Kiến nghị đối với Công ty cổ phần khách sạn du lịch Công đoàn

Một phần của tài liệu đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên (Trang 117 - 133)

7. Cấu trúc của luận văn

4.4.2. Kiến nghị đối với Công ty cổ phần khách sạn du lịch Công đoàn

Núi Cốc

Công ty cổ phần khách sạn DL Công đoàn Hồ Núi Cốc nên coi trọng giá trị giải trí của KDL đối với du khách và giá trị vô hình dành cho thế hệ mai sau. Cần phải nhận thức được rằng phát triển DL không phải làm tăng số khách mà là nâng cao chất lượng dịch vụ DL tạo nhiều cơ hội cho du khách tham gia các hình thức DL mới như DL mạo hiểm, DL văn hóa, kéo dài hơn nữa thời gian lưu trú của du khách so với hiện nay. Tất cả các hoạt động DL phải đảm bảo nguyên tắc không gây ra những ảnh hưởng xấu đến cảnh quan môi trường.

Đa dạng hóa các sản phẩm DL: Trên cơ sở phát huy lợi thế sẵn có và quy hoạch đã được duyệt, công ty nên mở rộng liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài tỉnh để được khai thác tốt hơn các tài nguyên du lịch. Công ty cổ phần khách sạn DL Công đoàn Hồ Núi Cốc cần tận dụng tối đa cơ hội về điều kiện kinh tế - xã hội, tài nguyên nhân văn và tài nguyên thiên nhiên để phát triển các loại hình dịch vụ như DL văn hóa, DL sinh thái và DL làng nghề. Phát huy hơn nữa lợi thế về đặc sản chè Tân Cương đến với bạn bè ngoài tỉnh và quốc tế.

Công ty cần tích cực chủ động phối hợp với các lực lượng an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường của các đơn vị hành chính liên quan để tham gia tuyên truyền nội quy, quy định của KDL. Hoàn thiện và bổ xung các quy định đối với các doanh nghiệp và cá nhân tham gia dịch vụ DL. Xác định trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị kinh doanh đối với vấn đề bảo vệ môi trường.

Đẩy mạnh xúc tiến DL và tìm kiếm thị trường như: tập trung tiếp thị tuyên truyền, quảng bá về danh lam thắng cảnh, con người, các loại hình vui chơi, đặc sản của KDL. Xây dựng các ấn phẩm giới thiệu về tài nguyên DL vùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hồ Núi Cốc, tham gia tổ chức các hội thảo, hội chợ DL trong nước và quốc tế để có cơ hội giới thiệu sản phẩm.

Đặc biệt, cần xây dựng hệ thống chỉ dẫn vào các điểm vui chơi cho du khách bằng các biển chỉ dẫn và sơ đồ ngay tại cổng vào, phát tờ rơi sơ đồ KDL cho du khách khi du khách mua vé tại cổng vào, điều này sẽ tạo thuận lợi cho du khách lần đầu tới KDL.

Qua nghiên cứu, tác giả nhận được rất nhiều ý kiến về mức chi phí quá cao tại KDL Hồ Núi Cốc. Với mức chi phí như vậy thì bộ phận người dân có thu nhập trung bình khó có điều kiện tham gia tất cả các hoạt động DL tại đây. Công ty cổ phần khách sạn DL Hồ Núi Cốc cũng nên nghiên cứu và điều chỉnh lại mức giá cho phù hợp với thu nhập của người dân. Để thu hút hơn nữa lượng khách DL đến với Hồ Núi Cốc.

Công ty đã thiết lập hệ thống điểm thu gom rác thải, biển báo, chỉ dẫn đổ rác tại các điểm DL cho du khách. Tuy nhiên, cần tích cực hơn nữa trong việc thu gom rác thải quanh KDL như hai bên đường cổng vào, xung quanh hồ… tạo môi trường trong lành và sạch đẹp cho vùng Hồ Núi Cốc.

4.4.3. Kiến nghị đối với cộng đồng dân cƣ quanh khu du lịch Hồ Núi Cốc

Cộng đồng dân cư cần nhận thức được rằng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường chính là đang phát huy tiềm năng kinh tế của địa phương nhằm thỏa mãn lợi ích trước mắt và lâu dài của cộng đồng.

Tích cực tham gia các công tác bảo vệ nguồn tài nguyên KDL Hồ Núi Cốc như trồng rừng, bảo vệ nguồn nước... Chủ động hơn nữa trong các hoạt động kinh doanh DL.

Để đảm bảo tính công bằng, cộng đồng dân cư có trách nhiệm đóng góp những ý kiến, xem xét thứ tự ưu tiên về các dự án và các hoạt động của các cá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhân, tổ chức trên địa bàn mình sinh sống. Qua đó đề xuất những mong muốn được nhận sự hỗ trợ của các cá nhân và tổ chức này để cải thiện đời sống.

4.4.4. Đề xuất xây dựng thành lập và sử dụng quỹ nhằm mục đích bảo vệ môi trƣờng vùng Hồ Núi Cốc

Thông qua thực tế ở KDL Hồ Núi Cốc và kết quả điều tra cụ thể tại KDL về mức sẵn lòng chi trả của du khách cho vấn đề môi trường, kết hợp với việc tham khảo từ những nghiên cứu tương tự trước đó tác giả đi đến đề xuất: Có cơ sở và khả năng thành lập một Quỹ môi trường tại KDL Hồ Núi Cốc.

* Mục đích sử dụng Quỹ

Mục đích chủ yếu của Quỹ là sử dụng cho việc bảo vệ môi trường tại KDL Hồ Núi Cốc, có thể thông qua việc hỗ trợ cộng đồng dân cư tạo thêm việc làm để giảm bớt sự phụ thuộc của họ vào việc khai thác tài nguyên của KDL. Cần đảm bảo rằng các khoản thu từ sự đóng góp này được sử dụng có hiệu quả và đúng mục tiêu. Sẽ là lý tưởng nếu đưa ra những kết quả nhìn thấy được, cho thấy rõ số tiền khách DL đóng góp được sử dụng vào công việc phục vụ cho bảo vệ môi trường.

* Thành lập Ban quản lý Quỹ

- Quỹ này nên được đặt dưới sự quản lý của Ban quản lý Quỹ bao gồm đại diện của các bên: Ban quản lý KDL Hồ Núi Cốc, UBND tỉnh, ủy ban nhân dân của 08 xã nằm trong quy hoạch KDL và đại diện cộng đồng dân cư địa phương.

- Ban quản lý Quỹ gồm có Giám đốc, Phó giám đốc, kế toàn và các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ. Ban quản lý Quỹ là cơ quan điều hành Quỹ, có trách nhiệm thẩm định các dự án/các hoạt động đề nghị hỗ trợ tài chính đã được đệ trình và đánh giá xem dự án đó có thể được nhận hỗ trợ tài chính từ Quỹ theo đúng như quy chế của Quỹ không, xét duyệt kỹ thuật và tài chính của dự án trình lên Quỹ từ đó làm cơ sở ra quyết định chấp thuận hỗ trợ dự án.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ban quản lý Quỹ có trách nhiệm giám sát quá trình thực hiện dự án và đảm bảo khoản hỗ trợ tài chính do Quỹ cung cấp được sử dụng đúng đắn, hợp lý.

- Cần xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên môn phù hợp và tâm huyết với sự nghiệp bảo vệ môi trường, phát triển DL sinh thái theo hướng bền vững. Đáp ứng tốt các yêu cầu về điều hành hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ đúng mục đích.

* Cơ chế huy động nguồn thu cho Quỹ

Để đạt được hiệu quả trong việc huy động nguồn thu cho Quỹ môi trường, trước hết nên áp dụng phụ phí vé vào cổng đối với khách DL dựa trên sự sẵn lòng chi trả của họ. Đây là phương án khả thi mặc dù không dễ dàng áp thực hiện trong giai đoạn đầu. Việc áp dụng phụ phí vé vào cổng, với tư cách là một công cụ kinh tế, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những phản ứng ban đầu từ nhiều phía. Trước hết, là phản ứng từ phía ngành du lịch, họ lo việc áp dụng phụ phí này có thể làm giảm bớt lượng khách du lịch. Sự phản ứng này cũng có thể từ phía khách du lịch, kể cả khách nội địa và quốc tế. Kinh nghiệm quốc tế trong việc áp dụng các công cụ kinh tế cho bảo vệ môi trường đã chỉ ra rằng, có thể giảm bớt sự tiêu cực này bằng nhiều cách và thậm chí có thể biến những phản ứng ban đầu đó thành sự ủng hộ tích cực.

Bên cạnh sự sẵn lòng đóng góp của khách du lịch, để tăng nguồn thu cho Quỹ và nâng cao khả năng hỗ trợ, cần phải có một số cơ chế để tăng nguồn thu tiềm năng cho Quỹ từ: sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức trong nước và quốc tế, tiền lãi và các khoản lợi khác thu được từ hoạt động của Quỹ…

* Cơ chế giải ngân của Quỹ môi trường

Quỹ môi trường hoạt động nhằm phát triển bền vững KDL Hồ Núi Núi Cốc có thể cung cấp các khoản hỗ trợ không hoàn lại và cho vay.

Các dự án có thể như: hỗ trợ nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cho du khách và cộng đồng dân cư quanh hồ thông qua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các hoạt động truyền thông, giáo dục và đào tạo; Cải tạo chất lượng môi trường KDL; cung cấp vốn cho người dân quanh Hồ tham gia vào công tác trồng rừng và bảo vệ nguồn nước… Thông qua các hoạt động này để tạo ra cảnh quan môi trường sạch đẹp tại KDL Hồ Núi Cốc, hệ sinh thái khu vực hồ được đảm bảo.

Tiểu kết chƣơng 4

Vì mục tiêu phát triển KDL Hồ Núi Cốc theo hướng PTDLBV. UBND Tỉnh, Ban quản lý KDL và các đơn vị kinh doanh cần đề ra các định hướng phát triển chung và cụ thể cho việc phát triển DL theo từng giai đoạn.

Để thực hiện được những mục tiêu và định hướng phát triển cần tập trung vào các giải pháp quan trọng như: có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương, phát triển nguồn nhân lực, đa dạng hóa các hoạt động DL… đi kèm với đó là công tác bảo vệ và cải tạo môi trường. Có thể nghiên cứu để thành lập Quỹ môi trường cho KDL Hồ Núi Cốc hướng tới sự phát triển hài hòa giữa DL và môi trường tự nhiên./.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Đánh giá giá trị giải trí của KDL Hồ Núi Cốc là điều cần nhằm hướng tới PTDLBV. Từ đó có thể đánh giá được các nguồn lực và hiện trạng phát triển, đồng thời đề ra các chiến lược, kế hoạch và giải pháp phát triển DL trong tương lai. Từ thực tiễn triển khai đề tài, chúng tôi nhận thấy đề tài đã được các mục đích và yêu cầu đề ra là:

1. Nghiên cứu tiếp thu những lí luận cơ bản về đánh giá giá trị giải trí của một KDL bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó phương pháp ZTCM được lựa chọn để đánh giá giá trị giải trí của KDL Hồ Núi Cốc.

2. KDL Hồ Núi Cốc là một địa điểm giải trí nổi tiếng ngày càng thu hút được nhiều du khách trong nước và quốc tế. Hàng năm số lượng có hàng trăm nghìn du khách tới đây tham quan, nghỉ dưỡng, ngắm cảnh và tìm hiểu các giá trị văn hóa Việt Bắc. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển DL đã tạo ra những tác động tiêu cực đến cảnh quan môi trường.

2. Đánh giá giá trị giải trí có thể thông qua phương pháp chi phí du lịch theo vùng như nghiên cứu đã thực hiện. Giá trị được xác định cho KDL Hồ Núi Cốc là: 115,77 tỷ đồng (chưa kể lợi ích của du khách nước ngoài). Giá trị giải trí không phải là doanh thu từ hoạt động DL của KDL ở hiện tại và tương lai vì giá trị giải trí được xác định dựa trên sự sẵn lòng chi trả của du khách đến với KDL Hồ Núi Cốc.

3. Qua điều tra cũng cho thấy du khách rất quan tâm đến vấn đề môi trường và sẵn sàng bỏ ra một khoản chi phí ngoài những khoản chi trả. Tổng mức sẵn lòng chi trả của du khách cho vấn đề môi trường là 2,464 tỷ đồng. Đây là cơ sở cho việc thành lập một Quỹ môi trường ở KDL Hồ Núi Cốc.

4. Kết quả nghiên cứu có những đóng góp nhất định đối với việc thực hiện phát triển DL của KDL Hồ Núi Cốc ngày càng xứng đáng với tiềm năng, xứng đáng là đòn bẩy thúc đẩy DL Thái Nguyên phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nên tác giả mới dừng lại đánh giá giá trị giải trí mang lại cho du khách trong nước mà chưa đánh giá được với du khách nước ngoài; nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của du khách cho vấn đề môi trường chỉ mới dừng lại ở mức giả định nên lựa chọn của du khách không bị chi phối khi lựa chọn mức chi trả. Đây là hạn chế của đề tài cũng là gợi mở cho tác giả trong các nghiên cứu tiếp theo./.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Th.S Phùng Thanh Bình, Hướng dẫn sử dụng phần mềm kinh tế lượng Eviews 6.0, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, 2009.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch,

tại Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29/7/2003.

3. Nguyễn Thế Chinh (chủ biên), Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, Nxb Thống kê, 2003.

4. Nguyễn Thế Chinh (Chủ biên), Lê Thu Hoa, Lê Hà Thanh (2001), Bài giảng phát

triển bền vững, Dự án VIE/01/021, Khoa Kinh tế - Quản lí tài nguyên, Môi trường

và Đô thị, Trường ĐHKTQD, Hà Nội, 2006.

5. Chương trình kinh tế và môi trường Đông Nam Á, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí

Minh, tài liệu đọc thêm, tháng 8/2005.

6. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2009.

7. Trần Tiến Dũng, Phong Nha - Kẻ Bàng với phát triển du lịch bền vững, Tạp chí Du lịch Việt Nam, tháng 5/2005.

8. Trần Văn Đính (chủ biên), Giáo trình Kinh tế và Quản lý Du lịch, Nxb Lao động -

xã hội, 2004.

9. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2002.

10. Luật du lịch Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,

2005, có hiệu lực từ ngày 1/1/2006.

11. Phạm Trung Lương, Thực trạng và những vấn đề đặt ra để phát triển du lịch bền

vững, Tạp chí du lịch Việt Nam, tháng 2/2005.

12. Phạm Khánh Nam (chủ biên), Kinh tế tài nguyên và môi trường, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, 2005.

13. Phạm Hồng Quang, Ước lượng giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại

cụm đảo Hòn Mun: nhìn từ góc độ giá trị du lịch, Tạp chí Khoa học - Công nghệ

Thủy sản, số 04/2008.

14. Sở xây dựng Thái Nguyên, Nhà đầu tư Công ty TNHH DHEVANAND, Công ty TNHH R.K.V (Thái Lan), Công ty Cổ phần Trung Tín (Việt Nam), Đồ án quy

hoạch xây dựng vùng du lịch Hồ Núi Cốc đến năm 2020, tháng 1/2010.

15. Sở xây dựng Thái Nguyên, Nhà đầu tư Công ty TNHH DHEVANAND, Công ty TNHH R.K.V (Thái Lan), Công ty Cổ phần Trung Tín (Việt Nam), Báo cáo ý tưởng phát triển dự án KDL sinh thái Hồ Núi Cốc và khu vui chơi có thưởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

16. Trần Võ Hồng Sơn & Phạm Khánh Nam, Sử dụng phương pháp chi phí du hành

phân tích giá trị giải trí của cụm đảo san hồ Hòn Mun, tỉnh Khánh Hòa, 2004.

17. Nguyễn Văn Thanh, Đào tạo du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái với bảo vệ môi

trường, Tạp chí du lịch Việt Nam, tháng 12/2005.

18. Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 5/2008.

19. Vũ Quyết Thắng, Quy hoạch môi trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 5/2007.

20. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Địa lý du lịch, Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1999.

21. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) - Nguyễn Viết Thịnh - Lê Thông, Địa lý kinh tế - xã

hội đại cương, Nxb ĐHSP, Hà Nội, 2006.

22. Đỗ Thị Ánh Tuyết, Bài học kinh nghiệm về tổ chức và quản lý phát triển du lịch

của một số nước, Tạp chí du lịch Việt nam, 2005.

23. UBND tỉnh Thái Nguyên, Hội thảo du lịch Thái Nguyên tiềm năng và phát triển,

Một phần của tài liệu đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên (Trang 117 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)