Mô hình lý thuyết về định giá ngẫu nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên (Trang 40 - 133)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.2. Mô hình lý thuyết về định giá ngẫu nhiên

Giả định rằng các cá nhân hay hộ gia đình đều tìm cách tối đa hóa độ thỏa dụng khi thu nhập không thay đổi bằng cách lựa chọn hàng hóa cá nhân và hàng hóa công cộng. Nếu coi vấn đề bảo vệ môi trường tại KDL là một hàng hóa công cộng thì sự bằng lòng chi trả của các cá nhân là một hàm của chi phí bảo tồn, giá trị của hàng hóa thay thế, thu nhập và sở thích. Trong đó sở thích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiêu dùng lại phụ thuộc vào các biến số xã hội như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nhận thức môi trường của các cá nhân.

Một cuộc thăm dò được tiến hành có thể thấy rằng cá nhân i sẵn sàng trả X (đơn vị tiền tệ) cho vấn đề môi trường của KDL nếu như độ thỏa dụng của họ trong trường hợp bảo vệ môi trường cao hơn độ thỏa dụng trong trường hợp khi không bảo vệ. Tức là:

U(0, Y; S) ≤ U(1, Y-X; S

Trong đó: - 0 : Trường hợp không bảo vệ môi trường KDL - 1: Trường hợp có bảo vệ môi trường KDL - Y: Thu nhập cá nhân

- X: Mức sẵn lòng chi trả

- S: Biến số xã hội có ảnh hưởng đến sự bằng lòng chi trả

Mức sẵn lòng chi trả có thể biểu diễn bằng hàm số quan hệ của các biến như sau:

WTP = f(wi , ai , ei , q) Trong đó:

i: Chỉ số của quan sát hay người được điều tra WTP: Mức độ sẵn lòng chi trả

wi : Thu nhập của cá nhân i ai : Tuổi của cá nhân i

ei: Trình độ học vấn của cá nhân i

q: Số lượng của tài nguyên được đánh giá

Khi xem xét các biến trên sẽ thấy được được ảnh hưởng của các yếu tố tới WTP

1.4.3. Các bƣớc tiến hành định giá ngẫu nhiên

* Bước 1: Thiết lập thị trường giả định

Đây là bước quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thu thập được sau này. Nội dung của thiết lập thị trường giả định gồm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Các tình huống giả định mà trong đó dịch vụ được cung cấp cho người trả lời phỏng vấn.

- Làm rõ công cụ trả giá: Thông thường có thể có cách thức trả giá như thuế, phí, đóng góp từ thiện...

* Bước 2: Thu nhận các giá được trả

Sau khi đã tiến hành xây dựng thị trường giả định, người nghiên cứu có thể thực hiện cuộc khảo sát bằng cách phỏng vấn gặp trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại hay gửi thư. Mục đích của cuộc khảo sát là xác định được mức WTP cao nhất của đối tượng cho những cải thiện chất lượng môi trường.

* Bước 3: Tính WTP trung bình: Sau khi loại bỏ các trả giá mang tính chống đối, người nghiên cứu tính mức chi trả trung bình của người được phỏng vấn.

* Bước 4: Ước tính các đường trả giá

Mục đích của bước này là khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới WTP. Vì vậy, WTP được coi là biến phụ thuộc và cần xác định hàm hồi quy đối với một loạt các biến độc lập như thu nhập, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn...

* Bước 5: Tổng gộp dữ liệu

Tổng gộp dữ liệu nhằm xác định tổng mức sẵn lòng chi trả hoặc sẵn lòng chấp nhập của toàn bộ các cá nhân tại địa điểm nghiên cứu cho hàng hóa dịch vụ môi trường.

* Bước 6: Đánh giá thông tin thu nhận được

Để đánh giá cuộc khảo sát CVM đã tiến hành cần trả lời các câu hỏi: Cuộc khảo sát có nhiều trả giá mang tính chống đối không? Có bằng chứng cho thấy những người trả lời phỏng vấn đã hiểu về thị trường giả định không? So vớ các kết quả nghiên cứu khác, các mức giá được trả có phù hợp không? Trong trường hợp này có thể làm các kiểm định để xác định độ tin cậy của các câu trả lời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.4.4. Một số ƣu điểm và hạn chế của CVM

* Ưu điểm của CVM

- CVM là phương pháp trên lý thuyết, nó có thể được sử dụng để đánh giá các nguồn tài nguyên mà sự tồn tại tiếp tục của nó được người ta đánh giá cao, nhưng bản thân họ không bao giờ đến tham quan cả. Ví dụ như: người ta sẵn lòng chi trả cho một khu vực mà họ chưa bao giờ đến thăm, hoặc trả tiền để bảo vệ một loài động vật mà học chưa từng nhìn thấy.

- CVM không đòi hỏi một số lượng lớn thông tin như các phương pháp khác. Số liệu dùng cho CVM có thể thu thập dưới nhiều góc độ khác nhau với mức độ phức tạp khác nhau tùy thuộc vào nguồn thời gian gian và nguồn tài chính.

* Nhược điểm của CVM

- CVM không phân tích những hành động thực tế, mà chỉ thăm gò ý kiến của những dự định có thể xảy ra trong tương lai, vì thế kết quả nhận được hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức, hành vi, thái độ, quan điểm về tài nguyên được đánh giá và mức sống của người được phỏng vấn.

- Nhược điểm của CVM liên quan tới những thiên lệch trong các kỹ thuật, chủ yếu là thiên lệch chiến lược, thiên lệch do điểm xuất phát, thiên lệch do cơ chế thanh toán, thiên lệch do thông tin và thiên lệch có tính chất giả thiết. Tuy nhiên, các thiên lệch này có thể khắc phục được trong quá trình điều tra.

1.5. LỰA CHỌN PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHO KDL HỒ NÖI CỐC

Sau khi nghiên cứu các phương pháp đánh giá giá trị môi trường, các nghiên cứu tương tự của nhiều tác giả khác trước đó. Đồng thời, căn cứ vào những khảo sát thực tế vùng Hồ Núi Cốc tác giả đã lựa chọn sử dụng phương pháp ZTCM cho việc đánh giá giá trị giải trí của KDL Hồ Núi Cốc.

Vì khách DL đến với KDL Hồ Núi Cốc không thường xuyên trong năm (thường là tập trung vào mùa hè, các dịp lễ, Tết) nên chỉ có thể tiếp cận phương pháp chi phí du lịch theo vùng (ZTCM).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đồng thời, qua nghiên cứu thử trước đó tác giả nhận thấy số lượng du khách đến KDL Hồ Núi Cốc thường xuyên trong năm là rất thấp, số người đến Hồ Núi Cốc trên 2 lần/năm chiếm tỷ lệ không đáng kể. Nên khó có căn cứ xác thực để sử dụng phương pháp chi phí DL cá nhân để tính toán.

Các công trình đánh giá giá trị giải trí về KDL Hồ Núi Cốc trước đó là chưa có để tác giả có thể sử dụng để so sánh mức độ gia tăng giá trị giải trí của KDL này đối với du khách. Ngoài ra, vì thiếu những nghiên cứu trước đó về mức sẵn lòng chi trả của du khách cho vấn đề môi trường tại KDL Hồ Núi Cốc nên cũng không có căn cứ để xác định mức sẵn lòng chi trả của du khách có tăng lên hay không? Do vậy sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên độ thỏa dụng để đánh giá giá trị giải trí ở KDL Hồ Núi Cốc là chưa thuyết phục.

Thời gian làm luận văn trong vòng 2 năm chưa đủ dài để đánh giá được những thay đổi đáng kể của giá trị giải trí và mức sẵn lòng chi trả của khách DL. Cho nên không thể sử dụng phương pháp chi phí du lịch cá nhân hay phương pháp tiếp cận dựa trên độ thỏa dụng cho KDL Hồ Núi Cốc.

Đối với việc xác định mức sẵn lòng chi trả của du khách cho vấn đề bảo vệ và cải thiện chất lượng tại Hồ Núi Cốc. Tác giả lựa chọn phương pháp CVM bởi những ưu điểm và sự phù hợp của CVM với điều kiện thực tế tại KDL Hồ Núi Cốc. Phương pháp CVM đặc biệt hữu dụng trong trường hợp của KDL Hồ Núi Cốc vì những vấn đề môi trường ở đây đang bị đe dọa bởi hoạt động DL.

Chính vì vậy tác giả nhận thấy sử dụng phương pháp ZTCM để đánh giá giá trị giải trí và phương pháp CVM để xác định mức sẵn lòng chi trả tại KDL Hồ Núi Cốc là phù hợp và khả thi.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1 đã phân tích và làm rõ các khái niệm liên quan trong nghiên cứu như: khái niệm về DL, KDL, phân tích vai trò của việc đánh giá giá trị giải trí của một KDL; Mối quan hệ giữa giá trị giải trí của KDL với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TCM. Tác giả cũng đã đưa ra một cách tổng quan về các phương pháp đánh giá giá trị của KDL, các quy trình đánh giá. Sau khi nghiên cứu các phương pháp và căn cứ vào tình hình thực tế tại KDL Hồ Núi Cốc tác giả lựa chọn phương pháp phù hợp để thực hiện đánh giá giá trị giải trí của KDL Núi Cốc - là phương pháp chi phí du lịch theo vùng (ZTCM) và xác định mức sẵn lòng chi trả của du khách cho vấn đề môi trường bằng phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM)./.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương 2

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH HỒ NÖI CỐC - THÁI NGUYÊN

2.1. SƠ LƢỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KDL HỒ NÖI CỐC

Hồ Núi Cốc - công trình Đại thủy nông được khởi công xây dựng vào năm 1973, hoàn thành cơ bản năm 1974 và đưa vào khai thác năm 1978. Tổng diện tích mặt hồ là 2.500 ha, dung tích nước chứa khoảng 175 triệu m3, có một đập chính dài 480m và 7 đập phụ, sâu trung bình 23m với 89 hòn đảo lớn nhỏ trong đó đảo lớn nhất là đảo Tiên Nằm, ngoài ra còn có các đảo nhỏ khác như: đảo Cò, đảo Dê, đảo Núi Cát,…

Hồ Núi Cốc được xác định là cơ sở hạ tầng có giá trị lớn trong phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên với các nhiệm vụ được chủ yếu lúc bấy giờ là:

- Phục vụ cung cấp nước cho công nghiệp

- Tưới nước sản xuất nông nghiệp, tiếp nước cho Nông Giang, Sông Cầu, Bắc Giang - Cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân thành phố Thái Nguyên

- Phòng và chống lũ cho vùng hạ lưu hồ - Nuôi thả cá và kết hợp DL…

Theo quyết định số: 5076/QĐ-UB ngày 26 tháng 12 năm 2001 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc quy hoạch KDL Hồ Núi Cốc. KDL Hồ Núi Cốc cách trung tâm TP Thái Nguyên 15 km về phía Tây, trên tọa độ 21034’B và 105046’Đ. KDL Hồ Núi Cốc gồm 08 xã cụ thể như sau:

- Toàn bộ diện tích tự nhiên của 06 xã: Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương (Thành phố Thái Nguyên); Tân Thái, Vạn Thọ (huyện Đại Từ); Phúc Tân (huyện Phổ Yên).

- Một phần diện tích 02 xã Bình Thuận, Lục Ba (huyện Đại Từ)

Với tổng diện tích đất tự nhiên theo quy hoạch : 12.226,69 ha và dân số trên 35.000 người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong đó : + Đất nông nghiệp: 3.354,12 ha + Đất lâm nghiệp: 5.028,19 ha + Đất chuyên dùng: 2.474,91 ha + Đất ở: 287,59 ha + Đất chưa sử dụng: 1.081,88 ha + Diện tích mặt hồ:

- Hiện nay tại KDL Hồ Núi Cốc gồm các sở quản lý chuyên ngành: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Thương mại và DL, chi cục kiểm lâm, Sở Giao thông vận tải, Sở Công An… Mới đây nhất theo quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên đã thành lập Ban quản lý KDL vùng Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên trực thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên có trụ sở đặt tại Xóm Tân Lập, xã Yên Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

- Các đơn vị hành chính theo lãnh thổ: UBND huyện Đại Từ, huyện Phổ Yên và UBND TP Thái Nguyên với 08 xã nằm trong quy hoạch KDL Hồ Núi Cốc.

- Các đơn vị trực tiếp quản lý và khai thác, kinh doanh trong khu vực Hồ Núi Cốc:

+ UBND 08 xã trong quy hoạch, Ban quản lí KDL Hồ Núi Cốc, Ban quản lí rừng phòng hộ Núi Cốc, Hạt kiểm lâm Núi Cốc, Công ty quản lý và khai thác các công trình thủy lợi Thái Nguyên, Xí nghiệp Thủy nông Núi Cốc.

+ Công ty Cổ phần Khách sạn DL công đoàn Hồ Núi Cốc, Đoàn an dưỡng 16 Quân Khu I, nhà nghỉ Nam Phương, Trung tâm 05 - 06, Nhà nghỉ công nhân Mỏ, Nhà nghỉ người có công, Nhà nghỉ Cục Thuế… một số tổ chức, tư nhân được cấp phép khai thác quặng, khai thác cát trong khu vực Hồ Núi Cốc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA KHU DU LỊCH HỒ NÖI CỐC 2.2.1. Địa hình

Hồ Núi Cốc có địa hình khá đơn giản, phía Tây là chân núi Tam Đảo được phân định từ độ cao từ 200 - 300m trở xuống, phía Đông Bắc là đường phân thuỷ dãy núi phân cách xã Tân Thái - Cù Vân, xung quanh Hồ Núi Cốc chỉ có vài đỉnh núi cao không quá 400m, còn lại chủ yếu là núi thấp và đồi bát úp với độ cao trung bình 150 - 200m, độ dốc trung bình từ 15 - 25 độ. Đặc điểm địa

ĐẠI TỪ

SÔNG CÔNG

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hình có tính chuyển tiếp giữa vùng đồi gò bậc phù sa cổ ở phía Đông Nam và vùng đồi cao ở phía Tây Bắc Bắc Bộ.

2.2.2. Khí hậu

Đặc điểm khí hậu Hồ Núi Cốc có đặc điểm chung của khí hậu vùng núi miền Bắc Việt Nam, đặc trưng cơ bản của nền khí hậu này là có mùa đông lạnh, hanh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Về mùa mưa thường có giông tố mưa rào, về mùa khô độ ẩm không khí thấp, có sương mù và mưa phùn.

2.2.3. Thuỷ văn

Khu vực Hồ Núi Cốc chịu tác động chế độ thuỷ văn của sông Công và sông Cầu. Sông Công dài 95 km, bắt nguồn từ núi Ba Lá - Định Hoá chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, qua Đại Từ xuống phía Đông dãy núi Tam Đảo, qua Tân Cương, Phổ Yên, Đồng Đỗ và gặp sông Cầu tại Đa Phúc và đổ vào hệ thống sông Thái Bình. Diện tích lưu vực tính đến Văn Dương là 541 km2, tính đến Đa Phúc 951km2, độ dốc bình quân 1,03%. Sông Công có mật độ suối khá dày 1,2 km/km2, có lưu lượng nước bình quân mùa lũ là 3,32m3

/s, về mùa cạn là 0,32m3/s. Sông Công nằm trên vùng có mưa nhiều, nước dâng đột ngột và rút nhanh trong mùa lũ, là nhánh cung cấp nước chủ yếu cho sông Cầu tại Hương Ninh với khối lượng 0,703km3/năm. Cao độ nước lũ tại sông Công là 17m. Trên dòng sông Công đã xây chắn ngang dòng nước hình thành nên Hồ Núi Cốc với diện tích 25 km2, lưu vực Hồ Núi Cốc có độ dốc lớn hơn 41,3%, độ dốc lòng sông 1,62%, độ cao bình quân lưu vực là 312m, chiều dài sông chính chiếm hơn một nửa chiều dài của sông Công mang đặc tính của hồ lòng sông, trong lưu vực hồ có nhiều thung lũng, đã góp phần điều tiết dòng nước của các sông vào mùa lũ.

2.2.4. Sinh vật

Diện tích rừng ở Hồ Núi Cốc khá lớn, và đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho khu vực. Hệ sinh thái thực vật có 130 loài, 344 chi với 49 loài tiêu biểu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bao gồm các rừng cây lá tràm, rừng cây tai tượng, rừng cây bạch đàn trắng, vườn cây ăn quả, cây công nghiệp chè và các thảm thực vật khác...

Hiện nay tại các khu rừng phía Tây và Nam hồ, vùng rừng giáp chân núi

Một phần của tài liệu đánh giá giá trị giải trí khu du lịch hồ núi cốc - thái nguyên (Trang 40 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)