7. Cấu trúc của luận văn
2.6.4. Nguyên nhân của những tồn tại
- Những năm qua việc các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương lơi lỏng công tác quản lí, bảo vệ lòng hồ nên dân trong diện di chuyển tự ý quay trở lại lấn chiếm lòng hồ.
- Cơ chế chính sách của tỉnh chưa phù hợp với nguyện vọng và quyền lợi của nhân dân. Sau khi khoán bảo vệ và khoanh nuôi - chấm dứt hợp đồng chuyển rừng từ dự án PAM sang rừng phòng hộ khi thu hoạch người dân không được hưởng quyền lợi gì nên người dân chưa đồng tình và tự ý chặt phá rừng trái phép.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, trách nhiệm của các cơ quan chức năng chưa cao ( việc cấp giấy phép chứng nhận quyền sử dụng đất cho gần 200 hộ dân ở trong lòng hồ dưới COS cho phép; việc giám sát quản lí khi được phép khai thác 60,4 ha rừng…), chưa có sự kiểm soát thường xuyên để phát hiện kịp thời những phát sinh - tiêu cực trong khu vực để có biện pháp xử lí.
- Dân trong vùng hồ chưa được học tập, tìm hiểu về luật pháp và tầm quan trọng của rừng phòng hộ và việc bảo vệ tài nguyên - môi trường vùng hồ.
- Định biên cán bộ bảo vệ và phương tiện làm việc cho lâm nghiệp cấp xã, Ban quản lí rừng phòng hộ, Ban quản lý KDL Hồ Núi Cốc, kiểm lâm còn thiếu chưa đáp ứng được nhiệm vụ yêu cầu.
- Khi thực hiện chủ trương chuyển rừng phòng hộ thuần túy sang rừng phòng hộ kết hợp DL sinh thái, khi khai thác rừng phòng hộ thuần túy để trồng rừng mới dân không được hưởng lợi nên đã lợi dụng khai thác trái phép. - Trong những năm qua Ban quản lý KDL chưa thường xuyên kiểm tra nắm bắt tình hình, các diễn biến, phát sinh xảy ra để báo cáo các cấp, ngành phối hợp thực hiện và ngăn chặn.
2.7. PHÂN TÍCH SWOT CHO KHU DU LỊCH HỒ NÖI CỐC
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. SWOT là viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ). SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. Trong đó, Strengths và Weaknesses là các yếu tố nội tại của công ty còn Opportunities và Threats là các nhân tố tác động bên ngoài SWOT cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối đến khả năng cạnh tranh của công ty.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phân tích SWOT ở KDL Hồ Núi Cốc
* Strenghth (Điểm mạnh)
- Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam (đặc biệt trong ngành dịch vụ) - Phí nhân công rẻ so với các KDL của các nước tiên tiến
- Kề sát bên cạnh Hồ Núi Cốc là Tam Đảo nổi tiếng với các loại hình vui chơi, nghỉ dưỡng trên núi.
- DL phát huy đặc điểm tự nhiên, lịch sử, văn hóa và cảnh quan theo quy hoạch DL chung của tỉnh được đánh giá cao.
- Việc xây dựng đường số 3 mới, đường vành đai 5 sẽ nâng cao tính thuận tiện giao thông từ nội thành Hà Nội.
- Ở vị trí cách xa vừa phải so với trung tâm thành phố, với các khu giải trí với nhiều đặc điểm tự nhiên phong phú (cách Hà Nội khoảng 80km, cách trung tâm TP Thái Nguyên gần 15km).
- Gần sân bay Nội Bài (cách khoảng 60km) thuận tiện cho khách ở những tỉnh xa và khách quốc tế đến với Hồ Núi Cốc.
- KDL Hồ Núi Cốc có những truyền thuyết mang tính lịch sử, hồ nước tuyệt đẹp và 89 đảo xung quanh.
- Có những sản vật giàu tính văn hóa, những tác phẩm nghệ thuật của các dân tộc thiểu số và những loại trà hảo hạng.
- Bầu không khí độc đáo, được bao bọc bởi núi.
* Wedkness (điểm yếu)
- Hiện nay giao thông còn chưa được thuận tiện (cần xây dựng đường xá) - Chưa được nhiều người biết đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Opportunity (Cơ hội)
- Do tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước nhanh chóng cũng như sự gia tăng nhu cầu nghỉ dưỡng trong nước, do đó số khách DL trong nước dự kiến cũng sẽ tăng mạnh.
- Ngành công nghiệp DL với trọng tâm là tự nhiên - lịch sử - văn hóa đang dần trở thành xu hướng quốc tế.
- Thái Nguyên có Viện bảo tàng dân tộc lịch sử nổi tiếng, là hình ảnh của một thành phố có chiều sâu về lịch sử - văn hóa.
- Việc xây dựng đường cao tốc kết nối công viên quốc gia Tam Đảo (trong tương lai) và Thái Nguyên làm tăng tiềm năng của khu vực.
- Từ điều kiện địa lí, có thể thu hút được số khách từ Trung Quốc, một nước có sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc (quá nửa khách DL từ nước ngoài hiện nay là người Trung Quốc).
* Threats (sự lo ngại)
- Các khu nghỉ dưỡng cao cấp tương tự cũng sẽ được xây dựng theo sự tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, thông qua việc phân tích bằng phương pháp SWOT đã cho thấy rõ những điểm mạnh vượt trội của KDL Hồ Núi Cốc cũng như những khó khăn, tồn tại mà KDL cần khắc phục và hạn chế. Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên, Ban quản lý KDL và các đơn vị kinh doanh tại vùng Hồ Núi Cốc cũng cần nắm bắt được những cơ hội trong thời gian để đưa ra được những chiến lược kinh doanh hợp lý tận dụng được cơ hội và hạn chế những lo ngại do các yếu tố bên ngoài mang lại.
Tiểu kết chƣơng 2
Trong những năm gần đây hoạt động của các ngành kinh tế xung quanh vùng Hồ Núi Cốc, đã và đang phát triển góp phần làm thay đổi cảnh quan khu vực. Hồ Núi Cốc đã được công nhận là KDL tầm cỡ quốc gia, một khu DL thu hút được nhiều khách DL trong, ngoài tỉnh và khách quốc tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thời gian qua Hồ Núi Cốc đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu nghỉ dưỡng cuối tuần, rừng, mặt nước, các điểm DL sinh thái đang được hình thành, kết hợp với những dự án đầu tư phát triển rừng phòng hộ kết hợp DL sinh thái vùng Hồ Núi Cốc; Dự án đầu tư xây dựng vùng đảo sinh thái, vùng DL làng nghề…; Dự án tôn tạo nâng cấp hạ tầng cơ sở DL Hồ Núi Cốc… Nhờ vậy Hồ Núi Cốc đang từng bước khai thác những lợi thế của mình.
Tuy nhiên, trong quá trình khai thác tài nguyên DL cũng đã tạo ra tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên. Trong thời gian tới cần Ban quản lý Hồ Núi Cốc cũng như các đơn vị kinh doanh cần có những điều chỉnh cho phù hợp sao cho vừa khai thác tiềm năng để phục vụ DL, nhưng vẫn đảm bảo cho hệ sinh thái vùng Hồ Núi Cốc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chương 3
ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ CỦA KHU DU LỊCH HỒ NÖI CỐC BẰNG PHƢƠNG PHÁP CHI PHÍ DU LỊCH THEO VÙNG 3.1. THIẾT KẾ BẢNG HỎI VÀ QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA
3.1.1. Mục tiêu điều tra
Mục tiêu điều tra là thu được những thông tin cần thiết đáp ứng cho mục đích nghiên cứu và tổng hợp số liệu liên quan như:
- Các thông tin chung về chuyến đi của du khách như: địa điểm xuất phát, thời gian lưu trú, số người cùng đi trong đoàn, mục đích, chi phí cho chuyến đi… những thông tin này sẽ là cơ sở cho việc phân chia vùng khách du lịch, đồng thời xác định được tổng giá trị của KDL Hồ Núi Cốc.
- Các thông tin chung về chuyến đi của du khách như: địa điểm xuất phát, thời gian lưu trú, số người cùng đi trong đoàn; mục đích, các chi phí cho chuyến đi… Những thông tin này sẽ là cơ sở cho việc phân chia vùng khách du lịch, xây dựng đường cầu du lịch và xác định giá trị giải trí của KDL Hồ Núi Cốc.
- Đánh giá của khách DL về chất lượng môi trường KDL: những yếu tố môi trường nào làm tăng tính hấp dẫn đối với du khách, yếu tố môi trường nào du khách chưa hài lòng.
- Các thông tin về các yếu tố liên quan đến mức sẵn lòng chi trả (WTP) của du khách. Thông tin cần thiết ở phần này là xác định được sự sẵn lòng chi trả của du khách cho hoạt động bảo vệ môi trường và hướng sử dụng nguồn vốn được quyên góp.
- Đánh giá giá trị giải trí của KDL Hồ Núi Cốc bằng phương pháp chi phí du lịch theo vùng (ZTCM), từ đó xác định giá trị cảnh quan của KDL Hồ Núi Cốc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Đồng thời, bảng hỏi cũng được thiết kế để xác định mức sẵn lòng chi trả của du khách cho mục đích bảo vệ môi trường bằng phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM).
3.1.2. Thiết kế bảng hỏi phỏng vấn
Đề tài sử dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị giải trí và phương pháp định giá ngẫu nhiên để tìm hiểu mức sẵn lòng chi trả của du khách về các vấn đề môi trường. Cả hai phương pháp đều sử dụng nguồn số liệu điều tra về chi phí du lịch và mức sẵn lòng chi trả của khách du lịch. Do đó để tiến hành thu thập, phân tích số liệu bảng hỏi được chia ra làm 3 phần:
- Phần 1: Các thông tin chung về chuyến đi của du khách
Bảng hỏi được thiết kế nhằm tìm được các thông tin và cách thức mà du khách biết đến KDL Hồ Núi Cốc; điểm xuất phát; số lần đã đến KDL Hồ Núi Cốc; số người trong nhóm; mục đích chuyến đi; thời gian lưu trú; công việc thay thế nếu du khách không tới KDL Hồ Núi Cốc. Đặc biệt quan trọng nhất ở phần này là thống kê được tổng chi phí của du khách trong chuyến đi, bảng hỏi thiết kế cụ thể những phần như sau:
1. Phương tiện mà du khách sử dụng: Du khách bộc lộ các phương tiện đi lại từ điểm xuất phát tới Hồ Núi Cốc bằng xe buýt, xe máy, xe hơi riêng, máy bay, thuê xe. Thông tin nhận được từ câu trả lời là cơ sở cho việc phân chia vùng khách du lịch theo khoảng cách tới KDL Hồ Núi Cốc, đồng thời xác định được chi phí đi lại, chi phí thời gian của du khách.
2. Chi tiêu của du khách cho chuyến đi: sau khi khảo sát thực tế tác giả đã tiến hành thống kê chi tiêu của một khách du lịch khi tới KDL Hồ Núi Cốc, chi phí bao gồm chi phí đi lại (vé tàu xe khứ hồi), phí vào cửa tham quan, chi phí vào các điểm vui chơi, tiền trọ, chi phí ăn uống, chi phí giải trí (chụp ảnh, câu cá, chơi tennis…), mua sắm đồ lưu niệm, và một số chi phí khác (trông xe, gửi đồ, thuê quần áo tắm,…). Việc thu thập thông tin từng khoản chi phí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đôi khi gặp nhiều khó khăn vì du khách thường không nhớ hết các khoản chi phí, nhưng du khách có thể ước lượng tổng chi phí cho toàn bộ chuyến đi.
- Phần 2 : Mức độ hài lòng và sẵn lòng chi trả của du khách đối với KDL Hồ Núi Cốc
Những câu hỏi được thiết kế trong phần này mục đích để du khách bộc lộ những hoạt động mà du khách ưa thích tại KDL Hồ Núi Cốc; chất lượng dịch vụ; mức độ hài lòng... Trong phần này quan trọng là điều tra được mức sẵn lòng chi trả (WTP) của khách du lịch (ngoài những khoản đã chi phí) cho hoạt động bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường của KDL; mong muốn của du khách khi sử dụng nguồn vốn đóng góp. Bảng hỏi cũng đặt ra câu hỏi và địa điểm thay thế nếu du khách không hài lòng về quyết định tới Hồ Núi Cốc của mình. Trong phần này, ngoài những câu hỏi có sẵn trong bảng hỏi tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp tìm hiểu ý kiến của du khách như : “Theo Ông (Bà) KDL cần phải tổ chức thêm những loại hình dịch vụ nào không?”, “Theo Ông (Bà) KDL Hồ Núi Cốc cần làm gì để thu hút thêm nhiều khách du lịch?”, “Cảm nhận của Ông (Bà) về KDL Hồ Núi Cốc?”… Qua những câu hỏi như vậy thu nhận được thêm nhiều ý kiến khác nhau phục vụ cho quá trình nghiên cứu và đề xuất kiến nghị cho việc cải thiện, nâng cao giá trị của KDL.
- Phần 3: Thông tin về đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách
Phần này thiết kế gồm các thông tin về địa chỉ hiện nay; giới tính; tình trạng hôn nhân; tuổi (đối với khách quốc tế bảng hỏi thiết kế phân chia theo các mức tuổi khác nhau); nghề nghiệp; trình độ học vấn và thu nhập. Các thông tin này có ý nghĩa quan trọng để xem xét hành vi của du khách, nhu cầu DL, nhận thức của du khách với vấn đề bảo vệ môi trường, khả năng chi trả cho chuyến đi và sự sẵn lòng chi trả. Các thông tin này có liên quan chặt chẽ tới chi tiêu của du khách và mức đóng góp cho bảo vệ môi trường. (Cụ thể xem phần phụ lục).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.1.3. Mẫu điều tra
Đề tài tiến hành thu thập số liệu điều tra từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2010 là thời điểm thường có nhiều khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng hàng năm. Có hai hình thức được áp dụng:
1. Gửi phiếu điều tra tới du khách để du khách tự trả lời. Tác giả đã tiến hành gửi phiếu điều tra tại lễ tân của các khách sạn trong KDL Hồ Núi Cốc. Ngoài ra tác giả cũng gửi phiếu tới một số công ty lữ hành thường có khách du lịch vào thăm Hồ Núi Cốc. Theo cách này thì số lượng phiếu phát ra tương đối nhiều, tuy nhiên khi thu nhận lại thì có nhiều phiếu phải loại bỏ do thông tin du khách cung cấp không đầy đủ.
2. Phỏng vấn trực tiếp du khách: Tác giả sử dụng chủ yếu hình thức này để trực tiếp giải thích cho du khách cách thức trả lời bảng hỏi, đồng thời giải thích một số thắc mắc của du khách trong quá trình điều tra. Ngoài ra trong quá trình phỏng vấn trực tiếp có thể thu được những thông tin mà du khách muốn chia sẻ. Với hình thức này kết quả phỏng vấn là đáng tin cậy.
3.1.4. Tổ chức điều tra
Dựa vào mục tiêu nghiên cứu để xác định các thông tin và số liệu cần thu thập từ du khách. Tác giả tiến hành thiết kế bảng hỏi với đầy đủ nội dung cần thiết. Sau đó, trước khi thực hiện điều tra chính thức tác giả đã trực tiếp phỏng vấn thử trên nhóm tập trung; thu thập những góp ý từ nhóm tập trung, đối chiếu với những thông tin và độ chính xác của số liệu cần thu thập. Từ đó, hiệu chỉnh lại bảng câu hỏi cho đến khi đạt yêu cầu mong muốn.
Bảng hỏi được hoàn thành và được tiến hành phỏng vấn trực tiếp vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2010. Thực hiện hình thức này, tác giả cùng một đoàn sinh viên đã trực tiếp tới KDL Hồ Núi Cốc phỏng vấn du khách. Đề tài đã phỏng vấn ngẫu nhiên hơn 300 khách du lịch. Kết quả thu nhận được 217 phiếu có thể sử dụng được (32 phiếu của khách quốc tế; 185 phiếu của khách nội địa).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn