Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 92 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
92
Dung lượng
1,41 MB
Nội dung
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ KIM CHUNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG MỘT SỐ GIỐNG NGÔ NẾP LAI TẠI TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Mã số : 60 62 01 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Luân Thị Đẹp Thái Nguyên, năm 2013 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Luân Thị Đẹp. Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và các kết quả trong luận văn này là trung thực và mới, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin tài liệu trích dẫn trong luận văn này đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Kim Chung Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, phòng quản lý đào tạo sau đại học, khoa nông học, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan và gia đình. Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS Luân Thị Đẹp đã tận tình hướng dẫn khoa học, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Đồng thời tôi xin trân thành cảm ơn tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, khoa Nông học,các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên nghành Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sự động viên khích lệ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian làm luận văn. Một lần nữa tôi trân trọng cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày 01 tháng 10 năm 2013 Học viên Nguyễn Thị Kim Chung Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục tiêu – yêu cầu của đề tài 3 2.1. Mục tiêu 3 2.2 Yêu cầu 3 Chƣơng 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. Cơ sở khoa học 4 1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô trên thế giới 5 1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô ở Việt Nam 10 1.4. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô ở Bắc Giang 12 1.5. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô nếp trên thế giới và Việt Nam . 13 1.5.1. Nguồn gốc, phân loại và đặc tính của ngô nếp 13 1.5.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô nếp trên thế giới 15 1.5.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô nếp ở Việt Nam 17 Chƣơng 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2.1. Vật liệu nghiên cứu 21 2.2. Nội dung nghiên cứu 21 - Nghiên cứu một số giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô nếp thí nghiệm. 21 2.3.Địa điểm và thời gian thực hiện 21 2.3.1. Địa điểm: 21 2.3.2. Thời gian thực hiện. 21 2.3.3. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm . 22 2.4. Phương pháp nghiên cứu 23 2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 23 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô nếp thí nghiệm vụ xuân và vụ hè năm 2012 29 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv 3.1.1. Một số giai đoạn sinh trưởng chính 29 3.1.2. Một số chỉ tiêu về hình thái, sinh lý của các giống ngô nếp thí nghiệm 31 3.1.3. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp, màu hạt, dạng hạt của các giống ngô thí nghiệm 34 3.2. Mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống chịu điều kiện bất thuận của các giống ngô thí nghiệm. 36 3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và phẩm chất của các giống ngô thí nghiệm vụ xuân và vụ hè 2012 40 3.3.1. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 40 3.3.2. Chỉ tiêu chất lượng của các giống ngô thí nghiệm trong vụ xuân và hè năm 2012 47 3.4. Kết quả xây dựng mô hình thử nghiệm và hiệu quả kinh tế đối với giống ngô HN88 vụ xuân 2013 48 3.4.1. Kết quả xây dựng mô hình thử nghiệm 48 3.4.2. Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng thử nghiệm 49 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 51 1. Kết luận 51 2. Đề nghị 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT CIMMY: : Trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ quốc tế (Centro internacional de Mejoramienio de Maizy Trigo). CS : Cộng sự CSDT lá : Chỉ số diện tích lá CV : Hệ số biến động (Coefficients of variation) CCC : Chiều cao cây CCĐB : Chiều cao đóng bắp Đ/C : Đối chứng NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực thu LSD 05 : Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05 (Least significantdifference) TB : Trung bình P1000 hạt : Khối lượng 1000 hạt TGST : Thời gian sinh trưởng Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô, lúa mì và lúa nước của thế giới năm 2011 5 Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngô của thế giới giai đoạn 2007- 2011 6 Bảng 1.3: Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2012 7 Bảng 1.4: Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020 8 Bảng 1.5: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô Việt Nam năm 2008 - 2012 11 Bảng 1.6: Sản xuất ngô của Bắc Giang giai đoạn 2006 – 2011 13 Bảng 3.1: Các giai đoạn sinh trưởng của các giống ngô nếp thí nghiệm vụ xuân và vụ hè năm 2012 30 Bảng 3.2: Một số đặc điểm hình thái của các giống ngô thí nghiệm vụ xuân và vụ hè năm 2012 32 Bảng 3.3: Số lá và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm 33 vụ xuân và vụ hè năm 2012 33 Bảng 3.4: Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp, màu hạt, dạng hạt của các giống ngô thí nghiệm 35 Bảng 3.5: Mức độ nhiễm các loại sâu bệnh hại chính của các giống ngô thí nghiệm vụ xuân và vụ hè năm 2012 37 Bảng 3.6: Khả năng chống chịu điều kiện bất thuận của các giống ngô thí nghiệm vụ xuân và hè năm 2012 39 Bảng 3.7: Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và năng suất 41 Bảng 3.8: Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và năng suất 42 Bảng 3.9: Năng suất bắp tươi của các giống ngô thí nghiệm năm 2012 46 Bảng 3.10: Đánh giá cảm quan của các giống ngô nếp thí nghiệm 47 Bảng 3.11: Kết quả trồng thử nghiệm giống ngô HN88 vụ xuân 2013 49 Bảng 3.12: hạch toán kinh tế cho 1ha thu hạt khô 49 Bảng 3.13: Hạch toán kinh tế cho 1ha thu tươi 50 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cây ngô (Zea mays. L.) là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, là cây nuôi sống gần 1/3 số dân trên toàn thế giới, tất cả các nước trồng ngô nói chung đều ăn ngô ở mức độ khác nhau. Toàn thế giới sử dụng 21% sản lượng ngô làm lương thực. Các nước ở Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi sử dụng 85% sản lượng ngô làm lương thực chính. Các nước Đông Nam Phi sử dụng 85% sản lượng ngô làm lương thực cho người; Tây Trung Phi 80%; Bắc Phi 42%; Tây Á 27%; Nam Á 75%; Đông Nam Á & Thái Bình Dương 39%, Đông Á 30%; Trung Mỹ và Caribe 61%; Nam Mỹ 12%. Nếu Đông Âu & Châu Âu khẩu phần ăn cơ bản là bánh mỳ, khoai tây, sữa. Châu Á là cơm, cá, rau xanh thì ở Châu Mỹ La Tinh là bánh ngô, đậu đỗ và ớt. Vì vậy, trên phạm vi thế giới ngô sẽ vẫn còn là cây lương thực quan trọng nhất hiện nay. Các nước phát triển có nền nông nghiệp tiên tiến đã sử dụng 70 – 90% sản lượng ngô cho chăn nuôi, 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp là từ ngô, 71% sản lượng ngô trên thế giới được dùng cho chăn nuôi: như Mỹ 76%, Bồ Đào Nha 91%, Italia 90%, Croatia 95%, Trung Quốc 76%, Thái Lan 96%,…(Ngô Hữu Tình , 2003) [18]. Ngoài việc ngô là nguyên liệu cho các nhà máy thức ăn gia súc tổng hợp, ngô còn là nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất rượu cồn, tinh bột, dầu, glucôza, bánh kẹo…Người ta đã sản xuất ra khoảng trên 670 loại sản phẩm từ ngô bằng công nghiệp lương thực, thực phẩm, công nghiệp nhẹ và dược phẩm. (Ngô Hữu Tình, 1997) [16]. Theo Đại học tổng hợp Iowa (IFPRI 2007)[31], để hạn chế khai thác dầu mỏ - nguồn tài nguyên không tái tạo được đang cạn kiệt dần, ngô được dùng làm nguyên liệu chế biến ethanol, thay thế một phần nhiên liệu xăng dầu chạy ô tô tại Mỹ, Braxin, Trung Quốc… Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 Trong những năm gần đây, khi mà đời sống của con người ngày một nâng cao thì nhu cầu sử dụng ngô làm thực phẩm ngày càng lớn, người ta dùng bắp ngô bao tử làm rau cao cấp có hàm lượng dinh dưỡng cao và sạch, các loại ngô nếp, ngô đường (ngô ngọt) được dùng để làm quà ăn tươi (luộc, nướng), chế biến thành các món ăn được nhiều người ưa chuộng như ngô chiên, súp ngô, snack ngô hoặc đóng hộp làm thực phẩm xuất khẩu, việc xuất khẩu các loại ngô thực phẩm mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho một số nước như Thái Lan, Đài Loan Ngoài sản phẩm chính, thân, lá ngô còn là một thức ăn xanh và ủ chua lý tưởng cho đại gia súc đặc biệt là bò sữa. Với ngô nếp, nhờ tinh bột có tính chất đặc biệt chủ yếu là Amynopectin, đồng thời có giá trị dinh dưỡng cao, giàu Lizin và Triptophan, từ lâu nó đã là nguồn lương thực quý của đồng bào dân tộc miền núi ở Đông nam Á và là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp, đặc biệt công nghiệp dệt. Gần đây vai trò của ngô nếp ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu trong việc nghiên cứu chọn tạo và mở rộng những giống ngô nếp lai cho năng suất cao mà vẫn giữ được chất lượng đặc biệt của nó, do vậy việc sử dụng ngô nếp ăn tươi được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Ngô nếp là cây trồng đã được nông dân Bắc Giang chọn và trồng ở nhiều địa phương để phục vụ cho nhu cầu ăn tươi, chế biến thực phẩm… Tuy nhiên năng suất, chất lượng nông sản, hiệu quả kinh tế chưa cao do người dân trồng tự phát, lẻ tẻ không khoanh vùng tập trung, đặc biệt chưa chú trọng trong công việc chọn giống năng suất cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng. Do vậy việc tìm ra giống ngô nếp lai cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện tự nhiên của vùng và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng là rất cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô nếp lai tại tỉnh Bắc Giang”. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 2. Mục tiêu – yêu cầu của đề tài 2.1. Mục tiêu - Xác định được giống ngô nếp lai cho năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh. 2.2 Yêu cầu - Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng của một số giống ngô nếp lai có triển vọng trong vụ xuân và vụ hè 2012. - Theo dõi một số đặc điểm nông học. - Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô nếp lai thí nghiệm. - Đánh giá chất lượng giống (độ dẻo, hương thơm, vị đậm, màu sắc hạt bắp luộc). - Xác định giống nếp lai có nhiều ưu điểm nổi trội để giới thiệu cho sản xuất. [...]... Ngắn ngày 2.2 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu một số giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô nếp thí nghiệm - Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống chịu điều kiện bất thuận của các giống ngô nếp thí nghiệm - Đánh giá năng suất và phẩm chất của các giống ngô nếp thí nghiệm - Xây dựng mô hình thử nghiệm với giống có triển vọng 2.3.Địa điểm và thời gian thực hiện 2.3.1 Địa điểm:... cho năng suất cao hơn những giống ngô lai thông thường (College of Agrilcultural of Illinois, 2003) [25] Theo thông tin từ hội nghị ngô châu Á lần thứ 9 tại Bắc Kinh – T9/2005, gần đây Trung Quốc đã tạo ra khá nhiều giống ngô nếp lai cho năng suất cao và chất lượng tốt Ví dụ: Giống nếp lai đơn màu trắng JYF 101, cho năng suất trung bình 150kg tạ bắp tươi/ha; giống nếp lai đơn màu tím Jingkenou 218, năng. .. chọn lọc giống lai của những dạng ngô đặc biệt rất phức tạp, vì thiếu những dạng ngô làm đối chứng Cả 2 dạng giống lai có hàm lượng lyzin cao và ngô nếp đã được đưa ra những năm qua không có số liệu về amyloza cao và dầu cao Tiềm năng năng suất hạt của những giống lai đặc biệt này nhìn chung là thấp hơn so với ngô tẻ Những giống ngô nếp lai đã được báo cáo là có khả năng cạnh tranh hơn với giống ngô răng... ở ngô nếp đã thu được một số dòng biến dị có đặc tính nông học quý so với giống ban đầu (Nguyễn Hữu Đống và cs, 1997) [4] Các tác giả Nguyễn Hữu Hòa, Nguyễn Hồng Ân, Đặng Văn Vinh, Nguyễn Minh Chương – Công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam đã nghiên cứu và lai tạo được một số giống ngô nếp lai không quy ước có triển vọng như các giống: MX2, MX4, MX6,MX10 (Nguyễn Hữu Hòa và cs,2000) [7], một số giống. .. 218, năng suất khoảng 120 tạ bắp tươi/ha; Giống ngô nếp trắng Jingkenou 2000 năng suất trung bình trên 130 tạ bắp tươi/ha; giống ngô nếp lai đơn tím trắng Jingtianzihuanuo và giống ngô nếp trắng lai đơn Yahejin 2006, cho năng suất tới 200 tạ bắp tươi/ha…(Beijing Maize reseach Center, 2005) [26] Theo Kyung – Joo Park (Kyung – Joo Park, 2001) [33], ở Hàn Quốc có một số tỉnh người ta trồng ngô nếp bán bắp... chiên bơ, bánh ngô, súp ngô, snack ngô, ngô rau bao tử, chế biến tinh bột… Cũng như tình trạng chung trên thế giới, các nghiên cứu về ngô ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào ngô tẻ Còn ngô nếp thì đến nay chỉ có một số ít công trình công bố Các tác giả Nguyễn Thị Lâm và Trần Hồng Uy, 1997 [8], đã tiến hành phân loài phụ cho 72 giống ngô nếp địa phương Trong số 72 mẫu giống mà các tác giả nghiên cứu thuộc về... công nhận năm 1989 (Ngô Hữu Tình, 2003) [19] Từ các giống ngô nếp trắng ngắn ngày, năng suất khá, chất lượng tốt, có nguồn gốc khác nhau như nếp Tây ninh, nếp Quảng Nam, Đà Nẵng, nếp Thanh Sơn, Phú Thọ và nếp S – 2 từ Philippin, Phan Xuân Hào và cộng sự đã chọn tạo thành công giống ngô nếp trắng ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng vụ xuân là 100 – 105 ngày, vụ hè 80 – 85 ngày Năng suất bình quân 30 tạ/ha,... nhiều giống ngô lai có triển vọng làm cho diện tích ngô của cả nước tăng lên rất nhanh, năng suất và sản lượng được cải thiện rõ rệt Nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Một số nhà chọn giống đã bắt đầu chuyển sang hướng tạo giống ngô nếp lai và thu được một số kết quả đáng kể như các giống MX2, Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 MX4, MX6, MX10 của công ty giống. .. trắng, vàng, tím, nâu, đỏ… Hiện nay ở viện nghiên cứu ngô, đã thu thập và lưu giữ 148 mẫu ngô nếp địa phương, trong đó 111 nguồn nếp trắng, 15 nguồn nếp vàng và 22 nguồn nếp tím, nâu đỏ Theo điều tra của trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng trung ương trong 2 năm 2003 và 2004 thì diện tích ngô nếp ở nước ta chiếm gần 10% diện tích trồng ngô (Phạm Đồng Quảng và cs,2005) [12] Diện tích trồng ngô nếp. .. đạt 40 tạ/ha Ngô nếp VN2 cũng là giống có chất lượng dinh dưỡng cao Qua phân tích 43 giống ngô, trong đó có 24 giống ngô nếp tại viện công nghệ sau thu hoạch cho thấy, VN2 có hàm lượng Protein rất cao, trên 10% đặc biệt là hàm lượng lyzin 4,86%, chỉ đứng sau 2 giống opaque là sữa Dĩ An và sữa Dĩ Ngân (Phan Xuân Hào và cs, 2005) [6] Phạm thị Rịnh và cộng sự, 2004 [14] ở phòng nghiên cứu Ngô viện KHKTNN . nhu cầu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô nếp lai tại tỉnh Bắc Giang . Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/. xuất và nghiên cứu ngô trên thế giới 5 1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô ở Việt Nam 10 1.4. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô ở Bắc Giang 12 1.5. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và năng suất 41 Bảng 3.8: Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và năng suất 42 Bảng 3.9: Năng suất bắp tươi của các giống ngô thí nghiệm năm 2012