Kết quả điều tra chi phí du lịch và mức sẵn lòng chi trả của du khách

Một phần của tài liệu đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên (Trang 106 - 133)

7. Cấu trúc của luận văn

4.1.4. Kết quả điều tra chi phí du lịch và mức sẵn lòng chi trả của du khách

Kết quả điều tra của tác giả cho thấy giá trị giải trí của KDL Hồ Núi Cốc mang lại cho du khách không chỉ là con số doanh thu (năm 2008 là 10,4 tỷ đồng) mà còn cao hơn rất nhiều (năm 2008 - 115,77 tỷ đồng theo kết quả điều tra). Điều đó chứng tỏ vai trò cũng như giá trị của KDL Hồ Núi Cốc tới du khách là rất lớn.

Qua điều tra cũng cho thấy có đến 75,7% khách nội địa và 93,7% khách quốc tế sẵn lòng đóng góp thêm một khoản tiền ngoài những khoản đã chi để hỗ trợ cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại KDL Hồ Núi Cốc. Với tổng mức đóng góp trung bình là 2,5 tỷ đồng/ năm (con số này còn tăng lên theo số lượng du khách). Đây là khoản tiền đáng kể để hỗ trợ cho Ban quản lý Hồ Núi Cốc thực hiện các dự án bảo vệ và cải tạo môi trường.

4.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH HỒ NÖI CỐC 4.2.1. Những định hƣớng chung

- Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của mỗi địa phương, tiềm năng DL ở mỗi vùng và quy hoạch tổng thể phát triển DL chung toàn tỉnh, các đơn vị trực thuộc quản lý và khai thác tại KDL Hồ Núi Cốc lập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quy hoạch xây dựng các cơ sở DL - nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch, thúc đẩy phát triển và mở rộng khả năng DL vùng. Đồng thời phải duy tu, tôn tạo, nâng cấp các địa điểm tham quan, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách DL, phát triển các hình thức DL phù hợp, gắn vùng DL Hồ Núi Cốc với DL tỉnh và DL cả nước.

- Tiếp tục triểu khai và hoàn thành công trình bãi đỗ xe tại KDL Hồ Núi Cốc; hoàn thiện dự án cơ sở hạ tầng đường hai chiều Hồ Núi Cốc (lát vỉa hè, trồng cây xanh, đèn đường…); công trình đường Quang Trung - Đán - Núi Cốc để đưa vào sử dụng phục vụ khách tham quan được thuận lợi.

- Tiếp tục triển khai dự án đường DL ven Hồ Núi Cốc đã được phê duyệt để hoàn thiện toàn tuyến công trình đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu khách tham quan DL lưu thông đường bộ ven hồ từ bờ Bắc - bờ Nam hồ (dự án còn hai gói thầu xây dựng cầu chưa được thực hiện).

- Khảo sát lập dự án phát triển đường DL bờ Tây và Tây Bắc Hồ Núi Cốc (hiện tại chỉ có đường dân sinh); các dự án phát triển hệ thống xử lý rác thải, hệ thống cấp, thoát nước, đường điện…đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội dân cư địa phương cũng như định hướng phát triển tổng thể KDL Hồ Núi Cốc đến 2015.

- Trình chính phủ công nhận KDL Hồ Núi Cốc Thái Nguyên trở thành khu DL cấp quốc gia theo quy định của luật DL và nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 1/6/2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều luật DL.

- Khảo sát lập dự án quy hoạch tổng thể phát triển khu DL sinh thái Hồ Núi Cốc và các xã phía Tây huyện Đại Từ nằm dưới chân dãy núi Tam Đảo thành KDL quốc gia (thuê chuyên gia tư vấn quy hoạch quốc tế thực hiện). Phát triển loại hình DL sinh thái như địa danh: Hồ Núi Cốc, núi Tam Đảo, hồ Vai Miếu, thác Boong Boong, thác Cửa Tử … DL văn hoá lịch sử như: di tích Lưu Nhân Chú, di tích 27/7 ngày thương binh liệt sĩ…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Hoàn thành công tác khảo sát lập dự án thiết kế đường hầm xuyên Tam Đảo - Thái Nguyên năm 2010, triển khi thi công từ 2011-2013, là cơ sở tiền đề phát triển KDL trọng điểm quốc gia Hồ Núi Cốc vào năm 2015.

- Giai đoạn từ 2011-2015: thu hút nhà đầu tư trong nước quốc tế tham gia các dự án chi tiết phát triển dịch vụ DL vào Hồ Núi Cốc như: đầu tư xây dựng khu DL khách sạn- vui chơi giải trí trung tâm thương mại tổng hợp đạt tiêu chuẩn 4 đến 5 sao tại khu DL Hồ Núi Cốc trở thành khu DL có tầm cỡ quốc tế và khu vực giai đoạn 2016-2020, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách DL quốc tế đến với KDL quốc gia Hồ Núi Cốc.

4.2.2. Định hƣớng không gian phát triển khu du lịch Hồ Núi Cốc đến năm 2020

Căn cứ vào tiềm năng mối liên hệ liên vùng và chiến lược phát triển DL của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020 định hướng phát triển không gian KDL Hồ Núi Cốc được quy hoạch cụ thể như sau:

4.2.2.1. Khu hoạt động du lịch chính

Phát triển các điểm DL xung quanh Hồ Núi Cốc như Núi Văn, Núi Võ, thác suối ven núi Tam Đảo, DL cáp treo từ Hồ Núi Cốc đi tháp truyền hình Tam Đảo, địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định lấy ngày 27 tháng 7 là ngày thương binh liệt sĩ tại xã Hùng Sơn (huyện Đại Từ). Các phân khu gồm:

* Khu A1: (Khu trung tâm) Có các khách sạn cao cấp nhà nghỉ, nhà hàng dịch vụ điểm vui chơi giải trí (diện tích xây dựng 350/ tổng S= 935ha). Gồm các công trình: Khu khách sạn cao tầng các câu lạc bộ; Khu vui chơi giải trí thể dục thể thao; Khách sạn thấp tầng theo kiểu nhà dân tộc; Khu bến thuyền; Vườn sinh vật cảnh, công viên; Khối dịch vụ giải khát; Khu dịch vụ phục vụ du lịch: săn bắn, thể thao nước, leo núi…; Bãi tắm Mini; Sân khấu ngoài trời có mái che. Tổng số buồng nghỉ phục vụ du khách là 700 buồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tại khu vực này trên cơ sở đường tỉnh lộ 253 từ thành phố Thái Nguyên về phía Đông Hồ Núi Cốc lên huyện Đại từ chia A1 thành 2 khu: Bắc và Nam tuyến đường phía Bắc tuyến đường này là quần thể khách sạn cao tầng câu lạc bộ và hệ thống sân bãi dịch vụ và ở đây xây dựng một sân golf mini 18 lỗ, phía nam trục trung tâm hồ là quần thể khối vui chơi giải trí nhà nghỉ thấp tầng, dọc các triền đồi là hệ thống khối dịch vụ giải khát, nhà hàng, khu bán hàng lưu niệm, khách sạn thấp tầng, khu vườn sinh thái…

* Khu A2: Khu khách sạn nhà hàng ven hồ (từ đập phụ Khu Nam Phương đến bán đảo Vòi Phun) xây dựng khách sạn, nhà hàng phục vụ khách quốc tế và nội địa ( 45-52 ha cho xây dựng công trình…) xây dựng với quy mô vừa đến năm 2010 xây được hoàn chỉnh.

- Khách sạn có số buồng ngủ: 150 đảm bảo từ 200 đến 270 khách nghỉ - Có đủ các điều kiện khác phục vụ du khách như: Hội trường hội họp, hội thảo 150 người; Hệ thống sân bãi thể thao, bãi để xe; Hai bãi tắm; Hệ thống nhà hàng, dịch vụ.

- Xây dựng hệ thống kè dọc bờ trồng cây bóng mát, các điểm nghỉ mát, dừng chân dọc đường và kè.

- Hệ thống nước sạch

* Khu A3: Khu DLnghỉ dưỡng (diện tích 280ha) có 40-50 ha xây dựng công trình. Hiện tại: - Khách sạn Công đoàn Hồ Núi Cốc diện tích 10ha

- Khu nhà nghỉ Quân khu I diện tích 15ha

Các nhà nghỉ ở đây đang đón khách, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, phòng buồng nghỉ nhìn chung chưa đảm bảo. Đến cuối năm 2010 tiếp tục đầu tư xây dựng đưa tổng số khách lên 350 đảm bảo thường xuyên số giường ngủ cho 400 đến 450 người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tại khu vực này đầu tư xây dựng ven hồ nối hai khu nhà nghỉ hiện tại trên với một số nhà nghỉ mini ven hồ, và ở một số đảo; Các bãi tắm; Bến tầu; Một số trạm nghỉ có vườn hoa cây cảnh nối khu công đoàn với khu quân đội...

* Khu A4: Khu đua ngựa; Nằm trên địa bàn xã Phúc Trìu cách đập chính của Hồ Núi Cốc 1,5km về phía Đông Nam bên bờ kênh diện tích 122 ha (có 108 ha dùng xây dựng các công trình).

Dự án xây dựng (Đến năm 2020) trường đua ngựa gồm: Khu vực luyện, bồi dưỡng ngựa; Khu điều hành quản lý trường đua; Nhà nghỉ có số buồng 50 buồng, đủ tiện nghi.

* Khu A5: KDL leo núi hoang dã (núi Pháo)

Tại khu vực này, nghiên cứu hình thành các tuyến leo núi, từng tuyến có xây dựng các trạm nghỉ chân, có các nhà hàng giải khát, nghỉ ngơi (núi Pháo nằm trong khu vực vành đai trồng rừng phòng hộ).

4.2.2.2. Khu bảo tồn cảnh quan môi trường thiên nhiên

Theo dự án quy hoạch xây dựng rừng phòng hộ vùng Hồ Núi Cốc gồm: Khu B1, B2, B3, B4 và phân khu phía tây và phía đông hồ, các đảo và bán đảo. Nhiệm vụ lâu dài và mục tiêu chiến lược ở khu bảo tồn cảnh quan và môi trường thiên nhiên là xây dựng hoàn chỉnh hệ thống rừng phòng hộ tạo thành dải rừng và hàng cây ven đường xung quanh nhà nghỉ và cảnh quan môi trường vùng hồ và lòng Hồ Núi Cốc đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế vùng hồ, đặc biệt là mở mang phát triển DL để đồng bộ phát huy tác dụng đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020.

* Khu B1 nằm ở phía đông (S =1538 ha đất lâm nghiệp).

Thuộc địa phận các xã Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Thái. Xây dựng một hệ thống rừng cảnh quan quanh hồ chủ yếu phía đông, các đảo, bán đảo tạo thành vành đai xanh cho khu vực lòng hồ và vùng phía tây thành phố Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Khu B2 nằm ở phía tây (S= 1967 ha đất lâm nghiệp)

Thuộc địa phận Lục Ba, Vạn Thọ, Phúc Tân, trồng rừng phòng hộ theo đai có sự kết hợp: Đai cao 50 - 80m xây dựng trang trại (vườn hộ các cây ăn quả, kết hợp phòng hộ); Đai Cao trên 80m trong rừng phòng hộ.

* Khu B3 gồm các đảo, bán đảo + Bán đảo vòi phun (diện tích =15ha)

+ Đảo Kim Bảng (S= 43ha) xây dựng vườn thực vật, trồng cây ăn quả, tạo cảnh quan vùng hồ và các sản phẩm cho DL, tham quan của du khách.

Mục tiêu: Vườn làm bảo tồn và phát triển gen thực vật rừng nhiệt đới tạo thành nơi tham qua học tập cho học sinh, sinh viên cán bộ nghiên cứu và du khách nghiên cứu lâm sinh.

4.2.2.3. Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật các vùng, điểm khu du lịch Hồ Núi Cốc

Hình thành các trục giao thông từ trung tâm thành phố Thái Nguyên đến vùng hồ và ven hồ.

- Đường từ ngã tư Đồng Quang - Đán - Phúc Xuân (tỉnh lộ 260) đến khu số 9 thì đi hai đường: một đi thẳng đến KDL (Công đoàn, một đường đi vào khu Nam Phương (3,7km) nâng cấp dần dần.

- Đường ngã tư Đồng Quang tới đập chính có hai tuyến:

+ Một tuyến ngã 4 Đồng Quang - Quán 300 - dọc bờ kênh dài 14km đến đập chính còn vận chuyển khách hay vui chơi bằng ca nô, thuyền máy trên dòng kênh: dài 8km, ngoài ra còn sử dụng dòng kênh từ Quán 300 đến đập chính để vận chuyển khách đi lại chơi bằng Canô thuyền máy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Một tuyến từ Quán 300 qua xã Tân Cương, khi đua ngựa đến đập chính (17km tính từ trung tâm thành phố Thái Nguyên ).

Nội bộ vùng hồ: Mở đoạn đường mới từ Phúc Tân đi Lục Ba dài 10km rộng 3,5m phục vụ khách DL đi lại tham quan tây hồ; Mở đường ven hồ từ KDL Nam Phương đến nhà nghỉ Quân Đội khu I - Khách sạn Công đoàn Hồ Núi Cốc.

4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH HỒ NÖI CỐC 4.3.1. Một số giải pháp về phát triển du lịch vùng Hồ Núi Cốc

* Thống nhất quan điểm về phát triển DL giữa các ngành, địa phương

Cần có sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của bộ văn hóa, Thể thao và DL trong công tác xây dựng và phát triển các điểm, tuor, tuyến DL tới KDL Hồ Núi Cốc… cùng với đó là sự phối hợp, phân cấp quản lí giữa các ngành và các cấp để có kế hoạch phối hợp về đầu tư, quản lí và phát triển Hồ Núi Cốc.

- Kiện toàn và đi vào hoạt động bộ máy quản lý Nhà nước về DL ở KDL Hồ Núi Cốc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh, nhằm quản lý điều hành thống nhất chương trình phát triển DL theo dự án đã được duyệt và hệ thống hoạt động kinh doanh du lịch. Xây dựng bộ máy quản lý Nhà nước và hệ thống kinh doanh DL địa phương đủ mạnh để phát triển kinh tế DL tương xứng với tiềm năng DL của tỉnh.

* Giải pháp về cơ chế chính sách

Xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh để khuyến khích thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh vào hợp tác đầu tư phát triển khu DL sinh thái Hồ Núi Cốc - Tam Đảo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khuyến khích và có những chính sách phù hợp tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển kinh doanh du lịch, đồng thời huy động mọi nguồn lực, tập trung đầu tư phát triển DL một cách có hiệu quả thiết thực.

* Hoàn thiện quy hoạch chi tiết KDL Hồ Núi Cốc

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển KDL Hồ Núi Cốc đã được phê duyệt. Cần xây dựng cơ sở vật chất tại các điểm DL nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên DL và đẩy mạnh phát triển DL. Nhanh chóng thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa các điểm trong KDL; liên kết với các tour, tuyến trong Tỉnh và giữa các tiểu vùng, vùng du lịch.

Trước hết quan tâm xây dựng các dự án khả thi đầu tư và ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng và các điều kiện cần thiết cho các điểm DL đã quy hoạch với việc huy động nhiều nguồn vốn, nguồn lực, tập trung đầu tư phát triển DL một cách có hiệu quả thiết thực như: Liên doanh, liên kết trong nước các thành phần kinh tế tham gia, kể cả đầu tư nước ngoài.

Vận động doanh nghiệp hoạt động kinh doanh DL thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn tích cực tham gia giới thiệu thương hiệu, năng lực đơn vị đồng thời tham gia tích cực chương trình quảng bá về KDL Hồ Núi Cốc.

* Giải pháp về sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động DL

Đây là giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo phát triển bền vững. Tạo cơ hội cho cộng đồng địa phương gồm các thành phần kinh tế khác nhau được tham gia vào các hoạt động du lịch. Từ khâu quy hoạch đến quản lí phát triển, khai thác và họ phải được hưởng lợi từ những dự án phát triển cụ thể. Lợi nhuận tự DL phải được gắn liền với việc bảo tồn nguồn tài nguyên địa phương, nhân dân địa phương phải nhận thức được mối quan hệ này.

Động viên người dân địa phương tham gia các dự án DL như: DL sinh thái, DL làng nghề, hướng dẫn viên… tại KDL. Cộng đồng dân cư có thể tham gia các hoạt động sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Quy hoạch dự án DL: Như khảo sát điều tra, đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch, đề xuất các phương án thực hiện.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng: làm đường, bảo vệ hồ, xây dựng các địa điểm vui chơi…

- Tham gia cung cấp các dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ, bán hàng lưu niệm… - Hỗ trợ người dân bằng các dự án trồng rừng, nuôi trồng thủy sản… Hạn chế những tác động tiêu cực của người dân tới môi trường sinh thái.

* Giải pháp về tuyên truyền quảng bá

- Đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh KDL Hồ Núi Cốc và các sản

Một phần của tài liệu đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên (Trang 106 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)