1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kỳ trước cách mạng tháng tám

131 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 811,75 KB

Nội dung

Ở đề tài và thể loại nào, ông cũng để lại những dấu ấn riêng với độc giả, và thể hiện tài năng phong cách rõ nét của mình “một cây bút văn xuôi sắc sảo và đa dạng”[19,21].Nói như nhà ng

Trang 1

ĐINH THỊ THANH HẢI

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI THỜI KÌ TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Thuỷ Nguyên

Thái Nguyên - 2013

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong một công trình nào khác

Tác giả

Đinh Thị Thanh Hải

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho tập thể lớp Cao học K19 - Văn học Việt Nam; Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh; Ban Giám hiệu và tập thể giáo viên trường THPT Đông Triều huyện Đông Triều đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội học tập và nghiên cứu khoa học

Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Đào Thủy Nguyên

- người thầy, người mẹ tận tình trong công việc đã truyền thụ cho tôi nhiều kiến thức quý báu cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài

Thái Nguyên, ngày 12 tháng 04 năm 2013

Tác giả

Đinh Thị Thanh Hải

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 13

Chương 1: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI THỜI KÌ TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 13

1.1 Khái niệm thế giới nghệ thuật 13

1.2 Tô Hoài và hành trình 70 năm viết 14

1.2.1 Vài nét về tiểu sử và con người nhà văn Tô Hoài 14

1.2.2 Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Tô Hoài 16

1.3 Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám 19

1.3.1 Khái niệm và phân loại nhân vật 19

1.3.2 Quan niệm nghệ thuật về con người của Tô Hoài 20

1.3.3 Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám 22

1.3.3.1 Thế giới nhân vật người dân quê 22

1.3.3.2 Thế giới loài vật 30

1.4 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 39

1.4.1 Khắc họa nhân vật qua nghệ thuật miêu tả 39

1.4.2 Khắc họa nhân vật qua nghệ thuật kể chuyện 44

Chương 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI THỜI KÌ TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 52

2.1 Khái niệm và phân loại không gian nghệ thuật 52

2.1.1 Khái niệm không gian nghệ thuật 52

2.1.2 Phân loại không gian nghệ thuật 53

Trang 5

2.2 Không gian nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng

Tám 54

2.2.1 Không gian bối cảnh thiên nhiên 54

2.2.1.1 Không gian thiên nhiên trong sáng, thơ mộng 54

2.2.1.2 Không gian thiên nhiên tăm tối, lạnh lẽo và dữ dội 59

2.2.2 Không gian bối cảnh xã hội 64

2.2.2.1 Không gian xã hội nhộn nhịp, vui tươi, đầy sinh khí 64

2.2.2.2 Không gian xã hội u ám, buồn bã, tan tác, chia lìa 71

Chương 3: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI THỜI KÌ TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 86

3.1 Khái niệm và phân loại thời gian nghệ thuật 86

3.1.1 Khái niệm thời gian nghệ thuật 86

3.1.2 Phân loại thời gian nghệ thuật 87

3.2 Thời gian nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám 88

3.2.1 Thời gian sự kiện 88

3.2.1.1 Thời gian sự kiện lịch sử 88

3.2.1.2 Thời gian sự kiện đời tư 96

3.2.2 Thời gian nhân vật 101

3.2.2.1 Thời gian nhân vật được hưởng niềm vui, hạnh phúc 101

3.2.2.2 Thời gian nhân vật chịu nhiều cơ cực, lầm than 107

3.2.2.3 Thời gian nhân vật phiêu lưu, trải nghiệm 115

KẾT LUẬN 121

TÀI LIỆU THAM KHẢO 124

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Tô Hoài là cây bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại Hơn 90

năm đời người và 70 năm đời văn, Tô Hoài đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam một khối lượng đồ sộ gồm 160 đầu sách thuộc đủ mọi thể loại (từ truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện đồng thoại cho đến hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận…) và đa dạng về

đề tài (cách mạng và đời thường, hòa bình và chiến tranh, miền núi và miền xuôi, nông thôn và thành thị…) Ở đề tài và thể loại nào, ông cũng để lại những dấu ấn

riêng với độc giả, và thể hiện tài năng phong cách rõ nét của mình “một cây bút văn

xuôi sắc sảo và đa dạng”[19,21].Nói như nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn:“Đời văn

Tô Hoài gợi ra hình ảnh một dòng sông miên man chảy và mang trong mình cả cuộc sống bất tận”[19,379] Các chặng đường sáng tác của Tô Hoài gắn bó chặt chẽ với

từng bước đi của lịch sử Bởi vậy, ông được đánh giá là nhà văn “luôn đồng hành

cùng dân tộc và thời đại”[19,21] trên từng chặng đường lịch sử

1.2 Tô Hoài sáng tác ở hai chặng: trước và sau Cách mạng tháng Tám Trước

Cách mạng tháng Tô Hoài được xếp vào nhóm “các tác gia tả chân”(Vũ Ngọc

Phan) Các sáng tác của ông thời kỳ này đã thể hiện đậm nét tài năng, phong cách

và một bản lĩnh nghệ thuật vững vàng GS.Phong Lê đánh giá Tô Hoài là “một cây

bút sung sức, đứng bên Nam Cao, làm nên một dấu ấn đặc trưng cho trào lưu văn học hiện thực Việt Nam những năm tiền Cách mạng”[19,21] Sau Cách mạng, Tô

Hoài đến với đồng bào Tây Bắc, hòa nhập với cuộc sống của các dân tộc miền núi

và đã có những đóng góp đáng kể cho nền văn học Việt Nam hiện đại Đọc tác phẩm của ông, người đọc luôn bị cuốn hút bởi những trang văn xuôi giàu chất thơ miêu tả những phong tục tập quán lâu đời, những sinh hoạt truyền thống của nhiều vùng văn hóa, hiểu hơn cốt cách của con người Việt Nam ở nhiều miền khác nhau trong cộng đồng người Việt Người đọc hiểu hơn tình cảm yêu mến thiết tha của

nhà văn với quê hương xứ sở Tìm hiểu “Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của

Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám” là việc làm cần thiết để góp phần

làm rõ nét riêng trong phong cách nghệ thuật của nhà văn

Trang 7

1.3 Tô Hoài là một trong những tác gia lớn được giảng dạy ở trường đại học,

đồng thời hai tác phẩm đặc sắc của ông được chọn giảng ở trường phổ thông là Dế mèn phiêu lưu ký và Vợ chồng A Phủ Vì vậy đề tài được hoàn thành sẽ là tài liệu

tham khảo thiết thực cho việc dạy và học tác giả và tác phẩm Tô Hoài ở các cấp học

2 Lịch sử vấn đề

Tô Hoài bước chân vào con đường văn học khá sớm Ông cầm bút và nổi danh từ trước Cách mạng tháng Tám 1945 Đến nay, Tô Hoài vẫn là nhà văn viết đều, viết nhiều, dẻo dai, sung sức ở nhiều thể loại Sáng tác của ông đã được giới nghiên cứu phê bình chú ý ngay từ những ngày đầu ông tham gia làng viết Bởi những sáng tác đó luôn mang đến cho bạn đọc những phát hiện mới mẻ về nhiều

vấn đề của đời sống và văn học nghệ thuật Trong đó, thế giới nghệ thuật là một

phương diện thẩm mĩ nghệ thuật có nhiều ý nghĩa trong sáng tác của Tô Hoài thời

kỳ trước Cách mạng tháng Tám Một số nhà nghiên cứu văn học đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để tìm hiểu về ông và có đề cập đến vấn đề này

2.1 Về thế giới nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài

Tô Hoài đến với nghề văn thật ngẫu nhiên và dường như đó cũng là cái duyên của ông Ông được người đọc biết sớm qua những truyện ngắn, truyện dài

viết về người dân quê và về loài vật Trong bài giới thiệu Tô Hoài – Nguyễn Sen,

nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan chủ yếu đưa độc giả tiếp cận với Tô Hoài trên

phương diện tác phẩm Ông phê bình, giới thiệu về hai tác phẩm: Quê người (tiểu thuyết) và tập truyện ngắn O Chuột, trên cơ sở đó đưa ra nhận xét về quan niệm và

phong cách sáng tác của Tô Hoài Đề cập đến thế giới nhân vật và phong cách sáng

tác của Tô Hoài, Vũ Ngọc Phan viết:“Cái tính chất xã hội trong tiểu thuyết của Tô

Hoài hơi thiên về một mặt là trong hầu hết các truyện dài của ông, ông đều tả hạng dân nghèo nàn, mà hạng người này cũng chỉ là những người ở một miền, một vùng- vùng Nghĩa Đô, quê hương tác giả”[20,53] Ông chỉ ra rằng, Tô Hoài tỏ ra là một

nhà tiểu thuyết có con mắt quan sát sâu sắc, đã nhận xét rất kỹ, tỉ mỉ những tính tình, thói tục và cách sống của người dân quê vùng Bưởi Đồng thời nhà nghiên cứu

cũng chỉ ra hạn chế của Tô Hoài là đôi khi đã “tiểu thuyết hóa” cái tính tình phác thực của anh dân quê Từ đó, Vũ Ngọc Phan kết luận:“Quê người là cuốn tiểu

Trang 8

thuyết có tính chất đặc thôn quê”[19,62] Đặc biệt khi nhận xét về phong cách của

Tô Hoài trong tác phẩm, nhà nghiên cứu viết:“Từ ngôn ngữ, cử chỉ, thói tục cho đến

cách sinh hoạt của những người dân quê sống về nghề dệt cửi ở vùng Bưởi, Tô Hoài đều tả với một nghệ thuật chân sát”[19,65]

Tập truyện ngắn O Chuột cũng được Vũ Ngọc Phan nhận xét rất kỹ Điều

đặc biệt là khi nghiên cứu về tác phẩm này, Vũ Ngọc Phan đã phát hiện và chỉ ra cho chúng ta thấy bóng dáng nhân vật người dân quê được miêu tả thông qua thế

giới loài vật trong sáng tác của Tô Hoài Ông khẳng định:“Những truyện loài vật

của Tô Hoài thường phản chiếu những cảnh sống của người dân nghèo ở thôn quê”

và “những tâm hồn giản dị ấy, cả tâm hồn vật lẫn tâm hồn người, Tô Hoài đã mượn

để diễn những nỗi thương tâm của cảnh ngây dại và nghèo nàn, nên tập truyện O

Chuột này ta nên đọc theo con mắt riêng, không nên phân biệt người với vật, vì ở

đó, vật cũng là người, và nếu có người, thì người cũng gần như vật”[19,62] Từ việc

xem xét hai tác phẩm, nhà nghiên cứu tiếp tục chỉ ra đặc điểm về thế giới nhân vật

trong sáng tác của Tô Hoài, đó “là những người đáng thương chứ không đáng ghét

Tuy họ có nhiều thói xấu, nhiều điều mê tín quàng xiên như những dân quê các nước nhưng bao giờ họ cũng là người cần cù, nhịn nhục, kiên nhẫn, bám lấy gia đình, lấy đất nước mà sống nghèo nàn, chỉ khi thất cơ lỡ vận, họ mới phải đi xa, và một khi hơi xa quê hương, họ đã tưởng như họ sang làm ăn “đồng đất nước người” tuy họ vẫn còn trong Tổ Quốc”[19,62] Họ là những con người yêu quê hương đến

mức máu thịt và chỉ muốn sống mãi trên mảnh đất thân quen ấy

GS.Hà Minh Đức nhận ra vẻ đẹp của con người thôn quê trong sáng tác của

Tô Hoài Đó là những con người yêu lao động, giàu lòng nhân nghĩa và trí sáng

tạo:“Tô Hoài đã có những trang viết đẹp về những ngày hội với cảnh gói bánh

chưng, giã bánh giày, nấu cơm thi Ông dùng sức tưởng tượng để tạo dựng lại những khung cảnh hội hè đông vui, ông đi sâu vào từng nghề nghiệp của người lao động trên đồng ruộng, trên sông nước”[19,128] Đồng thời, nhà nghiên cứu cũng

chỉ ra nét riêng trong cách thức xây dựng nhân vật của Tô Hoài:“Tô Hoài đã miêu

tả những nhân vật của mình với tình cảm trân trọng, mến yêu Không có khoảnh cách giữa tác giả và nhân vật Ông không nhìn ngắm họ với cặp mắt dò la, tìm hiểu

Trang 9

Ông không quan sát họ với sự chăm chú, lạ lùng Ông đến với họ như những người bạn chân tình”[19,125] Chính nhờ sự gần gũi, chân tình này mà các nhân vật hiện

lên trên trang sách của Tô Hoài trở nên chân thực như những con người trong đời

thực.“Thế giới nhân vật của Tô Hoài vốn là những kiểu người bình dị, gần gũi

trong cuộc sống hằng ngày của những vùng quê Họ quay tơ, dệt lụa, chạy chợ… để kiếm sống Gặp buổi thuận thời làng quê vang lên đều đặn tiếng thoi dệt cửi đến canh khuya, phiên chợ đông vui kẻ mua người bán, hội làng nhộn nhịp trong những ngày xuân, trai gái hẹn hò lứa đôi…Những trang sách vui chắc chắn là không nhiều Cuộc đời cũ dần dần đẩy những người lao động đến chỗ cùng đường, kiệt sức để rồi phải lang thang biến chất hoặc tan tác chia lìa”[19,115]

GS.Nguyễn Đăng Mạnh trong Bài khảo luận tổng hợp văn học nhận thấy:

“Tô Hoài hay viết về những bà mẹ nghèo suốt đời khó nhọc mà chẳng bao giờ

gặp điều may mắn Hình ảnh bà cụ Vối trong tác phẩm Mẹ già có cái gì quá tội nghiệp, gây cảm giác nặng nề cho người đọc Hình ảnh người mẹ trong U Tám

đạt hơn Thông qua cái nhìn hồn nhiên của một đứa trẻ trong truyện, U Tám hiện lên thật thà, chất phác, bình dị đến thô kệch, nhưng tâm hồn thật trong trẻo, đẹp

đẽ biết bao”[37,50] Hình ảnh của những u Tám hay mẹ già trong truyện ngắn của

Tô Hoài dường như là hình ảnh người mẹ lam lũ, tần tảo và chịu nhiều bất hạnh của chính tác giả

Viết về làng quê, Tô Hoài còn chú ý tới một đối tượng nhân vật đặc biệt Đó

là những con vật nhỏ bé, gần gũi, ngộ nghĩnh và đáng yêu, tiêu biểu nhất là hình

ảnh chú Dế Mèn Nhận xét về thế giới nhân vật này, GS.Phong Lê khẳng định:“Quả

biết bao là vui thích, là sống động của cả một thế giới nhân vật, gồm cả nhân và vật, đã được mở rộng đến tối ưu các biên độ sống, dẫu tất cả chỉ diễn ra trong một khu vườn nhà hoặc một cánh đồng làng Cái khu vườn vẫn chỉ nhỏ bé và thân thuộc thế, nhưng lại xiết bao to rộng và khoáng đãng có thể chứa biết bao là cuộc rong chơi, du lịch cho dế, nó cũng chính là ước mơ của người, của thế giới người”[25,177] Sáng tạo ra những loài vật trong thế giới các sinh vật nhỏ bé giữa

thiên nhiên, Tô Hoài cho người đọc thấy được ở ông một cây bút tài năng về nhiều

mặt: “Đó là khả năng hóa thân vào sự sống của vật và đồng thời đưa lại cho thế

Trang 10

giới vật sự sống của người Sự chung sống, sự hòa trộn, sự chuyển hóa của hai thế giới đã giúp cho bạn đọc cái cảm giác mở rộng, nhân lên các giới hạn sống, trong một xã hội tù túng, ngột ngạt”[25,177] Bởi vậy mà nhân vật của Tô Hoài luôn có

“dáng riêng, giọng riêng và đều sắc nét”[25,178]

Gần gũi với nhận định của GS.Phong Lê về thế giới loài vật, nhà nghiên

cứu Trần Hữu Tá cho rằng: “Dưới ngòi bút của Tô Hoài, những con vật ấy cũng

có tình cảm, cá tính và tâm trạng, số phận nữa Thông qua thế giới loài vật này, tác giả muốn nói đến chuyện loài người, đến số phận những người nông dân, thợ thủ công vùng Bưởi”[19,145] GS.Hà Minh Đức cũng nhận ra: “Thế giới của loài vật cũng nhiều chia ly, tan tác đau khổ, chết chóc như chính cuộc sống của con người Có điều gì khác chăng là ở chỗ trong xã hội con người các quy luật phức tạp và cuộc sống điên đảo hơn Còn ở thế giới loài vật mọi sự có thể đơn giản nhưng kết thúc thì cũng không kém phần cay đắng”[19,115]

Như vậy, có thể khẳng định thế giới nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài đa dạng và phong phú bao gồm cả nhân và vật Nhưng điều đáng nói ở đây là nhà văn

đã không tách riêng hai kiểu nhân vật này thành hai khía cạnh riêng biệt mà nó có

sự soi chiếu, cộng hưởng lẫn nhau Mượn cuộc sống của thế giới loài vật, Tô Hoài muốn nói đến cuộc sống của xã hội loài người Đó là nét đặc biệt và khác biệt của

Tô Hoài so với các nhà văn cùng thời

2.2 Về không gian nghệ thuật

- Không gian bối cảnh thiên nhiên

“Thiên nhiên đóng một vai trò quan trọng trong tác phẩm của Tô Hoài”

(Vân Thanh) Phản ánh và tạo dựng bức tranh ca ngợi cảnh đẹp của đất nước chính

là nhà văn đã bộc lộ tình yêu quê hương đất nước của mình Tô Hoài “đặc biệt

thành công khi ghi lại hình ảnh thiên nhiên bao la tươi đẹp của đất nước”[19,102]

Điều đó khẳng định, ở Tô Hoài tình yêu thôn quê là nguồn cảm hứng bất tận giúp ông thành công khi viết về phong cảnh thiên nhiên Nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện ra điều này ở ông Tiêu biểu là GS.Hà Minh Đức, người am hiểu sâu sắc văn

Tô Hoài đã nhận định rằng: “Tô Hoài giỏi miêu tả thiên nhiên Thiên nhiên trong

tác phẩm của ông gồm nhiều màu vẻ từ những cảnh thơ mộng gợi cảm đến một thiên nhiên khắc nghiệt, hung dữ Tô Hoài miêu tả thiên nhiên theo một cách nhìn

Trang 11

ngắm tự nhiên, nhẹ nhàng Không có dấu vết ngăn cách giữa khung cảnh thiên nhiên và bức tranh xã hội (…) Trong tác phẩm của ông, thiên nhiên luôn có mặt và dường như là một nhân vật có cuộc sống, có tâm hồn”[19,138] Nhà nghiên cứu đã

chỉ ra biệt tài của Tô Hoài là viết về thiên nhiên Từ đó, tiếp tục khẳng định trong sáng tác của ông, thiên nhiên vừa mang vẻ đẹp khách quan tồn tại với nhiều màu vẻ như nó vốn có nhưng cũng có lúc lại hiện diện như một nhân vật trong tác phẩm,

“có cuộc sống” và “có tâm hồn”

TS.Mai Thị Nhung nhận xét: “Thiên nhiên trong cảm quan của Tô Hoài

mang đậm hình ảnh bình dị, khách quan: có ánh sáng và bóng tối, có mặt trời và mặt trăng, có nắng và mưa, có cỏ cây hoa lá chim muông như trong cuộc sống thực Mỗi bức tranh thiên nhiên trên từng trang sách của ông lại gần gũi, gắn bó, theo sát với cuộc sống sinh hoạt của con người”[35,53] Ý kiến này gần gũi với nhận

định của GS.Hà Minh Đức về cách miêu tả thiên nhiên của Tô Hoài Đó là bức tranh mang màu sắc bình dị, khách quan như trong đời sống thực với đủ mọi gam màu và dáng vẻ Nhưng TS.Mai Thị Nhung còn phát hiện ra rằng thiên nhiên trong sáng tác của nhà văn rất gần gũi, gắn bó và góp phần thể hiện tâm trạng con người

Nhận xét về bức tranh thiên nhiên của Tô Hoài, Trần Hữu Tá khẳng định:

“Tô Hoài có khả năng quan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả linh động Người, vật,

thiên nhiên nổi rõ cái “thần” của đối tượng và thường bàng bạc một “chất thơ”[19,159] Nhà nghiên cứu đã nhận thấy tài năng “thiên bẩm” của Tô Hoài là

khả năng quan sát nhạy bén, tinh tế, nhanh chóng nắm bắt bản chất của đối tượng và miêu tả chúng với ngòi bút chân thực nhưng vẫn thấm đẫm chất lãng mạn

Tựu chung lại, ý kiến của các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở một điểm là:

Thiên nhiên dưới ngòi bút “sắc sảo và đa dạng” của Tô Hoài đều hiện lên“đầy hương vị,

màu sắc”, lãng mạn, sinh động, gần gũi, gắn bó và mang dấu ấn tâm trạng con người

- Không gian bối cảnh xã hội

Tô Hoài đã đưa vào trong sáng tác của mình những trang viết hết sức tinh tế,

nhạy cảm và hiện thực về đời sống của người dân ở một vùng quê nghèo gần sát “Kẻ

Chợ” Nhiều nhà nghiên cứu đều có chung nhận định: Không gian trong sáng tác của

Tô Hoài thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám là không gian làng Nghĩa Đô - một làng nghề thủ công truyền thống, nơi ông đã gắn bó suốt cuộc đời mình

Trang 12

Nghiên cứu về sáng tác của Tô Hoài trước Cách mạng, PGS.TS Vân Thanh

khẳng định: “Đặc sắc của văn xuôi Tô Hoài trước 1945 là truyện ngắn, gồm truyện

ngắn về loài vật và truyện ngắn về cảnh và người một vùng quê ven đô – quê ngoại của tác giả, nơi tác giả sống suốt cả cuộc đời”[20,40]

Nhà thơ Hoàng Trung Thông khi đọc những trang viết của Tô Hoài về làng

quê bên dòng sông Tô Lịch đã nhận định: “Tô Hoài trước khi là nhà văn là một

người thợ dệt Anh viết về quê hương của mình như chính anh viết về cuộc đời của anh”[19,109] Nhà thơ cảm nhận được tình yêu tha thiết của Tô Hoài với thôn quê

Tình yêu đó giúp nhà văn đưa vào trong trang sách của mình hình ảnh làng quê thân

thương như là một cuốn “tự truyện” về bản thân

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu sáng tác của Tô Hoài thời kỳ

trước Cách mạng đều nhấn mạnh: Một trong những “vùng thẩm mĩ nghệ thuật”

đặc sắc của ông là làng – Nghĩa Đô, một làng nghề nằm bên dòng sông Tô Lịch và

nổi tiếng với nghề dệt lụa truyền thống:“Tô Hoài viết về quê ngoại của mình –

làng Nghĩa Đô và các khu vực lân cận như Bưởi, Trích Sài, Thụy Khuê, Võng Thị… Những đường thôn ngõ xóm, những căn nhà đơn sơ luôn vẳng ra tiếng khung cửi lách cách, những“ tàu seo” róc rách nước đến khuya…”[19,145]

Một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nhãn quan phong tục đậm đặc chi

phối ngòi bút của Tô Hoài: PGS.Nguyễn Văn Long: “Ở Tô Hoài, cảm quan hiện

thực nghiêng về phía sinh hoạt phong tục”[19,238] Và thế giới nhân vật trong sáng

tác của ông cũng rất đa dạng gắn liền với những nét sinh hoạt phong tục cổ xưa như

trong lời nhấn mạnh của GS.Hà Minh Đức: “Làng quê trong sáng tác của Tô Hoài

còn hiện lên với nhiều màu vẻ, nhiều kiểu người sinh động và những phong tục tập quán từ lâu đời”[19,136] Bởi vậy: “Dưới ngòi bút của ông, nhiều phong tục tập quán, nhiều tính cách nhân vật được miêu tả chân thực, sắc sảo”[19,136]

Khác với một số nhà văn Việt Nam thường thể hiện hình tượng con người Việt Nam trong những biến cố lớn lao, phi thường, Tô Hoài lại bám sát đời sống bằng cách thể hiện con người với những hành động bình thường nhất và trong những hoàn cảnh đời thường bằng cái nhìn khách quan, chân thực Đó là cuộc sống

“nghèo nàn”, đói khổ của người nông dân trước Cách mạng

Trang 13

GS.Hà Minh Đức nhận ra rằng: “Làng quê của Tô Hoài hiện lên trang sách

với những nét vẽ chân thực, nhẹ nhàng mà thấm thía, xót xa”[19,36] Nhà nghiên

cứu đã nhìn ra “cảm quan đời thường” của nhà văn, đồng thời cũng cảm nhận được

tấm lòng xót xa, đồng cảm của nhà văn với những người dân nghèo thôn quê Nhà

phê bình Trần Hữu Tá cũng có nhận xét tương tự: “Tô Hoài đã miêu tả xã hội vùng

ngoại thành Hà Nội với những con người của nó, đã ghi nhận cảnh đời ngày một lam lũ, bần hàn của người nông dân và cuộc sống quẩn quanh, mòn mỏi của lớp thị dân nghèo”[19,148] Tác giả này nhận ra nét riêng của Tô Hoài khi viết về làng quê

là: ông chú ý lột tả một cách chân thực cuộc sống túng quẫn, bần cùng của con

người nơi đây Từ đó nhà nghiên cứu đi đến một kết luận: “Tô Hoài có riêng một

vùng ngoại thành cần lao, nhưng thơ mộng gắn bó với ông từ thủa lọt lòng Nhà văn hiểu nó đến tận chân tơ, kẽ tóc, từ nghề dệt lĩnh đến nghề làm giấy, từ hội hè đình đám đến chợ búa, tết nhất, phong tục tập quán xưa cũ đến cả quá trình tham gia cách mạng”[19,148] Bởi vậy mà muốn hiểu và yêu Hà Nội, trong danh mục tác

giả cần đọc, không thể thiếu Tô Hoài cũng như không thể không đọc Thạch Lam, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan, người đỡ đầu cho

Tô Hoài trong những ngày chập chững bước vào nghề cũng nhận thấy:“Ông là một

nhà văn có biệt tài viết về những cảnh nghèo nàn của dân quê”[42,1023]

Cuộc sống của con người nơi thôn quê của Tô Hoài chịu chung số phận như làng quê của Nam Cao hay Ngô Tất Tố Nhưng trong đau khổ, nhà văn vẫn thấy ở

họ ánh lên chút niềm vui nho nhỏ Đấy chính là cái nhìn có phần lãng mạn, thi vị của Tô Hoài GS Phan Cự Đệ đã phát hiện ra cái nhìn đời sống vừa chân thực mà

vẫn thấm đấm tinh thần lãng mạn đó trong văn Tô Hoài và khẳng định: “Anh quen

viết về những nhân vật, những cảnh đời hồn nhiên như những hơi thở của sự sống, khỏe mạnh, thuần phác, lạc quan như những con người trong truyện cổ tích, trữ tình, trong sáng đẹp ý nhị như ca dao(…) Trong tác phẩm của Tô Hoài, những bức tranh xã hội dù màu sắc tối thẫm, dù đường nét trần trụi đến đâu vẫn le lói một ánh

sáng, bàng bạc một chút thơ”[1,699]

Qua sự điểm lược những ý kiến, nhận định của các nhà nghiên cứu chúng ta

có thể khẳng định rằng: không gian bối cảnh xã hội trong sáng tác của Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám là không gian làng Nghĩa Đô hiện lên với hai gam màu

Trang 14

vui tươi và đượm buồn; hạnh phúc và bất hạnh như cuộc đời thực Nhưng gam màu trầm buồn có phần đậm hơn do ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử mang lại

2.3 Về thời gian nghệ thuật

Qua thống kê, khảo sát chúng tôi thấy có một số nhận định sau đây của các nhà nghiên cứu về vấn đề thời gian nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài:

GS.Hà Minh Đức đã khẳng định ngòi bút linh hoạt của ông trong việc tái

hiện thời gian nghệ thuật:“Truyện Tô Hoài quan tâm đến nhịp sống quen thuộc của

đời thường, ở đây có niềm vui, nỗi buồn, có những điều may mắn và những số phận hẩm hiu”[19,116] Không chỉ linh hoạt, ngòi bút của nhà văn còn “quan tâm tới những mảnh nhỏ, mảnh vụn của từng gia đình, những cảnh đời nằm trong mạch máu chung của cuộc sống” “Ông không quá tập trung vào những xung đột xã hội ở điểm nóng, ở phút căng thẳng nhất mà quên đi trăm ngàn mạch đời lan tỏa trong cuộc sống”[19,120] Ông “muốn chú ý đến sự vận động của cuộc đời với những đường nét quen thuộc ở những quy luật phổ biến, điều mà ông đã từng ghi nhận và miêu tả”[19,127] Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn khẳng định “cái tạng” của Tô

Hoài là “viết về cái mạch ẩn chìm kia hơn và lặng lẽ làm cuộc phiêu lưu đơn

độc”[19,180]

Nhà phê bình Trần Hữu Tá phát hiện ra đặc điểm riêng của Tô Hoài khi miêu

tả thời gian sự kiện lịch sử và thời gian tâm lý nhân vật:“Không đề cập đến những

mâu thuẫn giai cấp sục sôi, quyết liệt, không tả những nhân vật độc đáo phi thường

Tô Hoài viết về những chuyện đời thường với những con người thật bình thường, tâm hồn giản dị, không có ước muốn cao xa, khát vọng mãnh liệt Họ yêu cuộc sống bình dị và muốn sống mãi trong cảnh ấy Quả thực họ cũng đã được nếm trải trong một số ngày ngắn ngủi vị ngọt ngào của hạnh phúc đơn sơ: được làm việc, được yêu nhau Tình yêu của họ thoảng hương thơm của hoa ngọc lan và lấp lánh ánh trăng khuya”[19,146] Đồng ý kiến với nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá, GS.Phong Lê

nhận định:“Không lên giọng Không nhấn mạnh Thậm chí không muốn có bất kì sự

can thiệp nào của một ý chí chủ quan (…) truyện của Tô Hoài cứ tự nhiên mà thủ thỉ cái tiếng nói hồn nhiên của bản thân sự sống”[19,86] GS.Phong Lê một lần nữa

nhấn mạnh đặc điểm riêng biệt của Tô Hoài khi dựng lên bức tranh lịch sử bằng bản thân sự sống mà sự sống ấy chính là mạch nguồn của dân tộc

Trang 15

Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan nhận ra tấm lòng liên cảm của nhà văn với tất

cả cuộc sống quanh mình “cảm từ cái sống cỏn con lặng lẽ, đến cái sống phức tạp,

ồn ào”[19,65] GS.Hà Minh Đức còn chỉ ra một điểm sáng trong sáng tác của Tô

Hoài thời kì đất nước chìm trong bóng đen cuộc đời là cái nhìn về tương lai:“Trong

cái biến chuyển quay cuồng của thời cuộc ông thấy hé ra một cái có thể tin cậy, mong chờ được”[19,121] GS.Phong Lê lại nhấn mạnh vào sức lao động bền bỉ của

Tô Hoài với 70 năm cầm bút và ngòi bút chân thực của ông khi tái hiện lại diễn biến

của thời cuộc:“Ông chỉ muốn làm một nhân chứng trung thực, một người ghi chép

cần mẫn, một “thư kí của thời đại”[19,177], có nghĩa là Tô Hoài luôn có ý thức

dùng ngòi bút của mình bám sát và phản ánh một cách chân thực nhất mọi bước chuyển của thời đại

Có thể thấy các nhà nghiên cứu đã chạm đến nét riêng trong cách thức xây dựng thời gian nghệ thuật của nhà văn Họ nhận ra Tô Hoài không phản ánh lịch sử bằng những sự kiện đao to, búa lớn, những xung đột xã hội gay gắt mà đơn giản: Thời gian sự kiện được hiện lên từ những chi tiết rất nhỏ, rất đời thường Nhà văn Nghĩa Đô hướng sự quan tâm của mình vào dòng chảy cuộc đời của những kiếp người nhỏ bé để từ đó khái quát lên mạch sống chung của cả một thời kì lịch sử Nhìn chung, vấn đề thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời

kì trước Cách mạng đã được một số nhà nghiên cứu đề cập đến ở phương diện này hay phương diện khác với mức độ đậm, nhạt khác nhau Tuy nhiên, chưa

có công trình nào nghiên cứu vấn đề này một cách đầy đủ và có hệ thống Xét thấy đây là vấn đề hay cần được tìm hiểu một cách thấu đáo, chúng tôi lựa

chọn đề tài:“Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám” Và những ý kiến ý kiến trên của các nhà nghiên cứu

đi trước sẽ là những gợi ý thiết thực cho chúng tôi khi thực hiện đề tài này

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu vấn đề “Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám”

Trang 16

- Phạm vi tài liệu nghiên cứu của đề tài là: Các sáng tác của Tô Hoài thời kì

trước Cách mạng tháng Tám

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài:“Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám” chúng tôi xác định những nhiệm vụ sau:

- Làm rõ những nét đặc sắc của “Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám” ở các phương diện cơ bản: thế giới

nhân vật, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật Từ đó, có cái nhìn đầy đủ

hơn về các sáng tác của nhà văn

- Góp phần làm rõ nét hơn phong cách nghệ thuật của Tô Hoài và khẳng định vị trí của nhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện đại

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát, thống kê

- Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên có tính chất chuyên biệt về vấn

đề Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng

Tám Kết quả của công trình nghiên cứu sẽ góp phần khẳng định nét riêng trong phong cách nghệ thuật của Tô Hoài và khẳng định vị trí của ông trong nền văn học Việt Nam hiện đại

- Kết quả của luận văn ít nhiều sẽ góp phần gợi mở một hướng tiếp cận mới cho các sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám Luận văn có thể

sẽ là những gợi ý tích cực cho học sinh, sinh viên và giáo viên trong quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy Tô Hoài ở các cấp học

7 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung gồm 3 chương:

Trang 17

- Chương 1: Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám

- Chương 2: Không gian nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám

- Chương 3: Thời gian nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám

Trang 18

NỘI DUNG Chương 1 THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI THỜI KÌ TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

1.1 Khái niệm thế giới nghệ thuật

Thế giới nghệ thuật là thiên nhiên thứ hai do người nghệ sĩ sáng tạo ra Một mặt nó phản ánh hiện thực, mặt khác nó biểu hiện những khát vọng chân, thiện, mĩ của chủ thể sáng tạo

Ở “Liên Xô cũ” vào những năm 70 đã có một số công trình nghiên cứu theo

hướng này như công trình: Thế giới nghệ thuật của M.Gorki, Thế giới nghệ thuật của Sôlôkhốp…Ở Việt Nam, khái niệm này được nhắc đến vào những năm 80

nhưng cách hiểu của các tác giả chưa hoàn toàn cụ thể về nội hàm khái niệm của nó

Năm 1985, trong luận án Tiến sĩ khoa học: Sự hình thành và những vấn đề của chủ nghĩa hiện thực xã hội trong VHVN hiện đại, tác giả Nguyễn Nghĩa

Trọng đã xác định hàm nghĩa khái niệm thế giới nghệ thuật như sau:“Thế giới nghệ

thuật là một phạm trù mĩ học bao gồm tất cả các yếu tố của quá trình sáng tạo nghệ thuật và tất cả kết quả của quá trình hoạt động nghệ thuật của nhà văn Nó là một chỉnh thể nghệ thuật và một giá trị thẩm mĩ Thế giới nghệ thuật bao gồm hiện thực

- đối tượng khách quan của nhận thức nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn hay chủ thể nhận thức nghệ thuật, ngôn ngữ hay chất liệu nghệ thuật Trong thế giới nghệ thuật chứa đựng sự phản ánh hiện thực,tư tưởng, tình cảm của nhà văn Thế giới nghệ thuật không chỉ tương đương đối với tác phẩm nghệ thuật mà còn rộng hơn bản thân nó Nó có thể bao gồm tất cả các tác phẩm nghệ thuật của một nhà văn, một trào lưu nghệ thuật, một thời kỳ nhất định của văn học, một nền văn học của dân tộc hay nhiều dân tộc nhưng đồng thời cũng có thể liên quan đến nhiều yêu

tố khác của sáng tạo nghệ thuật nhỏ hơn khái niệm hình tượng nghệ thuật Thế giới nghệ thuật là thiên nhiên thứ hai được người nghệ sĩ tạo dựng trong đó chứa đựng hiện thực và quan niệm về hiện thực, tự nhiên và con người…là thế giới sinh động

và đa dạng vô cùng, mỗi nhà văn, mỗi trào lưu văn học, mỗi dân tộc, mỗi thời kì

Trang 19

lịch sử đều có thế giới nghệ thuật riêng của mình”[48,86] Đây là một khái niệm rộng, được triển khai với nhiều cấp độ Tuy còn dừng ở mức khái quát song quan niệm này sẽ là những gợi ý hết sức quý báu cho chúng tôi trong quá trình triển khai luận văn

Năm 1992, nhóm tác giả Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi đã

định nghĩa:“Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tạo

nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, một tác giả, một trào lưu).Thế giớ nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được tạo

ra theo các nguyên tắc riêng tư tưởng, nghệ thuật Thế giới nghệ thuật có thời gian, không gian riêng, có quy luật tâm lý riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị…”[5,303].

Mỗi thế giới nghệ thuật ứng với một quan niệm về thế giới, một cách cắt

nghĩa về thế giới, nó giúp cho người đọc hình dung ra tính độc đáo về tư duy nghệ thuật có cội nguồn trong thế giới quan và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ Như

vậy, thế giới nghệ thuật là một mô hình nghệ thuật thể hiện quan điểm, lập trường,

cách nhận thức thế giới của người nghệ sĩ

Dựa vào các khái niệm thế giới nghệ thuật nêu trên chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng

tháng Tám ở các phương diện sau: Thế giới nhân vật (thế giới nhân vật và thế giới loài vật), không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật

1.2 Tô Hoài và hành trình 70 năm viết

1.2.1 Vài nét về tiểu sử và con người nhà văn Tô Hoài

* Về tiểu sử

Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 27/9/1920 (tức 16/8 âm lịch năm Canh Thân) tại một làng quê nghèo bên dòng sông Tô Lịch: Làng Nghĩa Đô, Phủ Hoài Đức (tỉnh Hà Đông cũ) nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức Ngoài ra, ông còn có một số bút danh như: Mắt Biển, Mai Trang, Duy Phương, Hồng Hoa

Xuất thân trong một gia đình nghèo với nghề dệt lĩnh truyền thống, từ nhỏ Tô Hoài đã cùng mẹ và chị gái rong ruổi khắp các chợ để bán lụa Cha ông, do hoàn

Trang 20

cảnh nghèo túng đã bỏ nhà vào Sài Gòn hi vọng lập nghiệp rồi ở luôn trong đó không về nữa Gánh nặng gia đình đè lên vai người mẹ…Nhà nghèo, học hết bậc tiểu học, Tô Hoài đã sớm bươn trải trên đường đời và làm rất nhiều nghề khác nhau

để kiếm sống như: thợ thủ công, dạy học tư, bán hàng, kế toán hiệu buôn…Vậy là

Tô Hoài lớn lên trong cái đói khổ, thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần Chính hoàn cảnh xuất thân và những trải nghiệm cuộc sống đã giúp cho nhà văn có vốn kiến thức thực tế sâu sắc để đưa vào những trang viết của mình một cách chân thực và thấm đượm tình yêu thương Lớn lên trong hoàn cảnh đất nước oằn mình dưới gót giầy của chế độ phong kiến thực dân, Tô Hoài được tận mắt chứng kiến nỗi khổ của người dân nơi thôn quê Cầm bút viết văn, ông đã bày tỏ thái độ cảm thông, chia sẻ với quê nghèo bằng một tấm lòng gắn bó thiết tha, sâu nặng

Hiểu được nỗi thống khổ của người nông dân dưới sự kìm kẹp của chế độ xã hội bất công, Tô Hoài đã sớm có ý thức về thời cuộc và quyết định đi theo lý tưởng cách mạng Năm 1936, chịu ảnh hưởng của phong trào Mặt trận Bình dân, Tô Hoài tham gia hoạt động trong các tổ chức Ái hữu thợ dệt và Thanh niên Dân chủ ở Hà Nội, dạy học truyền bá chữ quốc ngữ Những sáng tác đầu tiên của ông được đăng

trên Hà Nội tân văn và Tiểu thuyết thứ Bảy vào cuối những năm 30 Năm 1943,

Tô Hoài tham gia hoạt động trong Hội văn hoá Cứu quốc và Phong trào Việt Minh, viết bài cho báo bí mật

Sau Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp, ông lên Việt Bắc làm báo Cứu quốc, sau đó về công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam

Từ 1957 đến 1980, ông liên tục tham gia công tác lãnh đạo Hội Văn nghệ Việt Nam Từ 1966 đến 1996, ông đảm nhiệm nhiều chức trách xã hội khác.Với sự cống hiến của mình, ông đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương trong hoạt động Cách mạng và giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996 về văn học nghệ thuật

* Về con người

Các nhà văn cùng thời và bạn đọc trẻ khi tiếp xúc với Tô Hoài đều nhận

thấy: ông là một con người điềm đạm, cởi mở luôn xuất hiện với nụ cười “tủm tỉm” trên môi, rất có “duyên” Đặc biệt, ở ông, luôn toát lên sự thông minh, hóm hỉnh, rất

Trang 21

đỗi trẻ trung và gần gũi Ông là người có khả năng quan sát nhạy bén và tinh tế như

nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn nhận xét:“Tô Hoài lõi đời, sành sỏi, con ruồi bay

qua không lọt khỏi mắt”[19,203]

Trong một cuộc phỏng vấn, Tô Hoài đã khẳng định:“Tôi là người chịu khó

học hỏi”[18,196] Những kiến thức mà nhà văn có được là học từ trong sách và học

ngay trong chính bản thân cuộc sống Cho đến nay, ông đã sáng tác được hơn 160 đầu sách, viết khoảng 1000 bài báo Tô Hoài là một tấm gương sáng về ý thức lao

động nghiêm túc, cần mẫn và rất đáng kính nể, “hiếm có ai trong các nhà văn Việt

Nam hiện đại so sánh được”[19,21]

1.2.2 Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Tô Hoài

* Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám

Tô Hoài đến với nghề văn khá sớm Mười bảy, mười tám tuổi ông đã có một

số sáng tác thơ đăng trên Tiểu thuyết thứ Bảy Những bài thơ non nớt về nghệ thuật

như thế đã giúp ông hiểu mình và nhanh chóng chuyển hướng Từ giã vườn thơ, ông đến với cánh đồng văn xuôi, từ chân trời lãng mạn, ông đến với chủ nghĩa hiện thực nhưng chất trữ tình vẫn là một phần không thể thiếu trong những trang viết của Tô Hoài

Tô Hoài lớn lên trong cuộc sống nghèo nàn vất vả Cảnh sống thiếu thốn của bản thân và gia đình đã chi phối cách viết của ông, khiến ông khó có thể thả hồn

phiêu diêu vào thế giới thơ mộng của “chàng” và “nàng” như Nhất Linh, Khái

Hưng, Hoàng Đạo…Sống trong môi trường Nghĩa Đô, những người dân quê cần lao chất phác và những cảnh đời điêu đứng, cùng quẫn của họ đã trở thành đối

tượng phản ánh của Tô Hoài Nước lên, truyện ngắn đầu tiên của Tô Hoài được

đăng trên Hà Nội tân văn đã miêu tả những cảnh nhà văn được chứng kiến tận mắt trong chuyến đi hộ đê ở Tứ Tổng: cảnh canh đê, các gia đình ven sông Hồng điêu

đứng trong mùa nước “người lớn và trẻ con rúc ráy trên vệ cỏ”

Là “bà đỡ” cho những sáng tác đầu tiên của Tô Hoài, Vũ Ngọc Phan - ông chủ tờ báo Hà Nội Tân Văn đã xếp Tô Hoài vào nhóm “các tác gia tả chân” Và chưa đầy bốn năm, ở tuổi đời ngoài hai mươi, ông “viết như chạy thi” được tám đầu

sách Tiêu biểu là các tập truyện ngắn: Nhà nghèo (1941), O chuột (1942); các tiểu

Trang 22

thuyết: Dế mèn phiêu lưu ký (1941), Giăng thề (1941), Quê người (1942), Xóm giếng ngày xưa (1944), Cỏ dại (1944) Sáng tác của ông thời kỳ này tập trung vào

hai đề tài chính: truyện loài vật và truyện kể về làng quê tác giả Trong những truyện ngắn về loài vật, Tô Hoài miêu tả những con vật bé nhỏ gắn bó với sinh hoạt

con người: những gã chuột bạch “bằng quả nhót và cũng mũm mĩm như thế”

(Truyện gã chuột bạch), những con mèo mướp “lừ đừ và nghiêm nghị tựa một ông

thầy giáo nhà dòng”, những con chó “lèm bèm, ủng oẳng, sinh sự nhỏ nhen”(O

chuột)…Dưới ngòi bút của Tô Hoài, những con vật ấy cũng có tình cảm, cá tính và

cả tâm trạng, số phận nữa Thông qua thế giới nhân vật này, tác giả muốn nói đến chuyện loài người, đến số phận những người nông dân, thợ thủ công vùng Bưởi Viết về thế giới loài vật với những khám phá tìm tòi đầy sáng tạo, Tô Hoài đã tạo được một dấu ấn riêng trong nền văn học Việt Nam hiện đại Quả đúng như lời

nhận xét của nhà nghiên cứu Vân Thanh:“Có lẽ trước ông và sau ông ít ai có sức

viết và tài viết như thế”[20,16]

Ở mảng đề tài làng quê, Tô Hoài cũng đạt nhiều thành công với truyện ngắn

và cả truyện dài Những sáng tác này chủ yếu viết về cảnh và người một vùng quê ven đô – quê ngoại của tác giả, nơi ông gắn bó suốt cuộc đời Một vùng quê kề với

Kẻ Chợ, được gắn với Kẻ Chợ Một vùng quê sống bằng nghề canh cửi hiện lên thật sinh động trong các trang viết của Tô Hoài Không hiếm những trang vui và ấm áp

Tháng giêng, tháng hai hội hè – “mùa ăn chơi” Những đêm chèo hát Những mối

tình trai gái của đám thợ tơ khi nghề còn thịnh và cuộc sống còn đang vui Những hẹn hò yêu đương rất bâng khuâng…Nhưng rồi niềm vui ấy cũng dần dần phôi phai

vì cuộc sống đầy những lo toan và khó khăn thời cuộc đè nặng, những cuộc tình không mấy khi đi đến đích mà nguyên cớ thường do sự chen ngang của một cách tính vụ lợi Mọi thề nguyền dù sắt son đến mấy rồi cũng theo gió bay đi Cùng với chuyện tình của những đôi trai gái là cảnh sống dưới mỗi mái nhà, trong từng gia đình, với những vui buồn dệt nên cuộc sống hàng ngày Cái vui thường đơn sơ thì cái buồn cũng không quá nặng nề

Những trang viết về làng quê đã làm rõ nét đặc sắc của ngòi bút Tô Hoài Đó

là đặc điểm riêng nơi bức tranh hiện thực và cũng là dấu ấn riêng của nhà văn trong nền văn học Việt Nam thời kì trước Cách mạng tháng Tám

Trang 23

* Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám

Sau Cách mạng, với Tô Hoài, là một quá trình gần 60 năm viết bền bỉ, liên tục, không ngừng nghỉ, không mệt mỏi trên rất nhiều đề tài quan trọng của văn học Việt Nam hiện đại Nhà văn đi vào thực tế, khai thác đề tài về đời sống của các dân

tộc vùng cao trong kháng chiến chống thực dân Pháp với tập truyện Núi cứu quốc

(1948) Tiếp tục đi sâu vào đề tài miền núi, Tô Hoài đã thu hoạch được nhiều thành

công với hai tác phẩm: Truyện Tây Bắc (1953) và Miền Tây (1967) Với hai tập

truyện này, ông nhận được nhiều ý kiến khen ngợi về khả năng bao quát hiện thực trước và sau 1945, về sự khắc họa rất công phu cảnh sống và thiên nhiên miền núi, đồng thời người đọc cũng chỉ ra cả những mặt yếu của Tô Hoài trong việc tạo dựng tính cách nhân vật và sự mờ nhạt của hình ảnh vùng cao trong công cuộc xây dựng

chủ nghĩa xã hội

Sau Cách mạng, ngòi bút của Tô Hoài thấm nhuần lý tưởng cộng sản Nhờ sự

trải nghiệm những khốc liệt của chiến tranh nên sáng tác của ông càng trở nên “hiện

thực” hơn Ông trở lại đề tài về Hà Nội với vùng ngoại ô Như là một sự tiếp tục của

Quê người (1942), Tô Hoài viết Mười năm (1958), Người ven thành (1972), Quê nhà (1980)…hầu hết các tác phẩm đều thu hút sự chú ý của bạn đọc Cũng trong

mảng sáng tác này còn phải kể đến một tác phẩm mang tính tư liệu phong tục rất quý

hiếm của Tô Hoài đó là Chuyện cũ Hà Nội (1998) Mảng đặc sắc nhất của Tô Hoài sau Cách mạng là các chân dung và hồi ức Qua Tự truyện (1978), Những gương mặt (1988), Cát bụi chân ai (1992) và Chiều chiều (1999) người đọc cái nhìn gần

hơn và thật hơn về chính con người tác giả Tô Hoài và các bạn văn cùng thời với

ông Năm 2006, khi đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm”(86 tuổi), nhà văn cho ra đời cuốn

tiểu thuyết Ba người khác với những khám phá mới về một thời kỳ đặc biệt quan

Trang 24

1.3 Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám

1.3.1 Khái niệm và phân loại nhân vật

*Khái niệm nhân vật:

Tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng Bản chất văn học là một quan

hệ đối với đời sống, nó chỉ tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm gương của cuộc đời

Nhân vật trong văn học rất phong phú, có nhân vật có tên hoặc không có tên Nhân vật văn học có thể là những con người giống như thật hoặc có nguyên mẫu ở ngoài đời như Mẹ La, ông Dâng, cụ Cam, mẹ Nghĩa, Đơ Vanhxi, ThySan, Giáng Hương

trong Cửa Biển của Nguyên Hồng; là Quang Trung Nguyễn Huệ trong Hoàng Lê Nhất

Thống Chí của nhóm Ngô Gia Văn Phái; là chị Dậu, Nghị Quế trong Tắt đèn của

Ngô Tất Tố Hoặc có khi là những nhân vật do nhà văn hư cấu tưởng tượng ra như

Thạch Sanh, Sọ Dừa, Tiên, Bụt…trong các câu chuyện cổ dân gian

Nhân vật văn học còn có thể là các sự vật, hiện tượng như Biển trong bài thơ của Biển của Xuân Diệu; Sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, Trăng trong thơ

Hàn Mạc Tử nhưng cũng có thể là đồ vật, con vật trong truyện ngụ ngôn hay những truyện viết cho thiếu thi Những con vật và đồ vật ấy được các nhà văn trao gửi linh hồn, số phận của người vào nó Hay nói một cách khác nó chính là hình ảnh

ẩn dụ về con người, về đời sống nhân sinh

Nhân vật có vai trò rất quan trọng trong tác phẩm tự sự Nhân vật chính là nơi mang chứa nội dung phản ánh, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, là nơi kí thác quan niệm về con người, về thế giới nhân sinh của nhà văn Nhân vật là hình thức nghệ thuật ước lệ để qua đó nhà văn miêu tả thế giới một cách hình tượng Vì thế, ta không nên đồng nhất nhân vật văn học với con người có thật ngoài đời; cũng không nên đồng nhất nó với nguyên mẫu, mà chỉ coi nhân vật trong văn học như là một yếu tố hình thức mang tính nội dung

Đó là những ước lệ nghệ thuật có những quy ước chung và sáng tạo riêng củ

a tác giả Phân tích nhân vật trở thành một trong những con đường quan trọng nhất

để tìm đến giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm, để nhận ra lí tưởng thẩm

mỹ của nhà văn

Trang 25

* Phân loại nhân vật

Có nhiều cách phân loại nhân vật:

- Căn cứ vào vai trò của nhân vật trong triển khai cốt truyện, ta có: nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ

- Căn cứ vào tác động của nhân vật đối với sự phát triển của xã hội gắn với những đối kháng mâu thuẫn trong tác phẩm, ta có: nhân vật chính diện, nhân vật phản diện

- Căn cứ vào cấu trúc nhân vật, ta có: nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng

Dựa vào đặc điểm sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám,

chúng tôi chia thế giới nhân vật của ông thành các kiểu loại sau: Thế giới nhân vật

người dân quê và Thế giới loài vật Nhân vật người dân quê là những người dân

vùng Bưởi - nơi nhà văn sinh ra, lớn lên và gắn bó máu thịt Họ trở thành văn liệu cho những áng văn đậm chất thôn quê của ông Sở dĩ chúng tôi coi thế giới loài vật

trong sáng tác Tô Hoài là một kiểu loại nhân vật hay chính xác hơn là “nhân vật đặc

biệt” bởi trong cảm quan hiện thực của ông những con vật ấy là những người bạn

nhỏ gắn bó với tuổi thơ, với cuộc sống của tác giả và với những người dân làng Nghĩa Nhưng điều đáng lưu ý là đằng sau thế giới loài vật ấy, Tô Hoài muốn nói

tới xã hội loài người Bởi vậy, khi nói tới thế giới nhân vật trong tác phẩm Tô Hoài chúng ta không thể không nhắc đến thế giới loài vật được miêu tả một cách hồn

nhiên theo thế giới tự nhiên, nhưng là một tự nhiên nhuốm ý thức về nhân quần, về

xã hội Mà xã hội, đó là chuyện của con người, của loài người

1.3.2 Quan niệm nghệ thuật về con người của Tô Hoài

Theo quan điểm của mỹ học hiện đại, vai trò quyết định tạo nên các khuynh hướng văn học là quan niệm nghệ thuật về con người Đó là cách cắt nghĩa, là phương diện chủ quan trong cách cảm nhận của nhà văn đối với con người Hay nói rõ hơn, là các quan niệm về cá nhân, bao gồm hai phương diện: cá nhân tồn tại như một cá thể và cá nhân trong mối quan hệ xã hội

Mỗi nhà văn lớn đều có một quan niệm nghệ thuật riêng Quan niệm này sẽ chi phối quá trình sáng tác và là cơ sở tư duy nghệ thuật Chính vì vậy, đối với

Trang 26

người đọc và người nghiên cứu, việc nắm được quan niệm sáng tác của nhà văn là rất quan trọng, nó sẽ giúp ích nhiều cho việc tìm hiểu và đánh giá tác phẩm Hạt nhân của quan niệm nghệ thuật là quan niệm nghệ thuật về con người, bởi vì dù nhà văn có miêu tả khía cạnh nào của thế giới thì tựu trung lại là đều nói tới con người Các tác gia nổi tiếng của văn học hiện thực phê phán như: Nam Cao, Nguyên Hồng,

Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố…mỗi người đều có một quan niệm nghệ thuật khác nhau về con người

Ngô Tất Tố xuất thân là một nhà nho và chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo nên trong quan niệm của ông, con người không bao giờ chịu tha hóa Dù cuộc sống có cùng cực, điêu đứng đến đâu thì con người trong tác phẩm của ông

trước sau vẫn giữ được những phẩm chất đáng trân trọng Chị Dậu (Tắt đèn), vượt

qua biết bao vùi dập, khốn đốn nhưng chị vẫn giữ được phẩm cách trong sạch của mình Con người trong tác phẩm của Nam Cao thì lại méo mó, dị dạng, tha hóa đến nỗi biến thành quỷ dữ nhưng chưa mất hẳn tính người Trong sâu thẳm của những

kẻ khốn cùng nhất, bi đát nhất như Chí Phèo vẫn còn le lói ánh sáng và sự khao khát lương tri Con người trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan lại bị tha hóa hoàn toàn, hầu như trở thành vật hóa, đồ vật hóa, con người không còn là con người như

nó vốn có nữa Còn với Tô Hoài, ông quan niệm “con người là con người” với

đúng nghĩa của nó và đúng với tất cả những gì là chân thực nhất Với cảm quan hiện thực đời thường, nhà văn miêu tả con người như nó vốn có, với tất cả mặt tốt và mặt xấu của nó Bởi vậy có thể coi Tô Hoài là nhà văn của cuộc sống đời thường

Trước cách mạng, Tô Hoài tập trung viết về những chuyện phong tục, chuyện đời tư, đời thường Nhưng ông không quan tâm đến cảnh sống sung sướng

đủ đầy với những cuộc tình diễm lệ, chứa chan nước mắt của những chàng và nàng trong văn chương Tự lực văn đoàn Cảnh sống vất vả, túng thiếu của bản thân, của gia đình khiến ông khó có thể thả hồn mình phiêu diêu theo lối viết lãng mạn Tô Hoài hướng ngòi bút của mình vào những con người cần lao chất phác, những cảnh đời điêu đứng, cùng quẫn của những người dân quê quen thuộc và thân thiết ở chính vùng quê Nghĩa Đô của ông Tô Hoài nhiều lần khẳng định cái chức năng của người cầm bút, không muốn tô điểm Ông cũng không muốn lấy mình làm trung tâm để khơi gợi cho những trang viết Cá nhân mỗi người trước dòng đời chung đã trở nên

Trang 27

hạn chế, nghèo nàn Tô Hoài chỉ muốn quan tâm tới những mảnh nhỏ, mảnh vụn của từng gia đình, những cảnh đời đang nằm trong mạch máu chung của cuộc sống Ông muốn khám phá bề sâu của hiện thực với những quy luật riêng của nó Chính

bởi “cái tạng” chỉ quen viết những vụn vặt, nhem nhọ đời thường mà nhân vật của

Tô Hoài không có những người lãng mạn, bóng bẩy mà là những người thuộc cái nhân loại nghèo đói, nhếch nhác, bị những cái vụn vặt, tầm thường của cuộc sống kéo xuống Chân thật trong cách viết, cách tả và chân thật trong cả lời văn nên trong sáng tác Tô Hoài, ta không gặp những ngôn ngữ bóng bẩy, ước lệ tượng trưng mà ngôn ngữ ở đây rất đời thường Đó là thứ ngôn ngữ lượm lặt luôn từ cuộc sống lam

lũ đói nghèo, nhiều khi chưa rũ hết bùn đất bụi bặm, nhưng lại có sức diễn tả mạnh

mẽ vì nó gọi đích danh cái tên nôm na mộc mạc nhất của sự vật Các nhân vật dường như bước thẳng từ đời thường vào trang sách mà không cần qua một sự chế biến, nhào nặn nào của tác giả

Tóm lại, sáng tác của Tô Hoài in đậm dấu ấn cái tôi cá nhân của ông Cái tôi đời thường chuyên viết chuyện thường đã làm nên sức hấp dẫn cho tác phẩm Đó là

“một cái tôi khôn ngoan, tinh quái, thóc mách, lọc lõi, rất mực hiểu mình, hiểu người và có đá chút khinh bạc Một cái tôi ý thức rất rõ về sức hấp dẫn cũng như sức mạnh của sự thực Vì thế muốn giữ thái độ khách quan, trung thực với mình, với người, cứ đều đều một giọng, không lên gân lên cốt, không cao giọng dạy đời, có gì nói thế:con người là con người, chỉ là con người vậy thôi (…) Nhưng điều thú vị lại

là ở đó”[27,126]

1.3.3 Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám

1.3.3.1 Thế giới nhân vật người dân quê

Đề tài nông thôn đã trở thành chất liệu quý, khơi nguồn cảm hứng tìm tòi và sáng tạo cho rất nhiều nhà văn của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 –

1945 Khi viết về đề này, mỗi tác giả có cách tiếp cận và khai thác riêng Trước Tô Hoài, với đề tài nông thôn và hình tượng người dân quê đã xuất hiện những tên tuổi lớn như: Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan…Tuy xuất hiện muộn hơn nhưng Tô Hoài cũng có những đóng góp quan trọng vào dòng chảy chung này của khuynh hướng hiện thực phê phán

Trang 28

Không đi sâu vào những xung đột xã hội với những mâu thuẫn gay gắt không thể dung hòa, không viết với giọng điệu lên gân, không dùng ngôn từ sắc nhọn, gai góc, Tô Hoài thủng thẳng, nhẹ nhàng tâm tình với những mẩu chuyện rất đỗi bình dị

của cuộc sống “vụn vặt” đời thường cùng những con người cũng thật bình thường

Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh người dân quê hiện lên chân thực và sinh động như trong chính cuộc đời thực

* Những con người cần cù với niềm vui và ước vọng bình dị

Không quen viết những điều đao to búa lớn, Tô Hoài ưa phản ánh những

điều mắt thấy tai nghe của cuộc đời diễn ra trước mắt Bởi vậy, khi đặt bút viết văn,

Tô Hoài không chỉ viết về thực trạng chung của người nông dân trước Cách mạng

mà ông còn chú ý tới cả những phẩm chất đáng quý, những niềm vui bình dị và những ước mơ hạnh phúc của những con người bé nhỏ này Vì thế, bức tranh làng quê của ông đa sắc màu như chính bản thân cuộc đời, đúng như lời nhận định của

nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan:“không phải chỉ rặt những màu đen tối mà còn có

những màu tươi tắn, nên thơ”[19,63]

Đất nước Việt Nam vốn là đất nước của những con người cần cù, chịu khó hay lam hay làm Con người trong sáng tác Tô Hoài cũng vậy, họ cũng tận tụy, siêng năng, chăm chỉ với công việc của mình Họ là chính là những người góp phần làm nên vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của con người Việt Nam trong từng thời kì lịch

sử Là cây bút “tả chân” nhưng cũng không kém phần lãng mạn, những trang văn

Tô Hoài miêu tả người dân quê bao giờ cũng là những trang văn sinh động và giàu

chất thơ Đến với Quê người người đọc không thể không ấn tượng với hình ảnh

những anh thợ cửi, chị thợ tơ thoăn thoắt dệt lụa Đó là những con người yêu nghề,

chịu thương chịu khó quanh năm suốt tháng:“Cô Ngây rất chăm chỉ Thợ cửi nhà cô

dệt đoạn được một cuốn thì nghỉ, cô lại khêu đèn, dệt nối thêm cuốn nữa Đêm nào cũng thế, suốt cả tháng và suốt cả năm Chỉ những đêm phiên là những buổi ngày

cô phải đem lĩnh vào chợ bán Đi chợ cả ngày, đêm đến cô không dám dệt cửi khuya, sợ hôm sau sinh ra mệt mỏi Tuy những đêm ấy không mó vào chiếc thoi, song cô cũng ngồi quay tơ đến tận chín mười giờ mới đi ngủ Cô tiếc công, tiếc việc Con nhà làm ăn, ngồi chơi không một mảy cũng đã xót xa thì giờ”[8,9] Thời

Trang 29

con gái, Ngây vốn có tiếng chăm chỉ nhất làng, đến khi lập gia đình cái bản tính siêng năng ấy càng được phát huy cao hơn để chăm lo vun vén cho gia đình nhỏ của mình Ngày nào cũng đều đặn, ăn cơm xong là hai vợ chồng Ngây – Hời bắt tay

ngay vào công việc như sợ chậm một phút là mất đi bao nhiêu cây lụa:“Hời bước ra

khung cửi trong khi Ngây xách đèn vào, treo lên móc, gỡ nhịp những sợi tơ dọc Gỡ xong, nàng lấy những tờ nhật trình lớn bọc kín cả mặt cửi và mặt hàng lại…”[8,112] Hai vợ chồng mỗi người một việc làm cho đến khuya, khi nào mệt

quá mới đi ngủ Điều đó đủ thấy họ yêu và tận tụy thế nào trong công việc

Không chỉ có người trẻ mới hăng say lao động mà ngay cả những người già

có tuổi như bà lão Móm (Chớp bể mưa nguồn), Ông Nhiêu, ông Ba Cấn (Quê người) cũng là những con người cần cù, chịu khó, tham công tiếc việc Bà lão Móm

ngoài việc đồng áng còn nhận khâu vá thuê để kiếm đồng ra đồng vào trang trải cuộc sống Ông Nhiêu, ông Ba Cấn dù cao tuổi nhưng còn sức khỏe, lại không muốn ỷ lại vào con cái, hai ông rủ nhau đi kéo xe đất thuê kiếm mấy đồng quà bánh

Viết về người nông dân, Tô Hoài luôn có ý thức đi sâu khai thác những ước

mơ, khát vọng bình dị của họ là muốn vun trồng cho cuộc sống thêm tươi đẹp bằng

sự nỗ lực hết mình trong công việc Cái ước mơ có phần bình dị nhưng nó phần nào

thể hiện được tính cách mộc mạc, chân chất của họ Đọc truyện ngắn Anh gà gáy,

chúng ta không khỏi ái ngại cho cảnh gà trống nuôi con của anh Gia cảnh nghèo, nuôi nổi thân anh đã khó, đằng này còn có thêm đứa con Thật khốn đốn trăm bề

Hai cha con anh sống trong một căn lều nát Nhưng với chí tiến thủ, anh nghĩ:“Nhà

anh dù chỉ là một cái lều ở đầu làng, nhưng anh muốn nó cũng phải là một cái lều đứng đắn Anh muốn có một cái sân gạch ở trước cửa Anh lại muốn ở trong cái sân

ấy, có một cái bể đựng nước”[20,91] Nói là làm, anh thực hiện ước mơ của mình

bằng cách:“Mỗi sớm, sang quẩy nước bên xóm Giếng, con đường phải đi qua mấy

lớp lò gạch Cứ mỗi buổi sớm, lúc về ăn cơm, anh mang về được một hòn gạch trong tay, anh đem hòn gạch ấy cất vào gậm phản”[20,91] Nhờ sự cần mẫn và lòng

quyết tâm cao, sau hai năm “gậm phản nhà anh đã bề bộn, đầy tú ụ những gạch

Anh đi vôi và anh lên tận bãi Phú Gia lấy về mấy gánh cát nặng Thế là anh có được một cái sân gạch nền nã, một cái bể nước vuông vắn”[20,91] Anh mãn

Trang 30

nguyện lắm vì mỗi buổi chiều nhìn thấy thằng Ri con anh lon ton chạy ra thành bể, kiễng chân lên múc nước, trông cũng hay hay mắt Chỉ với cái sân gạch và cái bể nước con con mà khiến cho anh nông dân nghèo nở nụ cười hạnh phúc điều đó chứng tỏ tâm hồn của họ vô cùng giản dị và quá đỗi đời thường

Trong nhiều truyện vừa, truyện ngắn của mình, Tô Hoài chú ý đến những thanh niên nông thôn Họ là những người lao động chân chất, mộc mạc, đến yêu cũng ngây ngô, rụt rè Trai gái vui khi nghĩ đến lúc gặp người yêu ở chốn hẹn hò

Mà với những người dân sống ở nông thôn thì việc hẹn hò riêng tư là cả một sự kiện trọng đại gây xôn xao làng xóm Vì vậy, những đôi có tình ý với nhau chỉ có thể kín đáo gặp nhau ở nơi lễ hội Mỗi khi làng nào có đám hội, trai gái lại nô nức rủ nhau

đi xem Chuyện tín ngưỡng thực chất chỉ là cái cớ để trai gái trong làng có dịp tình

tự, tìm hiểu nhau Mãi mấy hôm nữa mới có đám hội lễ mà Hời đã hỏi Ngây trước:

- Để liệu, tối phải dệt cửi mà

- Cầu mát những ba đêm cơ Đi xem vào tối hăm mốt Tối ấy là tối ngày phiên chắc là đi được đấy

- Đi thì được nhưng ai biết, ngượng chết

- Ngượng chó gì Có đi với tôi đâu mà sợ Rủ cái Bướm, cái Lụa hay cái Mơ

đi một thể cho vui Lúc về, tôi đưa về tận ngõ”[8,14] Những câu nói không chủ

ngữ kèm theo cái giọng điệu ngúng nguẩy, người đọc dễ dàng nhận ra tâm trạng

thèn thẹn của đôi trai gái “tình trong như đã, mặt ngoài còn e” Thế rồi đến ngày hăm mốt, “từ buổi chiều, về qua làng Thượng, nghe trống đánh thòm thòm trong

sân đình, Ngây đã thấy lòng hớn hở khấp khởi mừng Không biết nàng mừng gì? Được gặp người yêu hay được đi xem hát chèo? Nàng chẳng rõ”[8,21]

Trang 31

Cuộc sống dù còn khó khăn vất vả, nhưng những con người trong tác phẩm của Tô Hoài vẫn hướng về cái đẹp bởi tâm hồn họ bình dị nhưng cũng thật lãng mạn Họ không chỉ vật lộn với cuộc sống gian nan mà bên cạnh đó họ còn tạo cho mình một thế giới riêng đầy ấn tượng Hoa ngọc lan, thứ hoa nhỏ nhắn, trắng trong

và có hương thơm dịu dàng được các cô gái làng lựa chọn để trang điểm, “hái hoa

lan cài trên mái tóc”[20,226] Người đưa thư lấy hoa lan bởi yêu cái sự thanh khiết

và trong sáng của nó Hành động của bác trạm Tráng “bắc cái ghế đẩu ra sân, hái

mấy chiếc hoa lan để giắt vào trong vành nón dứa đã rách lướp tướp”[17,48] rõ

ràng cho thấy tâm hồn của họ thật mộng mơ lãng mạn, đáng trân trọng biết bao Cái khổ có thể làm cho hình dáng tiều tụy nhưng không thể làm cho tâm hồn chai sạn, đông cứng Được cài hoa lan là niềm vui, hạnh phúc Đối với họ chỉ thế là đủ

Làng quê với nếp sống quen thuộc có phần tẻ nhạt hàng ngày có khi lại xôn xao bàn tán trước những chuyện lạ Một người đi làm ăn ở Sài Gòn về, một mối tình

bị vỡ lở, và thậm chí là một bức vẽ truyền thần Đó là những cái hết sức bình dị

nhưng lại tạo niềm vui cho người dân quê Bức vẽ truyền thần là câu chuyện kể về

gia đình ông Nhang Chỉnh, gia đình ông thuộc loại khá trong làng Con ông làm ra của, ông trang trí trong nhà và bầy biện lịch sự, ông lấy làm hãnh diện khi được khoe của với mọi người Chính bởi sự sang trọng hơn người đó nên ông đã lên tỉnh chụp một bức chân dung và đem truyền thần Bức chân dung đã đem lại cho ông

niềm vui, mang lại không khí xôn xao cho cả làng:“Người trong khắp xóm và khắp

cả làng kéo đến xem cái ảnh truyền thần của ông Nhang Chỉnh Ai cũng khen:Tài thực Giống ông Nhang Chỉnh như đúc”[20,123] Khó có thể hình dung được nỗi

vui mừng của ông Nhang Chỉnh như thế nào, chỉ biết ông vui lắm:“Ông đi khệnh

khoạng, với điệu vung vinh ghê Mặt ông vểnh lên Hai cánh ria mũi mác đen cũng vểnh ra Hai cái ria, nom thú vị lạ Nó tựa như là ai viết một chữ bát vào giữa mặt ông Nhang Chỉnh Cái chữ bát hơi móc máy,động đậy Ấy là lúc ông đương hể hả lắm Ông đương sửa soạn một nụ cười tủm”[20,122]

Người nhà quê ít có điều kiện đi xa để được mở rộng tầm mắt, có khi cả đời

họ chỉ biết sống sau lũy tre làng nên chỉ cần một sự đổi thay nho nhỏ cũng đủ làm

họ vui, họ cười Bởi thế, theo bước chân của ông Nhang Chỉnh hành hương ra tỉnh

Trang 32

rồi trở về với một bức truyền thần ta bắt gặp một làn gió thơm ngát, rạo rực Cái cảm giác nặng nề của sự đói khổ dường như tan biến, thay vào đó là một sức sống mới, sức sống của những con người dám vượt lên chính mình Thế mới biết họ cũng

mơ mộng làm sao, lãng mạn làm sao Quả thật họ rất yêu cái đẹp

Tô Hoài không chỉ viết về niềm vui dưới mỗi mái nhà, niềm vui của lứa tuổi thanh niên mà ông còn quan tâm đến niềm vui của trẻ con và người già Ông quan niệm, lứa tuổi nào cũng có niềm vui riêng Với trẻ con thì niềm vui thật đơn giản Chúng vui vì sắp được ra thành phố chơi, được ngắm ánh điện sáng của Kẻ Chợ

(nhân vật Lấm trong Giữa thành phố), vui vì sắp được ăn cỗ, vì“khắp nhà mấy hôm

nay ồn lên, ken ních những người Lại đốt pháo, mổ bò”(Phúc trong Vợ chồng trẻ

con) Ông bà cũng có niềm vui Bà Vạng mẹ của đôi trẻ Ngây – Hời vui mừng khôn

xiết khi thằng Kê ra đời Bởi thế, ngay cả khi ốm liệt giường mà ngày nào bà cũng

bắt con mang thằng Kê đến, cố vuốt ve cháu bằng chút sức lực yếu ớt:“Bà cố

nghiêng mình, khẽ nhích lê cái tay ra, sờ lên mặt, lên đầu, lên bụng thằng bé rồi bà khóc”[8,196]

Phải có một tình yêu tha thiết đến máu thịt với những con người nơi thôn quê thì Tô Hoài mới có thể phản ánh chân thực và sâu sắc tâm tư, tình cảm của họ Dường như ông luôn tìm mọi cách để đi sâu, hiểu sâu và lột tả mọi ước muốn, khát vọng của những con người đời thường đáng thương những cũng rất đáng yêu, đáng trân trọng ấy

* Những con người nhân hậu, nghĩa tình

Không chỉ là những con người chịu thương, chịu khó trong công việc, bình

dị trong cuộc sống, con người trong tác phẩm của Tô Hoài còn rất giàu lòng nhân

ái Trong mọi cảnh ngộ cuộc đời, họ luôn biết cảm thông và sẻ chia cho nhau những

lúc khốn khó, bần cùng theo lời dạy của cha ông:“Lá lành đùm lá rách”,“Một miếng

khi đói bằng một gói khi no” Đạo nghĩa “thương người như thể thương thân” được

những người dân quê khắc cốt ghi tâm

Trong tiểu thuyết Quê người, nhiều bạn đọc ngậm ngùi khi chứng kiến cảnh

gia đình Thoại – Bướm bị anh trai đuổi ra khỏi nhà, phải đi xin ở nhờ đất làng với một túp lều xập xệ Ra đi với hai bàn tay trắng, cuộc sống của họ rơi vào cảnh quẫn

Trang 33

bách, tù túng Thương tâm nhất là lúc thằng bé con bị đau mắt mà bố mẹ nó không có nổi một xu để mua lá thuốc Bướm đau như đứt từng khúc ruột khi thấy hai con mắt sưng vù của đứa con tội nghiệp Chị loay hoay tính toán Cực chẳng đã, chị đánh liều

ôm con đến nhờ người bạn thủa còn son Dù gia cảnh nhà Ngây cũng chẳng khấm khá hơn, món nợ nhà Lý Chi còn đó, nguy cơ mất đất ngay trước mắt Vậy mà nhìn

đứa bé vô tội đang bị cơn đau hành hạ, Ngây không chút ngần ngại, đắn đo, chị “lần

tay vào trong túi: em chỉ còn có bốn xu Bốn xu cũng mua được hai lá thuốc đấy Chị cầm tạm vậy Bướm ngửa tay ra đón lấy bốn đồng xu của bạn, bốn đồng xu để lâu trong túi áo, hấp hổi nóng hầm hập”[8,225] Cầm bốn đồng xu của người bạn nghèo,

Bướm xúc động rưng rưng nước mắt như biết ơn và trân trọng một tấm lòng Có lẽ chỉ những người cùng cảnh ngộ mới thực sự thấm thía giá trị của nó

Cùng trong cảnh nghèo, người ta dễ bề hiểu và cảm thông cho nhau Khi

nghe tin:“Vợ chồng Bướm Thoại đi mất rồi”[8,245] sau cái đêm Thoại bị đánh vì tội

trộm chó, Hời sốt sắng chạy một mạch ngay ra tận nhà Thoại ngoài đồng Chỉ thấy còn cái xác lều không, trong lòng anh nghẹn đắng, xót xa thương cho người bạn

thủa nối khố:“Khốn khổ, hẳn anh ấy ngượng, lúc đi cũng không dám vào đây Mà

tết nhất này kéo nhau đi đâu mới được chứ!”[8,245] Còn Ngây, chị “cắn chặt vành môi lại, nước mắt vòng quanh”[8,245] nghẹn ứ cổ họng Bà Vạng cũng “im lặng thở dài”[8,246] Cái thở dài chất chứa nỗi âu lo…

Chung cảnh ngộ, người ta sống với nhau đầy tình nghĩa, chia sẻ với nhau những vui buồn trong cuộc đời nhiều thăng trầm, dâu bể Ngày cưới, mọi người đến giúp đỡ nhau rất tình cảm như anh em một nhà Tiếng cười, tiếng nói ồn ã, trong nhà, ngoài sân nhộn nhịp, ai cũng vui vẻ Họ chúc mừng cô dâu, phụ giúp chú rể

Đám cưới được tổ chức thật linh đình, đầm ấm:“Mới bảnh mắt đã rộn lên những

tiếng lợn bị chọc tiết, kêu eng éc ở dưới bờ ao”[8,75] Theo đúng lễ nghi thủ tục “ai nấy đều ăn vận tề chỉnh Trẻ con cũng được chít khăn…các cụ, các ông ngồi lên phản trên”[20,317] Trẻ có niềm vui của trẻ, già có niềm vui của già Thế là thật tự

nhiên cái không khí vui vẻ ấy cứ rộn lên, lôi kéo lòng người, làm đắm say lòng người nhất là các chàng trai cô gái Lúc này họ như quên đi tất cả, chỉ còn chung một suy nghĩ cầu chúc cho đôi trẻ trăm năm hạnh phúc

Trang 34

Không chỉ giúp đỡ nhau trong ngày trọng đại, những người dân quê còn giàu

lòng cảm thông, chia sẻ với nhau nỗi xót xa trước cảnh “sinh ly tử biệt”, đó là đạo lý

làm người của dân tộc Việt Nam Lúc bà Vạng ốm nặng, ông Nhiêu Thục - bố Ngây

dù rất khó khăn, thiếu thốn nhưng thương bà cụ thông gia quanh năm vất vả, lúc gần đất xa trời vẫn chưa biết đến miếng ngon Ông không đắn đo, chần chừ bỏ ra

“bốn xu mua hai chiếc bánh bột lọc đằng ngon có nhân hành làm quà”[8,198] Khi đến thăm, bà Vạng ốm quá không ăn được, miệng chỉ ú ớ “ông ơi! .tôi… chết…

mất… khổ” [8,199] Nghe những lời ấy, ông Nhiêu ứa nước mắt nhưng cố cầm

lòng, nói mấy lời an ủi như để mang đến niềm tin cho người bạn già:“Bà đừng nói

thế Bà cố ăn dăm bữa nửa tháng tất mạnh khỏe Chỗ chị em nhà mình nghèo của, nghèo người, bà đi làm gì vội, vài năm nữa”[8,199] Bà Vạng nghe câu nói cảm

động quá lại ứa nước mắt khóc, còn ông Nhiêu cũng rơm rớm nước mắt hai bên mi Người dân quê thật giản dị, mộc mạc, đến thăm nhau lúc ốm đau bằng những lời an

ủi đơn sơ mà ấm tình làng nghĩa xóm

Ngày bà Vạng trút hơi thở cuối cùng, biết gia đình bà neo người, hàng xóm

ba bề bốn bên kéo đến lo giúp việc ma chay:“Mọi người trong xóm kéo đến đầy

nhà Vài người đàn bà ở xóm khác, có họ với nhà Hời, cũng tất tả chạy đến, vừa chạy vừa khóc lu loa Những người quen thuộc, những họ xa gần, hiện đương có mặt ở nhà người chết, để tự coi như họ là người thân thuộc, mà chia nhau làm cả mọi việc Các công việc phải làm, khi trong nhà có người nằm xuống Những cánh liếp buông lụp xụp xung quanh nhà đều được dựng gọn lên Cái màn the bị đứt xuống Người ta bắt đầu bó và liệm bà lão Anh Lực trèo lên giường, lấy cái váy tréo go mặc vào cho bà Vạng(…) Bà lão được mặc váy, mặc áo nâu dài, thắt lưng chỉnh chện như khi còn sống Người ta tết dây, buộc từng ngón tay, ngón chân cho khép chặt chẽ với nhau Rồi dùng giấy bản bọc tròn bà lão lại, chỉ để hở có cái mặt xám xịt, trên đậy hờ một mảng giấy phủ diện”[8,215] Vì gia cảnh nhà bà nghèo quá

nên cũng không ai muốn kéo dài thủ tục Liệm xong, bà Vạng được bà con chòm

xóm đưa ra đồng như một cách bày tỏ sự trọn vẹn nghĩa tình:“Hàng xóm, mỗi người

một chân một tay, giúp cái việc nghĩa cuối cùng ấy Đám ma đi vòng ra cửa đình,

Trang 35

xuống gốc gạo theo con đường dọc bờ song Lịch rồi quặt về phía sau xóm Giếng, luồn ra hai vòm tre kín mít, ra tha ma, ở ngoài cánh đồng”[8,216] Bà Vạng ra đi

trong cuộc sống lam lũ để lại cho vợ chồng Ngây - Hời và bà con làng xóm niềm thương tiếc vô bờ Sau đám tang bà Vạng, vợ chồng Ngây – Hời túng càng thêm túng, món nợ Lý Chi không tìm cách nào trả được vì nghề dệt suy thoái trầm trọng

Nhà ông Nhiêu thì mới bị cháy vì “cô Toản” lên đồng, đốt hương chẳng may gây

cháy nhà Cả gia đình ba người dắt díu nhau sang ở nhờ đất ông Nhiêu Thục, để trả nhà cho chủ nợ Ngày cất tạm cái nhà mới, nhà neo người nhưng bố con ông Nhiêu được bà con tận tình giúp đỡ Trong đó có ông Ba Cấn Nhìn cảnh cả gia đình ông bạn già nheo nhóc, ông Ba Cấn không nề hà, nhanh chóng vào giúp một tay Điều

đó chứng tỏ trong hoạn nạn, người ta dễ dàng cảm thông, sẻ chia với nhau lúc xa cơ

lỡ vận – đó là nghĩa tình của người dân quê Việt Nam

Phải có một tấm lòng rất đỗi Việt Nam, Tô Hoài mới có những cảm nhận thấm thía về con người lao động Việt Nam như thế Tuy không hoàn toàn thánh thiện nhưng những phẩm chất đáng quý của họ góp phần làm nên sức sống bất diệt của dân tộc ta trong suốt trường kì lịch sử

1.3.3.2 Thế giới loài vật

* Những con vật “xoàng xĩnh”, nhỏ bé, gần gũi với cuộc sống người dân quê

Thế giới loài vật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước năm 1945 rất đông đảo, độc đáo và hấp dẫn Việc miêu tả và thể hiện thế giới loài vật - những con vật nuôi và những con vật sống gần, sống cạnh, sống chung trong môi trường sinh sống của con người đã bộc lộ tài năng quan sát tinh tế và sự đồng cảm sâu sắc của một trái tim mẫn cảm và giàu yêu thương - Tô Hoài Không phải Tô Hoài không biết đến, không tận mắt nhìn thấy những loài như hổ, báo, hươu nai, voi, gấu, cá voi, đại bàng nên ông không thế miêu tả, thể hiện chúng Sách báo tranh ảnh thời ấy, rồi vườn bách thú, bách thảo ở Hà Nội, ở các tỉnh thành lớn trong cả nước, trong xứ Đông Dương đủ cung cấp tri thức cho Tô Hoài về chúng Nhưng Tô Hoài chỉ hứng thú, chỉ để tâm viết về, kể về những con vật thân quen và nhất là những sinh linh bé nhỏ đang hiện diện quanh ông, chúng đang quẩn quanh với người đồng hương ven

đô, người dân Nghĩa Đô khốn khổ của ông mà thôi

Trang 36

Cảm nhận đầu tiên của người đọc khi tiếp xúc với tác phẩm Tô Hoài là sự ngạc nhiên như lạc vào một sở thú mini mà ở đó những con vật không phải là voi,

hổ, khỉ, hươu, nai, báo…mà là những con vật nhỏ bé, rất gần với đời sống sinh hoạt đời thường của con người Tô Hoài, với cảm quan của nhà tiểu thuyết xã hội,

đã hướng tâm hồn mình tới cuộc sống của những sinh vật gần gũi, thân thuộc và

nhất là chúng thường nhỏ bé, “xoàng xĩnh” có cùng môi trường sống với người

dân ven đô Trước nhất, đó là hình ảnh những con vật nuôi như gà, vịt, ngan, ngỗng, chó, mèo Tô Hoài miêu tả những con vật nuôi ấy không đơn thuần bằng các giác quan như mắt, tai mà ông đã làm hiện hình những sinh thể này bằng trí tuệ, bằng tình cảm, bằng tâm linh của ông để chúng hiện lên trong cả vẻ diệu kỳ, niềm vui nhỏ bé, sự chắt chiu và cả cái khổ nạn của chính sự sống muôn loài Đó

là Dế Mèn, Dế Trũi, Xiến Tóc, Kiến Chúa, Bọ Ngựa, Gà Ri, Gà Chọi, Chuột Bạch, Cá Chép, Cá Trê, Bồ Nông, Mèo, Chó, Ngan, Lợn…Với một khả năng quan sát đặc biệt thông minh, hóm hỉnh, tinh tế, lại có những ngày thơ ấu gần gũi với những loài vật ngộ nghĩnh, đáng yêu ở bãi cơm thi đầu làng, cùng một tình cảm

đặc biệt dành cho “những người bạn thân tình”, ông đã cảm nhận thế giới loài vật

nhỏ bé đáng yêu ấy trong sự tồn tại tự nhiên của nó Trong cảm quan của Tô Hoài,

thế giới loài vật tuy nhỏ bé, “xoàng xĩnh” nhưng lại có đời sống nội tâm, đời sống

phong tục, đời sống tình cảm phong phú, đa dạng Đó chính là hình ảnh ẩn dụ về người dân lao động quê hương ông

Trong thế giới loài vật của Tô Hoài, mỗi con vật có một “cá tính” riêng: Dế Mèn thích phiêu lưu, sống có “lý tưởng”, có “hoài bão”; chị Nhà Trò yếu đuối hay

bị “bắt nạt”; bác Xiến Tóc “chán đời” thích rong chơi; lão Cóc “khoác lác, huênh

hoang”; lão Ếch Cốm đại vương “dở hơi”; Ri Đá “cần cù, chịu khó”; Mèo già

“thâm độc”; Chuột Nhắt “huênh hoang”; Bọ Ngựa “khuệnh khoạng”; vợ chồng Trê

“gian ác xảo quyệt”, chó hay “lèm bèm, ủng oẳng, sinh sự nhỏ nhen”, mèo “lừ đừ

và nghiêm nghị tựa một thầy giáo nhà dòng”, Vịt “ngẩn tò te”…

Bên cạnh nét tính cách, thế giới loài vật của Tô Hoài còn có “đời sống tinh

thần” phong phú, đa dạng Mỗi loài, thậm chí mỗi con vật nhỏ bé đều tồn tại những

mặt tốt – xấu, dở - hay, vui – buồn trong trạng thái tự nhiên của nó Con My (Con

Trang 37

mèo lười) là giống mèo mũi đỏ rất đặc biệt, nó không bắt chuột, chỉ biết ăn vụng,

suốt ngày rong chơi, lười nhác Đã lười lại còn hay đòi ăn ngon – phải chờ cơm với

cá kho và nằm tro bếp ấm Hình ảnh của con mèo ẩn dụ cho hạng người xấu tính,

tinh ăn mù làm trong xã hội Mụ Ngan (Mụ Ngan) thì “đần độn quá”, “đần độn đến

phát ghét lên được”[20,58], “thật là một thứ đàn bà đồ tồi”[20,58], tranh ăn cả với

lũ con, bất chấp tiếng kêu thảm thiết của con ngan nhỏ, mụ chẳng biết, chẳng thèm

đoái hoài đến Không những thế, mụ còn “dí chặt chân lên lưng nó mà xốc ngô như

thường”[16,58], để đến nỗi ngan con bị gãy xương lưng Nhẫn tâm hơn nữa là lúc

ấy mụ lại rong chơi để mặc đứa con nhỏ bị trọng thương đang kêu khắc khoải “Mụ

làm như không biết rằng có một đứa con mình vừa chết”[20,58], cứ thản nhiên như

không có chuyện gì xảy ra Có hôm, diều hâu xà xuống quắp con mụ, ngan con kêu

thê thiết nhưng mụ Ngan vẫn bình chân như vại, cắm cúi mải ăn:“Mụ Ngan cũng

nghe được rõ ràng những lời kêu cứu ấy Bởi vì mụ có nghến cổ, có liếc mắt lên trời Nhưng rồi, mụ lại cúi xuống mổ cỏ và lúc lắc cái đuôi của mụ Còn có mỗi một con ngan nhỏ khiếp sợ, chúi vào bụng mẹ Song mẹ nó cũng vô tâm, không để ý chi Thế là con ngan nhỏ bị diều hâu bắt ăn thịt”[20,59] Đã thế, khi ăn xong mụ còn

“đủng đỉnh dẫn một con lõng thõng về, mỏ và mắt thản nhiên như lúc đi ra”[20,59]

Cuối cùng chỉ vì cái tính lơ đễnh, đần độn, vụng về của mụ mà cả đàn ngan sáu con không chết vì bị diều hâu ăn thịt thì cũng chết vì rắn phun Cả bản thân mụ cuối cùng cũng trở thành món cúng đêm ba mươi chầu ông Công Cái chết của mụ như một sự định đoạt của số phận, mụ phải chết vì chính bản tính vô tâm của mụ Và dường như ta có thấy thấp thoáng bóng dáng, tính cách con người qua hình ảnh của

mụ Ngan Trái với tính cách “đần độn” của mụ Ngan, chị Gà Mái (Một cuộc bể dâu) vừa là “một người đàn bà giỏi giang”[20,54], vừa là “người đàn bà rất đa

tình”[20,54] Khi chưa vướng vào bổn phận “nuôi nấng dạy dỗ con trẻ”[20,54],

“người đàn bà ấy” yêu hết mình Nhưng khi đã được “làm mẹ”, nó lại là một “bậc

mẹ hiền gương mẫu”[20,54] Mụ không rời con lũ con thơ đến nửa bước Chăm chỉ

kiếm ăn nuôi con, có khi chỉ bới được hạt giền nhỏ mụ cũng gọi chúng đến, cho

chúng ăn Mụ vừa “nhìn các con ăn, vừa nói chuyện vui vẻ”[20,54] Hình ảnh của

Trang 38

chị Gà Mái đích thị là hình ảnh ẩn dụ cho người phụ nữ Việt Nam chu toàn, đảm đang, rất mực yêu thương con cái

Mỗi loài mỗi tính nết, cũng có khi cùng một loài mà tùy theo giới tính chúng

biểu hiện những sắc thái khác nhau Nếu Gà Mái là “người đàn bà mẫu

mực”[20,54],“yêu thương chăm sóc con cái hết mình”[20,54] thì Gà Trống Ri (Tuổi

trẻ) tuy nhỏ nhưng lại rất “đa tình” Đến tuổi trưởng thành, gã đâm ra hay bỏ nhà đi

tìm bạn tình Mấy lần cu Lặc xua được gã về, nhưng gã không bỏ được cái máu đi rông, dẫu bạn tình của gã đã bị hóa kiếp Nó chẳng nghĩ đến chuyện gì ngoài

chuyện “tình ái” “Nó có tật mê gái”[20,33], khi “yêu” thì “yêu” rất ham dù“đường

tình ái của nó rất khó khăn và gặp nhiều trở ngại lớn”[20,33] Cái tật của Trống Ri,

âu cũng là bản tính của một bộ phận người trong xã hội mà nhà văn Tô Hoài muốn kín đáo gửi gắm đến bạn đọc

Cùng xuất hiện với gà vịt, ngan ngỗng, trong không gian sân vườn còn có sự

hiện diện của chó – loài vật được coi là vệ sĩ của loài người Đực là câu chuyện kể

về hai con chó con – con anh là Đực cùng với con em cùng lứa Con Đực ham vui cùng với các bạn tình của nó đâm xao nhãng việc nhà Không muốn để nó rạc rài hư thân, quên nhiệm vụ cốt yếu, người ta quyết định đem thiến nó Một cuộc thiến rất nhanh đã được diễn ra Và thế là sau cuộc tiểu phẫu, Đực bỗng nhiên thay tính đổi nết, nó sống trầm hơn, lặng lẽ hơn, hình như nó tiếc thời xuân xanh đã lùi vào quá

khứ của chính nó:“Mấy hôm Đực buồn thỉu, buồn thiu, đi lừ khừ quên cả ăn cả

uống Chắc hẳn cu cậu ứa nước mắt ra mà sầu cái sự đời éo le”[20,70] Đúng

là“cái sự đời” này quả thật “đáng sầu”, nhưng ta e cái chuyện ấy không phải chỉ là

chuyện của Đực?

Dế Mèn phiêu lưu kí với hình ảnh nhân vật chính chú Dế Mèn đã đưa tên

tuổi Tô Hoài đến với văn đàn Với cuốn truyện đồng thoại này, nhà văn đã cho người đọc thêm hiểu biết về tập tục của họ nhà dế Chàng Dế Mèn đáng yêu được sống trong vòng tay âu yếm của mẹ có hai hôm, rồi tới hôm thứ ba thì được mẹ cho

ra ở riêng trong một cái hang đất ở bờ ruộng Và Dế Mèn bắt đầu “sống độc lập”, bởi đó là “tục lệ lâu đời trong họ Dế” Tục lệ ấy khiến chúng tự “bươn trải” với

“cuộc đời” Trở về nhà sau chuỗi ngày dài phiêu lưu, Mèn hay tin mẹ và anh đã

Trang 39

mất, Mèn đau xót đến “viếng mộ người bên đầm nước”, thăm anh cả, thăm “bà

con” Hành động ấy của Mèn khiến chúng ta liên tưởng tới một con người sống có

tình, có nghĩa, biết trước, biết sau Đó là tập tục của họ Dế hay chính là nét đẹp trong văn hóa người Việt, điều đó hẳn ai đọc truyện cũng sẽ hiểu

Có thể thấy, hầu như tất cả các con vật nuôi bé nhỏ, sống bên cạnh con người đều được hiện diện với sự chú tâm của trí tuệ và tâm linh Tô Hoài Nhưng cũng là những con vật nuôi thường thấy nơi làng quê như trâu bò cày, ngựa kéo xe tại sao chúng lại nhạt nhòa bóng dáng trong tác phẩm của Tô Hoài? Có thể tạm thời lý giải như sau có được chăng: Lợn, gà, ngan, ngỗng, vịt, trâu, bò, ngựa chúng đều là gia cầm Nhưng trâu bò là đại gia súc Phải là những đại gia đình khá giả ở thôn quê mới có điều kiện để tậu được chúng Vì chúng là đầu cơ nghiệp của nhà nông Tô Hoài lại là nhà văn của những người dân quê không cơ nghiệp, không gia sản Tô Hoài là nhà văn của những kẻ khốn khó, những kẻ chỉ có sự sống lay lắt, họ lấy đâu

ra cơ nghiệp và gia sản Tô Hoài hướng tâm hồn, trí tuệ, tình cảm của mình trước nhất tới tất cả những sinh linh có sự sống mong manh và luôn luôn nâng niu, trìu mến những sinh linh bé nhỏ, những cuộc đời dễ bị tổn thương Bởi vậy, cùng với những vật nuôi vừa nêu trên đây, Tô Hoài cũng dành nhiều sự chú tâm của mình cho những sinh thể bé nhỏ đang tồn tại trong môi trường sống của con người Đó là những con chim như: ri đá, chim sẻ, những loài tí hon như chuột bạch, chão chàng, ếch ương, ếch, nhái, các loài dế và đông đảo thế giới côn trùng Đây là gã chuột

bạch:“gã chỉ bằng một quả nhót và cũng mũm mĩm như thế Đôi mắt gã đỏ thậm

như hai hạt gạo đỏ đính lên trên một nền bông nõn trắng Gã đi ngủ, gã đứng vào một góc lồng, dựng hai chân trước lên, đầu chụm vào chân, hai mắt nhắm lại Ấy vậy là gã ngủ, ngủ đứng như một hộp diêm Cứ cái kiểu đó suốt đời và ở bên góc lồng kia , cũng có một con chuột bạch khác đương ngủ dựng đứng lên Vợ gã đấy Thỉnh thoảng, gã thường đứng ngẩn ngơ nhìn lên trên nóc lồng Qua những chiếc lá thiên lý mỏng manh, ngoài kia là trời xanh bao la Tưởng như chiếc hình hài nhỏ bé chỉ điểm một chút sống cỏn con này, đứng giương cặp mắt đỏ, ngồi trông ra cái khoảng không bờ bến để mơ một giấc mơ sông núi chi đó Chao ôi! Ai

mà biết được lòng gã”[20,36] Hình hài bé nhỏ này chỉ tồn tại mỏng manh như một

giọt hiện hữu của sự sống Mỏng manh đến nỗi như là có, như là không, như là chưa

Trang 40

có , mỏng manh bé nhỏ đến mức mà chỉ Tô Hoài mới nhận diện, nhận hình được

nó Và cũng chỉ với sự nâng niu, trìu mến, nuôi dưỡng, chăm sóc của Tô Hoài thì giọt sống này mới được sống, mới được hiện diện, và mới thực sự được tồn tại Chỉ đến khi Tô Hoài trao, gửi vào sinh linh bé bỏng này chút lý tưởng mơ hồ của thời

đại, một “giấc mơ sông núi”(mà người đương thời, người mất nước họ mất nhạy

bén trong việc cảm nhận cảm xúc này) thì lòng chúng ta đã vững tin ngay ở sự hiện hữu, sự tồn tại diệu kỳ của sự sống muôn loài Viết về loài vật, Tô Hoài có những trang văn rất xuất thần Những câu văn lung linh, rạng ngời ánh sáng của tài hoa

xuất hiện chi chít trong văn phẩm Tô Hoài:“Nhiều khi chúng mê hoảng, đang nằm

cũng nghiến răng kêu ư ử Cũng có những bận chúng đái dầm nữa Đương ngồi bình yên – dáng hẳn chợt mơ màng tưởng mình đứng tận ngoài đầu vườn – chúng đái tè tè ra ướt đầm thành một vũng nước Thực là những đứa trẻ nằm mơ, những đứa trẻ con khoai củ ở “nhà quê”[20,69] Chỉ có thể với tâm Phật (người, vật đều là

chúng sinh), chỉ có thể với tài hoa của người nghệ sĩ thì Tô Hoài mới cấp cho chúng

ta một sự nhìn nhận, một tình cảm của lòng nhân hậu, một sự trân trọng, nâng niu mọi sinh linh, quý mến những cún con, những con vật mà đời sống của chúng luôn quẩn quanh với con người được đến như vậy Áng văn đẹp đến mức hoàn mỹ này không thấy xuất hiện trong văn xuôi Việt Nam sau 1945

*Những con vật có số phận gắn bó với cuộc sống của người dân quê

Các con vật trong thế giới nghệ thuật của Tô Hoài đều có tình cảm, cá tính,

số phận riêng, cuộc đời riêng Thông qua thế giới loài vật này, tác giả muốn nói đến truyện loài người, đến số phận những người nông dân, thợ thủ công vùng Bưởi Cho nên khi thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của Tô Hoài, nếu chỉ dừng lại ở khái

niệm “nhân hóa”, “vật hóa” thì e rằng những khái niệm này sẽ làm hóa đá, làm

đông cứng sự sống đang cựa quậy, đang phập phồng với những cảm xúc, suy tư, lo lắng ở cuộc đời mong manh, đầy bất trắc của họ - của vật cũng như của người Con người và con vật đương nhiên khác nhau khi nhìn từ góc độ tiến hóa, từ văn minh,

từ văn hóa Dù khác nhau về giống loài, nhưng trong thế giới nghệ thuật của Tô Hoài, ở phần rực rỡ nhất, nơi mà ánh sáng của trí tuệ và cảm xúc lung linh, nhà nghệ sĩ có tầm vóc tư tưởng nghệ thuật lớn lao này đã thể hiện một cách sinh động, đầy cảm thương sự tương đồng giữa cuộc đời, số phận của con người và loài vật Sự

Ngày đăng: 20/11/2014, 19:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Cự Đệ - Hà Minh Đức (1979), Nhà văn hiện đại I, NXB ĐH và THCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn hiện đại I
Tác giả: Phan Cự Đệ - Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB ĐH và THCN
Năm: 1979
2. Hà Minh Đức (2010), Tô Hoài sức sáng tạo của một đời văn, NXBGD, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Hoài sức sáng tạo của một đời văn
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2010
3. Nam Cao (1999), Tuyển tập (2 tập), NXBVH, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập (2 tập)
Tác giả: Nam Cao
Nhà XB: NXBVH
Năm: 1999
4. Nam Cao (2005), Về tác gia - tác phẩm, Bích Thu tuyển chọn và giới thiệu, NXBGD, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tác gia - tác phẩm
Tác giả: Nam Cao
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2005
5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên), (1996), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1996
6. Nguyễn Thái Hòa (2003), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXBGD, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của truyện
Tác giả: Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2003
7. Nguyễn Công Hoan (1997), Bước đường cùng, NXBVH, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đường cùng
Tác giả: Nguyễn Công Hoan
Nhà XB: NXBVH
Năm: 1997
8. Tô Hoài (1942), Quê người, NXB Tân Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quê người
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: NXB Tân Dân
Năm: 1942
9. Tô Hoài (1942), Giăng thề, NXB Tân Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giăng thề
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: NXB Tân Dân
Năm: 1942
10. Tô Hoài (1942), tập truyện O chuột, Tân Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: O chuột
Tác giả: Tô Hoài
Năm: 1942
11. Tô Hoài (1942), tập truyện Nhà nghèo, Tân Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà nghèo
Tác giả: Tô Hoài
Năm: 1942
12. Tô Hoài (1967), tập truyện Chuột thành phố, NXB Hoa Tiên, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuột thành phố
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: NXB Hoa Tiên
Năm: 1967
13. Tô Hoài (1979), Nhà văn hiện đại, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn hiện đại
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1979
14. Tô Hoài (1985), Tự truyện, NXBGD, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự truyện
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: NXBGD
Năm: 1985
15. Tô Hoài (1987), Tuyển tập Tô Hoài tập I, NXBGD, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Tô Hoài tập I
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: NXBGD
Năm: 1987
16. Tô Hoài (1987), Dế mèn phiêu lưu ký, NXBVH, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dế mèn phiêu lưu ký
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: NXBVH
Năm: 1987
17. Tô Hoài (1987), Cỏ dại, NXBVH, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cỏ dại
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: NXBVH
Năm: 1987
18. Tô Hoài (1989), Một số kinh nghiệm viết văn của tôi, NXBVH, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kinh nghiệm viết văn của tôi
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: NXBVH
Năm: 1989
19. Tô Hoài (2000), Về tác gia-tác phẩm, Phong Lê giới thiệu, Vân Thanh tuyển chọn, NXBGD, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tác gia-tác phẩm
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2000
20. Tô Hoài (2003), Những tác phẩm tiêu biểu trước 1945, PGS.TS Vân Thanh sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu, NXBGD, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những tác phẩm tiêu biểu trước 1945
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w