Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp, màu hạt, dạng hạt của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng năng suất và chất lượng một số giống ngô nếp lai tại tỉnh Bắc Giang (Trang 41 - 43)

- Nghiên cứu một số giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô

3.1.3. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp, màu hạt, dạng hạt của

thay đổi nhiều ở 2 vụ trồng, vụ xuân biến động từ 15,4 – 17,2 lá/cây, vụ hè từ 15,2 – 17,2 lá/cây. Vụ xuân số lá/cây của các giống tương đương đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%, vụ hè giống HN88 có số lá/cây nhiều hơn đối chứng, các giống còn lại số lá/cây tương đương đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Chỉ số diện tích lá là số m2 lá/ m2 đất, diện tích lá tăng dần qua từng thời kỳ, đạt tối đa vào khoảng từ trỗ cờ đến khi hạt ngậm sữa. Sau một thời gian do lá ở phần dưới chết nên diện tích lá giảm xuống. Vấn đề hình thành diện tích đồng hóa của cây ngô lớn hay nhỏ có ý nghĩa thực tế quan trọng, vì vấn đề này có liên quan nhiều đến sản lượng hạt (Đinh Thế Lộc, Võ Nguyên Quyền, Bùi Thế Hùng, Nguyễn Thế Hùng, 1997) [9].

Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm tương đương nhau ở 2 thời vụ.

Vụ xuân chỉ số diện tích lá biến động từ 2,75 – 3,08 m2 lá/ m2 đất, trong thí nghiệm giống MX6 và Wax44 có chỉ số diện tích lá nhỏ hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%, các giống còn lại có chỉ số diện tích lá tương đương đối chứng.

Vụ hè chỉ số diện tích lá biến động từ 2,9 – 3,19 m2 lá/ m2 đất, trong thí nghiệm giống HN88 có chỉ số diện tích lá 3,19 m2

lá/ m2, cao hơn đối chứng (MX10 3,02 m2 lá/ m2 đất), các giống còn lại có chỉ số diện tích lá tương đương đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

3.1.3. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp, màu hạt, dạng hạt của các giống ngô thí nghiệm giống ngô thí nghiệm

Theo dõi trạng thái cây, trạng thái bắp, giúp ta đánh giá được tổng thể sự sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh,mức độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các giống ngô tham gia thí nghiệm. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 3.4.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.4: Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp, màu hạt, dạng hạt của các giống ngô thí nghiệm

Giống TT. cây (điểm) TT bắp (điểm) Độ bao bắp (điểm) Màu hạt Dạng hạt

Vụ Xuân 2012 MX10 (đ/c) 2 1 1 Trắng đục Bán đá MX2 2 3 2 Trắng đục Bán đá MX4 3 3 3 Trắng đục Bán đá MX6 3 3 3 Trắng đục Bán đá Milky36 2 1 1 Trắng đục Bán đá Wax44 2 2 2 Trắng đục Bán đá HN88 1 1 1 Trắng đục Bán đá Vụ Hè 2012 MX10 (đ/c) 2 1 1 Trắng đục Bán đá MX2 2 2 2 Trắng đục Bán đá MX4 3 3 2 Trắng đục Bán đá MX6 2 2 2 Trắng đục Bán đá Milky36 2 1 1 Trắng đục Bán đá Wax44 2 2 1 Trắng đục Bán đá HN88 1 1 1 Trắng đục Bán đá

* Trạng thái cây: Trạng thái cây được đánh giá khi bắp đã phát triển đầy đủ mà bộ lá vẫn còn xanh, trạng thái cây được đánh giá bằng phương pháp cảm quan dựa vào các chỉ tiêu như dạng cây, chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, độ đồng đều của cây, mức độ nhiễm sâu bệnh và tỷ lệ đổ gãy, trạng thái cây tốt cho biết giống có tiềm năng năng suất cao, khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và sâu bệnh tốt.

Số liệu bảng 3.4 cho thấy các giống ngô tham gia thí nghiệm đều có trạng thái cây từ điểm 1 – 3, trong thí nghiệm giống HN88 có trạng thái cây tốt nhất được đánh giá ở điểm 1 (kể cả 2 thời vụ). Các giống còn lại trạng thái cây được đánh giá từ trung bình đến khá (điểm 2 – 3), tương đương đối chứng MX10 (điểm 2).

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Trạng thái bắp là chỉ tiêu quyết định đến năng suất và phẩm chất hạt, chỉ tiêu này được đánh giá bằng cách cho điểm khi thu hoạch. Để đánh giá trạng thái bắp chính xác cần căn cứ chiều dài bắp, đường kính bắp, độ đồng đều của bắp, độ dày của hạt, mức độ thiệt hại do sâu bệnh gây ra, thường những giống có trạng thái bắp tốt là những giống có tiềm năng năng suất cao.

Kết quả đánh giá cho thấy, trạng thái bắp của các giống ngô làm thí nghiệm nhìn chung đạt từ mức trung bình trở lên. Trong đó giống HN88 và Milky36 trạng thái bắp tốt nhất được đánh giá ở điểm 1, tương đương đối chứng giống MX10. Giống được đánh giá ở điểm 2 (Wax44) cả 2 thời vụ và điểm 2 - 3 (các giống còn lại).

*Độ bao bắp là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng bảo vệ bắp, Nếu bắp được bao kín thì khả năng bảo vệ bắp tốt, ngăn chặn được sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Ngược lại bắp không được bao kín sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh xâm nhập và gây hại.

Kết quả đánh giá cho thấy độ bao bắp của các giống tương đối khá, dao động từ điểm 1 – 3. Trong thí nghiệm giống HN88 và Milky36 có độ bao bắp tốt được đánh giá ở điểm 1, tương giống đối chứng MX10 (kể cả 2 thời vụ). Các giống còn lại độ bao bắp từ trung bình đến khá được đánh giá ở điểm 2 và điểm 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng năng suất và chất lượng một số giống ngô nếp lai tại tỉnh Bắc Giang (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)