40 THỰC HÀNH QUAN SÁT SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ ĐỘNG VẬT.

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học lớp 11 (Trang 64 - 66)

IV/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG: ỔN ĐỊNH LỚP

40 THỰC HÀNH QUAN SÁT SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ ĐỘNG VẬT.

CỦA MỘT SỐ ĐỘNG VẬT.

I / MỤC TIÊU :

Kiến thức: Quan sát sự sinh trưởng và phát triển không qua biến thái ở gà.  Phân tích sự sai khác giữa hai kiểu sinh trưởng và phát triển.

II / CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

Tranh vẽ sự phát triển của phôi gà, phát triển biến thái của ếch. Mẫu vật ngâm hoặc thạch cao.

Đèn chiếu, đĩa petri, dao mổ, panh.

III / CÁCH TIẾN HÀNH :

1. Quan sát phát triển không qua biến thái ở gà:

 Sử dụng tranh và mẫu vật sống: quan sát, phân biệt trứng đã thụ tinh hay không thụ tinh, trứng đang phát triển bằng cách soi qua bóng đèn. Trứng thụ tinh thấy rõ đĩa phôi, trứng đang phát triển thấy rõ mạch máu, điểm mắt đen.

 Giải phẫu trứng sắp nở để thấy gà con giống gà trưởng thành.

 So sánh đĩa phôi với gà con để thấy rõ sự sinh trưởng và phát triển của gà con: tăng về kích thước và khối lượng, hình thành các cơ quan.

2. Quan sát phát triển ở ếch:

 Sử dụng tranh quan sát trứng ếch, nòng nọc, ếch trưởng thành.

 So sánh sự sai khác giữa nòng nọc, ếch về hình thái và lối sống để thấy rõ sự biến thái từ nòng nọc thành ếch.

IV / THU HOẠCH :

 Lập bảng nhận xét về sự sai khác giữa kiểu phát triển không qua biến thái và qua biến thái.

 Tóm tắt các giai đoạn phát triển của gà và ếch.  Nêu sơ lượt về kĩ thuật ấp trứng gà.

Tiết PPCT : 43.

KIỂM TRA 1 TIẾT.

I / MỤC TIÊU :

 Củng cố lại kiến thức chương II

II / ĐỀ KIỂM TRA:

01. Dùng chất nào sau đây để bảo quản quả được lâu?

A. Tăng hàm lượng CO2 lên 10%.B. Auxin ở nhiệt độ thấp. C. Gibêrelin. D. Êtilen. 02. Mỗi tế bào mẹ hạt phấn khi giảm phân cho mấy hạt phấn?

A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.

03. Cây nào sau đây có khả năng tạo ra những cơ thể mới từ lá?

A. Dâu tây, khoai tây. B. Khoai lang, rau má.

C. Cây thuốc phỏng, khoai tây. D. Cây thuốc phỏng, sống đời.

04. Khi ống phấn đến noãn, một giao tử đực kết hợp với noãn cầu tạo thành hợp tử chứa bộ NST:

A. 2n. B. n. C. 4n. D. 3n.

05. Ở thực vật, thụ tinh trứng thực hiện bên trong của: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. Ống phấn. B. Túi phôi. C. Bao phấn. D. Đầu nhụy.

06. Bộ phận nào của hoa biến đổi thành quả?

A. Bầu của nhụy. B. Tất cả các bộ phận của hoa. C. Nhụy của hoa. D. Phôi và phôi nhủ. 07. Hình thức sinh sản vô tính được thực hiện ở cây

A. Mía. B. Ngô. C. Lạc. D. Đậu.

08. Cây nào sau đây có thể trồng bằng cách giâm?

A. Mít. B. Cam. C. Bưởi. D. Xương rồng.

09. Sự thụ phấn là:

A. Hiện tượng hạt phấn chuyển đến đầu nhụy. B. Hiện tượng giao tử đực kết hợp với nhân phụ.

C. Hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái. D. Hiện tượng hạt phấn nảy mầm trên đầu nhụy.

10. Quá trình chuyển hạt phấn từ nhị sang đầu vòi nhụy của hoa trên cùng một cây, được gọi là: A. Thụ phấn chéo. B. Tự thụ phấn. C. Thụ tinh. D. Nảy mầm. 11. Cây nào sau đây có khả năng tạo ra những cơ thể mới từ một bộ phận của thân bò?

A. Khoai lang, rau má. B. Cây thuốc phỏng, khoai tây.

C. Dâu tây, khoai tây. D. Dâu tây, rau má.

12. Đa số cây ăn quả được trồng trọt mở rộng bằng:

A. Trồng bằng bầu. B. Giâm cành. C. Chiết cành. D. Gieo từ hạt. 13. Hình thức tạo cơ thể mới do sự kết hợp của hai giao tử mang tính đực và tính cái thông qua sự thụ tinh, được gọi là:

A. Sinh sản sinh dưỡng. B. Sinh sản hữu tính. C. Sinh sản bào tử. D. Sinh sản vô tính. 14. Trong túi phôi nhân phụ mang bộ NST:

A. 2n. B. n. C. 3n. D. 4n.

15. Sau khi thụ tinh, noãn biến đổi thành:

A. Quả. B. Phôi. C. Hạt. D. Đài.

16. Hai cây nào sau đây có thể ghép với nhau?

A. Măng cầu xiêm và bình bát. B. Sầu riêng và mít. C. Mận và cam. D. Cà chua và ớt. 17. Túi phôi chứa noãn cầu có bộ nhiễm sắc thể:

A. 2n. B. 4n. C. n. D. 3n.

18. Cây nào sau đây có thể trồng bằng cách chiết cành?

A. Măng cầu, chanh, cam. B. Cam, cà chua, ớt. C. Mận, chôm chôm, cam. D. Ớt, mận, sầu riêng. 19. Dùng chất nào sau đây để làm quả chậm chín do hô hấp bị ức chế?

A. Êtilen. B. Gibêrelin. C. Tăng hàm lượng CO2 lên 10%. D. Auxin ở nhiệt độ thấp. 20. Ở thực vật có hoa, cả hai giao tử đực đều tham gia vào thụ tinh nên gọi là:

Tiết PPCT : 44.

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học lớp 11 (Trang 64 - 66)