Sinh vật

Một phần của tài liệu đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên (Trang 49 - 133)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.4. Sinh vật

Diện tích rừng ở Hồ Núi Cốc khá lớn, và đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho khu vực. Hệ sinh thái thực vật có 130 loài, 344 chi với 49 loài tiêu biểu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bao gồm các rừng cây lá tràm, rừng cây tai tượng, rừng cây bạch đàn trắng, vườn cây ăn quả, cây công nghiệp chè và các thảm thực vật khác...

Hiện nay tại các khu rừng phía Tây và Nam hồ, vùng rừng giáp chân núi Tam Đảo có 7 bộ, 21 họ, 58 loài. Với các loài chim, thú quý hiếm như họ nhà Cầy, Hươu Nai, họ Bồ Nông, họ Hạc... Đặc biệt Hồ Núi Cốc có hệ sinh thái dưới nước rất phong phú như các loài cá, các loài phù du động vật, các loài phù du thực vật...

Hệ sinh thái tại Hồ Núi Cốc đang được phục hồi nhờ có các dự án, thực hiện đúng đắn chính sách trồng rừng và giao rừng và ý thức bảo vệ hệ sinh thái của người dân. Tuy nhiên hệ sinh thái ở đây chưa thật vững chắc nhất là tại các đảo. Vì vậy cần phải có chính sách bảo vệ đúng đắn trong vấn đề khai thác và bảo vệ hệ sinh thái trong khu vực.

2.3. VAI TRÕ KẾT NỐI CỦA KHU DU LỊCH HỒ NÖI CỐC

DL Thái Nguyên xác định từ nay đến năm 2020 là khai thác thế mạnh nổi trội về loại hình và sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương. Trong đó, phát triển mạnh các khu, điểm DL mà Hồ Núi Cốc được coi là KDL trọng điểm làm đòn bẩy phát triển DL toàn tỉnh. Hồ Núi Cốc có vai trò kết nối với các vùng trong và ngoài tỉnh, rộng hơn là cả của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

2.3.1. Kết nối với các điểm du lịch trong phạm vi vùng Hồ Núi Cốc

Các điểm di tích trong khu vực cũng không cách xa trung tâm hồ. Từ những khách sạn, nhà nghỉ du khách sẽ đi ô tô theo đường nhựa ven bờ Đông của hồ (thuộc xã Tân Thái) và ngược lên để thăm các di tích lịch sử tại các xã Hùng Sơn, Bản Ngoạn, La Bàng, Yên Lãng,…

KDL Hồ Núi Cốc gắn kết vùng hồ với các điểm di tích lịch sử thuộc huyện Đại Từ Núi Văn - Núi Võ, nơi gắn liền với danh tiếng của tướng quân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lưu Nhân Chú, người đã góp phần vào chiến thắng ải Chi Lăng; Thăm khu di tích nơi công bố thư của Hồ Chủ Tịch gửi thương binh, gia đình liệt sĩ tại xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn; Thăm nơi thành lập chiến khu Nguyễn Huệ tại xã Yên Lãng; Nơi thành lập đội quân Phạm Hồng Thái tại xã Quân Chu; Thăm nơi Bác Hồ và trung ương sống, làm việc trước khi về tiếp quản Thủ đô năm 1954 tại xã Bản Ngoạn; Nơi thành lập đoàn Thanh niên xung phong Việt Nam (1950) tại xã Yên Lãng và di tích nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên tại xã La Bàng…

2.3.2. Kết nối với các điểm du lịch nội tỉnh

- Kết nối với KDL trung tâm - TP Thái Nguyên: KDL Hồ Núi Cốc cách không xa trung tâm TP Thái Nguyên (15km về phía Tây) đã tạo nên sự kết nối liên hoàn giữa KDL trung tâm và Hồ Núi Cốc. Thông thường các tour DL thường sẽ bắt đầu với việc tham quan tại KDL Trung tâm như: Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, bảo tàng các lực lượng vũ trang Quân Khu I và bảo tàng lịch sử tỉnh Thái Nguyên... Sau đó theo đường tỉnh lộ 270 từ trung tâm TP qua Thịnh Đán tới làng chè Tân Cương nổi tiếng. Ở đây du khách không chỉ được tận hưởng cảnh những đồi chè xanh tươi bát ngát mà còn được mời vào thăm các gia đình nổi tiếng làm chè, tận mắt thấy được cảnh sao chè truyền thống, được gia chủ mời thưởng thức một ấm trà Tân Cương ngát hương. Cuối cùng là dừng chân tại KDL Hồ Núi Cốc để tận hưởng một vùng cảnh quan thiên nhiên “Sơn thủy hữu tình”.

- Kết nối với khu di tích lịch sử ATK - Định Hóa: Từ khu trung tâm Hồ Núi Cốc cách ATK - Định Hóa khoảng 40km đường chim bay. Từ Hồ Núi Cốc theo đường tỉnh lộ 270 qua thị trấn Đại Từ sau đó theo tỉnh lộ 264 là có thể đến khu di tích lịch sử quốc gia ATK - Định Hoá thuộc quần thể di tích Việt Bắc, nơi ghi dấu ấn hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh đạo trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ngoài ra còn có nhiều địa điểm tham quan khác như thắng cảnh Chùa Hang; Nhà tù Chợ Chu do thực dân Pháp xây; Xã Định Biên là địa điểm ra đời của Đội Việt Nam Tuyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

truyền Giải phóng. Tại ATK - Định Hoá còn có một số địa danh di tích tiêu biểu như Đồng Đau, Đồng Rằm, Nong Nia. Đặc biệt là khu di tích Tỉn Keo, Khuôn Tát mỗi ngày đón hàng trăm lượt khách tham quan - nơi mà cuối năm 1953, Bác Hồ cùng Bộ Chính trị họp bàn chỉ đạo kế hoạch tác chiến chiến dịch Đông Xuân mở đầu cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Và một địa điểm không thể bỏ qua là nhà thờ Bác Hồ mới được xây dựng vào năm 2005.

2.3.3. Kết nối liên vùng

- Kết nối với vùng Thủ đô: Trong quy hoạch Hồ Núi Cốc được coi như địa điểm DL cuối tuần cho nhân dân vùng Thủ đô. Đây cũng là một trong những thế mạnh và định hướng phát triển quan trọng góp phần củng cố vị trí của DL Thái Nguyên đối với vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ. Phát triển các loại hình sinh thái hồ như nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao DL… Bên cạnh đó kết hợp khai thác các di tích lịch sử văn hóa khu vực như ATK Định Hóa, bảo tàng các dân tộc và các di tích khác…

Với hệ thống đường giao thông thuận lợi, thêm vào đó có sân bay quốc tế Nội Bài tạo điều kiện thuận lợi cho du khách xung quanh vùng Thủ đô, các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên…và khách DL quốc tế.

- Kết nối với Vườn quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc) bằng dự án đường hầm Tam Đảo - Núi Cốc. Theo đó, các thông số của phương án được đưa ra gồm: Chiều dài hầm là 1,57km; chiều dài đường làm mới là 25km (phía tỉnh Vĩnh Phúc là 3,5km và Thái Nguyên là 21,5km); Dự án sẽ có điểm đầu là KDL Tam Đảo và điểm cuối là KDL Hồ Núi Cốc cắt qua tỉnh lộ 261 đường huyện Đại Từ đi huyện Phổ Yên. Đây là con đường có ý nghĩa, mục đích, quy mô và tính chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội đối với hai tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc và mối liên hệ vùng của hầm đường bộ qua Tam Đảo. Dự án khi hoàn thành sẽ rút ngắn cự ly giữa 2 TP Vĩnh Yên và Thái Nguyên xuống khoảng 30km. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy DL giữa 2 tỉnh, kết nối các điểm DL và tạo thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi DL sinh thái, văn hoá, lịch sử gồm: Bích Động - Cúc Phương - Thủ đô Hà Nội - Ba Vì - Đền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hùng - Đại Lải - Tam Đảo - Hồ Núi Cốc - Chiến khu ATK Việt Bắc - hồ Ba Bể. Đồng thời, khi tuyến đường Hồ Chí Minh và đường cao tốc xuyên Á được hoàn thành thì tour DL này sẽ là điểm nhấn thu hút du khách quốc tế.

2.4. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI KDL HỒ NÖI CỐC

Hồ Núi Cốc là KDL có cảnh quan thiên nhiên độc đáo với cảnh đẹp hữu tình. Trong những năm vừa qua Hồ Núi Cốc đón hàng nghìn lượt người trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu khoa học.

Khách trong nước đến tham quan tại KDL từ nhiều tỉnh thành khác nhau. Trong đó đông nhất là khách tại Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc... Đối với khách quốc tế có đến 80% là khách Trung Quốc.

Bảng 2.1. Số lượng du khách tới KDL Hồ Núi Cốc và doanh thu

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên

Hiện tại KDL Hồ Núi Cốc đã xây dựng được chương trình du lịch sinh thái với loại hình các DL như: DL truyền thống, DL văn hóa, DL mạo hiểm, DL tham quan và các hoạt động giải trí khác. KDL cũng đã xây dựng được nhiều tour tới các địa điểm khác trong tỉnh như KDL trung tâm, Khu du tích lịch sử ATK – Định Hóa, Tân Trào – Tuyên Quang, Bắc Kạn – Cao Bằng.

Trong quy hoạch sắp tới KDL Hồ Núi Cốc sẽ được mở rộng diện tích của KDL với nhiều loại hình dịch vụ khác như: chơi gofl, đua ngựa, các loại hình vui chơi cao cấp. Tạo thêm nhiều tuyến DL mới để thu hút khách DL từ các tỉnh thành khác, đồng thời kéo dài thời gian lưu trú của du khách so với hiện nay. (Nội dung của phần này sẽ được trình bày cụ thể ở chương sau)

Năm Lượt khách (lượt) Khách nội địa (lượt) Khách quốc tế (lượt) Doanh thu (Tỷ đồng) 2005 171.500 159.500 12.000 9,3 2006 228.422 212.993 15.429 10,3 2007 240.800 215.300 25.500 15,6 2008 236.000 204.453 31.547 14,2 2009 286.000 252.000 34.000 15,1 6 tháng đầu năm 2010 209.494 182.711 26.783 10,6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.5. HIỆN TRẠNG PHÂN KHU HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI KDL HỒ NÖI CỐC

KDL Hồ Núi Cốc bao gồm 08 xã: Tân Thái, Lục Ba, Vạn Thọ, Bình Thuận, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương và Phúc Tân với địa bàn hoạt động DL chính là: Mặt nước hồ; Các đảo và bán đảo trên hồ; Các khách sạn, khu trung tâm vui chơi giải trí; Núi và rừng; Di tích lịch sử Núi Văn - Núi Võ, di tích 27/7, hồ Vai Miếu; Các cơ sở chế biến Chè trong vùng Tân Cương... Phân thành các khu chức năng và địa bàn hoạt động chính cụ thể sau:

2.5.1. Khu hoạt động chính

- Khu trung tâm (A1): có các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí… tổng diện tích 235 ha, có vị trí:

+ Phía Bắc giáp xã Cù Vân

+ Phía Đông - Đông bắc giáp xã Phúc Xuân (có một phần đất Phúc Xuân) + Phía Nam - Tây Nam giáp xã Phúc Trìu và Hồ Núi Cốc

+ Phía Tây giáp khách sạn Công đoàn Hồ Núi Cốc và Đoàn 16 (nhà nghỉ Quân Khu I)

Khu trung tâm có 6 điểm DL chính:

Động Huyền Thoại Cung: Động rộng 2000m2, là công trình nghệ thuật hấp dẫn do khối óc, bàn tay khéo léo của hơn 50 nghệ nhân xây dựng, tái hiện, mô phỏng lại câu chuyện cảm động chàng Cốc - nàng Công yêu nhau nhưng không đến được với nhau; Động Ba Cây Thông: diện tích 5000m2

, chiều dài 350m là động có vẻ đẹp lung linh, kì ảo tái hiện lại câu chuyện cổ tích thấm đượm không khí huyền thoại về chuyện tình hai anh em sinh đôi cùng yêu một người con gái; Động Thế Giới Cổ Tích: diện tích 5000m2, chiều dài 400m được xây dựng công phu, li kỳ. Giới thiệu, mô phỏng những hình ảnh sống động giữa cái thiện và cái ác. Vào trong động nghe được những lời khuyên sống ở đời phải nên làm nhiều việc thiện để khi về tây thiên cực lạc mới thành cõi tiên; Công viên nước: với nhiều hạng mục kiến trúc hiện đại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

như bể bơi lớn, bể bơi nhỏ, các làn trượt đa năng…; Sân khấu nhạc nước; Công viên cá sấu.

- Khu khách sạn nhà hàng phục vụ khách quốc tế và nội địa (A2) với diện tích 163ha nằm trong đất xã Phúc Trìu, một phần xã Phúc Xuân, xã Tân Cương. Sản phẩm DL sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, làng nghề chè Tân Cương với trung tâm là khu DL Nam Phương.

+ Phía Bắc giáp khu trung tâm + Phía Tây - Tây Nam giáp hồ

- Khu DL nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần (A3) bao gồm các khu vực khách sạn Công đoàn Hồ Núi Cốc, nhà nghỉ Quân Khu I (thuộc xã Tân Thái, huyện Đại từ) có diện tích 250 ha. Sản phẩm DL là DL sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ kiểu hiện đại, dân tộc, mini đạt tiêu chuẩn như khách sạn Công đoàn Hồ Núi Cốc, khách sạn Thái Dương.. với gần 300 phòng ngủ từ bình dân đến cao cấp, cùng với các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, hội trường, hội thảo 300 chỗ ngồi.

2.5.2. Khu bảo tồn cảnh quan môi trƣờng thiên nhiên

Có diện tích 2.500 ha (mặt nước, đảo, đất liền) có vị trí: + Phía Bắc giáp khu A2 + mặt hồ + A3

+ Phía Đông giáp xã Phúc Trìu và trên một phần lãnh thổ xã Phúc Tân + Phía Đông Nam khu vực là bờ hồ giáp xã Phúc Thuận

+ Phía Tây - Tây Nam giáp Cát Nê, Quân Chu, Ký Phúc, Vạn Thọ có các dãy núi thích hợp cho DL thể thao săn bắn gồm 2 phân khu:

- Khu B1 + B2 + B3: Trồng cây phòng hộ và cây công nghiệp, cây sinh vật cảnh ở khu vực đảo, xây dựng các loại vườn nuôi trồng cây con khác phục vụ DL nghiên cứu rừng, thể thao leo núi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Khu B4: Khu DL làng nghề, ở vị trí phía Tây Bắc hồ trên địa phận xã Lục Ba, Văn Yên, Bắc xã Vạn Thọ và các xã chân dãy núi Tam Đảo. Các loại hình dịch vụ đặc trưng là DL nghỉ dưỡng, thể thao mặt nước; DL sinh thái rừng, hồ, thác nước, suối; DL thể thao leo núi, săn bắn…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.6. NHỮNG KHÓ KHĂN - TỒN TẠI ĐẶT RA CHO KHU DU LỊCH HỒ NÖI CỐC 2.6.1. Trong lĩnh vực phát triển du lịch

Sự phát triển của các ngành kinh tế trong KDL đã góp phần đáng kể cho ngân sách địa phương, giải quyết được nhiều công ăn việc làm. Các ngành đã tận dụng ưu thế tự nhiên của Hồ để tổ chức các hoạt động kinh doanh như: tổ chức nhiều điểm DL, nhiều điểm vui chơi giải trí thu hút khách DL ngày càng đông. Tuy nhiên các hoạt động kinh doanh vẫn còn mang tính tự phát, không theo quy hoạch cơ bản, chưa có sự điều tiết và quản lí chặt chẽ, nên bước đầu cho thấy môi trường và tài nguyên Hồ Núi Cốc đang phải chịu áp lực từ nhiều vấn đề từ nhiều phía.

Ngoài ra, khách DL khi đến với Hồ Núi Cốc chưa thật sự có ý thức trong việc bảo vệ cảnh quan khu vực Hồ, rác thải xung quanh Hồ và trong khu vực vui chơi vẫn còn nhiều. Đây cũng là nguyên nhân làm cho khu vực Hồ Núi Cốc bị ô nhiễm.

2.6.2. Công tác quy hoạch bảo vệ và trồng mới rừng

Trong thời gian hai năm 2004 - 2005, rừng phòng hộ Núi Cốc bị khai thác trái phép trên diện rộng với diễn biến phức tạp và nhiều nguyên nhân, diện tích rừng bị khai thác mất trắng là 142 ha thuộc các xã: Phúc Xuân, Phúc Trìu, Phúc Tân, Vạn Thọ, Lục Ba, Tân Thái.

- Rừng phòng hộ khu vực Núi Cốc có diện tích 11.284 ha, trong đó được trồng theo chương trình dự án PAM là: 2.740 ha, các hộ dân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng từng trong theo dự án 3352 - PAM, nhưng sau khi có chủ trương chuyển sang rừng phòng hộ thì người dân lại không được hưởng chính sách trên diện tích rừng họ đã trồng. Một số diện tích rừng Nhà nước khoán cho địa phương trông coi bảo vệ là 50.000 đồng/ha/năm, đến cuối năm 2003 số diện tích này đã hết thời gian khoán bảo vệ và bản quản lý rừng phòng hộ trực tiếp quản lý.

Một phần của tài liệu đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên (Trang 49 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)