Mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống chịu điều kiện bất thuận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng năng suất và chất lượng một số giống ngô nếp lai tại tỉnh Bắc Giang (Trang 43 - 47)

- Nghiên cứu một số giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô

3.2. Mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống chịu điều kiện bất thuận

đục, dạng hạt bán đá.

Nhìn chung trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của các giống tham gia thí nghiệm tương đối đồng đều, được đánh giá từ trung bình đến tốt. Màu hạt của các giống đều có màu trắng đục, dạng hạt bán đá.

3.2. Mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống chịu điều kiện bất thuận của các giống ngô thí nghiệm. của các giống ngô thí nghiệm.

Khả năng chống chịu của các giống ngô được thể hiện ở khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận (hạn hán, lũ lụt…), khả năng chống chịu với sâu bệnh và khả năng chống đổ gãy. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, cây ngô ở Việt Nam thường bị nhiều loại sâu bệnh gây hại. Các

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

loại sâu bệnh khá phổ biến ở nước ta hiện nay là sâu đục thân, sâu đục bắp, rệp cờ, bệnh khô vằn….Công tác chọn tạo giống có khả năng chống chịu sâu bệnh được quan tâm nhiều nhất, bởi đặc tính chống chịu sâu bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Hàng năm sự phá hoại sâu bệnh trên thế giới làm thất thu từ 10 – 30% sản lượng, thậm chí còn thất thu 100%. Do vậy việc chọn tạo giống chống chịu sâu bệnh ở nước ta càng cần thiết và cấp bách hơn. Kết quả thí nghiệm cho thấy ở cả hai vụ xuân và vụ hè khả năng chống đổ gãy và khả năng chống chịu sâu bệnh là tương đối tốt, các giống tham gia thí nghiệm chỉ nhiễm nhẹ một số loại sâu bệnh hại chính như Sâu đục thân, sâu đục bắp, rệp cờ, bệnh khô vằn, đổ rễ, gãy thân… Tình hình sâu bệnh hại ngô được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5: Mức độ nhiễm các loại sâu bệnh hại chính của các giống ngô thí nghiệm vụ xuân và vụ hè năm 2012

Giống Sâu đục thân (điểm) Sâu đục bắp (điểm) Rệp cờ (điểm) Khô vằn (%) Vụ xuân 2012 MX10 (đ/c) 1 1 2 2,3 MX2 2 1 3 5,4 MX4 3 1 2 7,1 MX6 3 2 3 5,2 Milky36 1 1 2 3,1 Wax44 3 1 1 3,3 HN88 1 1 1 2,4 Giống Vụ hè 2012 MX10 (đ/c) 1 1 2 1,6 MX2 2 2 3 3,1 MX4 2 1 2 5,2 MX6 3 1 2 2,3 Milky36 1 1 1 3,5 Wax44 2 1 2 3,3 HN88 1 1 1 1,5

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Sâu đục thân (Ostrina nubilalis: Ostrina Funacalis) phân bố rộng rãi khắp các vùng trồng ngô ở Việt Nam và thế giới. Sâu đục thân ngô là loại sâu đa thực, gây hại chủ yếu trên ngô, ngoài ra sâu còn phá hoại một số cây trồng khác như bông, kê, đay, cà… Sâu phá tất cả các bộ phận trên cây như thân, lá, bông cờ, bắp… trừ rễ, khi cây còn nhỏ khoảng (3 - 4 lá) sâu non tuổi 1 chỉ có thể gặm được lớp biểu bì mà chưa làm thủng lá và chưa đục vào trong thân. Khi đến tuổi 3 sâu đục vào thân ở nửa dưới của mỗi lóng sát với lóng bên dưới. Sâu đục thân phát triển mạnh vào lúc ngô trổ cờ và sau phun râu 2 tuần bắt đầu giảm đi, sâu có thể phát sinh rộng thậm chí trên một cây ngô có thể có từ 3 - 4 lỗ, khi gặp gió to cây có thể gãy hàng loạt.Trên bắp ngô, sâu đục dọc từ đầu bắp đến cuống bắp và hoá nhộng bên trong lõi bắp ngô.

Số liệu bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ nhiễm sâu đục thân dao động từ 0 – 25% được đánh giá từ điểm 1 – 3. Trong thí nghiệm các giống Milky36 và HN88 có số cây bị sâu hại thấp (<5%) được đánh giá ở điểm 1, tương đương đối chứng. Các giống còn lại bị sâu hại nặng hơn được đánh giá ở điểm 2 và điểm 3 kể cả 2 thời vụ.

- Sâu đục bắp (Heliothis zea và H. armigera) hại thời kỳ ngô hình thành bắp. Các giống tham gia thí nghiệm đều nhiễm nhẹ được đánh giá ở điểm 1, tương đương đối chứng MX10 (Trừ giống MX4 bị hại ở điểm 2).

- Rệp cờ (Rhophalosiphum maidis): Các giống ngô thí nghiệm bị nhiễm rệp cờ tương đối nặng. Trong thí nghiệm có giống Wax44, HN88 (ở vụ xuân) và Milky36, HN88 (ở vụ hè) bị rệp hại nhẹ được đánh giá ở điểm 1, nhẹ hơn giống đối chứng MX10 (điểm 2). Các giống còn lại bị rệp hại nặng hơn hoặc tương đương đối chứng.

- Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani f. sp. Sasakii)

Bệnh khô vằn là bệnh nấm gây hại nghiêm trọng nhất trên cây ngô hiện nay. Bệnh xuất hiện ở khắp các vùng trồng ngô nước ta. Tùy theo mức độ bị bệnh sẽ làm năng suất ngô bị giảm trung bình từ 20-40%. Khi cây ngô bị bệnh vết bệnh xuất hiện trên cả bắp và bông cờ, làm giảm năng suất đến hơn 70%.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bệnh gây hại trên nhiều bộ phận của cây như: lá, thân, bắp và bông cờ. Vết bệnh xuất hiện trên các lá già phía dưới gốc sau đó lan lên các lá trên, khi số lá bị nhiễm lớn hơn 1/3 số lá hiện có sẽ gây ảnh hưởng lớn tới năng suất ngô. Vết bệnh to dần, kéo dài tạo thành những đường vằn trên lá, hình dạng không xác định, phần lá bị bệnh chết và khô và có màu xám. Khi bệnh nặng, vết bệnh lan dần từ gốc lên ngọn, gây thối thân, dễ đổ, hạt bị chín ép.

Bệnh gây hại ở các vụ ngô Đông, Xuân và Hè Thu, vụ ngô Xuân bệnh gây hại nặng, thường phát sinh vào thời kỳ cây có 6-7 lá. Các yếu tố thời vụ, chế độ nước, mức bón phân đạm, mật độ gieo trồng đều gây ảnh hưởng đến mức độ phát sinh và phát triển của bệnh. Vụ xuân nếu gieo muộn, tưới nước và bón phân đạm nhiều, mật độ gieo trồng dày đều có thể nhiễm bệnh khô vằn ở mức độ cao hơn so với thời vụ gieo sớm.

Số liệu bảng 3.5 cho thấy vụ xuân các giống ngô nếp tham gia thí nghiệm bị bệnh khô vằn hại nặng hơn vụ hè. Vụ xuân tỷ lệ cây bị bệnh biến động từ 2,3 – 7,1% và vụ hè từ 1,5 – 5,2%. Trong đó giống HN88 có tỷ lệ cây bị bệnh thấp (vụ xuân : 2,4% vụ hè : 1,5%), tương đương đối chứng. Các giống còn lại đều có tỷ lệ cây bị hại cao hơn đối chứng.

Bảng 3.6: Khả năng chống chịu điều kiện bất thuận của các giống ngô thí nghiệm vụ xuân và hè năm 2012

Giống Vụ xuân 2012 Vụ hè 2012 Đổ rễ (%) Gãy thân (điểm) Đổ rễ (%) Gãy thân (điểm) MX10 (đ/c) 0,0 1 0,0 1 MX2 3,5 2 1,0 1 MX4 4,1 2 1,0 3 MX6 3,0 1 4,8 1 Milky36 0,0 1 0,0 1 Wax44 1,0 1 3,5 2 HN88 0,0 1 0,0 1

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi như đổ rễ, gãy thân, …là một trong các yếu tố các nhà chọn tạo giống quan tâm hàng đầu trong việc chọn tạo giống ngô, vì nó liên quan chặt chẽ tới tính ổn định năng suất của giống.

Trong thời gian thí nghiệm vụ xuân và vụ hè đều chịu ảnh hưởng của

bão (tháng 4 và tháng 6) nhưng khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận của các giống ngô là tương đối tốt được thể hiện ở bảng 3.6.

Số liệu bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ đổ rễ của các giống ngô thí nghiệm thấp (kể cả 2 thời vụ) biến động từ 0 – 4,1% (vụ xuân) và 0 – 4,8% (vụ hè). Trong thí nghiệm giống Milky36 và HN88 không có cây bị đổ rễ (cả 2 thời vụ), tương đương đối chứng, giống MX4 tỷ lệ bị đổ rễ cao nhất ở vụ xuân (4,1%) và MX6 có tỷ lệ bị đổ rễ nặng nhất ở vụ hè (4,8%).

Khả năng chống chịu gãy thân tốt được đánh giá từ điểm 1 – 2 ( vụ xuân) và điểm 1 - 3 ( vụ hè). Trong thí nghiệm giống MX2 và MX4 ở vụ xuân có tỷ lệ gãy thân biến động từ 5 – 15% được đánh giá ở điểm 2.

Các giống còn lại có tỷ lệ cây bị gãy <5%, được đánh giá ở điểm 1, tương đương đối chứng. Vụ hè giống MX4 bị gãy thân nặng nhất (15 - <25%) được đánh giá ở điểm 3, giống Wax44 có tỷ lệ cây bị gãy biến động từ 5 – 15%, được đánh giá điểm 2. Các giống còn lại có tỷ lệ cây bị gãy thân <5% được đánh giá ở điểm 1 tương đương giống đối chứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng năng suất và chất lượng một số giống ngô nếp lai tại tỉnh Bắc Giang (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)