7. Cấu trúc của luận văn
3.3.1. Mô hình đánh giá
Giả sử mỗi du khách đến với KDL Hồ Núi Cốc đều hiểu được giá trị của KDL mang lại cho mình và cho thế hệ mai sau. Nếu cá nhân i sẵn sàng chi trả một mức wi cho việc bảo tồn giá trị của Hồ Ba Bể (như: bảo tồn nguồn nước hồ, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ rừng…) thì tổng mức sẵn lòng chi trả phản ánh giá trị phi sử dụng của môi trường. Đến lượt mình, mức sẵn lòng chi trả lại phụ thuộc vào một loạt biến số của đối tượng được phỏng vấn như: thu nhập, độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, và những hiểu biết về sự nhận thức của mức độ cần thiết phải bảo vệ môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khi đó hàm số giữa mức sẵn lòng chi trả và các biến xã hội được mô tả như sau:
WTP = f(age,edu,sex,know,inco,cost) Trong đó: - WTP: Mức sẵn lòng chi trả
- Age: Độ tuổi của đối tượng phỏng vấn
- Edu: Trình độ học vấn của đối tượng phỏng vấn - Sex: Giới tính của đối tượng phỏng vấn
- Know: Sự hiểu biết của du khách về giá trị KDL Hồ Núi Cốc - Inco: Thu nhập của đối tượng phỏng vấn
- Cost: Chi phí cho chuyến đi của du khách
3.3.2. Thiết lập thị trƣờng giả tƣởng
Xác định mức sẵn lòng chi trả của du khách, tác giả tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi đối với khách tham quan. Các thông tin cần thu thập gồm:
- Thông tin về cảm nhận của du khách đối với cảnh quan môi trường KDL Hồ Núi Cốc; Những điểm du khách hài lòng và không hài lòng tại KDL Hồ Núi Cốc;…
- Thông tin về sự sẵn lòng chi trả của du khách cho vấn đề bảo vệ và cải tạo môi trường KDL Hồ Núi Cốc. Đề tài đặt giả định “Ông (bà) có sẵn lòng đóng góp thêm một khoản kinh phí (ngoài mức phí tham qua đã trả) để bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường của KDL không?”
Bảng hỏi sử dụng phương pháp đưa ra sẵn các mức chi trả để đối tượng được phỏng vấn lựa chọn. Trên thực tế cách này phù hợp với đối tượng là khách trong nước vì du khách chưa quen với các cuộc phỏng vấn. Mặt khác, người thực hiện phỏng vấn được gặp trực tiếp đối tượng phỏng vấn nên có thể giải thích để người trả lời hiểu và lựa chọn một mức chi trả ngẫu nhiên, thậm chí không phụ thuộc vào mức mà phiếu điều tra đưa ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.3.3. Số lƣợng du khách sẵn lòng đóng góp
Trong số 185 du khách được hỏi về mức độ sẵn lòng chi trả cho vấn đề bảo vệ môi trường tại KDL Hồ Núi Cốc - Thái Nguyên có 140 khách đồng ý đóng góp (chiếm 75,7%); không đồng ý đóng góp 45 khách (24,3%). Có 30/32 khách quốc tế sẵn lòng chi trả chiếm 93,7%.
Tác giả cũng đã thiết kế câu hỏi để tìm câu trả lời cho lí do du khách chưa sẵn lòng chi trả. Cụ thể như sau:
Bảng 3.13: Lí do không đóng góp của khách du lịch nội địa
LÍ DO KHÔNG ĐÓNG GÓP Người Tỷ lệ (%)
Tôi không quan tâm tới việc này 8 17.8
Chi phí của chuyến đi quá cao rồi 32 71.1
Việc đóng góp không giải quyết được vấn đề 12 26.7
Công ty du lịch Hồ Núi Cốc phải tự trang trải chi phí này 8 17.8
Việc đóng góp phải từ ngân sách nhà nước hoặc tổ chức khác 23 51.1
Ý kiến khác 9 20.0
Tổng số khách không đồng ý đóng góp 45
Nguồn: Tác giả tính toán từ kết quả điều tra
Qua phỏng vấn trực tiếp du khách lí do chưa sẵn lòng chi trả cho việc bảo vệ Hồ Núi Cốc thì có đến 71,1 % số câu trả lời là chi phí của chuyến đi quá cao rồi, trong đó giá vé và chi phí DL quá đắt nên du khách không sẵn lòng đóng góp thêm. Đối với khách DL quốc tế có 2 ý kiến: không quan tâm tới việc đóng góp và việc đóng góp không giải quyết được vấn đề.
Tuy số lượng du khách chưa sẵn lòng đóng góp cho vấn đề môi trường chưa phải là cao, nhưng cũng rất đáng để quan tâm bởi lí do du khách đưa ra không phải vì không quan tâm đến vấn đề môi trường mà do chi phí chuyến đi quá cao. Một số khách cũng bày tỏ nếu giá vé và vé vào các cửa vui chơi giảm xuống thì du khách sẵn sàng đóng góp cho môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
WTP Đồng/Người
Độ tuổi
3.3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự chi trả của du khách
* Giới tính
Theo kết quả điều tra với khách DL nội địa bình quân nam giới sẵn lòng chi trả 12.736,30 đồng/người, nữ giới là 12.573,40 đồng/người. Khách quốc tế, nam giới sẵn lòng chi trả 0,8735 USD/người, nữ giới 1,1643 USD/người.
* Độ tuổi của du khách
Theo kết quả điều tra độ tuổi của du khách cũng ảnh hưởng đến mức độ sẵn lòng chi trả. Những du khách ở độ tuổi từ 25 - 45 thì mức sẵn lòng chi trả cao hơn ở các độ tuổi khác. Những du khách ở độ tuổi này thường có thu nhập ổn định và họ quan tâm nhiều tới vấn đề môi trường. Mức sẵn lòng chi trả cao nhất là độ tuổi từ 41 - 50 tuổi, trung bình 15.424,57 đồng/người đối với khách nội địa; khách quốc tế 1,2363 USD/người.
Hình 3.8: Độ tuổi của khách du lịch nội địa và sự sẵn lòng chi trả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
WTP (USD/Người)
Độ tuổi
Hình 3.9: Độ tuổi của khách du lịch quốc tế và sự sẵn lòng chi trả
Nguồn: Tác giả xử lí theo số liệu điều tra
* Trình độ học vấn
Bảng 3.14: Trình độ học vấn và mức sẵn lòng chi trả của khách du lịch
TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN
KHÁCH NỘI ĐỊA KHÁCH QUỐC TẾ
Số khách (người) Sẵn lòng chi trả (Đồng/người) Số khách (người) Sẵn lòng chi trả (USD/người) Tiểu học 3 4778,45 - 0 Trung học cơ sở 12 8876,41 - 0 Trung học phổ thông 31 10668,12 8 0,9131 Cao đẳng/Đại học 69 14356,31 17 1,0241 Thạc sỹ/ Tiến sỹ 21 14387,74 5 1,1123 Khác 4 6887,37 - 0 Tổng số khách điều tra 140 30
Nguồn: Tác giả xử lí từ kết quả điều tra
Theo kết quả điều tra, sự sẵn lòng chi trả trung bình của khách DL nội địa cao nhất là nhóm du khách có trình độ thạc sỹ/tiến sỹ: 14.387,74 đồng/người; Nhóm học sinh tiểu học thì mức sẵn lòng thấp nhất 4.778,45 đồng/người. Đối với khách DL quốc tế cũng không có sự khác biệt lớn cao nhất là những du khách có trình độ Thạc sỹ/Tiến Sỹ 1,1123 USD/người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
∑WTP của du khách được điều tra WTP trung bình của du khách =
Tổng số du khách được điều tra
Qua những kết quả điều tra trên cho thấy giới tính, độ tuổi và trình độ học vấn có mối quan hệ chặt chẽ với mức sẵn lòng chi trả. Với độ tuổi và trình độ học vấn cao du khách sẵn lòng chi trả nhiều hơn ở những nhóm du khách khác. Điều này phản ánh đúng thực tế những người có tuổi lớn hơn, trình độ học vấn cao hơn thường có nhận thức tốt hơn về tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
3.3.5. Mức độ sẵn lòng chi trả của khách du lịch
3.3.5.1. Mức độ sẵn lòng chi trả trung bình của khách du lịch
Sau khi tiến hành xử lí số liệu về mức sẵn lòng chi trả của du khách, tác giả lập bảng phân chia WTP theo các mức khác nhau cho khách nội địa và khách quốc tế. Số khách không sẵn lòng chi trả thì WTP bằng 0.
Công thức tính mức sẵn lòng chi trả trung bình của khách du lịch:
Trong đó: WTP: Mức sẵn lòng chi trả
∑WTP: Tổng mức sẵn lòng chi trả Kết quả mức WTP được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.15: Các mức sẵn lòng chi trả của khách du lịch nội địa
Mức WTP Số khách (người) Thành tiền (đồng) 0 45 0 5.000 18 90.000 7.000 15 105.000 10.000 28 280.000 12.000 24 288.000 15.000 19 285.000 18.000 21 378.000 23.000 15 345.000 Tổng cộng 185 1.771.000
Mức sẵn lòng chi trả trung bình của khách du lịch 9.572,98
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.16: Các mức sẵn lòng chi trả của khách du lịch quốc tế
Mức WTP Số khách (người) Thành tiền (USD)
0,0 2 0,000 0,5 15 7,500 1,0 4 4,000 1,3 6 7,800 2,0 3 6,000 2,5 2 5,000 3,0 0 0,000 4,0 0 0,000 Tổng cộng 32 30,300
Mức sẵn lòng chi trả trung bình của khách du lịch 0,9469
Nguồn: Tác giả xử lí từ kết quả điều tra
Kết quả phân tích mẫu điều tra cho thấy, mức chi trả thường thấy ở du khách nội địa là từ 10.000 - 18.000 (đồng/ người). Khách du lịch quốc tế mức sẵn lòng chi trả được lựa chọn nhiều là 0,5 USD/người.
Như vậy, mức sẵn lòng chi trả của khách du lịch nội địa là 9.572,98 đồng/người, khách du lịch quốc tế là 0,9469 USD/người.
3.3.5.2. Xác định mức sẵn lòng chi trả của tổng lượng khách du lịch
Công thức xác định mức sẵn lòng chi trả của tổng lượng khách du lịch:
∑WTP của tổng lượt khách du lịch = WTP trung bình của khách du lịch x N
Trong đó: N là tổng lượng khách du lịch trong năm 2008
Tổng lượt khách du lịch nội địa năm 2008 là: N = 204.453 (người) Tổng lượt khách du lịch quốc tế năm 2008 là: N = 31.547 (người) Khi đó, sự sẵn lòng chi trả của tổng lượt khách du lịch nội địa là:
9.572,98 x 204.453 = 1.957.224.480 (đồng)
Với tỷ giá USD trung bình tại thời điểm tháng 5 năm 2008 là 1 USD = 16.973 đồng, vậy sự sẵn lòng chi trả của tổng lượt khách du lịch quốc tế là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
0,9469 x 16.973 x 31.547 = 507.014.983 (đồng)
Như vậy, có thể ước tính số tiền mà tổng lượt khách du lịch sẵn lòng chi trả hàng năm cho KDL Hồ Núi Cốc là:
1.957.224.480 + 507.014.983 = 2.464.239.463 (đồng)
(Hai tỷ bốn trăm sáu mươi tư triệu hai trăm ba mươi chín nghìn bốn trăm sáu mươi ba đồng)
3.3.6. Hƣớng sử dụng nguồn tiền đóng góp
Trong bảng hỏi tác giả cũng tiến hành thiết kế câu hỏi về hướng sử dụng số tiền được đóng góp cho vấn đề bảo vệ môi trường tại KDL Hồ Núi Cốc. Câu trả lời nhận được cụ thể như sau:
Bảng 3.17: Ý kiến của du khách nội địa về hướng sử dụng nguồn tiền đóng góp
HƯỚNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐÓNG GÓP
KHÁCH NỘI ĐỊA KHÁCH QUỐC TẾ
Người Tỷ lệ
(%) Người Tỷ lệ
(%)
Thành lập quỹ bảo vệ và cải thiện Môi trường
Hồ Núi Cốc 53 37,9 14 46.7 Chi trực tiếp cho hoạt động trồng rừng, bảo vệ
nguồn nước 83 59,3 6 20.0 Hỗ trợ cộng đồng dân cư địa phương cải thiện
sinh kế không phá hủy môi trường 4 2,8 8 26.7 Hỗ trợ công ty du lịch để tăng nguồn đầu tư cho
bảo vệ môi trường 0 0 1 3.3 Ý kiến khác 0 0 1 3.3
Tổng số khách đồng ý đóng góp 140 30
Nguồn: Tác giả xử lí dựa trên kết quả điều tra
Theo bảng trên có thể nhận thấy dễ dàng rằng phần đông du khách lựa chọn cách đóng góp trực tiếp cho các hoạt động trồng rừng và bảo vệ nguồn nước (chiếm 59,3%), tiếp đến là việc thành lập một quỹ bảo vệ và cải thiện môi trường.
Ý kiến của khách quốc tế cũng có sự chênh lệch nhiều so với ý kiến của khách nội địa. Phần đông số khách được hỏi lựa chọn câu trả lời là nên thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lập một quỹ bảo vệ và cải thiện môi trường. Họ cũng đưa ra rất nhiều ví dụ ở những nơi họ đến các KDL cũng thành lập một quỹ để hỗ trợ cho vấn đề môi trường như: KDL Mai Châu - Hòa Bình thu mỗi khách du lịch 5.000 đồng phụ phí để hỗ trợ cộng đồng dân cư….
3.5.7. Thông tin từ các ý kiến khác
Khi được hỏi thêm về cách huy động nguồn vốn đóng góp đa phần du khách đều đưa ra ý kiến có thể thu thêm như một khoản phụ phí (85% số ý kiến). Tuy nhiên, du khách cũng rất quan tâm đến cơ quan quản lý và cách sử dụng nguồn tiền mà mình đóng góp. Du khách cũng đưa ra ý kiến cần tạo ra một cơ quan quản lý riêng nguồn quỹ đặt dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Ban quản lý KDL Hồ Núi Cốc. Nguồn tiền được huy động có thể được sử dụng cho các mục đích cải tạo nguồn nước hồ, trồng rừng hoặc hỗ trợ cộng đồng cư dân tạo sinh kế để giảm tác động đến môi trường tự nhiên.
Như vậy, có thể kết luận rằng du khách sẵn lòng đóng góp thêm một khoản chi phí ngoài khoản chi phí đã bỏ ra để sử dụng cho việc bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường. Điều du khách quan tâm là nguồn quỹ đó phải thật sự được đầu tư cho vấn đề môi trường và nhiều ý kiến của du khách cho rằng nên thành lập một quỹ môi trường cho KDL Hồ Núi Cốc. Quỹ này nên tập trung giải quyết những vấn đề môi trường tại Hồ Núi Cốc và hỗ trợ các dự án trồng rừng để bảo vệ nguồn nước.
Tiểu kết chƣơng 3
Trong chương 3 đã đưa ra được mục tiêu, nhiệm vụ và quy trình thiết kế bảng hỏi phỏng vấn. Số liệu điều tra đã được xử lý thành các bảng, biểu đồ theo các phần: đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tượng được phỏng vấn, các thông tin chung về chuyến đi và mức sẵn lòng chi trả của du khách cho hoạt động bảo vệ môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Dựa trên những giả thiết cơ bản, tác giả sử dụng phương pháp ZTCM để xác định giá trị giải trí của KDL Hồ Núi Cốc; xác định tổng mức WTP cho vấn đề bảo vệ môi trường bằng phương pháp CVM, cùng với sự hỗ trợ của phần mềm kinh tế lượng Eview 6.0 . Kết quả: giá trị giải trí do cảnh quan và các dịch vụ du lịch mà Hồ Núi Cốc mang lại năm 2008 là 115,767 tỷ đồng và tổng mức sẵn lòng chi trả của du khách 2,464 tỷ đồng. Đây là những kết quả quan trọng UBND tỉnh, UBND các huyện, Ban quản lý KDL Hồ Núi Cốc và các đơn vị kinh doanh có chiến lược trong kinh doanh hợp lý, kết hợp khai thác tiềm năng để phát triển DL đi đôi với bảo vệ môi trường nhằm hướng tới PTDLBV KDL Hồ Núi Cốc trong tương lai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chương 4
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH HỒ NÖI CỐC - THÁI NGUYÊN
4.1. CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG
4.1.1. Chủ trƣơng phát triển DL của tỉnh Thái Nguyên
Phát triển DL là một chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước góp phần thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá, làm cho “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Trong báo cáo sửa đổi bổ sung quy hoạch phát triển DL năm 2010, định hướng 2015 và tầm nhìn năm 2020 tỉnh Thái Nguyên đã xác định rõ chủ trương phát triển DL trong giai đoạn hiện nay là:
- Phát triển DL Thái Nguyên đồng thời phải đạt hiệu quả trên nhiều mặt: Kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Hoạt động DL có tính xã hội hoá cao, do vậy phát triển DL Thái Nguyên là sự nghiệp của toàn dân, là nhiệm vụ và trách nhiệm của các cấp, các ngành,