- Nghiên cứu một số giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô
2.3.3. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm
Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô QCVN 01 – 56: 2011/BNNPTNT.
- Thí nghiệm được thực hiện trên đất trồng mầu, đại diện cho vùng sinh thái, có độ phì đồng đều, bằng phẳng và chủ động tưới tiêu.
- Đất được cày xới làm sạch cỏ, san bằng phẳng, độ ẩm đất khi gieo là 75-80% độ ẩm tối đa đồng ruộng.
- Mật độ và khoảng cách: - Mật độ trồng : 5,7 cây/m2 - Khoảng cách trồng :70 x 25 cm
-Phân bón: + Phân hữu cơ: 8 tấn phân chuồng/ha.
+ Phân vô cơ N (kg): P2O5 (kg) : K2O (kg) ; 120 : 90 : 90. Tương đương với lượng phân: - Đạm Ure : 260,8 kg/ha. - Lân Supe : 500 kg/ha
- Kaliclorua: 150 kg/ha - Phương pháp bón :
+ Bón lót 100% phân chuồng và phân lân + 1/4 phân đạm.
+ Lần 1 khi ngô được 4 - 5 lá thật: 1/4 phân đạm + 1/2 phân kali. (rạch rãnh sâu 3 - 5 cm theo hàng ngô cách gốc 5 -7 cm rồi bón và lấp kín phân kết hợp với vun nhẹ).
+ Lần 2 khi ngô được 8 - 9 lá: 1/2 phân đạm + 1/2 phân kali (rạch rãnh sâu 3-5 cm theo hàng ngô cách gốc 10 - 12 cm rồi bón và lấp kín phân kết hợp với vun cao).
* Chăm sóc:
- Diệt sâu xám từ lúc cây còn nhỏ
- Khi cây mọc đến 3 lá tiến hành: Dặm cây thường xuyên, kiểm tra đồng ruộng, nếu gặp mưa tiến hành xới nhẹ, phá váng.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Khi cây mọc được 4 - 5 lá tiến hành tỉa cây, kết hợp với làm cỏ, vun gốc cho ngô, đồng thời bón thúc lần 1.
- Khi cây 8 - 9 lá: Bón thúc lần 2 kết hợp làm cỏ vun cao thành luống. - Phòng trừ sâu bệnh khi sâu bệnh xuất hiện trên đồng ruộng.
- Tưới nước đảm bảo đủ độ ẩm cho ngô, đặc biệt vào các thời kỳ ngô 6 – 7 lá, ngô xoáy nõn ( trước khi trỗ cờ 10 – 12 ngày), kết thúc thụ phấn đến chín sữa (sau trỗ cờ 10 – 15 ngày).
* Thu hoạch:
+ Thời kỳ chín sữa (Sau khi ngô phun râu 18 – 20 ngày)
+ Thời kỳ chín sinh lý (khi chân hạt có vết đen hoặc 75% số cây có lá bi khô), tuy nhiên nếu thời tiết cho phép thì có thể thu hoạch muộn hơn.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiêu đầy đủ (RCB), 3 lần nhắc lại, mỗi công thức gieo 4 hàng.
Băng bảo vệ I 1 6 3 4 5 2 7 II 4 2 1 3 7 6 5 III 6 5 7 2 4 1 3 Băng bảo vệ Ghi chú: 1- MX10 (Đ/c) 4 - MX6 7 - HN88 2 - MX2 5 – Milky36 3 - MX4 6 – Wax44 - Diện tích ô thí nghiệm 14m2 (5m x 2,8m).
2.4.2. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi
Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô: (QCVN 01 – 56: 2011/BNNPTNT)
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.4.2.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và chống chịu của các giống ngô thí nghiệm.
* Các giai đoạn sinh trưởng (ngày ) :
- Ngày mọc: Là ngày trên 50% số cây có bao lá mầm lên khỏi mặt đất (mũi chông)
- Ngày tung phấn: Là ngày trên 50% số cây có hoa nở được 1/3 trục chính - Ngày phun râu: Là ngày trên 50% số cây có râu nhú dài từ 2-3cm. - Ngày chín sữa (Sau khi phun râu 18 – 20 ngày)
* Các chỉ tiêu về hình thái:
- Chiều cao cây (cm): Chọn 10 cây liên tục ở 2 hàng giữa của ô, đo từ gốc sát mặt đất đến điểm phân nhánh cờ đầu tiên của bông vào giai đoạn chín sữa.
- Chiều cao đóng bắp (cm): Trên 10 cây đã đo chiều cao cây, xác định chiều cao đóng bắp bằng cách đo từ gốc sát mặt đất đến đốt đóng bắp trên cùng (bắp thứ nhất).
- Số lá/cây: Đếm số lá trên cây theo phương pháp đánh dấu lá (đánh dấu lá thứ 3, 6, 9, 12… )
- Chỉ số diện tích lá (m2 lá/ m2 đất): Đo chiều dài, rộng của tất cả các lá của 10 cây theo dõi ở giai đoạn trỗ cờ, sau đó tính theo công thức của Montgomery, 1960. DT lá (m2 ) = chiều dài x chiều rộng x 0,75
HSDT lá (m2 lá/m2 đất)= DT lá 1 cây x số cây/m2
- Trạng thái cây: Đánh giá ở giai đoạn cây còn xanh. bắp đã phát triển đầy đủ. Đánh giá theo thang điểm từ 1 - 5 (điểm 1 là rất tốt. điểm 5 là xấu).
Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp đo vào thời gian sau khi ngô phun râu 2 - 3 tuần hoặc trước khi thu hoạch.
- Trạng thái bắp (điểm): để xác định được chỉ tiêu này thì căn cứ vào các đặc tính như thiệt hại do sâu, bệnh, kích thước bắp, độ dày hạt và độ đồng đều của bắp theo thang điểm từ 1 – 5,điểm 1 là tốt nhất và điểm 5 là xấu nhất.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Độ bao bắp: Trước khi thu hoạch 1 - 3 tuần. khi bắp đã phát triển hoàn toàn vỏ bọc đã khô. đánh giá độ bao bắp theo thang điểm từ 1 - 5.
Điểm 1: Tốt, lá bi che kín đầu bắp và cả bắp. Tốt
Điểm 2: Tốt, lá bi che kín đầu bắp. Khá
Điểm 3: Hở đầu bắp. lá bi không bao chặt đầu bắp. Trung bình
Điểm 4: Hở hạt. lá bi không che kín đầu bắp. Kém
Điểm 5: Kém , Đầu bắp hở nhiều. Rất kém
* Các chỉ tiêu về tính chống chịu:
+ Sâu đục thân Ostrinia nubilalis và Sâu đục bắp Heliothis zea và H. Armigera :Ghi số cây bị sâu đục thân (đếm lỗ đục trên thân. chủ yếu là lỗ đục dưới bắp) và tính ra % cây bị hại.
Điểm 1 < 5% số cây, số bắp bị sâu Điểm 2 5-<15% số cây, số bắp bị sâu Điểm 3 15-<25% số cây, số bắp bị sâu
Điểm 4 25-35% số cây, số bắp bị sâu
Điểm 5 35-<50% số cây, số bắp bị sâu
+ Rệp cờ hopalosiphum maidis (Điểm): Theo dõi vào thời kỳ chín sữa và chín sáp. Tính tỷ lệ số lá bị bệnh rồi cho điểm từ 1- 5 điểm:
Điểm 1 Không có rệp
Điểm 2 Rất nhẹ, có từ một – một quần tụ rệp trên lá, cờ. Điểm 3 Nhẹ, xuất hiện một vài quần tụ rệp trên lá, cờ.
Điểm 4 Trung bình, số lượng rệp lớn, không thể nhận ra các quần tụ rệp Điểm 5 Nặng, số lượng rệp lớn, đông đặc, lá và cờ kín rệp
+ Bệnh khô vằn Rhizoctonia solani f.sp. sasakii (%)
Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = (Số cây bị bệnh / tổng số cây điều tra) x 100 - Khả năng chống đổ
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Đổ rễ: Ghi tất cả các cây bị nghiêng góc ≥ 300 so với mặt đất
Tỷ lệ đổ rễ (%) = Số cây bị đổ x100
Tổng số cây điều tra
+ Gãy thân (điểm): Đếm các cây bị gãy ở đoạn thân phía dưới bắp khi thu hoạch. Cho điểm từ 1 – 5
Điểm 1 Tốt < 5% cây gãy
Điểm 2 Khá 5-<15% cây gãy
Điểm 3 Trung bình 15-<25% cây gãy
Điểm 4 Kém 25-35% cây gãy
Điểm 5 Rất 35-<50% cây gãy
-*Đánh giá cảm quan bằng cách bỏ phiếu cho điểm
Chất lượng thử nếm: Độ dẻo, hương thơm, vị đậm,màu sắc hạt bắp luộc. (đối với các giống ngô nếp) Sau phun râu 18 – 20 ngày, lấy 10 bắp ở hàng thứ 1 hoặc thứ 4, luộc ăn và đánh giá (số người tham gia đánh giá: 05 người).
Đơn vị
tính Độ dẻo Hƣơng thơm Vị đậm Màu sắc hạt
bắp luộc
Điểm 1 Rất dẻo Rất thơm Vị đậm tốt Màu trắng
Điểm 2 Dẻo trung bình Thơm Vị đậm khá Trắng trong
Điểm 3 Hơi dẻo Thơm trung bình Vị đậm trung
bình
Trắng đục
Điểm 4 Ít dẻo Hơi thơm Vị hơi nhạt Màu vàng
Điểm 5 Không dẻo Không có mùi thơm Vị nhạt Màu tím
Điểm 6 Màu không
đồng nhất
2.4.2.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
- Đếm tổng số cây thu hoạch/ô. - Tổng số bắp thu hoạch/ô.
- Khối lượng bắp của 2 hàng thu hoạch (kg/ô). - Khối lượng 10 bắp mẫu (kg).
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Khối lượng hạt của 10 bắp mẫu (kg).
- Chiều dài bắp (cm): Đo từ đầu bắp đến múp bắp của 10 bắp mẫu. - Đường kính bắp (cm): Lấy ngẫu nhiên 10 bắp thứ nhất. đo ở giữa tất cả các bắp.
- Số hàng/bắp: Đếm số hàng hạt ở giữa bắp. Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu. Hàng hạt được tính khi có > 5 hạt.
- Số hạt/hàng: Đếm số hạt của hàng có chiều dài trung bình của bắp của 30 cây mẫu. Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu.
- Đo độ ẩm khi thu hoạch bằng máy Kett - Nhật Bản.
- Xác định khối lượng 1000 hạt tươi: Sau thu hoạch đếm 2 mẫu. mỗi mẫu 500 hạt sau đó cân 2 mẫu được khối lượng P1, P2. Hiệu số của 2 lần cân (mẫu nặng - mẫu nhẹ) chênh lệch nhau ≤ 5% so với khối lượng trung bình 2 mẫu là chấp nhận được, kết quả: P1000 = P1 + P2
- Khối lượng 1000 hạt khô:
P1000 (14%) = Phạt tươi x (100 - A
0
) 100 – 14 - Năng suất lý thuyết:
NSLT (tạ/ha) = Số cây/m
2
x số bắp/cây x số hàng/bắp x số hạt/hàng x P1000
10.000 - Năng suất thực thu
NSTT (tạ/ha) = Tỷ lệ hạt/bắp x Pô tươi x (100 – A 0 ) x 100 Sô x (100 – 14) Tỷ lệ hạt/bắp (%) = Phạt 10 bắp P10 bắp Trong đó
Ao: Là ẩm độ khi thu hoạch
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ P1000: Là khối lượng 1000 hạt ở ẩm độ 14%.
P ô tươi: Là khối lượng bắp của ô thí nghiệm. Sô (m2): Là diện tích ô thí nghiệm.
Tỷ lệ hạt/bắp (%): Là khối lượng hạt 10 bắp mẫu/khối lượng 10 bắp mẫu. Pô: Khối lượng bắp tươi/ô (kg);
2.5. Xây dựng mô hình thử nghiệm các giống ngô có triển vọng.
Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô QCVN 01 – 56: 2011/BNNPTNT.
- Địa điểm xã Ngọc Châu – huyện Tân Yên – Tỉnh Bắc Giang - Thời gian vụ Xuân 2013
- Đất trồng thử nghiệm trên nền đất pha cát.
- Bố trí thí nghiệm thử nghiệm: + Mỗi giống gieo 1 lần nhắc lại + Mật độ khoảng cách trồng 5700 cây/ha, khoảng cách 70 x 25. + Lượng phân và cách bón phân áp dụng như trong thí nghiệm - Diện tích mô hình thử nghiệm là 1000 m2 /giống.
2.6. Hiệu quả kinh tế
- Giá trị thu nhập (đ/ha) = năng suất thương phẩm x giá bán (tại thời điểm thu hoạch).
- Tổng chi phí (đ/ha) : bao gồm tổng chi phí phân bón, giống, thuốc BVTV, công lao động, các khoản đóng góp khác (tại thời điểm chi phí).
- Lãi thuần (đ/ha) = giá trị thu nhập – tổng chi phí
2.7. Phƣơng pháp xử lý số liệu
- Tính các giá trị trung bình và một số thống kê cơ bản bằng chương trình phần mềm trong bảng Excel.
- Các kết quả nghiên cứu được xử lý thống kê bằng phần mềm IRRISTAT 4.0.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của các giống ngô nếp thí nghiệm vụ xuân và vụ hè năm 2012
3.1.1. Một số giai đoạn sinh trưởng chính
Sinh trưởng và phát triển là 2 quá trình có quan hệ mật thiết không tách rời nhau, đan xen lẫn nhau trong một chu kỳ sống của sinh vật.
Sinh trưởng, theo Sabilin là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc của cây (các thành phần mới của tế bào, các tế bào mới, các cơ quan mới), thường dẫn tới tăng kích thước của cây.
Phát triển là quá trình biến đổi về chất trong quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc làm cho nó có thể trải qua chu kỳ sống của mình.
Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ngô được chia làm 2 giai đoạn: Sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực (Nguyễn Đức Lương, Dương văn Sơn, Lương Văn Hinh, 2000) [10].
Sinh trưởng dinh dưỡng – Vegetative (V): Đây là giai đoạn sinh trưởng đầu tiên của cây ngô. Khởi đầu của giai đoạn này là thời kỳ nảy mầm và mọc (Ve) và kết thúc là giai đoạn trỗ cờ (Vt).
Giai đoạn sinh trưởng sinh thực –Reproductive (R): Được tính từ khi phun râu đến khi ngô chín sinh lý. Giai đoạn này gắn liền với sự phát triển của hạt ngô – Từ lúc hình thành hạt đến khi chín sinh lý.
Theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ngô để làm cơ sở cho việc bố trí thời vụ và luân canh cây trồng hợp lý.
Kết quả theo dõi các giai đoạn sinh trưởng của các giống ngô nếp vụ xuân và vụ hè năm 2012 được trình bày qua bảng 3.1.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.1: Các giai đoạn sinh trƣởng của các giống ngô nếp thí nghiệm vụ xuân và vụ hè năm 2012
Đơn vị: ngày
Giống
Thời gian từ gieo đến… Trỗ cờ Tung phấn Phun râu Chín sữa lý (TGST) Chín sinh Vụ xuân 2012 MX10 (đ/c) 62 63 64 84 96 MX2 62 63 64 84 97 MX4 63 64 65 85 97 MX6 63 64 65 85 97 Milky36 56 57 58 77 90 Wax44 56 57 57 76 90 HN88 67 68 68 87 101 Vụ hè 2012 MX10 (đ/c) 46 47 48 66 80 MX2 47 48 49 67 79 MX4 46 47 48 67 79 MX6 47 48 49 67 80 Milky36 44 45 45 64 75 Wax44 43 44 44 63 75 HN88 51 52 52 70 83
Số liệu bảng 3.1 cho thấy các giống ngô nếp thí nghiệm trồng vụ hè trỗ sớm hơn vụ xuân (vụ xuân 56 – 67 ngày, vụ hè 43 – 51 ngày). Trong đó giống Milky36 và Wax44 trỗ cờ sớm nhất kể cả 2 thời vụ ( vụ xuân 56 ngày sau trồng và vụ hè 43 – 44 ngày), sớm hơn đối chứng MX10 (vụ xuân 62 ngày, vụ hè 46 ngày sau trồng) và giống HN88 trỗ cờ muộn nhất (vụ xuân 67 ngày và vụ hè 51 ngày).
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thời gian tung phấn – phun râu là giai đoạn quan trọng nhất quyết định đến năng suất của cây ngô. Giai đoạn này yêu cầu về nhiệt độ, ẩm độ lượng mưa, ánh sáng…rất nghiêm ngặt. Nếu nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, ánh sáng… quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn thụ tinh của hạt phấn. Sau khi bông cờ tung phấn là lúc bắp ngô bắt đầu phun râu, khoảng cách từ tung phấn đến phun râu càng ngắn thì càng tốt cho quá trình hình thành hạt. Các giống ngô thí nghiệm có thời gian từ gieo đến phun râu biến động từ 57 – 68 ngày ở vụ xuân và 43 – 52 ngày ở vụ hè. Trong đó có giống Wax44 và Milky36 phun râu sớm nhất (Wax44: 57 ngày vụ xuân và 44 ngày vụ hè), (Milky36 58 ngày vụ xuân 45 và ngày vụ hè ), sớm hơn đối chứng, các giống MX2, MX4, MX6 có thời gian từ gieo đến phun râu tương đương đối chứng, giống HN88 có thời gian phun râu muộn nhất muộn hơn đối chứng (52 ngày vụ hè và 68 ngày vụ xuân).
Thời gian từ gieo đến chín sữa của các giống biến động từ 76 – 87 ngày vụ xuân và 63 – 70 ngày vụ hè. Có 2 giống chín sớm nhất sớm hơn đối chứng Wax44 (63 ngày vụ hè và 76 ngày vụ xuân), Milky36 (64 ngày vụ hè và 77 ngày vụ xuân), các giống MX2, MX4, MX6 có thời gian từ gieo đến chín sữa tương đương đối chứng, giống HN88 có thời gian chín sữa muộn nhất muộn hơn đối chứng (70 ngày vụ hè và 87 ngày vụ xuân).
Thời gian sinh trưởng của các giống ngô biến động từ 90 – 101 ngày vụ xuân 75 – 83 ngày vụ hè. Với thời gian sinh trưởng này các giống ngô thí nghiệm đều thuộc nhóm chín sớm.
3.1.2. Một số chỉ tiêu về hình thái, sinh lý của các giống ngô nếp thí nghiệm
Việc mô tả một số đặc điểm về hình thái của các giống ngô thí nghiệm là một yêu cầu hết sức quan trọng, mô tả ghi chép đúng giúp cho việc phân biệt