1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Giáo án sinh học lớp 11

75 2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 613,65 KB

Nội dung

TRƯỜNG THPT TỔ SINH HỌC PHẦN BỐN: SINH HỌC CƠ THỂ. CHƯƠNG I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG. A. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT. Tiết 1: Trao đổi nước ở thực vật Tiết 2: Trao đổi nước ở thực vật ( tt) Tiết 3: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật Tiết 4: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật ( tt ) Tiết 5: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật ( tt ) Tiết 6: Quang hợp Tiết 7: Quang hợp ở các nhóm thực vật Tiết 8: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp Tiết 9: Quang hợp và năng suất cây trồng Tiết 10: Hô hấp ở thực vật Tiết 11: Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp Tiết 12: Thực hành  Thoát hơi nước và bố trí thí nghiệm về phân bón Tiết 13: Thực hànhTách chiết sắc tố từ lá & tách các nhóm sắc tố bằng phương pháp hóa học Tiết 14: Thực hành  Chứng minh quá tŕnh hô hấp tỏa nhiệt Tiết 15: Kiểm tra 1 tiết B. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT. Tiết 16: Tiêu hóa Tiết 17: Tiêu hóa ( tt ) Tiết 18: Hô hấp Tiết 19: Tuần hoàn Tiết 20: Cân bằng nội môi Tiết 21: Hoạt động của các cơ quan tuần hoàn Tiết 22: Thực hành  Tìm hiểu hoạt động của tim ếch CHƯƠNG II: CẢM ỨNG. A. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT. Tiết 23: Hướng động Tiết 24: Ứng động Tiết 25: Thực hành  Hướng động Tiết 26: Ôn tập học kì I. Tiết 27: Kiểm tra học kì I. B. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT. Tiết 28: Cảm ứng ở động vật Tiết 29: Cảm ứng ở động vật ( tt ) Tiết 30: Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động Tiết 31: Dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ Tiết 32: Tập tính Tiết 33: Tập tính ( tt ) Tiết 34: Tập tính ( tt ) Tiết 35: Thực hành  Xem phim về một số tập tính ở động vật TRƯỜNG THPT TỔ SINH HỌC CHƯƠNG III: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN A. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT. Tiết 36: Sinh trưởng ở thực vật. Tiết 37: Hoocmôn ở thực vật. Tiết 38: Phát triển ở thực vật có hoa. B. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT. Tiết 39: Sinh trưởng và phát triển ở động vật. Tiết 40: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật. Tiết 41: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo). Tiết 42: Thực hành  Quan sát sinh trưởng và phát triển của một số động vật. Tiết 43: Kiểm tra 1 tiết. CHƯƠNG IV: SINH SẢN A. SINH SẢN Ở THỰC VẬT. Tiết 44: Sinh sản vô tính ở thực vật. Tiết 45: Sinh sản hữu tính ở thực vật. Tiết 46: Thực hành  Nhân giống giâm, chiết, ghép cây ở thực vật. B. SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT. Tiết 47: Sinh sản vô tính ở động vật. Tiết 48: Sinh sản hữu tính ở động vật. Tiết 49: Cơ chế điều hòa sinh sản. Tiết 50: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người. Tiết 51: Ôn tập học kì II (theo nội dung bài 48 SGK). Tiết 52: Kiểm tra học kì II. TRƯỜNG THPT TỔ SINH HỌC Tiết PPCT : 01, 02. § 1. TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT. I / MỤC TIÊU : Kiến thức:  Mô tả được quá trình hấp thu nước ở rễ và quá trình vận chuyển nước ở thân.  Trình bày được mối liên quan giữa cấu trúc của lông hút với quá trình hấp thu nước.  Nêu được các con đường vận chuyển nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ, từ mạch gỗ của rễ vào mạch gỗ của thân và lên mạch gỗ của lá. Kĩ năng: Biết sử dụng các hình vẽ để minh họa và hiểu rõ hơn các kiến thức của bài. Thái độ: Thấy rõ tính thống nhất giữa cấu trúc và chức năng trong các cơ quan của thực vật. Nội dung trọng tâm: có hai nội dung  Quá trình hấp thu nước ở rễ.  Quá trình vận chuyển nước ở thân. II / CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : Học sinh: Bảng phụ, sách giáo khoa. Giáo viên: Sách GK, sách GV, tài liệu, … Phiếu học tập. III / PHƯƠNG PHÁP : Phương pháp vấn đáp gợi mở, vấn đáp đan xen hoạt động nhóm thông qua các hoạt động điều khiển tư duy. IV / TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG : ỔN ĐỊNH LỚP KIỂM TRA BÀI CŨ : TIẾN TRÌNH BÀI MỚI : TIẾT 01. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Mở bài: GV đặt câu hỏi: Nước tồn tại ở những dạng nào? Nước có ở đâu? Trong cơ thể của thực vật nước quan trọng đến mức độ nào? Hoạt động 1:  GV cho HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi lệnh từ sách giáo khoa và hoàn thành phiếu học tập số 1.  GV cho học sinh đọc thông tin từ sách giáo khoa và tự rút ra kiến thức. Hoạt động 2: Cho HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi lệnh trong SGK và phân biệt các dạng nước có trong tự nhiên. GV cho HS phân biệt 2 loại thực vật và cơ quan hấp thu nước của từng loại thực vật. GV cho HS quan sát tranh và thông báo về đặc điểm cấu tạo của bộ rễ phù hợp với chức năng sinh lí là nhận nước và các chất khoáng từ đất. HS quan sát tranh theo yêu cầu của GV, nhận xét về cấu tạo của bộ rễ. Rút ra mối liên quan về cấu tạo với chức năng HS dựa vào các hiểu biết của mình để đưa ra các câu trả lời về nước, vai trò của nước đối với thực vật. I/.Vai trò của nước và nhu cầu của nước đối với thực vật: 1. Các dạng nước trong cây và vai trò của nó: Nội dung nằm trong phiếu học tập. 2. Nhu cầu nước đối với thực vật: Cây cần một lượng nước rất lớn trong suốt đời sống của nó. II/.Quá trình hấp thu nước ở rễ : Có 2 dạng nước:  Nước tự do  Nước liên kết Có 2 nhóm thực vật:  Thực vật thủy sinh.  Thực vật trên cạn. 1. Đăc điểm của bộ rễ liên quan đến quá trình hấp thu nước: 2. Con đường hấp thu nước ở rễ:  Con đường gian bào:  Con đường tế bào chất:. 3. Cơ chế để dòng nước một chiều từ đất TRƯỜNG THPT TỔ SINH HỌC sinh lí. GV yêu cầu HS quan sát lại tranh 1 và 2 thảo luận để tìm ra các con đường hấp thu nước từ đất vào mạch gỗ. HS quan sát tranh thảo luận nhóm để rút ra 2 con đường vận chuyến nước và mạch gỗ. HS giải thích các hiện tượng GV nêu ra và nhận rõ nguyên nhân đẩy nước từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân là do áp suất rễ. GV nhấn mạnh lại trọng tâm bằng phiếu học tập số 2. Hoạt động 3 : GV yêu cầu HS quan sát hình 1.5 và thảo luận câu hỏi lệnh để hoàn thành phiếu học tập số 3. HS quan sát tranh nghiên cứu câu hỏi lệnh, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 3 Sau khi HS hoàn thành phiếu học tập số 3 GV nhận xét, củng cố lại kiến thức. vào rễ lên thân: Nước bị đẩy từ rễ lên thân do một lực đẩy gọi là áp suất rễ thể hiện qua 2 hiện tượng:  Hiện tượng rỉ nhựa.  Hiện tượng ứa giọt. III/.Quá trình vận chuyển nước ở thân : Nội dung phần này nằm trong phiếu học tập số 3. CỦNG CỐ : GV cho HS đọc tóm tắt bài trong phần đóng khung. Trả lời các câu hỏi cuối bài. Kết luận và nhấn mạnh trọng tâm. DẶN DÒ :  Viết phần tổng kết vào vở.  Trả lời câu hỏi cuối bài.  Chuẩn bị bài mới. Phiếu học tập số 1: Các dạng nước Vị trí Tính chất Vai trò Nước tự do Thành phần tế bào, gian bào,mạch dẫn. Vẫn giữ các tính chất vật lí, hóa học, sinh học b́nh thường của nước. Làm dung môi, giảm nhiệt độ cơ thể, tham gia TĐC, đảm bảo độ nhớt của NSC giúp TĐC b́nh thường. Nước liên kết Bị các phân tử tích điện hút, liên kết hóa học với các thành phần của tế bào. Không giữ được các đặc tính vật lí, hóa học, sinh học của nước. Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong CNS. Chỉ tiêu đánh giá tính chịu nóng & chịu hạn của cây. Phiếu học tập số 2: Đặc điểm, sự kiện Ý nghĩa Thành tế bào lông hút mỏng không thấm cutin Giúp nước và khoáng dễ thẩm thấu từ đất vào rễ. Áp suất thẩm thấu của tế bào lông hút rất cao do hoạt động hô hấp của rễ. Tạo sự chênh lệch áp suất giữa tế bào lông hút và môi trường đất, tạo thuận lợi cho nước thẩm thấu vào lông hút. Rễ cây tạo một lực đẩy gọi là áp suất rễ. Góp phần đẩy cột nước trong thân lên lá, đồng thời tạo lực hút truyền đến lông hút để hút nước và khoáng. Lá thoát hơi nước tạo nên một lực hút. Giúp nước di chuyển từ rễ lên lá và góp phần tạo lực hút nước và khoáng cho lông hút. Các phân tử nước liên kết với nhau và liên kết với thành mạch gỗ của thân cây. Tạo cột nước liên tục trong mạch gỗ giúp thuận lợi cho vận chuyển nước và khoáng từ rễ, qua thân, đến lá. TRƯỜNG THPT TỔ SINH HỌC Phiếu học tập số 3: Đặc điểm Con đường Cơ chế Vận chuyển theo một chiều từ rễ lên lá. 3 con đường: . Nước, muối khoáng từ rễ lên lá theo mạch gỗ ( xilem ). . Các chất hữu cơ từ lá xuống rễ theo mạch rây ( phlôem ). . Vận chuyển ngang. 3 cơ chế: . Lực hút của lá đóng vai trò chính. . Lực đẩy của rễ. . Lực trung gian ( lực liên kết của các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn ). TIẾT 02. KIỂM TRA BÀI CŨ : 1. Nêu các đặc điểm của lông hút liên quan đến quá trình hấp thu nước của rễ? 2. Trình bày hai hiện tượng thể hiện áp suất rễ và vai trò của nó? 3. Tại sao hiện tượng ứa giọt chỉ xảy ra ở những bụi cây thấp và cây thân thảo? Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Mở bài: GV đặt câu hỏi vào bài: Nhà sinh lí thực vật người Nga nói: “Thoát hơi nước là tai họa cần thiết của cây”. Tại sao? HS dựa vào các hiểu biết của mình để đưa ra các câu trả lời về sự thoát hơi nước của cây. Hoạt động 1: 1. GV cho HS tham khảo sơ đồ sách giáo khoa để trả lời câu hỏi lệnh. HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi lệnh từ sách giáo khoa. 2. GV cho học sinh đọc thông tin từ sách giáo khoa và tự rút ra kiến thức. GV cho HS hoàn thành phiếu học tập so sánh 2 con đường thoát hơi nước ở lá. 3. GV cho HS nhận xét sự điều chỉnh sự thoát hơi nước của các loại thực vật khác nhau. HS thảo luận nhóm và đưa ra cơ chế sự thoát hơi nước. Hoạt động 2: Phần này GV cho HS tự thảo luận và rút ra trọng tâm. HS quan sát tranh thảo luận nhóm để rút ra ảnh hưởng của môi trường đến quá trình thoát hơi nước. GV nhận xét và củng cố lại kiến thức.  Tai họa: Trong quá Trình sinh trưởng và phát triển, thực vật phải lấy 1 lượng nước lớn hơn lượng nước mất đi.  Tất yếu: Có thoát hơi nước mới lấy được nước. IV/.Thoát hơi nước ở lá: 1.Ý nghĩa của sự thoát hơi nước: 2. Con đường thoát hơi nước ở lá: a. Con đường qua khí khổng: b. Con đường qua bề mặt lá  qua cutin: 3. Cơ chế điều chỉnh sự thoát hơi nước: Cơ chế điều chỉnh sự đóng mở khí khổng.  Sự mở chủ động:  Sự đóng chủ động: Ý nghĩa (sách giáo khoa). V/.Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến quá trình thoát hơi nước : 1. Ánh sáng. 2. Nhiệt độ. 3. Độ ẩm đất và không khí. 4. Dinh dưỡng khoáng. TRƯỜNG THPT TỔ SINH HỌC Hoạt động 3:  GV yêu cầu HS tự hoàn thành kiến thức.  GV cho HS nghiên cứu sách giáo khoa. HS giải thích các hiện tượng cân bằng nước của cây trồng và sự cần thiết trong việc tưới tiêu hợp lí cho cây trồng. GV mở rộng kiến thức bằng cách yêu cầu HS cho 1 số ví dụ về các loại cây: Khô, ẩm, ngập nước. VI/.Cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lí cho cây trồng: 1.Cân bằng nước của cây trồng: 2. Tưới nước hợp lí cho cây trồng: 3 vấn đề: CỦNG CỐ : GV cho HS đọc tóm tắt bài trong phần đóng khung. Trả lời các câu hỏi cuối bài. Kết luận và nhấn mạnh trọng tâm. DẶN DÒ :  Viết phần tổng kết vào vở.  Trả lời câu hỏi cuối bài.  Chuẩn bị bài mới. Phiếu học tập: So sánh hai con đường thoát hơi nước.  Giống nhau: Đều xảy ra qua bề mặt lá, nước thoát từ lá ra ngoài dưới dạng hơi theo cơ chế khuếch tán.  Khác nhau: Thoát hơi nước qua khí khổng Thoát hơi nước qua lớp cutin Xảy ra chủ yếu ở mặt dưới lá. Xảy ra chủ yếu ở mặt trên lá. Lượng nước thoát nhiều hơn và vận tốc lớn hơn. Lượng nước thoát ít hơn và vận tốc nhỏ hơn. Có sự điều chỉnh qua đóng mở khí khổng. Không được điều chỉnh. TRƯỜNG THPT TỔ SINH HỌC Tiết PPCT : 03, 04, 05. § 3. TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NITƠ Ở THỰC VẬT. I / MỤC TIÊU : Kiến thức: Phân biệt được hai cách hấp thu các chất khoáng ở rễ: chủ động và thụ động. Trình bày được vai trò của các nguyên tố đại lượng, vi lượng. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh các nội dung bài học. Nội dung trọng tâm: có hai nội dung  Các nguyên tố khoáng được rễ hấp thu từ đất.  Vai trò các nguyên tố khoáng trong cấu trúc và các quá trình sinh lí của cây trồng. II / CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : Học sinh: Sách giáo khoa, bảng phụ. Giáo viên: Sách GK, sách GV, tài liệu, … Phiếu học tập. III / PHƯƠNG PHÁP : Phương pháp vấn đáp gợi mở, vấn đáp đan xen hoạt động nhóm thông qua các hoạt động điều khiển tư duy. IV / TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG : ỔN ĐỊNH LỚP TIẾT 03. KIỂM TRA BÀI CŨ : 1. Ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước? 2. Con đường của thoát hơi nước và đặc điểm? 3. Đặc điểm cấu trúc của khí khổng trong mối liên quan đến cơ chế đóng mở khí khổng? TIẾN TRÌNH BÀI MỚI : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Mở bài GV nêu thí nghiệm hoặc có điều kiện thì làm thí nghiệm. Hoạt động 1: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi lệnh sau khi đã trình bày xong thí nghiệm. GV cho HS quan sát hình 3.2a, 3.2b, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi lệnh từ sách giáo khoa. GV cho HS thực hiện phiếu học tập số 1. Hoạt động 2: Phần này GV cho HS sử dụng bảng 3 rút ra các loại khoáng và vai trò của nó đối với cơ thể thực vật. GV cho HS hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2 cho phần kiến thức này. GV nhận xét và củng cố kiến thức. I/.Sự hấp thụ các nguyên tố khoáng: Các dạng tồn tại của các nguyên tố khoáng. 2 con đường hấp thu khoáng 1. Hấp thu thụ động: 2. Hấp thu chủ động: (phiếu học tập số 1) II/.Vai trò của các nguyên tố khoáng đối với thực vật : 1. Vai trò của nguyên tố khoáng đại lượng: 2. Vai trò của các nguyên tố khoáng vi lượng và siêu vi lượng: (nội dung trong phiếu học tập số 2) CỦNG CỐ : GV cho HS đọc tóm tắt bài trong phần đóng khung. Trả lời các câu hỏi cuối bài. Kết luận và nhấn mạnh trọng tâm. DẶN DÒ :  Viết phần tổng kết vào vở.  Trả lời câu hỏi cuối bài.  Chuẩn bị bài mới. TRƯỜNG THPT TỔ SINH HỌC Phiếu học tập số 1: Hấp thu Thụ động Chủ động Năng lượng Không ATP Cách vận chuyển Khuếch tán do chênh lệch nồng độ Vận chuyển ngược chiều nồng độ (ngược với građien nồng độ). Tính chất Hút bám trao đổi Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất. Phiếu học tập số 2: Nguyên tố Đại lượng Vi lượng Siêu vi lượng Nguyên tố Ca, Na, K, N, P, S Mg, Cl, Cu, Fe, Co Au, Ag, Pt, Hg, I Vai trò + Cấu trúc tế bào. + Thành phần của các đại phân tử hữu cơ (P, L, N…) + Ảnh hưởng tính chất keo nguyên sinh chất: . Điện tích bề mặt. . Độ ngậm nước. . Độ nhớt. + Thành phần enzim. + Hoạt hóa enzim. + Liên kết với các chất hữu cơ: Hợp chất có kim loại. + Trao đổi chất. + chưa có vai trò rơ ràng. + Kĩ thuật nuôi cấy mô  tế bào cần 1 số nguyên tố siêu vi lượng. TIẾT 04. KIỂM TRA BÀI CŨ : 1. Các nguyên tố khoáng được hấp thu từ đất vào cây theo những cách nào? Sự khác nhau giữa những cách đó? 2. Tại sao các nguyên tố vi lượng lại chỉ cần một lượng nhỏ đối với thực vật? TIẾN TRÌNH BÀI MỚI : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Mở bài: GV vào bài bằng cách đặt câu hỏi: Nitơ có vai trò gì trong đời sống thực vật? Hoạt động 1: GV cho HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi lệnh thứ nhất. Hoạt động 2: Phần này GV cho HS biết rễ cây không hấp thu nitơ tự do trong khí quyển, nên nhờ các nhóm VSV có enzim nitrogenaza và lực khử N 2  NH 4  GV yêu cầu HS viết lại sơ đồ cố định nitơ và các điều kiện để thực hiện. Hoạt động 3: Hai phần này GV cho HS tự hoạt động để rút ra kiến thức. GV cho HS biết thông tin: cây lấy từ môi trường cả 2 dạng nitơ, nhưng để tổng hợp axit amin cây chỉ sử dụng nhóm amin. nên trong hoạt động sống của cây phải có III/.Vai trò của Nitơ đối với thực vật: 1. Nguồn nitơ cho cây: 2. Vai trò của nitơ đối với đời sống thực vật: IV/.Quá trình cố định nitơ khí quyển: Quá trình cố định nitơ của vi khuẩn: NN 2H  NH = NH 2H  NH 2 NH 2 2H  2NH 3 Bốn điều kiện cố định nitơ. V/.Quá trình biến đổi nitơ trong cây: 1. Quá trình khử NO 3  2. Quá trình đồng hóa NH 3 trong cây Nội dung trong sách giáo khoa. TRƯỜNG THPT TỔ SINH HỌC quá trình chuyển NO 3   NH 4  . GV cho HS đọc sách và rút ra 4 phản ứng khử amin hóa thành các axit amin. CỦNG CỐ : GV cho HS đọc tóm tắt bài trong phần đóng khung. Trả lơi các câu hỏi cuối bài. Kết luận và nhấn mạnh trọng tâm. DẶN DÒ :  Viết phần tổng kết vào vở.  Trả lời câu hỏi cuối bài.  Chuẩn bị bài mới. TIẾT 05. KIỂM TRA BÀI CŨ : 1. Vai trò của nitơ trong đời sống thực vật? 2. Nêu quá trình cố định nitơ trong khí quyển và vai trò của nó? 3. Nêu vai trò của quá trình khử NO 3  và quá trình đồng hóa NH 3 ? TIẾN TRÌNH BÀI MỚI : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Mở bài: GV vào bài bằng cách đặt câu hỏi: Các nhân tố môi trường tác động đến quá trình trao đổi khoáng và nitơ như thế nào? Hoạt động 1: GV yêu cầu HS hoạt động nhóm để nhận thấy ảnh hưởng của môi trường vào quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật. HS thảo luận nhóm để hoàn thành câu hỏi lệnh thứ nhất và rút ra 4 nguồn nitơ chính cây hấp thu được. Hoạt động 2: Phần này GV nhấn mạnh cho HS phân bón có vai trò quan trọng trọng việc nâng cao năng suất cây trồng và cho HS làm bài tập nhỏ trong câu hỏi lệnh. GV yêu cầu HS thảo luận những vấn đề sau: bón bao nhiêu, bón khi nào, bón thế nào, bón loại phân gì? VI/.Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình trao đổi khoáng và nitơ: 1. Ánh sáng. 2. Nhiệt độ. 3. Độ ẩm của đất. 4. Độ pH của đất. 5. Độ thoáng khí. VII/.Bón phân hợp lí cho cây trồng: 1. Lượng phân bón hợp lí. 2. Thời kì bón phân. 3. Cách bón phân. 4. Loại phân bón. CỦNG CỐ : GV cho HS đọc tóm tắt bài trong phần đóng khung. Trả lời các câu hỏi cuối bài. Kết luận và nhấn mạnh trọng tâm. DẶN DÒ :  Viết phần tổng kết vào vở.  Trả lời câu hỏi cuối bài.  Chuẩn bị bài mới. TRƯỜNG THPT TỔ SINH HỌC Tiết PPCT : 06. § 7. QUANG HỢP. I / MỤC TIÊU : Kiến thức:  Nhận thức rõ hơn về quang hợp ở các cấp độ cơ thể thực vật trên cơ sở sinh vật với quang hợp ở cấp độ tế bào.  Trình bày được vai trò của quang hợp.  Nêu được mối quan hệ giữa hình thái, giải phẩu lá, lục lạp với chức năng quang hợp.  Phân biệt các sắc tố quang hợp về thành phần, cấu trúc hóa học và chức năng. Kĩ năng: Rèn luyện khả năng quan sát, phân tích hình ảnh. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ và trồng cây trên cơ sở hiểu được vai trò của quang hợp. Nội dung trọng tâm: có hai nội dung  Quang hợp và vai trò.  Mối liên quan chặt chẽ giữa cấu trúc và chức năng của bộ máy quang hợp: lá, lục lạp, hệ sắc tố. II / CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : Sách GK, sách GV, tài liệu, … Phiếu học tập. III / PHƯƠNG PHÁP : Phương pháp vấn đáp gợi mở, vấn đáp đan xen hoạt động nhóm thông qua các hoạt động điều khiển tư duy. IV / TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG : ỔN ĐỊNH LỚP KIỂM TRA BÀI CŨ : 1. Hãy trình bày ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm đến quá trình hấp thu các chất khoáng và nitơ? 2. Giải thích tại sao đất chua nghèo dinh dưỡng? 3. Vì sao khi trồng cây người ta phải thường xuyên xới đất ở gốc cho tơi xốp? TIẾN TRÌNH BÀI MỚI : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Mở bài: GV vào bài bằng câu hỏi lệnh. Hoạt động 1: HS thảo luận nhóm để hoàn thành câu hỏi lệnh thứ nhất. GV sử dụng các hình 7.1, 7.2, 7.3 cho HS thảo luận, yêu cầu HS lên bảng viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp và định nghĩa quang hợp. HS trả lời các câu hỏi của GV, từ đó rút ra mối qua hệ của sinh vật trong tự nhiên. GV nhấn mạnh quang hợp là một quá trình mà tất cả sự sống trên trái đất đều phụ thuộc vào nó. GV đặt câu hỏi: Sinh vật trên trái đất nhóm loài nào tự tổng hợp chất hữu cơ? Các sinh vật khác, ngay cả con người phải lấy chất hữu cơ từ đâu? Vậy trong một chuỗi thức ăn thực vật đứng ở đâu? Thực vật đóng vai trò gì trong sự sống? Về năng lượng quang hợp có vai trò như thế nào? I/.Vai trò của quang hợp: Định nghĩa. Phương trình tổng quát: CO 2 + 2H 2 A  CH 2 O + H 2 O + 2A 3 vai trò của quang hợp: 1. Tạo chất hữu cơ: 2. Tích lũy năng lượng: 3. Quang hợp giữ sạch bầu khí quyển: [...]... phần quang phổ ánh sáng:  Điểm bù ánh sáng  Điểm bão hòa ánh sáng III/.Nhiệt độ: Hệ số Q10  chỉ mối liên quan giữa nhiệt độ với tốc độ phản ứng của pha sáng & pha tối Thể hiện chủ yếu ở pha tối IV/.Nước: Nội dung trong sách giáo khoa TRƯỜNG THPT ràng Hoạt động 5: GV lưu ý HS cây cần cả các nguyên tố đại lượng và vi lượng TỔ SINH HỌC V/.Dinh dưỡng khoáng:  Khoáng đại lượng  Khoáng vi lượng CỦNG... THPT Phiếu học tập Hướng đất Thí nghiệm Trồng hạt đậu nằm ngang TỔ SINH HỌC Hướng sáng Trồng cây trong hộp kín chỉ có một lỗ cho ánh sáng vào Ánh sáng Ngọn cây hướng sáng dương Tác nhân Cơ chế Trọng lực Rễ hướng đất dương Thân hướng đất âm Giải thích Do Auxin + A Auxin, axit abxixic ở mặt dưới indolaxetic không rễ nhiều ức chế tế đều bào sinh trưởng, mặt trên Auxin vừa đủ để kích thích tế bào sinh trưởng... thành ATP, NADPH Hấp thu năng lượng của ánh sáng rồi truyền năng lượng thu được cho clorophyl Hấp thu năng lượng ánh sáng ở vùng sáng ngắn (TV bậc thấp; dưới tán rừng hay dưới các lớp nước sâu) TRƯỜNG THPT Tiết PPCT : 07 TỔ SINH HỌC § 8 QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT I / MỤC TIÊU : Kiến thức:  Nêu được khái niệm hai pha ở thực vật  Trình bày được nội dung của pha sáng với các phản ứng kích thích hệ sắc... hóa học ĐV có túi tiêu hóa Ruột khoang ĐV có ống tiêu hóa Từ giun  thú Tiêu hóa ngoại bào: túi tiêu hóa, các tế bào tuyến tiết dịch tiêu hóa Biến đổi hóa học Tiêu hóa ngoại bào: ống tiêu hóa, tế bào tuyến tiết dịch tiêu hóa Biến đổi cơ học Biến đổi hóa học Phiếu học tập số 2: Bộ răng Dạ dày Ruột Tiêu hóa động vật ăn thịt Sắc bén Có lớp cơ dày Tiêu hóa cơ học Tiêu hóa hóa học Ngắn Tiêu hóa hóa học. .. quang hợp Phù hợp với việc xoay trở để chủ động nhận ánh sáng Tăng hiệu quả quang hợp Hấp thụ năng lượng ánh sáng Thực hiện các phản ứng oxi hóa chuyển quang năng thành năng lượng ATP Thực hiện các phản ứng của pha tối quang hợp Chức năng Hấp thu năng lượng ánh sáng chủ yếu ở vùng đỏ và vùng xanh da tím Chuyển năng lượng thu được từ các phôtôn ánh sáng cho quá trình quang phân li nước và các phản ứng... III/.Cơ chế hô hấp: Theo nội dung phiếu học tập IV/.Hệ số hô hấp (RQ): + Hệ số hô hấp TRƯỜNG THPT TỔ SINH HỌC hơn về hệ số hô hấp + Ý nghĩa về hệ số hô hấp Hoạt động 5: V/ Hô hấp sáng: GV cho HS nghiên cứu hình 11. 2 Sơ đồ hô hấp sáng, Khái niệm thảo luận và trả lời câu hỏi lệnh Hoạt động 6: VI/ Mối quan hệ giữa quang hợp và GV cho HS nghiên cứu hình 11. 3 Sơ đồ hô hấp sáng, hô hấp trong cây: thảo luận và... SINH HỌC § 9 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP I / MỤC TIÊU : Kiến thức:  Minh họa bằng đồ thị các mối quan hệ giữa quang hợp với nồng độ CO2, với cường độ và thành phần quang phổ ánh sáng với nhiệt độ  Phân tích mối quan hệ chặt chẽ giữa quang hợp với nước, với dung dịch khoáng  Xác định được điểm bù, điểm bão hòa CO2 và ánh sáng Thái độ: Nhận thức rõ vai trò của quang hợp và giáo. .. Tiêu hóa động vật ăn tạp Không sắc nhọn Có lớp cơ dày Tiêu hóa cơ học Tiêu hóa hóa học Dài Tiêu hóa hóa học Hấp thu các chất TIẾT 17 KIỂM TRA BÀI CŨ : 1 Nêu những điểm khác nhau giữa động vật ăn thịt và động vật ăn tạp? 2 Quá trình tiêu hóa quan trọng nhất xảy ra ở đâu? Vì sao? TIẾN TRÌNH BÀI MỚI : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV vào bài như sách giáo khoa Hoạt động 1: IV/.Tiêu hóa của... trường như: ánh sáng, nồng độ CO2, nhiệt độ, nước, dung dịch khoáng với quang hợp ở cơ thể thực vật II / CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : Sách GK, sách GV, tài liệu, … Phiếu học tập III / PHƯƠNG PHÁP : Phương pháp vấn đáp gợi mở, vấn đáp đan xen hoạt động nhóm thông qua các hoạt động điều khiển tư duy IV / TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG : ỔN ĐỊNH LỚP KIỂM TRA BÀI CŨ : 1 Nêu vai trò của pha sáng trong... trộn thức ăn Ruột già Một đoạn ngắn Co bóp để vận chuyển chất bã TỔ SINH HỌC Tiêu hóa hóa học Không có Không có Dịch tiêu hóa biến đổi 1 phần thức ăn Hỗ trợ cho tiêu hóa hóa học Các enzim của tuyến tụy, ruột tiếp tục tiêu hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng cho màng lông ruột hấp thụ Vi khuẩn ruột già phân giải sinh học Xenlulozơ Phiếu học tập số 2:Tiêu hóa động vật nhai lại và động vật có dạ dày đơn Bộ . C 34 H 47 N 4 O 8 C 34 H 42 N 4 O 9 Hấp thu năng lượng ánh sáng ở vùng sáng ngắn (TV bậc thấp; dưới tán rừng hay dưới các lớp nước sâu) TRƯỜNG THPT TỔ SINH HỌC Tiết PPCT : 07. § 8. QUANG HỢP Ở. thành phần quang phổ ánh sáng:  Điểm bù ánh sáng.  Điểm bão hòa ánh sáng. III/.Nhiệt độ: Hệ số Q 10  chỉ mối liên quan giữa nhiệt độ với tốc độ phản ứng của pha sáng & pha tối. lí của cây trồng. II / CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : Học sinh: Sách giáo khoa, bảng phụ. Giáo viên: Sách GK, sách GV, tài liệu, … Phiếu học tập. III / PHƯƠNG PHÁP : Phương pháp vấn đáp

Ngày đăng: 19/11/2014, 20:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w