu ích để em trưởng thành hơn; Là nguồn động lực để em phấn đấu vươn lên trong cuộc sống Đó là những hành trang tiếp bước khi em ra trường công tác Đặc biệt em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo ThS Phạm Thị Thanh Hương đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Cảm ơn gia đình và các bạn trong lớp Cao đẳng Sư phạm Vật lí – KTCN – K53 đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn sinh viên Quảng Bình, tháng 5 năm 2014 Sinh viên: Nguyễn Thị Hoài Thu ii MỤC LỤC 1 Lí do chọn đề tài .1 2 Lịch sử nghiên cứu 2 3 Mục tiêu nghiên cứu 3 4 Nhiệm vụ nghiên cứu .3 5 Giả thuyết khoa học 3 6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 7 Phương pháp nghiên cứu 4 7.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết 4 7.2 Phương pháp điều tra .4 8 Cấu trúc 4 NỘI DUNG 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ .5 1 Một số khái niệm 5 1.1 Khái niệm tự học 5 1.2 Khái niệm năng lực, năng lực tự học 6 1.2.1 Khái niệm năng lực 6 1.2.2 Khái niệm năng lực tự học 6 1.3 Khái niệm kĩ năng, kĩ năng tự học 7 1.3.1 Khái niệm kĩ năng 7 1.3.2 Khái niệm kỹ năng tự học 7 2.1 Khái niệm 10 2.1.1 Khái niệm bài tập .10 2.1.2 Khái niệm bài tập Vật lí 10 2.2 Phân loại và phương pháp giải bài tập Vật lí .10 2.2.1 Phân loại 10 2.2.1.1 Phân loại theo phương tiện dạy .10 2.2.1.2 Phân loại theo nội dung 12 2.2.2 Phương pháp chung để giải bài tập Vật lí .14 1 2.3 Vai trò của bài tập Vật lí trong việc bồi dưỡng năng lực tự học 15 3 Thực trạng vấn đề sử dụng bài tập trong việc bồi dưỡng năng lực tự học ở trường THCS hiện nay 17 4 Kết luận chương I 17 CHƯƠNG II .18 XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƯỚNG BỒI DƯỠNG 18 NĂNG LỰC TỰ HỌC PHẦN NHIỆT HỌC VẬT LÍ 8 18 1 Các Nguyên tắc của việc tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập Vật lí và bài tập Vật lí theo định hướng tự học 18 1.1 Nguyên tắc của việc tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập Vật lí 18 1.2 Nguyên tắc tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập vật lí theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh Trung học cơ sở 22 Để hệ thống bài tập có tác dụng bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thì ngoài việc đảm bảo các nguyên tắc chung đã nêu cần đảm bảo các nguyên tắc sau: .23 - Hệ thống bài tập phải hướng học sinh vào những suy nghĩ độc lập, giúp các em bộc lộ những kiến thức tự tìm tòi, phát hiện 23 Khi xây dựng hệ thống bài tập Vật lí, giáo viên cần lựa chọn những bài tập đặt học sinh vào trạng thái phải suy nghĩ, cân nhắc, xem xét, suy luận… thì mới có thể trả lời chính xác Cần hạn chế những bài tập mà học sinh không cần suy nghĩ, xem xét… chỉ cần thay vào công thức có sẵn là có thể trả lời được kết quả mà không hiểu ý nghĩa, bản chất của vấn đề Khi suy nghĩ, cân nhắc để tìm cách giải quyết các yêu cầu của bài tập, học sinh sẽ bộc lộ những kiến thức tìm tòi, phát hiện trong quá trình tự học của mình 23 - Hệ thống bài tập phải phát huy tính sáng tạo của học sinh 23 Khi xây dựng hệ thống bài tập Vật lí theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh cần chú trọng những bài tập ở mức sáng tạo Những bài tập ở mức sáng tạo sẽ phát huy được khả năng vận dụng kiến thức của học sinh trong những tình huống mới 23 Ngoài ra cần chú trọng những bài tập có tính cập nhật, vì những bài tập đó yêu cầu học sinh phải thường xuyên cập nhật thông tin, từ đó rèn luyện cho các em kĩ 2 năng thu thập, xử lí và vận dụng thông tin vào trong những điều kiện cụ thể của bài tập 23 2 Hệ thống bài tập theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học phần “Nhiệt học” Vật lí 8 THCS 23 2.1 Chủ đề 1: Cấu tạo chất 23 2.2 Chủ đề 2: Nhiệt năng – Cách thay đổi nhiệt năng 24 2.3 Chủ đề 3: Nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt .25 2.4 Chủ đề 4: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu - Bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ nhiệt- Động cơ nhiệt 27 3 Tiến trình bài dạy có sử dụng bài tập theo định hướng tự học .28 Bài 19: CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO ? 28 4 Kết luận chương II 41 - Ngoài những nguyên tắc của việc tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập Vật lí thì hệ thống bài tập Vật lí theo định hướng tự học phải hướng học sinh vào những suy nghĩ độc lập, giúp các em bộc lộ những kiến thức tự tìm tòi, phát hiện và phải phát huy tính sáng tạo của học sinh tránh những bài tập chỉ áp dụng công thức .42 KẾT LUẬN 43 2 Qua việc nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, sách bài tập tham khảo Vật lí 8 và dựa vào nguyên tắc tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập Vật lí theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh Trung học cơ sở Chúng tôi đã nghiên cứu xây dựng được 4 chủ đề bài tập bao gồm 34 câu hỏi và bài tập thuộc chương trình “Nhiệt học” Vật lí 8 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 [11] Nguyễn Văn Thiên,Một số phương pháp giảng dạy mới nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho người học, Tạp chí nghiên cứu văn hóa, Trường ĐH văn hóa Hà Nội .44 PHỤ LỤC 1 1 ĐÁP ÁN HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƯỚNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH PHẦN NHIỆT HỌC VẬT LÍ 8 THCS 1 PHỤ LỤC 2 13 3 MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI, thế kỉ của khoa học, công nghệ bùng nổ Đây là bước tiến quan trọng của xã hội loài người, yêu cầu cần có những con người lao động biết học tập và cập nhật tri thức thường xuyên Điều này đặt ra cho giáo dục của các quốc gia trên thế giới là phải nhanh chóng đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai Cùng với xu thế phát triển chung của nền giáo dục thế giới, sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta được Đảng và Nhà nước rất quan tâm và đã nêu rõ trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”[7].Ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, mục đích giáo dục hiện nay không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ cho học sinh những kiến thức, kĩ năng loài người đã tích lũy được mà còn đặt biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng khả năng tư duy sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[6] Trong xã hội hiện đại ngày nay, những hiểu biết của chúng ta rất mau chóng trở thành lạc hậu, nên mỗi con người sống trong xã hội hiện đại phải biết cập nhật thông tin Một trong những cách khắc phục hiệu quả nhất là phải biết tự học Việc rèn luyện cho học sinh khả năng tự học còn là một biện pháp giúp ta giải quyết một khó khăn rất lớn là: mâu thuẫn giữa một bên là những yêu cầu cao về việc bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng và một bên là sự hạn hẹp của thời gian dành cho mỗi môn học Một trong những biện pháp quan trọng để giải quyết mâu thuẫn trên là đưa học sinh vào vị trí chủ thể của hoạt động nhận thức, thông qua hoạt động tự lực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực trí tuệ Ở lứa tuổi THCS tâm lí của học sinh rất muốn tìm tòi, khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống Tuy nhiên, các em chưa thể có phương pháp lựa chọn và phân biệt những cái hay, cái đẹp để học hỏi, tích lũy cho bản thân Bên cạnh đó, thời gian học trên 1 lớp rất ít nên không thể trang bị đầy đủ kiến thức cho học sinh Trong quá trình học Vật lí, giáo viên có thể hình thành cho các em các kĩ năng, năng lực tự học Đồng thời Vật lí là môn học có một hệ thống bài tập đa dạng và phong phú Vật lí 8 chia làm hai phần: phần cơ học và phần nhiệt học Nhiệt học là một trong bốn phần kiến thức Vật lí cơ bản được trang bị cho học sinh THCS Lượng kiến thức của phần này không nhiều so với các phần khác, bài tập phần này cũng không quá khó song vì các em ít được tiếp xúc với bài tập định lượng nên việc định hướng giải bài tập Nhiệt còn khó khăn với các em.Vì thế, giáo viên có thể thông qua bài tập để bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh Chính vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài “ Nghiên cứu sử dụng bài tập theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh phần nhiệt học Vật lí 8 THCS” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp 2 Lịch sử nghiên cứu Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề tự học của học sinh, sinh viên nhưng rất ít công trình nghiên cứu về cách sử dụng bài tập Vật lí theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Vật lí ở trường trung học cơ sở Từ việc tham khảo các nguồn tài liệu khác nhau liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, chúng tôi nhận thấy: - Các tác giả như Nguyễn Kỳ, Lưu Xuân Mới, Trần Bá Hoành, Nguyễn Quang Lạc, Nguyễn Cảnh Toàn, Thái Duy Tuyên, Lê Công Triêm, Lê Đình, Trần Huy Hoàng, Võ Chấp… đã xây dựng được một cơ sở lí luận khá hoàn chỉnh về tự học, đã coi tự học là một hình thức, một phương pháp học tập cơ bản và cốt lõi đối với người học Đặc biệt, trong các nghiên cứu của mình các tác giả rất chú trọng đến việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh, sinh viên bằng nhiều biện pháp khác nhau - Các bài viết chuyên đề đăng trên các tạp chí Giáo dục và Thời đại, Giáo viên và Nhà trường, Nghiên cứu Giáo dục, Khoa học Giáo dục,… các bài tham luận, bài phát biểu trong các hội nghị, hội thảo khoa học cũng đã đề cập nhiều đến vấn đề tự học của học sinh, sinh viên, đặc biệt là việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu để tạo điều kiện phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện các kĩ năng vận dụng thực tiễn cho người học 2 Tuy nhiên, do xuất phát từ các mục đích khác nhau nên các công trình nghiên cứu trên chưa đi sâu vào việc xây dựng và định hướng có hiệu quả bài tập Vật lí nhằm bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Vật lí ở trường THCS Với đề tài của mình, chúng tôi sẽ kế thừa những cơ sở lí luận của các công trình nghiên cứu trước đây, điểm mới ở đây là chú trọng nghiên cứu sử dụng các bài tập Vật lí theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học, góp phần nâng cao chất lượng học tập của HS trong dạy học phần Nhiệt học khối lớp 8 nói riêng và của học sinh bậc THCS nói chung.[9] 3 Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được hệ thống kĩ năng liên quan đến việc giải bài tập Vật lí - Xây dựng được hệ thống bài tập Vật lí theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học, góp phần nâng cao chất lượng học tập chương “Nhiệt học” của học sinh THCS 4 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lí luận về vấn đề tự học và bài tập Vật lí trong quá trình dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh - Điều tra thực trạng về vấn đề sử dụng bài tập theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh ở trường THCS - Ngiên cứu xây dựng hệ thống bài tập vật lí thuộc phần “Nhiệt học” theo hướng sử dụng bài tập để bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 8 THCS - Soạn thảo tiến trình dạy học có sử dụng bài tập theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh 5 Giả thuyết khoa học Nếu tăng cường sử dụng bài tập theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS 6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Hoạt động dạy học chương “Nhiệt học”, Vật lí 8 THCS theo hướng sử dụng bài tập để bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh 3 7 Phương pháp nghiên cứu 7.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Trong đề tài đã nghiên cứu lí thuyết về cơ sở lí luận vấn đề tự học và bài tập Vật lí trong quá trình dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh Đồng thời đề tài còn ngiên cứu lí thuyết để tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập vật lí thuộc phần “Nhiệt học” theo hướng sử dụng bài tập để bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh lớp 8 THCS 7.2 Phương pháp điều tra Trong quá trình làm đề tài em sử dụng phương pháp điều tra để điều tra thực trạng về vấn đề sử dụng bài tập theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh ở trường THCS 8 Cấu trúc Đề tài bao gồm ba phần: Mở đầu, nội dung, kết luận Phần mở đầu Phần nội dung - Chương I: Cơ sở lí luận và thực trạng của việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Vật lí - Chương II: Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học phần “Nhiệt học” Vật lí 8 THCS Phần kết luận 4 NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 1 Một số khái niệm 1.1 Khái niệm tự học Khái niệm về tự học (Self Directed Learning) bắt đầu từ việc giáo dục người trưởng thành, là một giải pháp được thực hiện bởi học viên người lớn ở tiểu học và trung học[12] Hiện nay, việc định nghĩa về tự học có nhiều thay đổi nhưng nhìn chung lại có một số quan điểm sau - Theo Bolhuis và Garrion thì tự học “Tự học là sự tích hợp của việc tự quản lí với tự kiểm soát của người học, đó là quá trình mà người học theo dõi, đánh giá và điều chỉnh chiến lược nhận thức của mình Người học là chủ thể trong sự hợp tác chặt chẽ của giáo viên và các bạn học cùng lớp”[15] - Tác giả GS Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp cùng với các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan để chiếm lĩnh hiểu biết mới nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”[13] - Tác giả Lưu Xuân Mới cho rằng tự học “Tự học là hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kĩ năng do chính bản thân người học tiến hành ở trên lớp hoặc ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã được quy định”[11] - Nguyễn Kỳ viết Tự học là người học tích cực chủ động tự mình tìm ra bằng hành động của mình, tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn, học bạn, học thầy và học mọi người Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí của người tự nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết vấn đề đặt ra cho mình để nhận biết vấn đề, thu thập xử lí thông tin cũ, xây dựng các giải pháp giải quyết vấn đề, thử nghiệm các giải pháp”[14] Như vậy có thể hiểu, tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người nói chung và chính bản thân người học nói riêng Đó là hoạt động nhận thức mang tính tích cực, chủ động, tự giác, phát huy cao độ vai trò của người học với sự hợp tác của thầy cô, bạn bè và điều kiện học tập 5 [15] Trịnh Thế Anh (2013), Đánh giá năng lực tự học của sinh viên theo hệ tín chỉ các nghành Sư phạm tại trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Luận án Thạc Sĩ,Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng [16] Vũ Quang và các đồng sử (2010) Nhiệt học, Vật Lí 8, NXB Giáo Dục Việt Nam 45 PHỤ LỤC 1 ĐÁP ÁN HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƯỚNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH PHẦN NHIỆT HỌC VẬT LÍ 8 THCS Chủ đề 1: Cấu tạo chất Câu 1 Do giữa các phân tử của chất làm săm xe đạp có khoảng cách nên các phân tử khí lọt ra ngoài Câu 2 Khi đổ cát vào cốc, do kích thước của hạt cát là lớn, khi chìm xuống đáy cốc, chúng chiếm chỗ của nước trong cốc làm cho nước tràn ra Khi đổ đường kết tinh vào cốc, đường sẽ tan trong nước, do giữa các phân tử nước có khoảng cách nên các phân tử đường xen kẽ vào giữa các khoảng cách giữa các phân tử nước Vì vậy thể tích nước và đường tăng lên không đang kể và do đó nước không bị tràn ra ngoài Câu 3 Không phải vì ở trường hợp đổ nước lạnh, các giọt nước bám bên ngoài cốc phải giải thích bằng sự ngưng tụ (Trong không khí có hơi nước, hơi nước khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ vì vậy khi đổ nước lạnh vào cốc thủy tinh, sau một thời gian có những hạt nước nhỏ bám vào thành ngoài của cốc do khi đổ nước lạnh vào cốc thủy tinh nước lạnh sẽ truyền nhiệt độ cho ly thủy tinh làm cho chiếc ly lạnh đi, lúc này hơi nước ngoài không khí gặp chiếc ly thủy tinh lạnh nên ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ bám vào thành ngoài của cốc) Câu 4 Do hiện tượng khuếch tán, các phân tử băng phiến hòa trộn vào các phân tử khí trong tủ và chúng chuyển động hỗn độn, vì vậy khi mở tủ ta ngửi thấy mùi thơm của băng phiến Mặt khác, một số phân tử băng phiến trong quá trình chuyển động hổn độn đã mắc lại trong quần áo, ra sử dụng ta ngửi thấy mùi thơm của băng phiến Câu 5 Hạt vàng có kích thước bằng cỡ kích thước của các phân tử nước nên ở trong nước các hạt vàng chuyển động nhiệt Lực do các phân tử nước tác dụng vào các hạt vàng tại các thời điểm khác nhau có phương khác nhau, do đó hạt vàng không lắng xuống đáy biển Câu 6 Các hạt bụi chuyển động hỗn độn không phải do chúng có thể bay được Thực ra các phân tử không khí trong phòng luôn chuyển động hỗn độn không ngừng, P1 chúng tác dụng lên các hạt bụi theo nhiều phía khác nhau làm cho các hạt bụi cũng chuyển động theo một cách hỗn độn Câu 7 Quan niệm như vậy không chính xác vì nguyê tử, phân tử của các chất khác nhau thì có khối lượng khác nhau Vậy - Nếu các vật có khối lượng bằng nhau và được làm cùng một chất thì chúng có cùng số nguyên tử, phân tử - Nhưng các vật tuy có cùng khối lượng nhưng được làm từ các chất khác nhau thì số nguyên tử hay phân tử cấu tạo nên chúng cũng khác nhau Bởi vì khối lượng của các phân tử hay nguyên tử của những chất khác nhau là khác nhau Câu 8 Mặc dù không khí có khối lượng riêng nhỏ hơn nước rất nhiều, nhưng do hiện tượng khuếch tán mà trong nước vẫn có không khí, chính vì vậy các động vật, thực vật sống trong nước vẫn sống được Chủ đề 2: Nhiệt năng - cách thay đổi nhiệt năng Câu 1 Dùng thìa khuấy nước, thìa đã thực hiện công làm cho thìa và nước nóng lên, các phân tử nước chuyển động nhanh hơn, do đó nhiệt năng tăng Câu 2 Ý kiến như vậy là chưa chính xác Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật Khi đun nóng vật, nhiệt độ của vật tăng làm các phân tử chuyển động càng nhanh, do đó động năng của chúng tăng Tổng động năng của các phân tử vì thế cũng tăng theo tức nhiệt năng của vật tăng Ngược lại, khi làm lạnh vật, nhiệt độ của vật giảm làm các phân tử chuyển động càng chậm (vận tốc giảm), do đó động năng của chúng giảm, tổng động năng của các phân tử vì thế cũng giảm theo tức là nhiệt năng của vật giảm Câu 3 Đồng xu kim loại nóng lên là do nhiệt năng tăng Không thể nói đồng xu kim loại nhận một lượng nhiệt vì nguyên nhân sự tăng nhiệt năng ở đây là do sự thực hiện công khi cọ xát đồng xu lên mặt bàn Câu 4 Hai vật có cùng khối lượng, cấu tạo cùng chất, và có nhiệt độ như nhau thì nhiệt năng của chúng như nhau - Hai vật có cùng khối lượng, cấu tạo cùng chất, nhưng nhiệt độ khác nhau thì vật nào có nhiệt độ cao hơn thì các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật đó chuyển động nhanh hơncó nghĩa là động năng của chúng lớn hơn, tức là nhiệt năng của vật đó lớn hơn Vậy P2 hai vật đều được cấu tạo từ một chất và cùng khối lượng thì vật nào có nhiệt độ lớn hơn thì nhiệt năng của vật đó cũng lớn hơn - Khi cho hai vật tiếp xúc với nhau thì nhiệt năng sẽ truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn Nhiệt năng của một vật có nhiệt độ cao sẽ giảm và ngược lại nhiệt năng của vật có nhiệt độ thấp hơn sẽ tăng Câu 5 Vì tôn dẫn nhiệt tốt hơn ngói nên nhiệt độ mái tôn cao hơn, không khí trong nhà lợp mái tôn nóng hơn, ta thấy nóng Câu 6 Người luôn truyền nhiệt ra không khí Ở nhiệt độ 25 0C, sự truyền nhiệt này ít ảnh hưởng nhưng ở nhiệt độ 35 0C thì sự truyền nhiệt xảy ra chậm nên năng lượng dư thừa của cơ thể tích tụ lại làm ta cảm thấy rất nóng Khi ở trong nước, do nước dẫn nhiệt tốt hơn nhiều so với không khí nên ở 25 0C cơ thể truyền nhiệt ra nước nhanh hơn.ta thấy lạnh Ở 350C do chênh lệch nhiệt độ giữa cơ thể và nước nhỏ nên nhiệt lượng truyền từ người ra nước ít hơn và ta cảm tháy bình thường Câu 7 Ban ngày Mặt Trời truyền cho mặt biển và mặt đất lượng nhiệt năng như nhau trên cùng một diện tích Do đất dẫn nhiệt tốt hơn nước nên nhiệt độ trong đát liền cao hơn ngoài biển làm cho không khí ở trên đất liền cũng có nhiệt độ cao hơn Giữa hai lớp không khí đất liền và ngoài biển sẽ xảy ra đối lưu: Không khí nóng ở đất liên bốc lên cao, không khí lạnh ở biển dồn vào trong thay thế không khí nóng, tạo thành gió từ biển vào Ban đêm, Mặt đất và mặt biển tỏa nhiệt, do nước dẫn nhiệt kém hơn nên biển tỏa nhiệt chậm hơn đất liền làm cho nhiệt độ mạt biển cao hơn Lớp không khí ngoài biển nóng hơn sẽ bốc lên cao, lớp không khí ở đất liền dồn ra thay thế tạo thành gió từ đất liền thổi ra biển Chủ đề 3: Nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt Câu 1 Tóm tắt m1=400g=0,4kg t1=25oC c1=880J/kg.K m2=3kg t2=60oC c2=4200 J/kg.K P3 Q= ? Giải - Nhiệt lượng cần thiết để đun ấm nhôm tăng nhiệt độ từ 25 oC lên đến 60 oC là: Q1= m1.c1.(t2-t1)=3.880.(60-2) = 92400 (J) - Nhiệt lượng cần thiết để đun nước trong ấm tăng nhiệt độ từ 25 oC lên đến 60 oC : Q2= m2.c2.(t2-t1)=0,4.4200.(60-25) = 58800 (J) - Nhiệt lượng cần thiết để cung cấp cho nước trong ấm tăng nhiệt độ từ 25 oC lên đến 60 oC là: Q=Q1+Q2= 92400=58800=151200 (J) Câu 2 Tóm tắt m1= 1kg t1=100oC c1=380J/kg.K m2=0,5kg t2=20oC c2=460 J/kg.K m3 =2kg c3=4200 J/kg.K t3 = ? Giải - Nhiệt lượng do quả cầu bằng đồng thau toả ra khi hạ nhiệt độ từ 100 o C đến to C (nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt) là: Q1 = m1.c1(t1 – t) (1) - Nhiệt lượng mà thùng sắt (Q2) và nước (Q3) thu vào để tăng nhiệt độ từ 20o C đến to C là: Q2 = m2.c2(t – t2) (2) Q3 = m3.c3(t –t2) (3) - Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có: Q1 = Q2 + Q3 Từ (1),(2), (3) và (4) ⇒ (4) m1.c1(t1 – t) = m2.c2(t –t2) + m3.c3(t –t2) ⇔ t ( m1c1 + m2c2 + m3c3 ) = m1c1t1 + ( m2c2 + m3c3 ) t2 ⇒ t= m1c1t1 + (m2 c2 + m3 c3 )t2 m1c1 + m2 c2 + m3 c3 - Thay các đạt lượng trên bằng trị số của chúng ta được: P4 t= 1.380 + (0,5.460 + 2.4200).20 ≈ 19, 2(o C ) 1.380 + 0,5.460 + 2.4200 - Vậy nhiệt độ cuối cùng của nước là 19,2 oC Câu 3 Tóm tắt t1 =100oC c1 =130J/kg.K m= 100g =0,1kg t2 =300oC c2 =380 J/kg.K Q=6,1kJ = 6100 J Tìm khối lượng của mỗi kim loại trong hợp kim ? Giải Gọi khối lượng của chì trong hợp kim là m Suy ra khối lượng đồng là (0,1- m) - Nhiệt độ tăng thêm của hợp kim là: ∆t= t2- t1= 300-100=200 oC - Theo bài ra thì: Q = [c1.m+c2.(0,1- m)].∆t 6100 =[30.m + 380.(0,1 - m)].200 → m = 0,03 kg =30g - Khối lượng chì là 30g, khối lượng đồng là 70g Câu 4 Tóm tắt: m2 = 100g = 0,1kg; t2 = 1000C; t = 800C m = m1 + m2 ; c1 = 2500J/kg.K; c2 = 4200J/kg.K t1= ? Giải - Khối lượng của chất lỏng: m2 = m - m1 = 150 – 100 = 50g = 0,05kg - Nhiệt lượng chất lỏng tỏa ra Q tỏa = m2.c2.(t2 – t) - Nhiệt lượng nước thu vào để nóng lên: Qthu = m1.c1.(t – t1) - Phương trình cân bằng nhiệt: Q tỏa = Qthu m2.c2.(t2 – t) = m1.c1.(t – t1) P5 ⇒ t − t1 = mc1 1 (t 2 − t ) m1 c1 100.10 −3.4200(100 − 80) = 67,2 50.10 −3.2500 ⇒ t1 = 80 − 67,2 = 12,8 0 C ⇒ 80 − t1 = Câu 5 Tóm tắt : m1 =0,5 kg; t1 = 20 0C; m3 = 0,2 kg t2 = 465 0C; c1 = 880 J/kg.K; c2 = 4200 J/kg.K; t = 24 0C c 3= 380 J/kg.K 10% nhiệt lượng tỏa ra môi trường m2 = ? Giải - Nhiệt lượng đồng tỏa ra (toàn phần) Q tỏa = m3.c3.(t2 – t) = 0,2 380 (465 - 24) = 33516 (J) - Nhiệt lượng hao phí là: Qhaophí = Qt x10 = 3351,6 (J) 100 - Nhiệt lượng có ích là: Q ích = Q tỏa – Q hao phí = 33516 – 3351,6 = 30164,4 (J) - Nhiệt lượng vật thu vào: Q thu = m1.c1.(t-t1) + m2.c2.(t-t1) - Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta được: Q thu = Q ích Hay m1.c1.(t - t1) + m2.c2.(t-t1) = 30164,4 ⇒ m2 = (30164,4 - m1.c1.(t - t1)) : c2.(t - t1) = (30164,4 - 0,5.880.(24 - 20) : 4200.(24 - 20) = 28404,4: 16800 = 1,69 (kg) Câu 6 Tóm tắt : m1 = 02, kg ; m2 = 02, kg; c1 = 880J/kg.K; c2 = 4200J/kg.K; P6 t1 = 200C; t2 = 50C; m4 = 0,1kg t3 = -50C c3 = 2100J/kg.K t= 100C; a m = ? b m3 =? Giải: a) Nhiệt lượng của bình nhôm và nước có trong bình nhiệt lượng kế tỏa ra: Q tỏa = m1.c1.(t1 – t)+m2.c2.(t1 – t) = (m1.c1+m1.c1).(t1 – t) = (0,2.880+0,4.4200)(20-10) = 18560 (J) - Nhiệt lượng mà nước đổ thêm vào thu vào được là: Q thu = m.c2.(t – t2) = m.4200.(10 – 5)= 21000m (J) - Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có: Q tỏa = Q thu Hay: 18560 = 21000.m ⇒m= 18560 = 0,8838kg 21000 b Trong bình còn lại nước đá nên nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp là 0 0C, và phần nước đá đã bị tan là: m3 – m4 = (m3 - 0.1)kg Nhiệt lượng mà bình nhôm, nước có trong bình nhiệt lượng kế, nước đổ thêm vào ở câu a tỏa ra: Q tỏa= m1.c1.(t - 0) + (m2+m).c2.(t - 0) = 0,2.880.10+(0,4 +0,8838).4200.10 = 1760+53919,6 = 55679,6 (J) - Nhiệt lượng thu vào để đá nóng lên từ -50C đến 00C là: Q1 = m3.c3.(0 - t3) - Nhiệt lượng thu vào để đá nóng chảy Q2 = λ (m3 − 0,1) - Nhiệt lượng thu vào của đá là: Q thu = Q1 + Q2 = m3.c3.(0 - t3)+ λ (m3 − 0,1) - Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có: P7 Q tỏa = Q thu 55679,6 = m3.c3.(0 - t3)+ λ (m3 − 0,1) Hay ⇒ m3.( λ +c3(-t3)) = 55679,6 – 0,1 λ ⇒ m3.(340000+2100.5) = 55679 – 0,1.340000 ⇒ m3 =0,255862 (kg) Câu 7 Tóm tắt m1 = 200g = 0,2kg ; t1 = 1000C; m2 = 738g = 0,738kg t2 = 150C; m3 = 100g = 0,1kg t3 = 150C c2 = 4200J/kg.K; t = 170C c=? Giải - Nhiệt lượng do miếng đồng tỏa ra : Q1 = m1c(t1 – t) = 16,6c (J) - Nhiệt lượng nước thu vào : Q2 = mc2(t – t2) = 6178,536 (J) - Nhiệt lượng nhiệt lượng kế thu vào : Q3 = m3c(t – t3) = 0,2c (J) - Phương trình cân bằng nhiệt: Q1 = Q2 + Q3 16,6c = 6178,536 + 0,2c => c = 376,74(J/kg.K) Câu 8 Gọi lượng nước rót từ bình một sang bình hai là m - Khi rót nước từ bình một sang bình hai thì nước từ bình một thu nhiệt, nước ở bình hai toả nhiệt Gọi nhiệt độ của bình hai khi có cân bằng nhiệt là t2 - Nhiệt lượng cần thiết để m(kg) nước từ 00C tăng nên t2 là: Q1 = m.c ∆ t = m.4200.t2 - Nhiệt lượng cần thiết để 450g nước ở bình hai hạ nhiệt độ từ 800C xuống t2 là: Q2 = 0.45.4200.(80 - t2) = 1890.(80 - t2) - Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có: Q1 = Q2 ⇒ 4200m.t2 = 0,45.4200.(80 - t2) ⇒ m.t2 = 0,45.(80 - t2) (1) P8 - Khi rót m(kg) nước từ bình hai trở lại bình một thì nước từ bình hai toả nhiệt, lượng nhiệt này cung cấp cho bình một để nước đá nóng chảy hoàn toàn thành nước ở 0 0C và làm cho toàn bộ nước ở 00C trong bình một tăng nhiệt độ nên đến 200C Vậy ta có nhiệt lượng cần thiết để m(kg) nước toả nhiệt từ t2 xuống 200C là: Q3 = m.c ∆ t = m.4200.(t2 - 20) - Nhiệt lượng cần để 60g nước đá ở 00C nóng chảy hoàn toàn là: Q4 = 0,06.3,36.105 = 20160 (J) - Nhiệt lượng cần thiết để toàn bộ nước có trong bình một tăng từ 00C nên 200C là: Q5 = M.c ∆ t = (0,15 - m + 0,06).4200.20 (J) + Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có: Q3 = Q4 + Q5 ⇒ 4200.m.(t2 - 20) = 20160 + (0,15 - m + 0,06).4200.20 (2) ⇔ m.(t2 - 20) = (0,15 - m + 0,06).20 + 4,8 ⇔ m.t2 = 0,21.20 + 4,8 ⇔ m.t2 = 9 (2) Thay (1) vào (2) ta được 0,45.(80 - t2) = 9 ⇔ 80 - t2 = 20 ⇒ t2 = 60(0C) ⇒ m = 9:t2 = 9:60 = 0,15(kg) = 150 (g) Vậy lượng nước đã rót là: 150g Câu 9 Tóm tắt Quả cầu : m1 = 0,630 kg t1 = 1500C Nước: c2 = 4200J/kg.K t2 = 300C c1 = 380J/kg.K t = 500C t = 500C m2 = ? Giải - Nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ 1500C xuống 500C là: Q1 = c1.m1 ∆ t = c1.m1 (t1 – t) - Nhiệt lượng do nước thu vào khi tăng nhiệt độ từ 300C lên đến 500C là: Q1 = c2.m2 ∆ t = c2.m2 (t – t2) - Coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau nên theo phương trình cân bằng nhiệt ta có: Q tỏa = Qthu hay Q 1 = Q 2 ⇔ c1.m1 (t1 – t) = c2.m2 (t – t2) P9 - Suy ra khối lượng của quả cầu là: m2 = c1.m1.( t1 − t ) 380.0,630.100 = = 0,285kg = 285g 4200.20 c2 ( t − t2 ) Câu 10 Phân tích Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của khối nước đá theo nhiệt lượng cung cấp - Nhìn vào đồ thị ta có thể biết được nhiệt lượng của nước đá thu vào ở 0 0C để nó nóng chảy hoàn toàn là 170KJ, từ đó ta có thể tính được khối lượng của nước đá như thế nào ? - Khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 20C thì nhiệt độ thu vào của nước và ca nhôm biến thiên từ 170KJ đến 175KJ, từ đó ta tính được khối lượng của ca nhôm Giải: Nhiệt lượng nước đá thu vào để nóng chảy hoàn toàn ở 0 0C là 170KJ (lúc này ca nhôm không thu nhiệt do nó không tăng nhiệt độ) Từ đó khối lượng của nước đá là: m1 = 170 KJ 170 = = 0,5Kg λ 340 Nhiệt lượng nước và ca nhôm thu để tăng từ 00C đến 20C là: 175 - 170 = 5KJ = 5 000J Ta có : 5 000 = (m1C1 + m2 C2)( 2-0) 2500 = 0,5 4200 +m2.880 Suy ra: m2 = 2500 − 0,5.4200 ≈ 0,45Kg 880 Chủ đề 4: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu - Bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ nhiệt- Động cơ nhiệt Câu 1 Tóm tắt m1 = 3 lít = 3 kg t1 = 240C qcủi khô = 107 J/kg m2 = 1,5 kg t2 = 1000C c = 4200 J/kg.độ ∆Q = ? P10 Giải - Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước : Q = m1.c ∆t = 3.4 200.(100-24) = 957600 (J) - Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1,5kg củi khô: Q’ = qcủi khô.m2 = 107.1,5 = 15 000 000 (J) - Nhiệt lượng đã mất mát trong quá trình đun nước: ∆Q = Q’ – Q = 15000000 – 957600 = 14042400 (J) Câu 2 Tóm tắt m1 = 12 lít = 12 kg t1 = 240C qcủi khô = 107 J/kg m2 = 15 kg t2 = 1000C c = 4200 J/kg.độ H=? Giải - Nhiệt lượng cần dùng để cung cấp cho 12 lít nước khi đun sôi ( Đây cũng chính là nhiệt lượng có ích : Q1 = m1.c.∆t = 12.4200.(100 – 24) = 3830400 (J) - Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 15kg củi khô ( Đây cũng chính là nhiệt lượng toàn phần): Q2 = qcủi khô.m2 = 107.15 = 150000000 (J) - Hiểu suất của bếp: H Câu 3 Tóm tắt v = 54 km/h s = 150 km P = 45kW = 45000W D = 700kg/m 3 V=? Giải - Công sinh ra trên quãng đường s: A = P.t = P - Nhiệt lượng do xăng tỏa ra để sinh công đó: P11 H = 30% q = 4,6.107 J/kg Q= - Mặt khác, nhiệt lượng tỏa ra khi xăng bị đốt cháy hoàn toàn: Q = q.m = q.D.V ⇒ Thể tích xăng V = = lít Câu 4 Khi phanh xe, công thực hiện khi hai má áp sát vào vành xe làm động năng của xe giảm và nhiệt năng của má phanh, vành xe, lốp và mặt đường nóng lên Câu 5 Khi đun thì ấm nhận được nhiệt lượng và truyền cho nước nóng lên và bốc hơi Động năng của các phân tử nước trong hơi nước tăng, do đó sinh công đẩy nắp ấm lên (Nhưng do lực đẩy này không thắng được trọng lượng của nắp ấm nên nắp ấm lại rơi xuống) Như vậy nhiệt năng của bếp lửa đã gián tiếp chuyển thành động năng của nắp ấm Câu 6 Mỗi khi nhún người xuống, người nhún lại truyền cho đu một cơ năng làm đu chuyển động lên trên Trong quá trình chuyển động lên trên, động năng chuyển động dần thành thế năng Khi chuyển động xuống, thế năng chuyển dần thành động năng, ngoài ra một phần cơ năng của đu sẽ chuyển thành nhiệt năng do đu sinh công thắng lực cản của không khí làm không khí xung quanh đó nóng lên Nếu không tiếp tục nhún để cung cấp thêm năng lượng thì cơ năng của đu sẽ giảm dần và cuối cùng đu dừng lại Câu 7 - Lúc đầu đang dương cung tên, cơ năng của cung tên ở dạng thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi - Khi mũi tên rời khỏi cung và chuyển động thì cơ năng của nó đã chuyển hóa thành thế năng hấp dẫn và động năng cho mũi tên Ngoài ra còn có 1 phần nhỏ chuyển hóa thành nhiệt năng và động năng cho lớp không khí xung quanh mũi tên - Khi cung cắm vào tấm bia, cơ năng của mũi tên: 1 phần biến thành thế năng hấp dẫn của mủi tên, một phần biến thành nhiệt năng khi mũi tên cọ sát vào tấm bia, còn phần lớn biến thành công làm cho mũi tên cắm sâu vào tấm bia - Vậy cuối cùng cơ năng cơ năng của cung tên không tự sinh ra và cũng không tự mất đi mà nó chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác và từ vật này sang vật khác mà thôi Câu 8 Tóm tắt P12 F = 450N V = 2 lít D = 700 kg/m3 s = 70 km q = 46.106 J/kg H=? Giải - Công có ích mà động cơ thực hiện là: Aci = F.s = 450.7.104 = 315.105 (J) - Nhiệt lượng mà xăng tỏa ra là: Qtp = q.m = qVD = 46.106.2.10-3.7.10-2 = 92.105 (J) - Hiệu suất của động cơ xe máy là: H= Câu 9 Tóm tắt Vd = 10 lít = 10-3 m3 Vn = 1000m3 qd = 44.106 J/kg Dd = 800 kg/m3 H = 34% Dn = 1000 kg/m3 + Tính độ cao h của nước được bơm lên ? Giải - Khối lượng của 10 lít dầu: Md = Dd Vd = 800.10.10-3 = 8 (kg) - Nhiệt lượng tỏa ra của 8 kg dầu khi đốt cháy hoàn toàn: Qtp = qd.md = 44.106.8 = 352.106(J) - Trọng lượng của nước được bơm lên: Pn = 10.mn = 10.Dn.Vn = 10.1000.1000 = 107(N) - Công có ích của máy bơm sinh ra: Aci = Pn.h = 107.h Mặt khác ta có: H = Aci/Qtp (1) (2) Suy ra: Aci = Pn ⇒ Qtp = 0,34.532.106 = 11,968.107 (J) - Độ cao của nước bơm lên là: Từ (1) và (2) ⇒ 107.h = 11,968.107 ⇒ h = 11,968.107/107 = 12 (m) PHỤ LỤC 2 PHIẾU ĐIỀU TRA P13 Thực trạng vấn đề sử dụng bài tập theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh THCS ………………………………………………………………………………………… … Câu 1: Theo anh (chị ) tự học là gì ? A Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức , kĩ năng , kĩ xảo …kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người nói chung và chính bản thân người học nói riêng Đó là hoạt động nhận thức mang tính tích cực, chủ động, tự giác, phát huy cao độ vai trò của người học với sự hợp tác của thầy cô, bạn bè và điều kiện học tập B Tự học ngĩa là người học tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn, học bạn, học thầy và học mọi người C Tự học là hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức của người học Câu 2: Năng lực tự học là gì ? A Năng lực tự học là khả năng tự mình tìm tòi ra kiến thức mới B Năng lực tự học là khả năng tự mình tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất cao C Năng lực tự học là khả năng phát hiện ra khó khăn, mâu thuẫn xung đột, các điểm chưa hoàn chỉnh của cuộc sống Câu 3: Kỹ năng tự học là gì ? A Kỹ năng tự học là khả năng lựa chọn các tài liệu thích hợp sao cho đúng, đủ, hợp lí để nâng cao chất lượng tự học, tự nghiên cứu của bản thân mình B Kỹ năng tự học là khả năng lên danh mục các nội dung cần tự học, khối lượng và yêu cầu cần đạt được, các hoạt động cần phải tiến hành, sản phẩm cụ thể cần phải được tạo ra, thời gian dành cho mỗi nôi dung và hoạt động C Kỹ năng tự học là khả năng thực hiện một hệ thống các thao tác tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động tự học trên cơ sở vận dụng các kinh nghiệm có liên quan đến hoạt động đó Bao hàm trong nó những kỹ năng chung cho hoạt động học tập và những kỹ năng chuyên biệt P14 ... Nhiệt học, Vật Lí 8, NXB Giáo Dục Việt Nam 45 PHỤ LỤC ĐÁP ÁN HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƯỚNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH PHẦN NHIỆT HỌC VẬT LÍ THCS Chủ đề 1: Cấu... dưỡng lực tự học cho học sinh THCS CHƯƠNG II XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƯỚNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC PHẦN NHIỆT HỌC VẬT LÍ Các Nguyên tắc của việc tuyển cho? ?n, xây dựng... lực tự học cho học sinh Chính vậy chúng tơi cho? ?n đề tài “ Nghiên cứu sử dụng bài tập theo hướng bồi dưỡng lực tự học cho học sinh phần nhiệt học Vật lí THCS? ?? làm đề