1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên

133 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Mục đích Vận dụng các phương pháp ZTCM và CVM để đánh giá giá trị giải trí KDL Hồ Núi Cốc và xác định mức WTP của du khách cho vấn đề bảo vệ/ cải thiện môi trường.. - Đánh giá tiềm năng

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

- -

HOÀNG THỊ HOÀI LINH

ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ KHU DU LỊCH

HỒ NÖI CỐC – THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ

THÁI NGUYÊN - NĂM 2010

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

- -

HOÀNG THỊ HOÀI LINH

ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ KHU DU LỊCH

HỒ NÖI CỐC – THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành : ĐỊA LÍ HỌC

Mã số : 60.31.95

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ

Người hướng dẫn khoa học: PGS-TS LÊ THU HOA

THÁI NGUYÊN - NĂM 2010

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Thái Nguyên, tháng 08 năm 2010

Học viên

Hoàng Thị Hoài Linh

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Số lượng du khách tới KDL Hồ Núi Cốc và doanh thu 43

Bảng 3.1: Thông tin về độ tuổi của du khách 57

Bảng 3.2 : Khách du lịch quốc tế phân theo trình độ học vấn 58

Bảng 3.3: Số lượng du khách trong mỗi nhóm 60

Bảng 3.4 : Những yếu tố làm cho khách du lịch hài lòng 62

Bảng 3.5: Những điểm khách quốc tế chưa hài lòng tại KDL Hồ Núi Cốc 64

Bảng 3.6: Tỷ lệ du khách trên theo vùng xuất phát trong năm 2008 68

Bảng 3.7: Phương tiện du khách sử dụng đến Hồ Núi Cốc 71

Bảng 3.8: Chi phí đi lại của du khách 73

Bảng 3.9: Chi phí thời gian của du khách 75

Bảng 3.10: Chi phí khác của du khách tại KDL Hồ Núi Cốc 77

Bảng 3.11: Tổng hợp chi phí của du khách theo các vùng 78

Bảng 3.12: Lợi ích giải trí của du khách từ các vùng đến KDL Hồ Núi Cốc 82

Bảng 3.13: Lí do không đóng góp của khách du lịch nội địa 84

Bảng 3.14: Trình độ học vấn và mức sẵn lòng chi trả của khách du lịch 86

Bảng 3.15: Các mức sẵn lòng chi trả của khách du lịch nội địa 87

Bảng 3.16: Các mức sẵn lòng chi trả của khách du lịch quốc tế 88

Bảng 3.17: Ý kiến của du khách nội địa về hướng sử dụng nguồn tiền đóng góp 89

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Các thành phần của tổng giá trị kinh tế môi trường (TEV) 14

Hình 1.2: Đường cầu giải trí 25

Hình 2.1 Bản đồ Khu du lịch Hồ Núi Cốc - Thái Nguyên 38

Hình 2.2 Bản đồ phân khu hoạt động du lịch KDL Hồ Núi Cốc 46

Hình 3.1 : Khách du lịch nội địa phân theo trình độ học vấn 58

Hình 3.2 : Các hoạt động ưa thích của du khách nội địa 60

Hình 3.3: Các hoạt động ưa thích của du khách quốc tế 61

Hình 3.4: Những điểm du khách nội địa chưa hài lòng tại KDL Hồ Núi Cốc 63 Hình 3.5: Ý kiến của du khách sẽ quay lại KDL Hồ Núi Cốc 65

Hình 3.6 Bản đồ phân vùng khách du lịch tới KDL Hồ Núi Cốc năm 2008 69

Hình 3.7: Đường cầu giải trí 81

Hình 3.8: Độ tuổi của khách du lịch nội địa và sự sẵn lòng chi trả 85

Hình 3.9: Độ tuổi của khách du lịch quốc tế và sự sẵn lòng chi trả 86

Trang 7

MỤC LỤC

Lời cam đoan

Danh mục chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

2.1 Trên thế giới 2

2.2 Ở Việt Nam 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4

4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

4.2 Phạm vi nghiên cứu 4

5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5

5.1 Quan điểm nghiên cứu 5

5.2 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Những đóng góp của đề tài 7

7 Cấu trúc của luận văn 7

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ CỦA MỘT KHU DU LỊCH 1.1 Du lịch, khu du lịch và tổng giá trị kinh tế của một khu du lịch 8

1.1.1 Du lịch, khu du lịch và sự cần thiết phải đánh giá giá trị giải trí khu du lịch 8

1.1.2 Tổng giá trị kinh tế của một khu du lịch 13

1.1.3 Phương pháp đánh giá giá trị giá trị của một khu du lịch 16

1.2 Đánh giá giá trị giải trí của một khu du lịch 20

1.2.1 Mối quan hệ giữa giá trị giải trí của khu du lịch với TCM 20

1.2.2 Phương pháp chi phí du lịch (TCM - Travel Cost Method) 21

1.2.3 Mô hình lí thuyết hàm chi phí du lịch 22

Trang 8

1.3 Một số phương pháp tiếp cận chi phí du lịch 24

1.3.1 Phương pháp chi phí du lịch theo vùng (ZTCM - Zone Travel Cost Method) 24

1.3.2 Phương pháp tiếp cận chi phí du lịch cá nhân (ITCM - Individual Travel Cost Method) 26

1.3.3 Phương pháp chi phí du lịch tiếp cận dựa trên độ thoả dụng ngẫu nhiên (Random Utility Approach) 27

1.3.4 Một số ưu điểm - hạn chế của phương pháp chi phí du lịch 27

1.4 Đánh giá sự sẵn lòng chi trả của du khách cho vấn đề môi trường bằng phương pháp đính giá ngẫu nhiên 29

1.4.1 Phương pháp định giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method - CVM) 29

1.4.2 Mô hình lý thuyết về định giá ngẫu nhiên 30

1.4.3 Các bước tiến hành định giá ngẫu nhiên 31

1.5 Lựa chọn phương pháp đánh giá cho KDL Hồ Núi Cốc 33

Tiểu kết chương 1 34

Chương 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH HỒ NÖI CỐC - THÁI NGUYÊN 2.1 Sơ lược lịch sưửhình thành và phát triển KDL Hồ Núi Cốc 36

2.2 Đặc điểm tự nhiên của khu du lịch Hồ Núi Cốc 38

2.2.1 Địa hình 38

2.2.2 Khí hậu 39

2.2.3 Thuỷ văn 39

2.2.4 Sinh vật 39

2.3 Vai trò kết nối của khu du lịch Hồ Núi Cốc 40

2.3.1 Kết nối với các điểm du lịch trong phạm vi vùng Hồ Núi Cốc 40

2.3.2 Kết nối với các điểm du lịch nội tỉnh 41

2.3.3 Kết nối liên vùng 42

2.4 Hiện trạng hoạt động du lịch tại KDL Hồ Núi Cốc 43

2.5 Hiện trạng phân khu hoạt động du lịch tại KDL Hồ Núi Cốc 44

2.5.1 Khu hoạt động chính 44

2.5.2 Khu bảo tồn cảnh quan môi trường thiên nhiên 45

2.6 Những khó khăn - tồn tại đặt ra cho khu du lịch Hồ Núi Cốc 47

Trang 9

2.6.1 Trong lĩnh vực phát triển du lịch 47

2.6.2 Công tác quy hoạch bảo vệ và trồng mới rừng 47

2.6.3 Quản lí các hoạt động khác 48

2.6.4 Nguyên nhân của những tồn tại 48

2.7 Phân tích SWOT cho khu du lịch Hồ Núi Cốc 49

Tiểu kết chương 2 51

Chương 3: ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ CỦA KHU DU LỊCH HỒ NÖI CỐC BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU LỊCH THEO VÙNG 3.1 Thiết kế bảng hỏi và quá trình điều tra 53

3.1.1 Mục tiêu điều tra 53

3.1.2 Thiết kế bảng hỏi phỏng vấn 54

3.1.3 Mẫu điều tra 56

3.1.5 Thông tin thu nhận được qua bảng hỏi 57

3.2 Sử dụng phương pháp chi phí du lịch theo vùng (ZTCM) đánh giá giá trị giải trí tại khu du lịch Hồ Núi Cốc 66

3.2.1 Những giả thiết cơ bản 66

3.2.2 Phân vùng khách du lịch 66

3.2.3 Xác định chi phí du lịch 70

3.2.5 Đường cầu giải trí và giá trị cảnh quan du lịch của KDL Hồ Núi Cốc 80

3.3 Mức sẵn lòng chi trả của du khách cho môi trường tại khu du lịch Hồ Núi Cốc 82

3.3.1 Mô hình đánh giá 82

3.3.2 Thiết lập thị trường giả tưởng 83

3.3.3 Số lượng du khách sẵn lòng đóng góp 84

3.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chi trả của du khách 85

3.3.5 Mức độ sẵn lòng chi trả của khách du lịch 87

3.3.6 Hướng sử dụng nguồn tiền đóng góp 89

3.5.7 Thông tin từ các ý kiến khác 90

Tiểu kết chương 3 90

Trang 10

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN

VỮNG KHU DU LỊCH HỒ NÖI CỐC - THÁI NGUYÊN

4.1 Căn cứ để đề xuất định hướng 92

4.1.1 Chủ trương phát triển DL của tỉnh Thái Nguyên 92

4.1.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững trong và ngoài nước 94

4.1.3 Hiện trạng phát triển của khu du lịch Hồ Núi Cốc 95

4.1.4 Kết quả điều tra chi phí du lịch và mức sẵn lòng chi trả của du khách 96

4.2 Định hướng phát triển bền vững khu du lịch Hồ Núi Cốc 96

4.2.1 Những định hướng chung 96

4.2.2 Định hướng không gian phát triển khu du lịch Hồ Núi Cốc đến năm 2020 98

4.3 Một số giải pháp phát triển bền vững khu du lịch Hồ Núi Cốc 102

4.3.1 Một số giải pháp về phát triển du lịch vùng Hồ Núi Cốc 102

4.3.2 Một số giải pháp về hạn chế tác động của du lịch tới môi trường tại khu du lịch Hồ Núi Cốc 105

4.4 Một số kiến nghị đề xuất rút ra từ nghiên cứu 106

4.4.1 Kiến nghị đối với các cấp ngành địa phương có liên quan 106

4.4.2 Kiến nghị đối với Công ty cổ phần khách sạn du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc 107

4.4.3 Kiến nghị đối với cộng đồng dân cư quanh khu du lịch Hồ Núi Cốc 108 4.4.4 Đề xuất xây dựng thành lập và sử dụng quỹ nhằm mục đích bảo vệ môi trường vùng Hồ Núi Cốc 109

Tiểu kết chương 4 111

KẾT LUẬN 112 Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi thuộc vùng núi và trung du Bắc Bộ có vị trí thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, có bề dày lịch sử - văn hóa, với nhiều di tích lịch sử gắn với truyền thống các mạng Thái nguyên còn

là trung tâm của chiến khu Việt Bắc, nơi mà 60 năm trước Bác Hồ và Trung ương Đảng đã chọn làm Thủ đô kháng chiến, đồng thời Thái Nguyên cũng có những thắng cảnh đẹp như Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà… cùng những nét văn hóa đậm đà bản sắc của nhiều dân tộc Việt Nam, là cơ sở

để xây dựng thành những sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử, tham quan nghỉ dưỡng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước

Hồ Núi Cốc với cảnh quan thiên nhiên độc đáo được đánh giá là KDL trọng điểm của tỉnh Hồ Núi Cốc đã được công nhận là KDL có tầm cỡ quốc gia, một KDL hấp dẫn thu hút được nhiều du khách trong và ngoài tỉnh, khách quốc tế Hồ Núi Cốc đang được quản lý, khai thác các lợi thế của mình, đầu

tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu nghỉ cuối tuần, rừng, mặt nước, các điểm

DL sinh thái đang được hình thành, những dự án đầu tư phát triển rừng phòng

hộ kết hợp DL sinh thái

Giá trị và vai trò của KDL Hồ Núi Cốc mang lại cho du khách khó có thể đánh giá một cách trực tiếp Tuy nhiên, thông qua phương pháp chi phí DL, tức là điều tra mức sẵn lòng chi trả của du khách để đến với KDL Hồ Núi Cốc

sẽ thấy rõ được tổng giá trị môi trường của KDL này, đồng thời sẽ phản ánh được lợi ích của du khách biểu hiện qua đường cầu giải trí

Trong quá trình khai thác các lợi thế, tài nguyên DL của KDL Hồ Núi Cốc, cũng đã nảy sinh những vấn đề về môi trường Các dự án dành cho môi trường có thể từ nhiều nguồn khác nhau Trong đó, mức sẵn lòng chi trả của

Trang 12

Kết quả của việc đánh giá giá trị của KDL Hồ Núi Cốc, cũng như mức sẵn lòng chi trả của du khách cho vấn đề môi trường sẽ là cơ sở thực tiễn để định hướng phát triển du lịch bền vững của KDL Hồ Núi Cốc nói riêng, tỉnh Thái Nguyên nói chung

Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn hướng nghiên cứu đề tài

“Đánh giá giá trị giải trí của khu du lịch Hồ Núi Cốc - Thái Nguyên”

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Trên thế giới

Phương pháp chi phí du lịch (TCM) được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1974 khi Tổ chức các Vườn quốc gia Mỹ có ý định xác định giá trị của Vườn quốc gia

để bảo tồn Harold Hotelling là người đầu tiên đưa ra phương pháp này

Ý tưởng của Hotelling là các cá nhân đến tham quan một Vườn quốc gia phải bỏ ra một khoản chi phí DL Vì mỗi người đến từ một địa điểm khác nhau nên chi phí của họ cũng khác nhau Điều này có thể kết hợp với số lượt tham quan để xây dựng đường cầu giải trí cho địa điểm đó

Hotelling cũng gợi ý tập hợp các chuyến đi của du khách từ địa điểm khác nhau theo vùng lấy tâm là Vườn quốc gia Từ đó, chi phí DL của cá nhân đến

từ bất kì địa điểm nào trong một vùng có thể coi bằng nhau Với mỗi vùng cần xác định số lượt tham quan của du khách, chi phí bỏ ra cho chuyến đi và dân số của mỗi vùng để xây dựng đường cầu du lịch trong đó “giá” là chi phí cho chuyến đi và “lượng” là số lượt tham quan

Nhờ khả năng ứng dụng rộng rãi nên phương pháp này đã được sử dụng trong rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước

Ứng dụng đầu tiên của TCM ở Australia là so sánh phương án xây dựng đường rừng ở vùng rừng Grampian Sau đó Bennet và Thosmas (1982) khảo

Trang 13

sát việc đưa chi phí thời gian như một thành phần của chi phí DL cho việc giải trí ở vùng sông Muray ở Tây Australia

TCM cũng cho phép tính toán những giá trị có ích để so sánh các địa điểm khác nhau Chẳng hạn nghiên cứu của Sinden (1990) đã đánh giá và so sánh lợi ích của việc giải trí tại 25 địa điểm dọc sông Ovens và King ở Đông Bắc Victoria Uỷ ban đánh giá tài nguyên (1992) cũng sử dụng phương pháp này để đánh giá giá trị tham quan giải trí ở vùng rừng Đông Nam (Úc), từ đó so sánh lợi ích của việc bảo tồn với lợi ích thu được từ đốn gỗ

2.2 Ở Việt Nam

Nghiên cứu sử dụng phương pháp TCM được sử dụng sớm ở Việt Nam là nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải và Trần Đức Thành tại Vườn quốc gia Cúc Phương năm 1996 Nghiên cứu sử dụng phương pháp chi phí theo vùng để xây dựng hàm cầu DL và tính được tổng lợi ích DL là 1.502.186 ngàn đồng, tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ tính toán cho khách DL trong nước mà không tính toán cho khách DL quốc tế

Tiếp đó là nghiên cứu của Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn xác định chi phí DL cho cả khách trong nước và quốc tế tại Đảo Hòn Mun thuộc vịnh biển Nha Trang Bằng phương pháp chi phí theo vùng và chi phí cá nhân, nghiên cứu đã xây dựng đường cầu DL cho cả khách trong và ngoài nước Giá trị cảnh quan được tính là 17,9 triệu USD/năm bằng phương pháp chi phí theo vùng, và 8,7 triệu USD/năm bằng phương pháp chi phí cá nhân

Năm 2005 đề tài luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Quang Hồng cũng đã đánh giá giá trị giải trí của vườn quốc gia Ba Bể, theo nghiên cứu của tác giả tổng giá trị cảnh quan điều tra được bằng phương pháp chi phí vùng là 2,41 tỷ đồng trong năm 2005 Từ những nghiên cứu thực tế tác giả đã đề xuất đầu tư thêm cơ sở hạ tầng để nâng cao chất lượng DL và tăng chi phí vào cổng để phục vụ công tác bảo tồn

Trang 14

Tóm lại: Phương pháp TCM được sử dụng ngày càng phổ biến trong và ngoài nước để xác định giá trị môi trường của vườn quốc gia hay các địa điểm

DL Những kết quả của nghiên cứu sẽ là định hướng cho sự phát triển của KDL cũng như công tác bảo tồn tại các vườn quốc gia

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích

Vận dụng các phương pháp ZTCM và CVM để đánh giá giá trị giải trí KDL Hồ Núi Cốc và xác định mức WTP của du khách cho vấn đề bảo vệ/ cải thiện môi trường

Kết quả nghiên cứu một phần có thể sử dụng làm cơ sở cho việc định hướng và phát triển du lịch tại KDL Hồ Núi Cốc theo hướng bền vững

3.2 Nhiệm vụ

- Tổng quan những vấn đề lý thuyết về định giá môi trường của một KDL

- Đánh giá tiềm năng, hiện trạng của KDL Hồ Núi Cốc

- Đánh giá giá trị giải trí của KDL Hồ Núi Cốc bằng phương pháp ZTCM ước tính chi phí của du khách tới Hồ Núi Cốc, từ đó xây dựng hàm cầu và xác định giá trị cảnh quan của KDL Hồ Núi Cốc bằng các mô hình kinh tế lượng

- Đề xuất các giải pháp bảo vệ và khai thác phát triển DL bền vững KDL

Hồ Núi Cốc

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu giá trị giải trí và hiện trạng phát triển KDL

Hồ Núi Cốc Từ đó đề xuất hướng bảo vệ, khai thác và PTDLBV

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá giá trị giải trí của KDL Hồ Núi Cốc bằng phương pháp chi phí DL theo vùng

Trang 15

- Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm KDL Hồ Núi Cốc nằm trên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu tình hình phát triển DL Hồ Núi Cốc

từ năm 2005 đến nay Đánh giá giá trị giải trí của KDL Hồ Núi Cốc trong hai năm 2009 - 2010

- Thời gian thực hiện: Luận văn được thực hiện từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 9 năm 2010 Trong đó tiến hành thu thập số liệu bằng bảng hỏi đối với

du khách từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 8 năm 2010

5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

5.1 Quan điểm nghiên cứu

5.1.1 Quan điểm phát triển bền vững

Khai thác một KDL phải gắn liền với chiến lược phát triển bền vững của ngành và địa phương Sử dụng các tài nguyên DL sao cho hợp lí nhất, có hiệu quả nhất nhưng vẫn đảm bảo phát triển hài hòa Mục đích chính khi xác định giá trị giải trí của KDL là đưa ra được định hướng và giải pháp PTDLBV

5.1.2 Quan điểm tổng hợp

KDL là một tài sản môi trường nên tổng giá trị kinh tế của KDL về nguyên tắc

có thể xem xét thông qua các thành phần giá trị Trong đó giá trị giải trí là bộ phận cấu thành nên giá trị kinh tế của KDL Đồng thời các hoạt động DL sử dụng tổng hợp các yếu tố tự nhiên, tài nguyên DL, đặc điểm kinh tế - xã hội tuỳ theo từng loại hình DL và từng địa phương Vì vậy khi đánh giá giá trị giải trí một KDL là nghiên cứu tổng hợp các vấn đề liên quan đến sự phát triển của KDL

5.1.3 Quan điểm lãnh thổ

Khu DL Hồ Núi Cốc là một bộ phận trong cơ cấu lãnh thổ của tỉnh Thái Nguyên Nghiên cứu giá trị giải trí của Hồ Núi Cốc phải đặt trong phạm vi lãnh thổ của tỉnh Thái Nguyên và trong mối quan hệ giữa các tỉnh trong vùng

Trang 16

5.2 Phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Phương pháp thu thập tổng hợp và phân tích tư liệu

- Tài liệu sơ cấp : Sử dụng phương pháp điều tra mẫu điển hình thông qua xây dựng các bảng hỏi, lựa chọn đối tượng được phỏng vấn

- Tài liệu thứ cấp : Thu thập các báo cáo khoa học, hội thảo; các báo cáo

về tình hình phát triển, quy hoạch DL của tỉnh; những tài liệu về vấn đề đánh giá chi phí DL; số liệu thống kê của các sở, ban, ngành… có liên quan đến nội dung của đề tài

5.2.2 Phương pháp chi phí du lịch (TCM - Travel Cost Method)

TCM là phương pháp được dùng để đánh giá giá trị kinh tế của các hệ sinh thái cảnh quan sử dụng cho mục đích giải trí Đây là một phương pháp về sự lựa chọn ngầm, có thể dùng để ước lượng đường cầu đối với các địa điểm giải trí và từ đó đánh giá giá trị cảnh quan này Sau đó, giá trị cảnh quan của địa điểm nghiên cứu được đánh giá như tổng lợi ích của

du khách và được đo bằng phần diện tích dưới đường cầu Chi phí DL của

du khách khi tới một địa điểm DL bao gồm : Chi phí về khoảng cách; Chi phí về thời gian; Phí vào cửa của địa điểm

5.2.3 Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp chính được sử dụng trong đề tài là phương pháp điều tra thông qua việc xây dựng bảng hỏi cho du khách Từ đó thu nhận được các kết quả về đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách, chi phí DL của khách trong nước và quốc tế khi đến KDL Hồ Núi Cốc

5.2.4 Phương pháp thống kê kinh tế lượng

Để xây dựng nên hàm cầu, đường cầu và định giá tài sản môi trường đề tài sử dụng phương pháp phân tích kinh tế và một số phần mềm tin học được dùng trong kinh tế Đây là phương pháp quan trọng trong quá trình thực hiện luận văn

Trang 17

Đề tài đã có những đóng góp như sau :

- Làm rõ cơ sở lí luận về định giá tài sản môi trường và phương pháp xác định giá trị giải trí của một KDL bằng chi phí DL

- Đánh giá hiện trạng, làm rõ những vấn đề còn tồn tại trong phát triển KDL Hồ Núi Cốc

- Đánh giá giá trị giải trí của KDL Hồ Núi Cốc bằng phương pháp chi phí

DL theo vùng

- Đề xuất quan điểm, định hướng, các giải pháp bảo vệ, khai thác và phát triển bền vững KDL Hồ Núi Cốc

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 4 chương:

Chương 1 : Cơ sở lí luận về đánh giá giá trị giải trí của một KDL

Chương 2 : Hiện trạng phát triển KDL Hồ Núi Cốc - Thái Nguyên

Chương 3 : Đánh giá giá trị giải trí của KDL Hồ Núi Cốc - Thái Nguyên

bằng phương pháp chi phí DL theo vùng Chương 4 : Định hướng và giải pháp phát triển bền vững KDL Hồ Núi Cốc -

Thái Nguyên

Trang 18

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ

CỦA MỘT KHU DU LỊCH

1.1 DU LỊCH, KHU DU LỊCH VÀ TỔNG GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA MỘT KHU DU LỊCH

1.1.1 Du lịch, khu du lịch và sự cần thiết phải đánh giá giá trị giải trí khu

du lịch

1.1.1.1 Khái niệm du lịch

Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, DL đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người Ngày nay DL là nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội của các nước Về mặt kinh tế, DL

đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công

nghiệp phát triển DL được coi là ngành “công nghiệp không khói” và hiện nay

ngành “công nghiệp” này chỉ đứng sau công nghiệp dầu khí và ô tô

Tuy nhiên, xem xét về khái niệm DL dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về DL Các khái niệm DL được hầu hết các nhà khoa học công nhận rộng rãi là:

Quan niệm của Glusman: “DL là sự khắc phục về mặt không gian của con

người hướng tới một địa điểm nhất định những không phải là nơi thường xuyên của họ” [20]

Quan niệm của Guer Freuler: “DL với ý nghĩa hiện đại của từ này là một

hiện tượng của thời đại chúng ta dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khỏe và sự đổi thay của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp của thiên nhiên” [18]

Kaspar đưa ra định nghĩa: “DL là toàn bộ những quan hệ và hiện tượng

xảy ra trong quá trình di chuyển và lưu trú của con người tại nơi không phải nơi ở thường xuyên hoặc nơi làm việc thường xuyên của họ”.[9]

Trang 19

Dưới con mắt các nhà kinh tế, DL không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó còn phải gắn chặt với hoạt động kinh tế Các nhà kinh tế DL

thuộc trường Đại học Kinh tế Praha, mà đại diện là Mariot coi DL là: “Tất cả

các hoạt động, tổ chức, kĩ thuật và kinh tế phục vụ các cuộc hành trình và lưu trú của con người ngoài nơi cư trú với nhiều mục đích ngoài mục đích kiếm việc làm và thăm viếng người thân”.[8]

Trong cuốn “Cơ sở địa lí DL và dịch vụ tham quan”, với một nội dung

khá chi tiết, nhà Địa lí Belarus đã nhấn mạnh: “DL là một dạng hoạt động của

dân cư trong thời gian nhàn rỗi có liên quan đến sự di cư và lưu trú tạm thời ngoài nơi ở thường xuyên nhằm mục đích phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc hoạt động thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ”.[28]

Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về DL nhưng tóm lại có thể hiểu

DL là sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng Trên thực tế DL còn là một ngành kinh tế tổng hợp, trong quá trình hoạt động của mình ngành DL phục vụ du khách thông qua việc tổ chức phục vụ vận chuyển, phục vụ ăn uống, lưu trú, chữa bệnh… Chính vì vậy khi hiểu khái niệm về DL nên căn cứ vào phương diện nghiên cứu, mục đích nghiên cứu… để đưa ra được khái niệm đầy đủ và chính xác nhất

1.1.1.2 Khái niệm, đặc điểm khu du lịch

Các nhà khoa học DL Trung Quốc đã đưa ra khái niệm và đặc điểm về

KDL: “KDL được xác định là đơn vị cơ bản để làm quy hoạch và quản lý du

lịch, là thể tổng hợp địa lí lấy chức năng DL làm chính và nội dung quy hoạch, quản lý để triển khai các hoạt động du lịch” [28]

Trang 20

Theo Luật DL Việt Nam: “KDL là nơi có tài nguyên DL ưu thế nổi bật

về cảnh quan thiên nhiên được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm thỏa mãn

đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường”

(Khoản 7, Điều 4, Chương I - Luật DL Việt Nam năm 2005) Thực tế nhiều khu DL có ưu thế nổi bật về cả tự nhiên và nhân văn

* Theo Luật DL Việt Nam cũng như ý kiến của các nhà khoa học DL các nước cho thấy KDL có một số đặc điểm sau:

- KDL phải có tài nguyên đủ sức hấp dẫn khách DL, lấy hoạt động DL làm chức năng

- Thu nhập từ hoạt động DL phải chiếm tỷ trọng tương đối lớn và được xếp vị trí ưu tiên số một so với các ngành khác

- Có kết cấu hạ tầng, các dịch vụ DL đáp ứng nhu cầu DL hoặc mua sắm của du khách

* KDL được phân loại theo nhiều cách:

- Theo thực trạng phát triển có KDL đã hình thành và KDL tiềm năng

- Theo yếu tố địa lí có KDL ven biển, KDL vùng núi, KDL rừng, KDL ven hồ, KDL suối khoáng, KDL đồng bằng…

- Theo hình thức hoạt động có KDL tham quan, KDL nghỉ dưỡng, KDL săn bắn, KDL thể thao

- Theo nguồn gốc hình thành có KDL tự nhiên và KDL văn hóa

* KDL có đủ điều kiện sau đây được công nhận là KDL Quốc Gia:

- Có tài nguyên DL đặc biết hấp dẫn với ưu thế cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút lượng khách cao

- Có diện tích tối thiểu 1000 ha, trong đó diện tích cần thiết kế để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ DL phù hợp với cảnh quan, môi trường

Trang 21

của KDL; trường hợp đặc biệt mà diện tích nhỏ hơn thì cơ quan quản lý Nhà nước về DL ở Trung Ương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định

- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật DL đồng bộ, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách DL một năm, trong đó có cơ sở lưu trú và dịch vụ DL cần thiết phù hợp với đặc điểm của KDL

1.1.1.3 Sự cần thiết phải đánh giá giá trị giải trí khu du lịch

* Sự ra đời của khái niệm phát triển du lịch bền vững

Ngày nay, cùng với việc phát triển DL là những tác động tới môi trường

tự nhiên xung quanh Sự tác động này thường chỉ đem lại cho quốc gia và doanh nghiệp một chút lợi ích trước mắt, còn về lâu dài đây chính là mối nguy hại đe dọa đến sự sống còn của môi trường Từ những năm 1990 ý nghĩa của việc phát triển DL môi trường, một xu thế phát triển lâu dài đã được biết đến

Khái niệm phát triển DL bền vững (PTDLBV) được hiểu như sau : PTDLBV

là quá trình điều hành quản lý các hoạt động DL với mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn khách DL tới các vùng và các quốc gia DL Quá trình quản lý này luôn hướng tới việc đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.[5] Tức là phát triển

DL mà giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của DL cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương và có thể thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào

DL bền vững có ba hợp phần chính, đôi khi còn được ví như “ba chân

kiềng” (Theo International Ecotourism Society, 2004) (i) Thân thiện môi

trường: DL bền vững có tác động thấp đến nguồn lợi tự nhiên Nó giảm thiểu

các tác động đến môi trường (động thực vật, các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm…) và các cố gắng có lợi cho môi

trường; (ii) Gần gũi về xã hội và văn hóa: DL không gây hại đến các cấu trúc

Trang 22

đó thì nó lại tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương Khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng, nhà điều hành tuor và quản lý chính quyền trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát,

giáo dục các bên liên quan về vai trò của họ; (iii) Có kinh tế: DL góp phần về

mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên liên quan khác càng tốt

DL bền vững không bắt đầu một cách đơn giản để sau đó sụp đổ nhanh do các hoạt động kinh doanh nghèo nàn

* Xác định giá trị giải trí của KDL nhằm hướng tới PTDLBV

Xác định giá trị giải trí của KDL là việc sử dụng các công cụ kỹ thuật nhằm lượng giá giá trị bằng tiền của tài sản môi trường là các KDL làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách về khai thác, sử dụng và quản lý KDL theo hướng DL bền vững

Trên thế giới việc định giá tài sản môi trường đã được thực hiện từ lâu ở nhiều quốc gia Tuy nhiên ở Việt Nam việc đánh giá giá trị giải trí của tài sản

môi trường là công việc mới mẻ, các công trình có thể kể ra như : “Đánh giá

giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của vườn quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn”

luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Quang Hồng (2006) ; “Sử dụng phương

pháp chi phí du hành phân tích giá trị giải trí của cụm đảo San hô Hòn Mun, tỉnh Khánh Hòa” của tác giả Trần Võ Hùng và Phạm Khánh Nam; “Ước lượng giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại cụm đảo Hòn Mun: nhìn từ góc độ giá trị giải trí” của tác giả Phạm Hồng Mạnh và Trương Ngọc

Phong - trường Đại học Nha Trang…

Việc xác định được giá trị giải trí của tài sản môi trường là KDL nếu được thực hiện sẽ có ý nghĩa như sau:

Thứ nhất: Nhà nước và các doanh nghiệp đang thực hiện đầu tư rất lớn

bằng ngân sách Nhà nước cho các hoạt động DL dựa trên các cảnh quan tự

Trang 23

nhiên sẵn có, song lợi ích thu được mới chỉ được nhìn nhận định tính Đánh giá giá trị giải trí của KDL sẽ giúp nhìn nhận lợi ích từ việc đầu tư một cách đầy đủ và cụ thể hơn

Thứ hai: Đánh giá giá trị giải trí của KDL giúp tránh gây thiệt hại tới vốn

tài nguyên thiên nhiên, điều này là rất quan trọng, chẳng hạn như: nguồn tài nguyên đất, nước, không khí và tính đa dạng sinh học có tại KDL… và đưa ra được cảnh báo những dự án tác động không tốt tới KDL

Thứ ba: Trong một số trường hợp việc đánh giá giá trị giải trí bằng tiền

của tài sản môi trường là cơ sở để Nhà nước cân nhắc khi đưa ra một quyết định ảnh hưởng đến vốn tự nhiên; là cơ sở để Nhà nước xác định mức đền bù hoặc bồi thường khi cá nhân, tổ chức gây tổn hại đến tài sản tự nhiên

Thứ tư: Khi tài sản môi trường được đánh giá tức là giá trị của chúng được

thừa nhận gồm cả giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng từ đó nâng cao nhận thức về môi trường của cộng đồng và đưa ra chỉ dẫn trong quá trình ra quyết định kinh tế của KDL theo hướng DL bền vững

1.1.2 Tổng giá trị kinh tế của một khu du lịch

* Tổng giá trị kinh tế

Mặc dù có nhiều cách phân loại tổng giá trị kinh tế của tài sản môi trường, nhưng phương pháp luận đặt cơ sở cho việc giải thích về sự hình thành của giá trị môi trường là trên cơ sở sự tương tác giữa chủ thể con người - người định ra giá trị và khách thể - vật thể được đánh giá KDL là một tài sản môi trường nên tổng giá trị kinh tế của KDL về nguyên tắc có thể xem xét thông qua các thành phần giá trị của một tài sản môi trường

Về tổng quan, để đo lường tổng giá trị kinh tế của một tài sản môi trường nói chung và của một KDL nói riêng, các nhà kinh tế học bắt đầu bằng việc phân biệt giữa giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng

Tổng giá trị kinh tế của môi trường được mô tả qua đẳng thức và sơ đồ sau: TEV = UV + NUV hay TEV = (DUV + IUV + OV) + (BV + EV)

Trang 24

Hình 1.1 Các thành phần của tổng giá trị kinh tế môi trường (TEV)

Nguồn : Giá trị của tài sản môi trường, Monasinghe,1992

Với : TEV - Tổng giá trị kinh tế ( Total Economic Value)

UV - Giá trị sử dụng ( Use Values) NUV - Giá trị phi sử dụng ( Non - Use Value) DUV - Giá trị sử dụng trực tiếp (Direct Use Value) IUV - Giá trị sử dụng gián tiếp (Indirect Use Value)

OV - Giá trị lựa chọn - giá trị ý niệm ( Option Value)

BV - Giá trị để lại (giá trị lưu truyền) (Bequest Value)

EV - Giá trị tồn tại (Existence Value)

Lợi ích có

thể sử dụng

trực tiếp

Lợi ích từ việc biết rằng các giá trị vẫn tồn tại

-Sự sống của các loài

Tổng giá trị kinh tế (TEV)

Giá trị lựa chọn

Giá trị

để lại

Giá trị tồn tại

Lợi ích từ chức năng của môi trường

Lợi ích trực tiếp và gián tiếp của thế

hệ tương lai

Lợi ích từ mong muốn bảo tồn cho thế hệ mai sau

-Chức năng sinh thái -Chống gió bão

-Đa dạng sinh học -Bảo tồn môi trường sống

-Môi trường sống

-Bảo tồn giá trị không thể đảo ngược

Tính hữu hình giảm dần

Trang 25

1.1.2.1 Giá trị sử dụng

Là những lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn tài nguyên trên thực tế Đôi khi cũng có thể hiểu giá trị sử dụng là giá trị các cá nhân gắn liền với việc tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián tiếp các dịch vụ do nguồn tài nguyên cung cấp Ví dụ, đối với KDL con người có thể thu nhận được từ việc nghỉ ngơi, đi dạo ngắm cảnh, giải trí…

Giá trị sử dụng hình thành từ việc thực sự sử dụng tài sản môi trường, trên thực tế nó bao gồm :

* Giá trị sử dụng trực tiếp: là các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trực tiếp cung

cấp mà chúng ta có thể tính được giá cả và khối lượng trên thị trường Tức là giá trị sử dụng gồm những vật dùng để trang trí, thuốc chữa bệnh, nguồn nguyên liệu cho sản xuất) và của những chức năng mà môi trường mang lại (những chức năng có ích lợi cho hoạt động giải trí của con người, chức năng phân hủy chất thải, những chức năng trong nghiên cứu, giáo dục, và các dịch vụ có ích khác )

Ví dụ: KDL tạo ra các giá trị chức năng giải trí cho con người

* Giá trị sử dụng gián tiếp: bao gồm giá trị của những lợi ích gián tiếp có

được từ hệ sinh thái Ví dụ: Tác động tương hỗ của hệ thống sinh thái có liên quan đến các loài sinh vật và môi trường sống của các loài; các chức năng bảo

vệ (như chức năng chống xói mòn các vùng ven biển; chức năng chống lũ lụt…); điều hòa khí hậu; những chức năng hỗ trợ sự sống trên Trái Đất

* Giá trị lựa chọn (giá trị ý niệm): là những giá trị phải chi trả cho việc sử

dụng trực tiếp hoặc gián tiếp trong tương lai đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên Ví dụ: Những chi trả để giữ gìn một vùng bờ biển để phát triển trở thành một thành phố biển trong tương lai…

1.1.2.2 Giá trị phi sử dụng

Giá trị phi sử dụng còn gọi là giá trị không sử dụng hoặc giá trị chưa sử dụng và thường trừu tượng hơn giá trị sử dụng

Trang 26

Giá trị phi sử dụng là thành phần giá trị của một tài sản môi trường thu được không phải do việc tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián tiếp các hàng hóa dịch vụ do tài sản môi trường cung cấp Nó thể hiện các giá trị phi thị trường nằm trong bản chất sự việc, không liên quan đến việc sử dụng trên thực

tế, hoặc thậm chí việc lựa chọn sử dụng tài sản này Thay vào đó là sự nhận thức và đồng cảm của con người đối với quyền lợi hoặc sự tồn tại của các sinh vật không phải con người Ví dụ như: một cá nhân hài lòng và sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền nào đó để cải tạo môi trường tự nhiên ở khu vực Hồ Núi Cốc Giá trị phi sử dụng bao gồm các thành phần:

* Giá trị để lại: là thành phần giá trị thu được từ sự mong muốn bảo tồn và

duy trì nguồn tài nguyên có lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai Chẳng hạn, người dân Thành phố Thái Nguyên hiểu rằng cuộc sống của họ và con cái của họ trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước do Hồ Núi Cốc cung cấp Vì vậy, họ sẵn sàng đóng góp tiền bạc và công sức để duy trì nguồn nước cho lợi ích của họ và con cháu họ Trong trường hợp này, mức sẵn sàng đóng góp của họ được xem là giá trị để lại, giá trị lưu truyền cho thế hệ sau

* Giá trị tồn tại: là giá trị của tài sản môi trường có được từ nhận thức

được rằng tài sản sản đó còn tồn tại Sự nhận thức của con người về nguồn tài nguyên và môi trường mà người ta cho rằng sự tồn tại của một cá thể hay một giống loài nào đó có ý nghĩa về mặt kinh tế không chỉ trước mặt mà còn cả lâu dài buộc con người ta phải duy trì giống loài đó bằng mọi giá Trong việc tính toán giá trị này thì việc xác lập tiền tệ là khó khăn nhưng sự xác lập nhận thức về mặt giá trị lại rất dễ dàng Ví dụ như: Chính sách bảo về loài bọ hung

ở châu Úc vì chúng có tác dụng giúp phân hủy phân của gia súc; hay chính sách bảo vệ loài tê giác khỏi sự tuyệt chủng ở các quốc gia Đông Nam Á…

1.1.3 Phương pháp đánh giá giá trị giá trị của một khu du lịch

Đánh giá giá trị môi trường là công việc khó khăn và khá phức tạp Công tác đánh giá mục đích cuối cùng là định lượng và quy ra tiền tệ để phục vụ

Trang 27

việc phân tích kinh tế của dự án Hiện nay, có nhiều phương pháp cũng như quan điểm về xác định giá trị môi trường

Các phương pháp tiếp cận đánh giá giá trị môi trường có thể bao gồm:

Phát biểu sự ưa thích (như phương pháp: đánh giá ngẫu nhiên và mô hình lựa

chọn); Bộc lộ sự ưa thích (như phương pháp chi phí du lịch); Chuyển đổi giá

trị (như phương pháp đánh giá hưởng thụ); Phương pháp thị trường (như

phương pháp: chi phí bệnh tật; phương pháp chi phí cơ hội; phương pháp thay đổi năng suất)…

Theo David Pearce (2002) môi trường là một loại hàng hóa phi thị trường (không được mua bán trên thị trường), đánh giá giá trị kinh tế của môi trường

là xác định giá trị bằng tiền qua mức sẵn lòng chi trả (WTP - Willingness To Pay) khi sử dụng những lợi ích có được từ môi trường, hoặc là mức sẵn lòng chấp nhận bồi thường (WTA - Willingness To Accept) khi phải chịu đựng những thiệt hại do môi trường ô nhiễm hay suy giảm chất lượng gây nên

Cơ sở để đánh giá giá trị tài nguyên chính là giá trị sẵn lòng trả cực đại của cá nhân để ngăn chặn thiệt hại môi trường hoặc nhận thức về lợi ích môi trường, giá trị này thường cao hơn giá thị trường của hàng hóa Mặc dù có nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá môi trường Tuy nhiên, phương pháp sử dụng đường cầu giải trí và không dùng đường cầu theo cách phân loại của Tunener, Pearce và Bateman được sử dụng phổ biến hơn cả

* Phương pháp không sử dụng đường cầu

- Phương pháp chi phí cơ hội

Chi phí của việc sử dụng các nguồn lực cho mục đích khác, không được định giá và không thương mại hóa được

Ví dụ: Chi phí cơ hội của việc xây dựng mặt bằng cho KDL Hồ Núi Cốc tại nơi đang trồng rừng là giá trị của các sản phẩm rừng bị mất đi trên diện tích dùng để trồng rừng (sau khi trừ chi phí sản xuất)

Trang 28

- Phương pháp thay thế

Được đánh giá bằng cách tính toán chi phí sử dụng một tài nguyên thay thế cho một tài nguyên môi trường đang được sử dụng (hoặc sắp sử dụng) trong dự án phát triển sản xuất

Ví dụ: Cần phải mở một đường xa lộ qua một vùng rừng có cảnh quan rất đẹp Để bảo vệ cảnh quan đó, Chính phủ đã ra quyết định thay thế bằng một đường ngầm dưới khu vực này Chi phí xây dựng đường ngầm là chi phí thay thế cho việc bảo vệ cảnh quan

- Phương pháp chi phí tái bố trí

Chi phí thực sự của việc tái bố trí một cơ sở vật chất do các thay đổi chất lượng môi trường được sử dụng để đánh giá các lợi ích tiềm tàng và chi phí liên quan của việc phòng ngừa sự thay đổi môi trường đó

- Phương pháp dự án mờ

Là một loại kỹ thuật chi phí thay thế đặc biệt Nếu các dịch vụ môi trường

có các lợi ích khó định giá và sẽ bị mất đi do thực hiện một dự án, dẫn đến các chi phí kinh tế của chúng có thể được tính xấp xỉ bằng cách xem xét các chi phí của một dự án bổ trợ giả định sẽ cung cấp các dịch vụ thay thế

Ví dụ: một dự án phát triển có nguy cơ đe dọa môi trường sống hoang dã (phải phá rừng) Các chi phí của một trong những giải pháp được chọn sẽ đưa

vào quá trình thẩm định dự án và được gọi là “giá của môi trường hoang dã

đang bị đe dọa”

- Phương pháp nhân quả

Là phương pháp sử dụng kỹ thuật thống kê để thể hiện mối liên quan giữa các mức ô nhiễm khác nhau với các mức độ gây hại khác nhau Đây là phương pháp tính mức thiệt hại gián tiếp

Ví dụ: Ô nhiễm chất thải đến sản xuất lúa của một vùng nông nghiệp, gây thất thu về nông sản Tính lượng thiệt hại (tấn) nhân với giá thị trường để tính thành tiền tệ giá trị thiệt hại

Trang 29

- Phương pháp chi trả (bồi thường) của Chính phủ

Chính phủ đánh giá trực tiếp các dịch vụ hàng hóa môi trường và bằng cách quy định khoản bồi thường cho các nhà sản xuất (đặc biệt là nông dân)

để họ chấp nhận các biện pháp không làm thiệt hại môi trường Khoản chi trả này được tính vào như một chi phí môi trường trong thẩm định dự án

Ví dụ: Trợ cấp cho dân để họ không đốt rừng…

- Các phương pháp khác

Thực nghiệm, dựa vào các nghiên cứu chuyển giao đã được thực hiện ở các khu vực khác nhau trên thế giới

Ví dụ: Các nước phát triển đã nghiên cứu xác định giá trị sinh học của

các nước phát triển sang các nước kém phát triển

* Phương pháp sử dụng đường cầu

- Phương pháp chi phí DL (TCM - Travel Cost Method)

Đây là một phương pháp về sự lựa chọn ngầm có thể dùng để ước lượng đường cầu đối với các nơi vui chơi giải trí, và từ đó có thể đánh giá giá trị cho cảnh quan môi trường:

Giải thiết cơ bản của phương pháp này là chi phí mà cá nhân phải bỏ ta để tham quan một nơi nào đó, phần nào phản ánh được giá trị giải trí của nơi đó Phương pháp này đo lường mức sẵn lòng chi trả để được hưởng các giá trị cảnh quan và thời gian hưởng thụ

- Phương pháp đánh giá theo hưởng thụ (HPM - Hedomic Price Method)

Phương pháp này đánh giá các dịch vụ môi trường mà nó ảnh hưởng đến một số giá trị thị trường nào đó Ví dụ rõ nét nhất của phương pháp này là trong thị trường bất động sản Chênh lệch giá cả của hai ngôi nhà gần như nhau về kích thước, diện tích, đi lại, nhưng khác nhau về độ ô nhiễm được giả định là giá trị của môi trường không bị ô nhiễm

Trang 30

- Phương pháp định giá ngẫu nhiên - (CVM - Contigent Valuation Method)

Phương pháp này tiến hành bằng cách hỏi trực tiếp từng cá nhân để đánh giá tài sản môi trường chứ không tham khảo giá cả thị trường Phương pháp này thường được áp dụng bằng cách phỏng vấn các gia đình tại địa điểm môi trường hoặc tại nhà họ và đòi hỏi sự bằng lòng chi trả của họ về bảo vệ môi trường Tổng mức sẵn lòng chi trả (WTP) hoặc bằng lòng chấp nhận (WTA) chính là giá trị tài sản môi trường

1.2 ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ CỦA MỘT KHU DU LỊCH

1.2.1 Mối quan hệ giữa giá trị giải trí của khu du lịch với TCM

- Đời sống vật chất của con người càng đầy đủ thì nhu cầu đi du lịch càng tăng lên Mục đích đi du lịch là nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí, học tập về văn hóa, tìm hiểu thiên nhiên - con người… của địa điểm du lịch KDL được ra đời mục đích là phục vụ những nhu cầu đó của con người Thực chất KDL là tài sản môi trường của tổ chức hay cá nhân nào đó bỏ tiền ra để đầu tư, xây dựng, nâng cấp một địa điểm để phục vụ nhu cầu giải trí của con người

- Đối với hàng hóa trên thị trường, mỗi cá nhân đều có những thông tin khá rõ ràng làm cơ sở để đánh giá và lựa chọn sản phẩm cho mình Sản phẩm với những đặc tính của nó nói chung được nhận biết và đều có giá trên thị trường Mỗi cá nhân, trên cơ sở các thông tin có sẵn sẽ cân nhắc đánh giá số lượng, chất lượng và giá cả của sản phẩm được chào bán

- Tuy nhiên, giá trị giải trí của KDL mang lại cho con người thì khó có thể định giá bằng tiền, bởi đó không phải là giá trị hiện hữu nhìn thấy được Chính vì vậy sẽ rất khó xác định rõ giá trị đích thực và tầm quan trọng của KDL

Nguyên nhân giải thích cho điều này là vì còn tùy thuộc vào mức độ thỏa dụng của du khách sau khi sử dụng tài sản môi trường - KDL với việc bỏ đã

ra một khoản chi phí X đồng Điều này cũng giống như có du khách sẵn sàng

Trang 31

bỏ ra số tiền lớn hơn (X+n) đồng nào đó vì KDL Y đã làm hài lòng họ Ngược lại có những du khách chỉ có thể bỏ ra (X-m) đồng vì KDL Y khiến họ chưa hài lòng Ngoài những chi phí thực tế du khách chi trả cho chuyến đi còn có một loại chi phí ẩn - chi phí cơ hội, tức là việc du khách từ bỏ những cơ hội

có thể tăng thêm thu nhập hay độ thỏa dụng cho cá nhân khi ở nhà bằng việc

đi DL, ví dụ điển hình là chi phí thời gian Mỗi một du khách sẽ có chi phí cơ hội khác nhau Vì vậy, sẽ rất khó định lượng được thực tế tổng chi phí cho chuyến đi tới địa điểm giải trí của một cá nhân

- TCM là phương pháp lượng giá tài sản môi trường (KDL) không nhìn thấy thông qua những chi phí mà du khách bỏ ra khi đi du lịch (tức là đã sử dụng tài sản môi trường - KDL) Đồng thời, TCM đánh giá được mức độ thỏa dụng của du khách khi đến địa điểm giải trí theo những phương pháp khác nhau Qua đó thấy được giá trị đích thực của KDL mang lại cho du khách Ngoài ra, TCM giúp đơn vị quản lí KDL đưa chiến lược kinh doanh hợp lý để phục vụ nhu cầu du lịch của du khách và tăng mức lợi nhuận tối đa cho mình

1.2.2 Phương pháp chi phí du lịch (TCM - Travel Cost Method)

TCM là một phương pháp về sự lựa chọn ngầm nằm trong nhóm phương pháp dùng để ước lượng đường cầu đối với các địa điểm giải trí Sau đó dựa vào những điều tra để tính toán và tiến hành xác định giá trị kinh tế tài sản môi trường Tài sản môi trường có thể là các vườn quốc gia, khu bảo tồn hay một KDL… được sử dụng cho mục đích giải trí

Như đã trình bày ở trên giả thiết cơ bản của phương pháp TCM rất đơn giản đó là chi phí bỏ ra để đến một địa điểm tham quan phản ánh giá trị của địa điểm giải trí đó Vì vậy, khi sử dụng phương pháp TCM chúng ta sẽ phỏng vấn khách DL những thông tin về chi phí cho chuyến đi, thông tin cá nhân… từ những câu trả lời của du khách có thể tính toán chi phí DL của họ

Trang 32

trường thông qua chi phí cơ hội, chi phí đi lại và chi phí tiêu tốn cho toàn bộ sinh hoạt tiêu dùng cho chuyến đi mà du khách phải bỏ ra

TCM = F(chi phí cơ hội, chi phí đi lại, ăn ở, mua sắm…)

Cở sở lí thuyết của phương pháp TCM dựa trên giả định chi phí về thời gian và chi phí cho chuyến đi của du khách sẽ đại diện cho giá trị của địa điểm giải trí Do đó, từ sự bằng lòng chi trả của du khách cho chuyến đi và số lượt tham quan của du khách có thể xây dựng đường cầu thể hiện mối quan hệ giữa số lượt tham quan và chi phí tham quan Sau đó, giá trị cảnh quan của địa điểm nghiên cứu được đánh giá như là tổng lợi ích của du khách và được

đo bằng phần diện tích dưới đường cầu

Như vậy, TCM đánh giá giá trị các hàng hoá môi trường không có giá trị trường thông qua hành vi tiêu dùng có liên quan tới thị trường Đặc biệt, các chi phí bỏ ra để được tiêu dùng các dịch vụ môi trường sẽ được xem như là sự thay thế các chi phí khác tại địa điểm giải trí và các chi phí cơ hội về thời gian

mà du khách đã bỏ ra để có được chuyến đi đến địa điểm giải trí

1.2.3 Mô hình lí thuyết hàm chi phí du lịch

Để tìm ra giá trị của dịch vụ giải trí (không có giá), phương pháp thích hợp là xem xét mối quan hệ giữa hàng hóa thị trường (chi phí tàu xe, khách sạn, ăn uống…) và dịch vụ vui chơi giải trí (DL) thông qua những hành vi và lựa chọn trên thị trường quan sát

Mỗi cá nhân đến DL tại một địa điểm nào đó phải chịu một chi phí nhất định Các cá nhân khác nhau DL đến một địa điểm phải chịu những chi phí

DL khác nhau Phương pháp TCM ước lượng giá trị của một điểm DL dựa trên phản hồi của du khách với những chi phí khác nhau

Trang 33

Chi phí của một khách DL i tới một địa điểm giải trí j (TCij) được thể hiện dưới dạng hàm số của các biến số như sau:

TCij = TC(DCij , Tij, Fij) Trong đó:

DCij là chi phí về khoảng cách Chi phí này phụ thuộc vào độ dài quãng đường tới điểm DL và phụ thuộc vào chi phí cho mỗi Km đi lại

Tij là chi phí thời gian Chi phí này phụ thuộc vào thời gian để tới được điểm DL, thời gian lưu lại KDL và giá trị về thời gian của mỗi cá nhân

Fi là phí vào cửa của địa điểm j

Giả sử Vi là số lượt tham quan của du khách i tới địa điểm j, khi đó Vi là biến phụ thuộc vào chi phí của chuyến đi (TCij) và một số biến thể hiện đặc điểm

xã hội của du khách Hàm biểu thị số lượt tham quan của du khách như sau:

Vi = a + b.TCij + c INCi + d EDUi + e AGEi + f SEXi

Trong đó: Vi : Số lượt đến thăm địa điểm j của du khách i

TCij: Chi phí của một lần đến thăm địa điểm j TNCi : Thu nhập của du khách i

EDUi: Trình độ học vấn của du khách i AGEi: Độ tuổi của du khách i

SEXi: Giới tính của du khách i

Hệ số a, b, c, d, e, f lần lượt là các hệ số cần được ước lượng

Sau khi ước lượng được các hệ số tiếp tục xây dựng đường cầu mô tả mối quan hệ giữa số lượt tham quan và chi phí tham quan Phần diện tích nằm dưới đường cầu thể hiện giá trị cảnh quan của địa điểm giải trí

Trang 34

1.3 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CHI PHÍ DU LỊCH

1.3.1 Phương pháp chi phí du lịch theo vùng (ZTCM - Zone Travel Cost Method)

ZTCM là phương pháp tiếp cận các giá trị giải trí thông qua chi phí DL của du khách đến từ một vùng trong một khoảng thời gian nhất định Phương pháp này đơn giản, ít tốn kém và dễ thực hiện Để đánh giá giá trị cảnh quan môi trường thông qua chi phí DL bằng phương pháp này cần thực hiện theo 7 bước như sau:

Bước 1: Chọn địa điểm nghiên cứu và phân chia khu vực xung quanh địa

điểm DL được nghiên cứu thành các vùng DL cơ bản Các vùng DL có thể được phân chia theo các đường tròn đồng tâm từ điểm DL tới các vùng xung quanh hoặc dựa trên sự tăng dần về khoảng cách từ những nơi có du khách tới thăm đến địa điểm du lịch Thông thường những vùng cơ bản được chia theo đơn vị hành chính trong đó những yếu tố được quan tâm là khoảng cách và dân số

Bước 2: Thu thập thông tin về số lượng khách từ các vùng khác nhau và

tổng số chuyến tham quan tới điểm DL ở thời điểm trước năm nghiên cứu Thông tin về lượng khách có thể thu thập từ số liệu thứ cấp tại địa điểm nghiên cứu hoặc thu thập từ các công ty lữ hành

Bước 3: Tính tỉ lệ du khách (VR - Visitation Rate) đến thăm điểm DL trên

1000 dân mỗi vùng Tỉ lệ du khách đến thăm địa điểm DL được xác định bằng cách lấy tổng số du khách đến địa điểm giải trí trong năm của mỗi vùng chia cho tổng số dân vùng đó tính theo đơn vị người

Bước 4: Ước lượng khoảng cách trung bình và thời gian di chuyển từ các

vùng tới địa điểm DL Giả định ở vùng 0 (vùng cận kề với điểm du lịch) khoảng cách và thời gian đi lại bằng 0 Khoảng cách trung bình và thời gian

đi lại sẽ tăng dần theo khoảng cách địa lí

Sau khi ước lượng được khoảng cách trung bình và thời gian đi lại, người nghiên cứu xác định toàn bộ chi phí đi lại Chi phí đi lại có thể xác định trên

Trang 35

thông tin do du khách cung cấp hoặc các thông tin đại chúng và mức chí phí trên mỗi km hoặc trên mỗi giờ

Với chi phí cơ hội về thời gian dành cho chuyến đi thường có nhiều phức tạp Cách đơn giản nhất để ước tính chi phí thời gian là xác định chi phí thời gian dựa trên mức lương hàng ngày

Bước 5: Sử dụng phân tích hồi quy để tìm ra mối liên hệ giữa tỉ lệ du

khách với chi phí DL và một số biến xã hội quan trọng khác Hàm mô tả mối quan hệ này sẽ có dạng:

Vzj = V(TCzj , Sz)

Trong đó: V zj là tỉ lệ du khách từ vùng Z tới địa điểm j

TC zj là chi phí DL của du khách vùng Z tới địa điểm j

S z là các biến kinh tế - xã hội của du khách vùng Z

Hình 1.2: Đường cầu giải trí

Nguồn: Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường (2003)

Trang 36

Bước 6: Xây dựng đường cầu DL cho địa điểm nghiên cứu trên kết quả

phân tích hồi quy Mức chi phí DL sẽ tăng lên cho đến khi số lần đến thăm của khách giảm xuống bằng 0, nói cách khác có ít hơn một khách sẵn sàng bỏ ra mức phí đó để được vào thăm khu du lịch Điểm đầu của đường cầu là số lượng

du khách đến với địa điểm giải trí trong trường hợp chi phí DL bằng 0 Các điểm khác trên đường cầu được xác định bằng số lượng du khách ứng với từng mức chi phí khác nhau

Trong mô hình trên, lượng khách đến từ vùng 0 (vùng kề cận điểm du lịch) là

V0 Từ hàm quan hệ giữa chi phí DL và lượng khách có thể xác định các điểm còn lại trên đường cầu Chẳng hạn, tại mức phí DL P1, lượng khách sẽ giảm từ V0

V2 Những tổ hợp chi phí - lượng khách là các dự đoán dựa trên quan hệ giữa chi phí DL với lượng khách du lịch Giả thuyết quan trọng nhất ở đây là khi chi phí

DL được xác định ở biểu thức trên mà tăng lên thì số lượng khách tới thăm KDL giảm đi và ngược lại

Bước 7: Ước lượng giá trị cảnh quan của điểm nghiên cứu Bằng việc xây

dựng đường cầu giải trí DL dựa trên hồi quy tương đương giữa lượng khách DL

và các mức chi phí khác nhau tại địa điểm nghiên cứu, giá trị giải trí của KDL sẽ được ước lượng thông qua lợi ích về mặt kinh tế mà du khách nhận được khi tới thăm địa điểm DL (dưới dạng giá trị thặng dư tiêu dùng) Giá trị thặng dư tiêu dùng chính là phần diện tích nằm dưới đường cầu DL vừa được xây dựng

1.3.2 Phương pháp tiếp cận chi phí du lịch cá nhân (ITCM - Individual Travel Cost Method)

ITCM là phương pháp tiếp cận các giá trị giải trí thông qua số lần đến của một cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định Với phương pháp như vậy hàm chi phí DL được xác định như sau:

Vi = f(TCi , Si)

Trang 37

Trong đó: Vi là số lượt tham quan của cá nhân i trong năm

TCi là chi phí DL của cá nhân i

Si là các biến số xã hội của cá nhân i như độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân

Phương pháp tiếp cận chi phí DL cá nhân cũng không quá phức tạp song đòi hỏi dữ liệu thu nhập từ cuộc điều tra nhiều hơn so với TCM Chẳng hạn, nếu địa điểm DL là một KDL, công viên, vườn quốc gia thì ngoài lượng thông tin cần thu thập như TCM cần phải điều tra số lần du khách lui tới trong một năm địa điểm DL đó

1.3.3 Phương pháp chi phí du lịch tiếp cận dựa trên độ thoả dụng ngẫu nhiên (Random Utility Approach)

Cách tiếp cận dựa trên độ thỏa dụng là phức tạp nhất, tốn kém chi phí nhất trong các phương pháp chi phí du lịch Đây là cách tiếp cận tiên tiến vì nó tạo

ra sự linh hoạt trong tính toán lợi ích Cách tiếp cận này cũng cho phép đánh giá lợi ích khi có thay đổi chất lượng của địa điểm giải trí hoặc so sánh các điểm giải trí trong trường hợp có nhiều địa điểm cần so sánh

Cách tiếp cận dựa trên độ thỏa dụng ngẫu nhiêu giả định các cá nhân sẽ lựa chọn địa điểm giải trí mà họ ưa thích Các cá nhân sẽ đưa ra quyết định địa điểm giải trí dựa trên chất lượng và giá cả của từng điểm Người nghiên cứu sẽ đưa ra thông tin về địa điểm giải trí mà các cá nhân có thể lựa chọn, chất lượng của từng địa điểm và chi phí của từng địa điểm Từ đó đánh giá giá trị giải trí của địa điểm nghiên cứu

1.3.4 Một số ưu điểm - hạn chế của phương pháp chi phí du lịch

TCM được sử dụng để đánh giá giá trị cảnh quan DL của các điểm giải trí nói chung và KDL nói riêng dựa trên một giả định giá trị cảnh quan của một địa điểm giải trí được phản ánh thông qua sự sẵn lòng chi trả của du khách

Trang 38

đến địa điểm đó Việc đánh giá cảnh quan của một địa điểm nào đó thường được các nhà nghiên cứu sử dụng TCM bởi những ưu điểm sau:

1 Xuất phát từ chi phí thực tế của du khách cho chuyến đi và sử dụng một số

kĩ thuật phân tích để đánh giá mà không phải thiết lập một thị trường giả định nên TCM không gây ra sự tranh cãi về kỹ thuật đánh giá

2 Kết quả ước tính giá trị cảnh quan thường có độ tin cậy cao vì du khách

dễ dàng bộc lộ các thông tin về chuyến đi cũng như các thông tin khác về đặc điểm xã hội của mình

3 Có thể mở rộng mẫu điều tra cho một địa điểm giải trí nhất là đối với một địa điểm được nhiều người quan tâm Ngay trong trường hợp một KDL

có du khách chỉ tập trung một mùa trong năm thì phương pháp này vẫn cho phép lựa chọn mẫu tại các thời điểm khác nhau để phân tích

4 TCM thường có chi phí rẻ hơn các phương pháp tiếp cận khác Kết quả tính toán dễ giải thích hơn, phân tích cụ thể hơn và dễ dàng cho thấy tổng giá trị kinh tế của địa điểm giải trí

5 Trong thời gian gần đây, thế giới đã chứng kiến những bước tiến vượt bậc về nâng cao năng lực thực hiện các cuộc điều tra quy mô lớn cũng như năng lực phân tích, giải thích các thông tin từ những cuộc điều tra nên độ tin cậy của việc đánh giá tài sản môi trường thông qua TCM cũng không kém gì các cách tiếp cận khác

Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành điều tra tác giả nhận thấy rằng TCM bộc lộ một số hạn chế sau:

1 TCM giả định du khách biết được chi phí cho chuyến đi của mình song thực tế nghiên cứu cho thấy khách khó ước tính vì tại thời điểm phỏng vấn du khách có thể chưa kết thúc chuyến đi hoặc họ được tài trợ cho chuyến đi

Trang 39

2 Mô hình đơn giản nhất của TCM dựa trên giả định chuyến đi của du khách chỉ đến một địa điểm giải trí song trên thực tế có nhiều du khách đến nhiều địa điểm giải trí trong cùng một chuyến đi nên phải có kỹ thuật tốt mới phân tách được các khoản chi phí gộp

3 Các tình huống trong bảng phỏng vấn mang tính giả định (đặc biệt là những câu hỏi đánh giá mức độ sẵn lòng chi trả của du khách) vì vậy câu trả lời của du khách chỉ mang tính giả định vì không bị chi phối bởi thị trường thật

4 Việc tính toán chi phí cơ hội về thời gian của du khách cho chuyến đi thường dựa trên thu nhập hàng tháng của du khách song thực tế thì du khách không dễ dàng bộc lộ thu nhập của mình (đặc biệt là những du khách chưa có thu nhập)

Để khắc phục những nhược điểm trên của TCM, thì phải nói rõ cho người được phỏng vấn về mục đích của cuộc điều tra Ví dụ, trước khi đưa ra câu hỏi trong bảng phỏng vấn về chi phí chuyến đi của du khách cần đưa ra những câu hỏi về thông tin chung để du khách dễ dàng thống kê các khoản chi phí đã chi Hoặc như những câu hỏi để điều tra mức sẵn lòng chi trả của người được phỏng vấn cho giá trị môi trường được cải thiện, thì trước đó cần đưa ra những câu hỏi đánh giá của du khách đối với chất lượng môi trường tại nơi điều tra để du khách cảm nhận đúng hơn về giá trị môi trường mang lại cho họ, từ đó du khách dễ dàng bộc lộ sự sẵn lòng chi trả theo đúng những gì họ mong muốn

1.4 ĐÁNH GIÁ SỰ SẴN LÕNG CHI TRẢ CỦA DU KHÁCH CHO VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ NGẪU NHIÊN

1.4.1 Phương pháp định giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method - CVM)

CVM là phương pháp sử dụng các số liệu điều tra dựa trên các điều kiện giả định để thăm dò mức WTP của các cá nhân cho một loại hàng hóa dịch, dịch vụ môi trường nào đó Cách tiếp cận dựa vào số liệu khảo sát để ước lượng lợi ích được gọi là phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) bởi vì các kết quả có tính phụ thuộc hoặc có tính ngẫu nhiên theo các điều kiện thị

Trang 40

Thực hiện cách tiếp cận dựa vào khảo sát này bao gồm ba công việc sau đây:

- Xây dựng một mô hình chi tiết về thị trường giả định, bao gồm các đặc điểm của hàng hóa và bất kỳ điều kiện nào ảnh hưởng đến thị trường

- Thiết kế một công cụ khảo sát để đạt được một ước lượng không chệch

về mức sẵn lòng chi trả của các cá nhân

- Đánh giá tính trung thực của thông tin thu thập được từ cuộc khảo sát Các nghiên cứu gần đây thường ưa thích CVM vì phương pháp này có thể

áp dụng được cho nhiều loại hàng hóa môi trường khác nhau, đồng thời có thể đánh giá giá trị tồn tại cũng như giá trị phi sử dụng Tuy nhiên, do phương pháp này đưa ra các kết luận về các thị trường thực từ một mô hình giả định nên kết quả ước lượng chệch được xem như một khiếm khuyết đặc trưng Chẳng hạn, sự không sẵn lòng bộc lộ WTP của một cá nhân do vấn đề sử dụng miễn phí hoặc sự trả giá mang tính chống đối khi đối tượng phỏng vấn biết mình không phải chi trả

Để hạn chế với khả năng ước lượng chệnh tiềm ẩn, các nhà kinh tế không ngừng cải tiến phương pháp CVM Ví dụ, một số nghiên cứu đưa thêm một số chi tiết vào mô hình giả định của họ, số khác lại cải tiến khâu thiết kế công cụ khảo sát Một số khảo sát có dùng các bản đồ để minh họa vị trí của hàng hóa hoặc các bức ảnh về hàng hóa và khu vực bị ảnh hưởng để đối tượng được hỏi

có thêm thông tin Nhưng dù là dưới hình thức nào thì mục tiêu đều giống nhau là tạo ra tình huống thị trường giả định càng thật và càng gần với các điều kiện thực tế càng tốt

1.4.2 Mô hình lý thuyết về định giá ngẫu nhiên

Giả định rằng các cá nhân hay hộ gia đình đều tìm cách tối đa hóa độ thỏa dụng khi thu nhập không thay đổi bằng cách lựa chọn hàng hóa cá nhân và hàng hóa công cộng Nếu coi vấn đề bảo vệ môi trường tại KDL là một hàng hóa công cộng thì sự bằng lòng chi trả của các cá nhân là một hàm của chi phí bảo tồn, giá trị của hàng hóa thay thế, thu nhập và sở thích Trong đó sở thích

Ngày đăng: 14/11/2014, 22:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Th.S Phùng Thanh Bình, Hướng dẫn sử dụng phần mềm kinh tế lượng Eviews 6.0, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn sử dụng phần mềm kinh tế lượng Eviews 6.0
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, tại Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29/7/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch
3. Nguyễn Thế Chinh (chủ biên), Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, Nxb Thống kê, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường
Nhà XB: Nxb Thống kê
4. Nguyễn Thế Chinh (Chủ biên), Lê Thu Hoa, Lê Hà Thanh (2001), Bài giảng phát triển bền vững, Dự án VIE/01/021, Khoa Kinh tế - Quản lí tài nguyên, Môi trường và Đô thị, Trường ĐHKTQD, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng phát "triển bền vững
Tác giả: Nguyễn Thế Chinh (Chủ biên), Lê Thu Hoa, Lê Hà Thanh
Năm: 2001
5. Chương trình kinh tế và môi trường Đông Nam Á, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, tài liệu đọc thêm, tháng 8/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình kinh tế và môi trường Đông Nam Á
7. Trần Tiến Dũng, Phong Nha - Kẻ Bàng với phát triển du lịch bền vững, Tạp chí Du lịch Việt Nam, tháng 5/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong Nha - Kẻ Bàng với phát triển du lịch bền vững
8. Trần Văn Đính (chủ biên), Giáo trình Kinh tế và Quản lý Du lịch, Nxb Lao động - xã hội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Giáo trình Kinh tế và Quản lý Du lịch, Nxb Lao động - "xã hội
Nhà XB: Nxb Lao động - "xã hội"
9. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch bền vững
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
10. Luật du lịch Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2005, có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật du lịch Việt Nam
11. Phạm Trung Lương, Thực trạng và những vấn đề đặt ra để phát triển du lịch bền vững, Tạp chí du lịch Việt Nam, tháng 2/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và những vấn đề đặt ra để phát triển du lịch bền "vững
12. Phạm Khánh Nam (chủ biên), Kinh tế tài nguyên và môi trường, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế tài nguyên và môi trường
13. Phạm Hồng Quang, Ước lượng giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại cụm đảo Hòn Mun: nhìn từ góc độ giá trị du lịch, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 04/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ước lượng giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại "cụm đảo Hòn Mun: nhìn từ góc độ giá trị du lịch
14. Sở xây dựng Thái Nguyên, Nhà đầu tư Công ty TNHH DHEVANAND, Công ty TNHH R.K.V (Thái Lan), Công ty Cổ phần Trung Tín (Việt Nam), Đồ án quy hoạch xây dựng vùng du lịch Hồ Núi Cốc đến năm 2020, tháng 1/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồ án quy "hoạch xây dựng vùng du lịch Hồ Núi Cốc đến năm 2020
15. Sở xây dựng Thái Nguyên, Nhà đầu tư Công ty TNHH DHEVANAND, Công ty TNHH R.K.V (Thái Lan), Công ty Cổ phần Trung Tín (Việt Nam), Báo cáo ý tưởng phát triển dự án KDL sinh thái Hồ Núi Cốc và khu vui chơi có thưởng Casino, tháng 1/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Báo cáo ý "tưởng phát triển dự án KDL sinh thái Hồ Núi Cốc và khu vui chơi có thưởng "Casino
16. Trần Võ Hồng Sơn & Phạm Khánh Nam, Sử dụng phương pháp chi phí du hành phân tích giá trị giải trí của cụm đảo san hồ Hòn Mun, tỉnh Khánh Hòa, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng phương pháp chi phí du hành "phân tích giá trị giải trí của cụm đảo san hồ Hòn Mun, tỉnh Khánh Hòa
17. Nguyễn Văn Thanh, Đào tạo du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái với bảo vệ môi trường, Tạp chí du lịch Việt Nam, tháng 12/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái với bảo vệ môi "trường
18. Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 5/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn khoa học du lịch
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
19. Vũ Quyết Thắng, Quy hoạch môi trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 5/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch môi trường
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
20. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Địa lý du lịch, Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý du lịch
Nhà XB: Nxb TP. Hồ Chí Minh
21. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) - Nguyễn Viết Thịnh - Lê Thông, Địa lý kinh tế - xã hội đại cương, Nxb ĐHSP, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý kinh tế - xã "hội đại cương
Nhà XB: Nxb ĐHSP

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Các thành phần của tổng giá trị kinh tế môi trường (TEV) - đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên
Hình 1.1. Các thành phần của tổng giá trị kinh tế môi trường (TEV) (Trang 24)
Hình 1.2: Đường cầu giải trí - đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên
Hình 1.2 Đường cầu giải trí (Trang 35)
Bảng 3.1: Thông tin về độ tuổi của du khách - đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên
Bảng 3.1 Thông tin về độ tuổi của du khách (Trang 67)
Hình 3.1 : Khách du lịch nội địa phân theo trình độ học vấn - đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên
Hình 3.1 Khách du lịch nội địa phân theo trình độ học vấn (Trang 68)
Bảng 3.2 : Khách du lịch quốc tế phân theo trình độ học vấn - đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên
Bảng 3.2 Khách du lịch quốc tế phân theo trình độ học vấn (Trang 68)
Bảng 3.3: Số lượng du khách trong mỗi nhóm - đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên
Bảng 3.3 Số lượng du khách trong mỗi nhóm (Trang 70)
Hình 3.3: Các hoạt động ưa thích của du khách quốc tế - đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên
Hình 3.3 Các hoạt động ưa thích của du khách quốc tế (Trang 71)
Bảng 3.4 : Những yếu tố làm cho khách du lịch hài lòng - đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên
Bảng 3.4 Những yếu tố làm cho khách du lịch hài lòng (Trang 72)
Hình 3.4: Những điểm du khách nội địa chưa hài lòng tại KDL Hồ Núi Cốc - đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên
Hình 3.4 Những điểm du khách nội địa chưa hài lòng tại KDL Hồ Núi Cốc (Trang 73)
Bảng 3.5: Những điểm khách quốc tế chưa hài lòng tại KDL Hồ Núi Cốc - đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên
Bảng 3.5 Những điểm khách quốc tế chưa hài lòng tại KDL Hồ Núi Cốc (Trang 74)
Hình vui chơi giải trí chưa nhiều, chưa có biển hướng dẫn hoặc tờ rơi phát tay  chỉ dẫn cụ thể tại KDL… Kết quả cụ thể như sau: - đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên
Hình vui chơi giải trí chưa nhiều, chưa có biển hướng dẫn hoặc tờ rơi phát tay chỉ dẫn cụ thể tại KDL… Kết quả cụ thể như sau: (Trang 74)
Hình 3.5: Ý kiến của du khách sẽ quay lại KDL Hồ Núi Cốc - đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên
Hình 3.5 Ý kiến của du khách sẽ quay lại KDL Hồ Núi Cốc (Trang 75)
Bảng 3.6: Tỷ lệ du khách trên theo vùng xuất phát trong năm 2008 - đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên
Bảng 3.6 Tỷ lệ du khách trên theo vùng xuất phát trong năm 2008 (Trang 78)
Bảng 3.7: Phương tiện du khách sử dụng đến Hồ Núi Cốc - đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên
Bảng 3.7 Phương tiện du khách sử dụng đến Hồ Núi Cốc (Trang 81)
Bảng 3.8: Chi phí đi lại của du khách - đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên
Bảng 3.8 Chi phí đi lại của du khách (Trang 83)
Bảng 3.9: Chi phí thời gian của du khách - đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên
Bảng 3.9 Chi phí thời gian của du khách (Trang 85)
Bảng 3.10: Chi phí khác của du khách tại KDL Hồ Núi Cốc - đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên
Bảng 3.10 Chi phí khác của du khách tại KDL Hồ Núi Cốc (Trang 87)
Bảng 3.11: Tổng hợp chi phí của du khách theo các vùng - đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên
Bảng 3.11 Tổng hợp chi phí của du khách theo các vùng (Trang 88)
Hình 3.7: Đường cầu giải trí - đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên
Hình 3.7 Đường cầu giải trí (Trang 91)
Bảng 3.12: Lợi ích giải trí của du khách từ các vùng đến KDL Hồ Núi Cốc - đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên
Bảng 3.12 Lợi ích giải trí của du khách từ các vùng đến KDL Hồ Núi Cốc (Trang 92)
Bảng 3.13: Lí do không đóng góp của khách du lịch nội địa - đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên
Bảng 3.13 Lí do không đóng góp của khách du lịch nội địa (Trang 94)
Hình 3.8: Độ tuổi của khách du lịch nội địa và sự sẵn lòng chi trả - đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên
Hình 3.8 Độ tuổi của khách du lịch nội địa và sự sẵn lòng chi trả (Trang 95)
Bảng 3.14: Trình độ học vấn và mức sẵn lòng chi trả của khách du lịch - đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên
Bảng 3.14 Trình độ học vấn và mức sẵn lòng chi trả của khách du lịch (Trang 96)
Bảng 3.15: Các mức sẵn lòng chi trả của khách du lịch nội địa - đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên
Bảng 3.15 Các mức sẵn lòng chi trả của khách du lịch nội địa (Trang 97)
Bảng 3.16: Các mức sẵn lòng chi trả của khách du lịch quốc tế - đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên
Bảng 3.16 Các mức sẵn lòng chi trả của khách du lịch quốc tế (Trang 98)
Bảng 3.17: Ý kiến của du khách nội địa về hướng sử dụng nguồn tiền đóng góp - đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên
Bảng 3.17 Ý kiến của du khách nội địa về hướng sử dụng nguồn tiền đóng góp (Trang 99)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w